1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho em tư liệu về 90năm thành lập Trường

Chủ đề trong 'Trường Đồng Khánh-Hai Bà Trưng Huế' bởi BuiQuangQuocKhanh, 17/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BuiQuangQuocKhanh

    BuiQuangQuocKhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Cho em tư liệu về 90năm thành lập Trường

    Hiện cả trường chuẩn bị làm bài viết số2 đề bài nói về cảm nghĩ của em về trường HBT mà em không bít tìm tư liệu ở mô!!Mấy anh chị biết thì cho em . để kiểm tra lần tới em kiếm con 10
  2. BuiQuangQuocKhanh

    BuiQuangQuocKhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Hiện em đang học lớp 12F(2004_2007)
    Yahoo: anhyeuem_maem_naocohay_2989@yahoo.com
    có gì mấy anh chị cứ liên lạc với em.Giúp em nhé
  3. hathuclong

    hathuclong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Thực ra tư liệu về trường hơi khó kiếm, anh chỉ mới kiếm được một số bài thơ về trường, một số bài viết kỷ niệm về trường rồi một số truyện, tiểu thuyết (nếu em cố gắng đọc). Nếu em cần thì anh sẽ cung cấp hoặc chỉ nơi mua cho. À, khi nào em làm bài số 2, anh sẽ cố gắng kiếm thêm tài liệu trước thời gian làm bài. Ngoài ra em có thể tự mình hỏi thầy cô. Mà lớp em cô giáo nào dạy văn vậy, chủ đề hay quá.
    Bọn em may mắn đấy, tụi anh chưa đưọc làm bài nào như thế này, vừa mới ra trường thì năm sau lại tổ chức 90 năm rồi,
    Đọc xong tin này reply lại gấp.
    có thể liên lạc qua nick yahoo: alexandre_katana@yahoo.com
  4. BuiQuangQuocKhanh

    BuiQuangQuocKhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Anh Long mới ra trường năm trước ah[:arứa anh học 12 mấy. Hiện tại thì em đang học Văn cô Diệp (cô dạy hay dã man) chắc mấy anh chị biết chờ hey.
  5. hathuclong

    hathuclong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Em tham khảo một số bài này
    Đồng Khánh ngày xưa
    Mường Mán
    Răng mờ cứ theo tui hoài rứa
    Cái ông ni có dị chưa tề
    Sáng chiều trưa hai buổi đi về
    Đưa với đón làm răng không biết
    Oâi đôi mắt sao mà tha thiét
    Đừng nhìn làm ngượng bước chân tui
    Lá thơ tình ông gởi làm chi
    Thầy mạ biết rầy la tui chết
    Oâng tán tỉnh làm chi không biết
    Tui như ma qủy dưới âm ty
    Nói hoài lời hoa mỹ làm chi
    Tui còn nhỏ chuyện tình răng biết được
    Tội tui lắm cách cho vài bước
    Đừng đi gần hai bóng chung đôi
    Xa xa cho kẻo bạn tui cười
    Mai vào lớp cả trường dị nghị
    Thôi được rồi đưa lá thơ đây
    Mai tan trường đợi ở gốc cây
    Tui sẽ tới trả lời cho biết .
  6. hathuclong

    hathuclong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    CON ĐƯỜNG TRƯỚC CỔNG TRƯỜNG ĐỒNG KHÁNH
    Phan Như
    Em còn nhớ không
    có con đường
    kỷ niệm còn xanh dấu chân
    mỗi viên gạch ô vuông
    là một chuyện tình buồn
    Hai vòm cây sao
    khua đau hồn kỷ niệm
    Sao lại gọi cổng trường vôi tím
    Bọn tôi mấy đứa
    lang thang những năm 60
    nắng mưa không bỏ một ngày
    đón giờ tan học
    khi trống khua đã thay bằng tiếng chuông
    gót chân khua hạc nghìn cánh hạc
    Ôi con đường áo trắng
    giữa ngàn sao lấp lánh
    biết đâu là mắt em
    Thư anh viết hai năm
    em xé một giờ như gió
    khi bắt đầu biết chia xẻ đắng cay
    bọn anh mỗi người mỗi ngã
    con cáo chết ba năm
    còn ngỏanh đầu thương nhớ
    ôi con đường quá khứ
    dài suốt một đời người
    chiều nay
    có ai đốt lửa bên trời
    trong tôi hai hàng phượng đỏ
    âm thầm tưởng niệm
    một cổng trường không còn vôi tím
    Và em chân trời góc biển
    đã dẹp nỗi nhớ quên?

  7. hathuclong

    hathuclong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Nữ sinh Đồng Khánh - nét Huế xưa và nay
    Vẻ dịu dàng đằm thắm, tài nội trợ đảm đang và cách ứng xử tinh tế đã thấm sâu vào tâm hồn bao thế hệ, là một nét đẹp của văn hoá Huế.
    Tuần văn hoá Huế ở Hà Nội đã giúp chúng tôi được gặp những tâm hồn Huế xưa, những nữ sinh của trường Đồng Khánh thuở nào vốn được ngợi ca mà hiếm có khi được gặp.

    Trong gian phòng trưng bày một vài nét về giáo dục Huế, có một bà cụ đang ngắm nhìn những tấm ảnh về Đồng Khánh qua các thời kỳ khác nhau. Bà tên là Phan Thanh Ty Ty, học sinh khoá (1935- 1936). Cuộc sống đã đổi thay nhưng người ta vẫn có thể nhận ra một nét gì riêng của nữ sinh Đồng Khánh xưa: một giọng Huế ngọt ngào và một phong thái đoan trang, không quá vồn vã nhưng thân mật. Bà chỉ từng tấm ảnh treo trên tường và kể với chúng tôi bằng một giọng đầy tự hào: "Ngày xưa chúng tôi được học kỹ lắm, học toàn diện: được dạy nữ công gia chánh, dạy cách ứng xử. Trong tấm ảnh này, học sinh đang được dạy cách rót nước mời khách. Ảnh các cô nữ sinh mặc áo blu trắng ở một học cứu thương. Các học sinh thời ấy được vào quan sát phòng mổ, quan sát cứu thương trong bệnh viện nên khi ra trường học sinh có thể thực hành ngay được. Lớp học mỗi khóa có rất ít người nên học sinh có điều kiện học tập đầy đủ."
    Trong thế hệ học sinh của những năm 60-70, chúng tôi được gặp cô giáo Nguyễn Khoa Diệu Huyền- hiện là hiệu phó trường PTTH Hai Bà Trưng. Cô tâm sự: "Trường Ðồng Khánh xưa nay là trường PTTH Hai Bà Trưng được khởi công xây dựng từ ngày 15/7/1917. Trong suốt thời gian từ năm 1919 đến 1975 trường Đồng Khánh là trường nữ duy nhất của miền Trung dạy đủ các môn văn, thể mỹ và lao động kỹ thuật. Mặc dù chương trình văn hoá của thực dân chứa đựng một số quan điểm tư sản thực dân nhưng nữ sinh Ðồng Khánh với lòng yêu nước hun đúc từ gia đình, từ nguồn gốc lịch sử, đã biết chắc lọc những nét tiến bộ trong nền văn hoá Pháp để phục vụ đất nước. Trong kháng chiến chống Pháp, chị em đã tích cực tham gia các cuộc đấu tranh chống thực dân như: phong trào đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu, tham gia Đảng Tân Việt. Hoà bình lập lại, nhiều người đã trở thành giáo sư, tiến sĩ, nghệ sĩ thành đạt trong các lĩnh vực khoa học, văn học nghệ thuật, y tế, giáo dục..."
    "Đồng Khánh" bây giờ không còn là trường nữ sinh nữa mà đã có nam sinh theo học từ năm 1975. Hiện nay trường có 2842 học sinh theo học ở hai cấp THCS và PTTH - là một trung tâm giáo dục đào tạo toàn diện của miền trung và toàn quốc. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp Ðồng Khánh xưa, mục tiêu giáo dục của nhà trường là duy trì được truyền thống, bản sắc của Huế và trường Đồng Khánh.
    Theo Suutap.com

    Được hathuclong sửa chữa / chuyển vào 11:28 ngày 18/11/2006
  8. hathuclong

    hathuclong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Khoảnh khắc bên ngưỡng lớp
    TTO - Năm tôi học với thầy Phạm Kiêm Ấu ở Trường Đồng Khánh (Huế) vào niên khóa 1968 ?" 1969, thầy đã khoảng 50, nổi tiếng đệ nhất khó! Thời ấy học đệ nhất ban C (1) Trường Đồng Khánh ?ooai? lắm cơ!
    Trường chỉ có hai lớp nhất C. C1 Pháp văn, C2 Anh văn. Bảng tên trên ngực áo được viền khung bằng chỉ màu tím, màu qui định cho lớp đàn chị cuối cấp. Tên được víêt theo kiểu thư pháp ban C, ?ofantasie? hết cỡ.
    Cặp lấp lò một quyển của Albert Camus, Krisnamurti, Francoise Sagan, Phạm Công Thiện? là hàng phượng sân trường đủ nể rồi! Dân C kỵ nhái mẫu và tụng niệm. Sáng tạo đủ mọi lĩnh vực - từ chữ viết, cách trình bày bài, kiểu mơ mộng? Bài chỉ liếc qua rồi tự diễn đạt. Đứa nào đọc ro ro không sai một chữ bị coi như dân tụng, nên qua ban A. Mỗi tuần lại được nạp vào đầu đến tám giờ triết với cô giáo vừa đẹp, vừa chịu chơi có thể vượt rào dạy bài Đam mê hay Mơ mộng trên bãi cỏ sân trường. Do dung nạp nhiều thứ, tâm hồn đứa nào cũng chếnh choáng, lơ lửng, nửa cõi trên, nửa cõi dưới!
    Thế rồi thầy bước vào lớp, phụ trách môn Pháp văn, sinh ngữ chính của nhất C1. Cặp to đùng như nhà ngoại giao. Ánh mắt sắc lạnh. Nụ cười rất hóm. Mỗi tuần chúng tôi gặp thầy sáu giờ. Đấy là sáu giờ mà các philôdốt (2), vãng sĩ, loạn sĩ? của lớp phải trở về đúng vị trí của mình ?" học sinh lớp đệ nhất ban C, sắp đối đầu với kỳ thi tú tài 2 văn chương nghiệt ngã. Đứa nào cũng có một quyển luận Pháp văn thầy quay roneo khổ lớn, dày cộm. Bước vào lớp, cặp chưa đặt xuống bàn, thầy đã ra lệnh: ?oÉcrivez!?. Thế là cắm đầu cắm cổ trả bài luận Pháp văn đã học thuộc lòng trên giấy. Mười lăm phút, chép không kịp thở do đó phải học nhừ như cháo, C1 trở thành dân tụng giỏi hồi nào không hay!
    Mọi thứ đều có qui định, cứ thế mà làm. Giấy làm bài soi lên lỗ thủng to hơn cây kim bị trừ hai điểm. Lề không đúng qui định, trừ. Không lùi đúng ô, trừ. Tên không đóng khung trình bày bài làm không đúng cách, trừ? Theo răm rắp như luật nhà binh, nếu không sẽ bị trừ điểm tối tăm mặt mũi!
    Ngồi cũng như đóng đinh vào chỗ. Thầy đưa cho lớp trưởng một mảnh giấy manh trên vạch một đường ngăn thành hai dãy. Thầy ở bên phải. Dưới thầy, bốn bàn, 17 chỗ. Bên trái năm bàn, 18 chỗ. Mỗi đứa tự dán vào chỗ của mình một tấm ảnh nhỏ, ghi tên, ký hẳn hoi. Dưới hai dãy chân dung là tên trường, lớp, niên khóa học. Mảnh giấy ấy được chụp, sang thành 36 tấm ảnh, mỗi đứa mỗi tấm, còn thầy giữ một. Bao nhiêu lớp dạy bấy nhiêu tấm ảnh như thế. Khuôn mặt trò thay đổi còn thầy thì không, vẫn là cái ảnh chụp vào tuổi băm, áo vét thắt cà vạt, kính dày cộm nhìn xuống lớp.
    Tấm ảnh ấy vẫn còn trong album tôi. Thầy vẫn mãi ở tuổi băm. Chúng tôi mãi ở tuổi 18. Năm tháng qua đi, bụi thanh xuân gió cuốn nhưng thầy đã kịp giữ cho chúng tôi một mảnh thời gian đẹp nhất.
    Thầy tôi kỵ nhất là chuyện đi trễ. Đã đi học là phải đúng giờ. Mùa đông Huế mưa dầm dề, cầu Trường Tiền dài lê thê, gió quất, mưa tạt, đạp xe ngược gió liêu xiêu muốn bay xuống sông Hương. Tôi phải đi sớm thêm 10 phút để khỏi trễ giờ. Thế mà vẫn có lần vừa đi được một quãng, chiếc xe đạp giở chứng trật sên. Hì hục đến đen thui tay, vẫn không được. Hoảng quá tôi gởi đại một nhà gần đó đón xe buýt lên chợ Đông Ba.
    Đến chợ Đông Ba phải sang xe Từ Đàm mới ngang qua Trường Đồng Khánh. Cầm chắc trễ nhưng tôi không dám trở về vì có giờ kiểm tra của thầy. Hôm ấy trời rét căm. Răng tôi cứ va vào nhau lập cập, một phần vì lạnh một phần vì sợ? Hú vía, lọt qua cánh cổng trường trống mới điểm. Từ cổng vào lớp khá xa, tôi ôm cặp chạy bởi trống đánh là thầy đứng lên ngay sải bước. Tôi cắm đầu cắm cổ chạy đến nỗi va cái rầm vào một người. Ngước mắt lên, tôi chạm phải cặp kính cận, cái cặp của nhà ngoại giao, cái áo dạ to đùng? Chỗ va lại là cửa lớp!
    ?oMấy cô cứ xô tui mà chạy, hễ tui đặt chân lên cửa lớp mà học trò chưa vô là coi như? absent!? (3). Học trò đi sau thầy có đứa lấy cặp che mặt phóng ù qua thầy để được vào lớp. Còn tôi đang đối mặt với thầy ở ngưỡng lớp. Và tôi run? Một bước chân nữa là vào được lớp. Nhưng phải lách qua thầy, phải chạm vào thầy. Khái niệm ?oxô tui mà chạy? làm tôi hoảng. Dưới mắt tôi bóng thầy cao quá, to quá choán gần hết cửa lớp. Tôi đứng chôn chân. Thầy cũng đứng yên nhìn tôi chờ đợi. Một phút hay hai phút không biết nữa nhưng với tôi dài lắm. Rồi hai cái chân cùng cử động. Thầy bước tới, qua cửa lớp. Tôi bước lui, ra hành lang. ?oÉcrivez!?, giọng thầy cất lên rồi những ngòi bút của các bạn tôi rào rào như mưa rơi trên giấy. Mưa cũng rơi trên mặt tôi?
    Tôi ôm cặp đi ra bãi cỏ sau trường. Đêm qua, tôi đã thức thật khuya để học thuộc đến từng dấu phẩy bài luận Pháp văn. Tôi đã tháo giấy trắng làm bài dịu dàng đến nỗi lỗ thủng còn bé hơn cả cây kim. Tôi đã quẳng xe ở nhà người lạ không biết còn hay mất. Tôi đã đổi hai lần xe buýt, trái tim gần văng ra ngoài. Thế mà chừ ngồi ở bãi cỏ? Trút xong nước mắt, tôi bỗng nhẹ lòng. Khoảng trời trên đầu xanh tha thiết. Tôi bỗng nhận ra sau mưa trời như trút được gánh nặng, trong vắt. Cỏ dưới chân mượt đến mềm lòng. Hai hàng cây bạn đàn trên đường Anh ?" đường Em (4) chụm đầu thủ thỉ hoài không dứt. Mãi đến lúc sắp chia tay, tôi mới nhận ra ngôi trường mình học bảy năm dài đẹp đến từng góc xó!
    Sau lần chạm mặt ở ngưỡng cửa lớp hôm ấy, tôi có cảm tưởng ánh mắt thầy nhìn con bé nhút nhát ngồi bàn đầu là tôi dịu hơn, thân thiết hơn. Đôi mắt không lời nhưng tôi hình dung đủ mọi thứ lời nói với tôi. Năm học trôi qua vèo vèo. C1 giờ đã quen với luật nhà binh của thầy. Tụng cũng giỏi không thua chi dân A. Chúng tôi thích những giờ văn chương Pháp thầy dạy, những cây chuyện thầy kể.
    Chúng tôi nghe say mê cuộc đời của vợ chồng nhà bác học Pierre và Marie Curie ?" người đã trải bao gian khó để tìm ra chất phóng xạ, về vẻ đẹp của vịnh Hạ Long? Thầy có tài kể chuyện và giúp những tâm hồn vốn đã mơ mộng của C1 thăng hoa. Những câu chuyện kể của thầy bao giờ cũng gieo vào đầu óc chúng tôi khát vọng làm việc và tình yêu cuộc sống. Thầy cho chúng tôi kiến thức và cả qui tắc sống, làm việc. Đâu vào đó. Qui củ. Nguyên tắc. Cũng thật đấy nhưng không lạnh. Như mặt trong của bàn tay - ấm áp, mềm mại, rối rắm yêu thương.
    Khi tôi đã là cô giáo, có một lần tôi gặp thầy đi bộ một mình trên đường Chi Lăng. Tôi cúi đầu thưa thầy. Thầy hỏi chuyện tôi. Ánh mắt vẫn sắc sảo. Nụ cười vẫn hóm. Trong khi đí, thầy bỗng nhìn tôi nói: ?oTính cách quyết định số phận, con ạ!...?. Thầy đi, bóng ngả liêu xiêu, nhưng đối với tôi vẫn sừng sững to lớn như ngày nào ở ngưỡng cửa lớp.
    Thầy mất đã gần mười năm. Cô học trò nhút nhát, nhỏ nhắn, lặng lẽ năm nào giờ cũng đã ở tuổi thầy ngày ấy. Năm tháng qua đi nhưng có những khoảnh khắc ở lại. Về lại trường cũ, đi qua hành lang, tôi vẫn nghe vọng tiếng chân, giọng nói thầy. Trên ngưỡng lớp cũ, tôi vẫn thấy thầy và mình đứng đó.
    QUẾ HƯƠNG
    Được hathuclong sửa chữa / chuyển vào 11:27 ngày 18/11/2006
  9. hathuclong

    hathuclong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Tựu Trường
    Nguyễn Bính
    Những nàng thiếu nữ sông Hương
    Da thơm má phấn môi hường lá son
    Tựu trường san sát chân thon
    Lao xao nón mới màu sơn sáng ngời
    Gió thu cứ mãi trêu người
    Đôi thân áo mỏng tơi bời bay lên
    Dịu dàng đôi ngón tay tiên
    Giữ hờ mép áo làm duyên qua đường.
    Được hathuclong sửa chữa / chuyển vào 11:33 ngày 18/11/2006
  10. hathuclong

    hathuclong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài hát ruột thứ hai cua anh
    Cô Nữ Sinh Đồng Khánh
    Thu Hồ
    Cô gái nữ sinh Đồng Khánh kia ơi
    Cô đi về đâu tan buổi học rồi
    Cô xuôi Đập Đá hay về Nam Giao
    Cô về Bến Ngự hay về Đông Ba
    Cô về Vỹ Dạ hay ngược Kim Long
    Khi gió mới lên làn tóc tung tăng
    Xõa ngang bờ vai khi tuổi dậy thì
    Đôi môi hồng thắm duyên là nên duyên
    Mắt tròn như mộng say đời xinh xinh
    Cô là tất cả trời đẹp xứ Kinh
    Ai ra xứ Huế không ít nhiều mộng mơ
    Khi nhìn thấy bên bờ Hương Giang nên thơ
    Cô gái nữ sinh Đồng Khánh ra về
    Mà lòng không thấy xuyến xao
    Mà lòng chẳng thấy dạt dào
    Một phút nhớ bâng khuâng
    Với tình yêu Cố Đô
    Cô gái nữ sinh Đồng Khánh kia ơi
    Cô đi về đâu sau buổi học rồi
    Tôi mơ một bóng khi về đơn côi
    Áo dài dáng đẹp tóc còn buông lơi
    Ghi một kỷ niệm cuộc đời trong tôi
    Được hathuclong sửa chữa / chuyển vào 11:43 ngày 18/11/2006

Chia sẻ trang này