1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho em hỏi

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi nikefunny, 19/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DAK

    DAK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    1) Ý em ở đây là tại sao có số 273,1618 tính sao để ra cái số này.
    2) tại sao lại ko lấy chẵn la 273 , em có đọc đâu đó nói rằng do để tiện tính toán, nhưng ko biết là tính toán gì.
    3) Điểm ba tướng là gì? No có liên quan gì đến 0 độ K
    Các bac co thể nói rõ hơn ko?
    [blue]
    NOTHING ELSE MATTERS
    [/blue/][/size=20/]
  2. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    - Tính toán ra con số 273.15 là dựa trên phương trình đẳng áp Guy-Lussac, với giả thiết là thể tích luôn luôn lớn hơn 0.
    - Điểm ba, là điểm khi cả ba trạng thái rắn, lỏng, khí đồng thời tồn tại.
    - Còn làm tròn 273.15 là để cho dễ nhớ, ví dụ như làm tròn g=9.8 m/s
  3. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Cách ngoại suy từ phương trình Gay-Lussac như sau:
    - Phương trình Gay Lussac đúng với khí lý tưởng, tức là loại khí có tính chất như sau:
    . Kích thước phân tử khí coi như bằng 0 (như vậy, khi phân tử khí không chuyển động thì thể tích khí bằng 0)
    . Các phân tử khí chỉ tương tác khi va chạm, và đây là tương tác hoàn toàn đàn hồi.
    - Lấy một chất khí có tính chất gần như khí lý tưởng (hydro ở nhiệt độ phòng, áp suất khí quyển chẳng hạn), vẽ đường đẳng áp với trục hoành là nhiệt độ, trục tung là thể tích. Ta sẽ thấy đồ thị có dạng đường thẳng. Kéo dài đường thẳng này cho cắt trục hoành ở điểm A. Đọc trị số nhiệt độ ở điểm A ta sẽ thấy nó vào khoảng -273.15 oC
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  4. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    thêm nữa: mật độ phân tử khí luôn cân bằng...
    Khoảng cách trung bình giữa 2 phân tử khí không đổi...
    5 tính chất hay sao ý...

    [​IMG]
    http://ttvnol.com/forum/f_304 <-- Welcome to Physics Club ;)
  5. BUONHANGDOM

    BUONHANGDOM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/09/2001
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Các bạn đọc lại sách Vật lý lớp 7 nhé, trong đấy nói rất rõ: Nếu hỏi là áp suất của nước ép lên đáy cốc hoặc đáy chai thì áp suất này quả thật không phụ thuộc vào diện tích của đáy mà chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng (ứng dụng của tính chất này cho ta các loại máy ép thuỷ lực). Còn áp suất của vật ép lên mặt bàn thì tỷ lệ thuận với trọng lượng và tỷ lệ nghịch với diện tích bề mặt. Nếu lai vật có trọng lượng như nhau thì đương nhiên là lực ép sẽ như nhau đâu có phụ thuộc gì vào diện tích bề mặt vì lự ép F = m.g. Các bạn không được lẫn giữa hai khái niệm áp lực và áp suất (lực ép ở đây phải được hiểu là áp lực chứ không phải là áp suất nên không có liên quan gì đến diện tích tiếp xúc cả).
    SIDA
  6. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    theo em nghĩ mọi người không nhầm lẵn vớ vẩn thế đâu. Mọi người muốn giải thích rõ ràng hơn giữa 2 khái niệm. Cái kiểu đáy to đáy nhỏ dùng để đưa ra ví dụ về sự nguỵ biện trong vất lý, kiểm tra 1 tiết lớp 7 em cũng có bài này
  7. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Điểm ba của nước=273.16k không phải là 0oC=273.15K.
  8. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Đương nhiên là áp suất của nước chẳng ảnh hưởng gì cả vì chai và cốc xử sự như 2 vật rắn. Nhưng bài toán sẽ khác nếu như chai và cốc không có đáy (nước ko chảy ra nếu thành đủ nhẵn). Lúc này áp suất lên mặt bàn của sẽ đều trên khắp mặt tiếp xúc theo nguyên lí thuỷ tĩnh ,như vậy bài toán nguỵ biện kia mới có cơ sở.
  9. spmnt

    spmnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Em xin giai thich ro vi sao ap suat cua nuoc gay ra trong binh hay trong coc chang anh huong den tac dung cua binh hay coc len mat ban ca.Do la vi tinh chat cua noi luc.Luc tac dung cua nuoc len mat day coc hay binh trong truong hop xet tac dung cua coc hay binh len ban chi la noi luc thoi. Do do ap luc =(m nuoc+m vat chua)*g la chinh xac roi.
    xin noi them la gia thiet khoi luong coc va binh la nho khong can thiet dau ban a, vi trong moi truong hop no deu khong co y nghia gi het!
    CumfoHuc metal pock
  10. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Hì, đúng thế, đáng nhẽ cái bài này phải cho cốc không đáy thì dễ lừa hơn. Theo các bạn nếu cốc và chai không có đáy, mặt bàn khít thành cốc/chai sao cho nước không bị rò ra ngoài, thì có chuyện gì xảy ra ?
    Lúc này dùng công thức F=p.S được rồi ...
    memory
    the scourge of the unhappy
    gives life to the very stones of the past
    and even into the poison drunk in old days pours drops of honey

Chia sẻ trang này