1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho em xin hình vẽ, nguyên lý hoạt động của Role bảo vệ áp suất cao trong HT máy lạnh ạ

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lucke, 08/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lucke

    lucke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    2.776
    Đã được thích:
    0
    Cho em xin hình vẽ, nguyên lý hoạt động của Role bảo vệ áp suất cao trong HT máy lạnh ạ

    Các anh, các chú nào có thì cho em xin. Em cám ơn nhiều lắm ạ
  2. capto

    capto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Bạn phải hỏi cho nó rõ ràng chứ. Thực tế relay bảo vệ áp suất cao trong các hệ thống lạnh là cái van an toàn. Khi áp suất lên cao (tuỳ theo mình sử dụng loại bao nhieu kg, thí dụ thường người ta xài cái van an toàn 15 kg...), thì van này sẽ mở ra để xả nhằm giảm áp suất xuống.
    Em chỉ biết bấy nhiêu thôi, các bậc cao thủ bổ sung thêm.
  3. likextqvn

    likextqvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    hình như bạn nhầm rơle áp suất với van an toàn. Mình là thành viên mới, co gì chỉ giáo!
    Rơle áp suất hiện nay có rất nhiều loại, mục đích sử dụng chủ yếu là để bảo vệ hệ thống như áp cao, áp thấp. Ngoài ra còn có rơle để cài đặt áp suất sử dụng. Nếu các bạn co nhu cầu tìm hiểu kỷ thì xin trao đổi tiếp.
    YM: likextq@yahoo.com
    Mình có nguồn cung cấp chiller , bầu ngưng ống chùm giá gốc, hàng giao sau 2 tuần, bảo hành chu đáo.
  4. capto

    capto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Có lẻ là mình nhầm (thực tế là mình đi hỏi "đại ca" làm cùng công ty và được trả lời như trên). Mình cũng mù tịt về vấn đề này. Mong bạn chỉ giáo thêm.
    Bạn có ở tp.HCM kô vậy, nếu bạn ở tp.hcm hôm nào mình và bạn uống cà phê "chơi" . Mail của mình là nghia16519@yahoo.com
  5. likextqvn

    likextqvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    uh! mình đang công tác tại Bình Dương. Hẹn ngày hội ngộ.
    Kiến thức là vô tận, cách học hỏi nhanh nhất là trao đổi. Mong được làm quen mọi người.
    Bạn Capto chuyên ngành gì thế? Mình chuyên về điều hòa không khí. Nhưng mình còn phải học hỏi nhiều. Hy vọng sau công trình này mình sẽ có cơ hội post lên nhiều bài.
    Bạn nào có tài liệu hay kinh nghiệm về cách tính thông gió, bố trí quạt hút trên đường ống gió có chiều dài lớn. Các bản vẽ chi tiết lắp đặt hệ thống đường điện âm trong tường, sàn thì cho mình xin. Xin chân thành cảm ơn.
    Give and receive
  6. likextqvn

    likextqvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Có ai biết ống đồng ở VN dùng xuất xứ ở những nơi nào không?
  7. x430

    x430 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Rơle cap áp trong hệ thống lạnh khác với van an toàn bạn nhé.
    Trong hệ thống lạnh thường bảo vệ áp suất gồm các dạng sau :
    - Bảo vệ cao áp
    - Bảo vệ thấp áp
    - Hệ thống điều áp
    Bảo vệ cao áp thường có các cấp độ như sau : Tùy từng hệ thống lạnh, chế độ làm lạnh, môi chất lạnh mà người ta cài đặt giá trị của Rơle cao áp. Nói nôm na là với một hệ thống lạnh thì áp suất bên cao áp(áp suất ngưng tụ) phải nằm trong giới hạn cho phép.
    Thường cài đặt như sau : Nếu muốn khống chế không cho áp suất bên cao áp vuợt quá giá trị a thì người ta cài đặt rơle cao áp ở mức a, nếu vì lý do nào đó áp suất tăng lên đến giá trị a thì lập tức áp suất a này đủ lực để thắng lực của lò xo trong rơle, làm đá tiếp điểm trong rơle, ngắt tín hiệu mạch khiển của hệ thống và khi dó hệ thống dừng ngay lập tức.
    Nếu như xui xẻo là rơle cap áp bị hỏng, điều này dẫn đến việc rơle không tác động và áp suất tăng cao hết sức nguy hiểm. Làm gì nếu trường hợp này xảy ra ? Khi đó van an toàn là hết sức cần thiết, nếu rơle cao áp hỏng thì khi áp suất cao tăng vượt ngưỡng cài đặt và khi áp suất tăng đến giá trị khống chế của van an toàn thì lập tức nó tự động xả van ( lưu ý là van an toàn này trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định bởi các cơ quan chức năng và có giấy phép sử dụng đàng hoàng ).
    Còn rơle áp suất thấp thì dùng bảo vệ áp suất bên thấp áp ( bên thiết bị bốc hơi-nói nôm na là dàn lạnh ) và đôi khi dùng kiểm sóat công suất lạnh.
    Nguyên lý như sau : người ta cài đặt ở giá trị b, nếu áp suất hút giảm đến giá trị b thì rơle sẽ tác động tiếp điểm để ngắt mạch khiển. ở rơle thấp áp còn có nút chỉnh độ chênh DeltaP là khi áp suất hút đạt giá trị b+DeltaP thì rơle thấp áp tự động đóng tiếp điểm rơle.
    Còn trường hợp dùng kiểm sóat công suất lạnh thì nôm na như sau : Khi ta cài đặt fía trị áp suất hút là b thì khi phòng lạnh (ở ây tôi tạm lấy kho lạnh làm ví dụ ) đạt nhiệt độ cài đặt thì khi đó Thermostat sẽ tác động ngắt van điện từ cấp dịch vào dàn lạnh ( nhưng quạt dàn lạnh vẫn chạy và máy nén vẫn hoạt động ) dẫn đến áp suất hút ngày càng giảm và giảm đến giá trị cài đặt b thì lập tức rơle thấp áp tác động ngắt máy nén ( sở dĩ không cho ngắt máy ngay sau khi vừa đạt độ mà lại chạy thêm một lúc sau mới ngắt máy là mục đích giúp máy hút hết gas trong dàn lạnh, giúp cho lần khởi động tiếp theo được nhẹ nhàn, tránh được xung động mạnh ). Sau một khỏang thời gian ( tùy thuộc vào tải lạnh trong kho mà khoảng thời gian này lâu hay mau ) thì nhiệt độ trong kho tăng lên đến giát trị đã set của Thermostat thì nó tác động cấp nguồn cho van điện từ cấp dịch, khi đó gas được phun vào dàn lạnh và dĩ nhên áp suất hút lúc này cũng tăng lên, và khi tăng đến ngưỡng b+DeltaP thì rơle thấp áptác động đóng mạch khiển cho máy nén khởi động lại.
    Vài dòng cùng các bạn, mong nhận được góp ý chân thành của các bạn.
    Địa chỉ mail của mình : nam_duong66@yahoo.com
  8. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Để cho có hệ thống ta nên bắt đầu như thế này:
    Sự hoạt động của các hệ thống làm lạnh (máy lạnh và điều hoà không khí) đều được tự động hoá. Để thực hiện sự hoạt động tự động của hệ thống làm lạnh người ta đã sử dụng các CƠ CẤU ĐIỀU KHIỂN, ĐIỀU CHỈNH và BẢO VỆ TỰ ĐỘNG.
    Trong hệ thống lạnh nói chung các thông số sau được điều chỉnh: Sản lượng lạnh (Công suất lạnh) của hệ thống, Nhiệt độ của buồng lạnh, Sự cấp của công chất tại dàn bay hơi, Nhiệt độ sôi của công chất trong giàn bay hơi, Áp suất ngưng tụ của công chất.
    Cái cơ cấu em hỏi có tê gọi chung là RƠ LE ÁP SUẤT (PRESSURE RELAY) và chúng có các tên gọi khác nhau: RƠ LE ÁP SUẤT, PRESSOSTAT, BỘ NGẮT MẠCH ÁP SUẤT CỰA ĐẠI.
    Nếu phần tử cám ứng của cơ cấu mà cảm ứng áp suất hút của máy nén thì cơ cấu đó thường gọi là PRESSOSTAT. Cơ cấu này điều khiển sự đóng mở của máy nén hoặc làm việc như một BỘ NGẮT MẠCH ÁP SUẤT CỰC TIỂU (BỘ BẢO VỆ CHÂN KHÔNG - Tức là ngăn không cho máy nén làm việc với áp suất hút thấp hơn áp suất cho phép).
    Nếu phần tử cảm ứng mà cảm ứng sự thay đổi của áp suất đẩy thì cơ cấu này thường được gọi là CƠ CẤU NGẮT MẠCH ÁP SUẤT CỰA ĐẠI. Cơ cấu này sẽ dừng máy nén khi áp suất đẩy vượt quá áp suất cho phép.
    Người ta thường kết hợp hai chức năng trên (Gộp hai cơ cấu trên) vào một cơ cấu chung, tức là vừa bảo vệ áp suất cực tiểu (thấp) vừa bảo vệ áp suất cực đại (cao) mà ta thương gọi là RƠ LE ÁP SUẤT.
    Sau đây sẽ là một trong các rơ le áp suất RT1 và PR1 của hãng DANFOSS
    (Tiếp ở post sau)
  9. nambily8x

    nambily8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2013
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    bac nao cho giup e voi nguyen ly he thong may lanh thuc pham

Chia sẻ trang này