1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chó hoang Đin-gô

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Loveless, 01/08/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Loveless

    Loveless Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.605
    Đã được thích:
    0
    Chó hoang Đin-gô

    Chó hoang Đin-gô (hay là Câu chuyện mốI tình đầu)
    R.Phra-er-man



    GiớI thiệu nộI dung: Ta-nhi-a lớn lên trong tình thương của mẹ mà thiếu tình cảm của cha. Tình cờ cha em trở về công tác ở thành phố quê hương và gặp lạI em. Lúc đầu Ta-nhi-a không yêu bố và không thích gia đình mớI của bố. MọI mâu thuẫn phức tạp đã nảy sinh trong quan hệ của các em khi tuổI thơ đang rờI bỏ đi và tuổI thanh xuân đang tới. CuốI cùng Ta-nhi-a hiểu rằng: trên đờI này, có rất nhiều ngườI xứng đáng vớI tình yêu. Và, để giữ gìn cho sự yên tĩnh của mẹ và hạnh phúc trong gia đình bố, Ta-nhi-a đã hy sinh mốI tình đầu trong sáng của mình vớI Cô-li-a, con nuôi của bố.

    I

    Sợi dây câu mỏng mảnh buông xuống dưới chum rễ cây mập mạp chốc chốc lại lay động vì sóng nước.
    Một cô bé đang ngồi câu cá hồi.
    Em ngồi bất động trên một tảng đá, dòng sông dội lên tiếng nước ào ạt. Mắt em hướng nhìn xuống dưới. Những ánh sáng lấp loáng trên mặt nước làm cho cái nhìn của em trở nên mệt mỏi và lơ đãng. Chốc chốc em lại đưa mắt nhìn về phía xa, nơi có dãy núi hình vòng cung được rừng cây phủ kín đứng sừng sững ngay trên bờ sông.
    Không gian hãy còn tràn đầy ánh sáng, và bầu trờI bị đóng khung trong những dãy núi thì giống như một bình nguyên được chiếu rọI bằng ánh sáng mờ mờ của buổI hoàng hôn.
    Nhưng giờ đây không phảI bầu không gian quen thuộc vớI em từ những ngày mớI chào đờI này, cũng không phảI bầu trờI tuyệt đẹp này đã cuốn hút em.
    Mắt mở to, em theo dõi theo dòng nước chảy cuồn cuộn, cố gắng hình dung trong trí tưởng tượng của mình những miền đất chưa được biết, nơi dòng sông bắt nguồn và nơi dòng sông chảy đến. Em muốn được nhìn thấy những miền đất khác, những loài vật khác, như con chó Úc Đin-gô chẳng hạn. RồI em còn muốn trở thành phi công và muốn hát đôi lờI về điều đó.
    Thế là em bắt đầu hát. MớI đầu hát khe khẽ, sau đó to dần lên.
    Em có một giọng hát êm tai. Nhưng xung quanh thì vắng lặng. Chỉ có một con chuột nước hoảng sợ vì tiếng hát của em nên đã khuấy động dòng nước bên rễ cây rồI bơi đến gần cây sậy nhỏ, kéo theo một cành sậy xanh vào hang.
    Cành sậy rất dài và con chuột đã mất công vô ích: nó không đủ sức kéo cành cây qua đám cỏ nước rậm rạp.
    Cô bé thương hạI nhìn con chuột và ngừng hát. Sau đó em đứng dậy, nhấc cần câu lên.
    Sợ hãi vì cử động của em, con chuột lẩn vào trong đám sậy, còn con cá hồI lốm đốm đen đang nằm bất động trong luồng nước trong veo bỗng nhảy vọt lên và rơi tõm xuống nước sâu.
    Cô bé còn lạI một mình. Em đưa mắt nhìn mặt trờI đang ngả dần về phía đỉnh núi thông.
    Mặc dù đã muộn, em vẫn không vộI ra về. Em chậm rãi quay lạI và thong thả bước lên con đường mòn, nơi cánh rừng cao đổ dốc xuống đón em theo sườn núi thoai thoải.
    Em can đảm đi vào rừng.
    Tiếng nước chảy giữa những tảng đá đã ở lại sau lưng cô bé, và phía trước em mở ra một không gian yên tĩnh.
    Trong sự yên tĩnh hàng thế kỷ này, đột nhiên em nghe thấy tiếng kèn đồng. Tiếng kèn len lỏI trên con đường rừng có những cây linh sam già đứng lặng yên, cành cây không động đậy, và réo vào tận tai cô bé, nhắc em cần phảI về ngay.
    Tuy nhiên cô bé không rảo bước thêm. Đi vòng để tránh một bãi lầy mọc dày những cây xa-ran-ca màu vàng, em cúi xuống và dùng một cành cây nhọn bẩy lên khỏI mặt đất mấy cây hoa nhợt nhạt còn nguyên rễ. Khi tay em đã đầy những hoa, thì ở phía sau có tiếng bước chân nhẹ nhàng và một giọng gọI to tên em:
    - Ta-nhi-a!
    Em quay lại. Trên con đường rừng, bên cạnh tổ kiến cao là cậu bé Phin-ca ngườI dân tộc Na-nai đang vẫy gọI em. Cô bé bước lạI gần, nhìn cậu ta một cách thân thiện.
    Bên cạnh Phin-ca, cô bé nhìn thấy chiếc mũ nồI đựng đầy quả việt quất để trên một gốc cây to đã bị đốn. Phin-ca đang dùng con dao hẹp bản của thợ săn làm bằng thép I-a-cút cạo sạch vỏ một cành bạch dương tươi.
    - Chẳng lẽ cậu không nghe thấy tiếng kèn hay sao? - cậu bé hỏI, - Sao cậu không vộI về?
    Cô bé trả lờI:
    - Hôm nay là ngày bố mẹ đến thăm. Mẹ mình không thể đến được. Mẹ mình làm việc ở bệnh viện. Còn ở trạI thì chẳng có ai đợI mình cả. Thế tạI sao cậu cũng không vộI về? ?" em mỉm cườI hỏI lại.
    - Hôm nay là ngày bố mẹ đến thăm - cậu bé cũng trả lờI như vậy, - Bố mình từ làng đã đến thăm mình, mình đã đi tiễn bố đến đồI thông.
    - Cậu đã tiễn bố về rồI ư? Xa lắm cơ mà.
    - Không ?" Phin-ca trả lờI vớI vẻ trang nghiêm. ?" Mình đi tiễn bố làm gì nữa nếu bố ở lạI trọ bên bờ sông, cạnh trạI chúng mình! Mình tắm ở đằng sau tảng đá Lớn rồI đi tìm cậu. Mình đã nghe thấy cậu hát.
    Cô bé nhìn Phin-ca và bật cười.
    Nước da trên khuôn mặt Phin-ca vốn đã ngăm ngăm càng sẫm lại.
    - Nhưng nếu cậu không vộI đi đâu - cậu ta nói ?" thì chúng mình đứng lạI đây một lúc. Mình sẽ thết cậu ?omật? kiến.
    - Lúc sáng cậu đã thết mình cá sống rồi.
    - Ừ, nhưng đó là cá, còn đây là một món hoàn toàn khác. Cậu nếm thử xem!
    Cậu bé chọc cành bạch dương vào chính giữa tổ kiến. Hai đứa cùng cúi xuống tổ kiến đợI một lúc cho đến khi cành cây mỏng mảnh đã róc vỏ được phủ đầy kiến. Sau đó cậu bé giũ kiến đi, nhẹ nhàng đập cành vào cây tuyết tùng rồI chìa ra cho Ta-nhi-a. Trên mảnh gỗ lấp loáng có thể thấy những giọt ?omật? kiến. Cậu bé liếm và đưa cho Ta-nhi-a nếm thử. Cô bé cũng liếm và nói:
    - Ngon quá. Mình rất thích ?omật? kiến.
    Cô bé lạI tiếp tục đi. Phin-ca đi cạnh em, không chịu tụt lạI sau một bước nào.
    Cả hai đều im lặng. Ta-nhi-a thì thích suy nghĩ một chút và thích im lặng mỗI lần đi vào khu rừng yên tĩnh này. Còn Phin-ca thì cũng không muốn nói về những chuyện nhỏ mọn như chuyện ?omật? kiến. Đó chẳng qua chỉ là một loạI dịch mà chính Ta-nhi-a cũng có thể tự kiếm lấy được thôi.
    Không nói vớI nhau một câu, đôi bạn đã đi như thế suốt quãng đường, rồI đi sang sườn núi bên kia.
    Ở đây, ngay gần bờ dốc đá dựng đứng bên dòng sông chảy vộI vã ra biển, hai em nhìn thấy trạI của mình - những chiếc lều to rộng dựng thành hàng trên bãi cỏ trong rừng. Tiếng ồn ào từ trạI vẳng đến. NgườI lớn có lẽ đã về nhà, chỉ có một số trẻ con đang reo hò ầm ĩ. Giọng các em khoẻ đến nỗI ở ngay giữa sự im lặng của những tảng đá xám nhăn nheo này, Ta-nhi-a cảm thấy hình như rừng già rú lên và nghiêng ngả.
    - Này, hình như mọI ngườI đã xếp hàng rồI ?" cô bé nói, - Đáng lẽ cậu nên đi về trạI trước mình thì hơn, bởI vì thế này bọn nó sẽ cườI chúng ta hay đi cùng nhau mất.
    ?oLẽ ra bạn ấy không nên nói như vậy? ?" Phin-ca giận dỗI nghĩ.
    RồI bám lấy một tảng đá nhô ra trên bờ dốc đứng. Phin-ca nhảy xuống con đường mòn, xa đến nỗI Ta-nhi-a thấy sợ.
    Nhưng cậu bé không sao cả. Và Ta-nhi-a cũng lao ngườI chạy theo một con đường mòn khác giữa những hàng thông thấp mọc nghiêng ngả trên đá.
    Con đường mòn dẫn em ra đường cái hệt như một dòng sông chảy từ rừng ra, dòng sông ấy sáng loá mắt em bởI những vụn đá dăm và ồn ào lên bởI một chiếc ô tô buýt dài chật ních người.
    Đó là những ngườI lớn rờI trạI về thành phố.
    Ô-tô lướt qua bên cạnh. Nhưng cô bé không nhìn vào cửa sổ ô tô, không đưa mắt dõi theo bánh xe lăn. Ta-nhi-a không đợI ai đến cả.
    Em băng qua đường và chạy vào trong trạI, nhẹ nhàng nhảy qua những rãnh nước và mô đất, bởI vì em vốn là một cô bé nhanh nhẹn.
    Các bạn đón em bằng những tiếng reo hò. Lá cờ trên cây sào táp vào mặt em. Em đứng ngay vào hàng của mình, đặt những bông hoa xuống đất.
    Anh phụ trách Cô-xchi-a đưa mắt doạ em và nói:
    - Ta-nhi-a Xa-ba-nhê-ê-va, cần phảI tập hợp đúng giờ! Nghiêm! Bên phảI, thẳng! Chạm khuỷu tay ngườI bên cạnh!
    Ta-nhi-a khuỳnh khuỷu tay ra, nghĩ thầm: ?oRất tốt, nếu ở phía tay phảI là bè bạn. Rất tốt, nếu ở phía tay trái cũng là bè bạn. Và thật là tốt nếu bè bạn ở khắp mọI nơi?.
    Khi quay đầu về bên phảI, Ta-nhi-a nhận ra Phin-ca. Tắm xong, khuôn mặt ngăm đen của cậu ta ngờI lên như đá, còn khăn đỏ thì sẫm lạI vì ướt.
    Anh phụ trách bảo cậu:
    - Phin-ca, độI viên gì mà lần nào em cũng lấy khăn đỏ làm quần tắm. Đừng chốI, thôi, đừng chốI! Chính anh đã biết tất cả rồI! ĐợI đấy, rồI anh sẽ nói chuyện nghiêm chỉnh vớI bố em.
    ?oPhin-ca tộI nghiệp, - Ta-nhi-a nghĩ ?" hôm nay cậu ấy không gặp may?.
    Cô bé luôn luôn nhìn về bên phải. Em không nhìn về bên trái. Thứ nhất, bởI vì nhìn về bên trái là vi phạm nộI quy; thứ hai, bởI vì ở đó có cô bé Giê-nhi-a béo tròn, ngườI mà Ta-nhi-a không ưa.
    Đã năm năm liền Ta-nhi-a nghỉ hè ở trạI này. Nhưng không hiểu sao hôm nay em cảm thấy nơi này không còn vui tươi như hồI trước nữa. Mà em thì bao giờ cũng thích thức dậy buổI sáng ở trong lều, khi những giọt sương giọt sương long lanh đang từ quả mâm xôi rơi xuống đất, thích tiếng kèn đồng trong rừng sâu rúc lên như tiếng nai, tiếng trống gõ rộn ràng, thích cả món ?omật? kiến, cả những bài hát bên đống lửa trạI mà em biết nhóm nhanh hơn và giỏI hơn tất cả các bạn trong chi đội.
    Cái gì đã xảy ra hôm nay? PhảI chăng dòng sông chảy ra biển ấy đã đem đến cho Ta-nhi-a những ý nghĩ lạ kỳ? VớI một linh cảm mơ hồ nào đó, em đã dõi theo dòng nước. Em muốn bơi đi đâu? Em cần con chó Úc Đin-gô để làm gì? Em cần làm gì cơ chứ? Hay đó chỉ là tuổI thơ đang rờI bỏ em? Ai biết được bao giờ tuổI thơ sẽ bỏ đi!
    Ta-nhi-a kinh ngạc nghĩ về điều đó khi đứng nghiêm trong hàng, và cả sau đó, khi đã ngồI trong lều ăn bữa tốI, em vẫn còn suy nghĩ. Chỉ đến lúc ngồI bên đống lửa trạI mà em được giao nhiệm vụ nhóm lên, em mớI trấn tĩnh lạI được.
    Ta-nhi-a mang từ rừng về một cây bạch dương khẳng khiu đã bị khô quắt sau trận bão, dựng đứng vào giữa đống củI, rồI khéo léo nhen lửa.
    Phin-ca chất củI xung quanh, rồI đợI cho cành cây bén lửa.
    Và cây bạch dương cháy lách tách không thành tia lửa trong bóng tốI lờ mờ bao quanh.
    Bọn trẻ từ các phân độI khác đến ngắm nhìn đống lửa này. Cả anh phụ trách Cô-xchi-a cũng đến, cả bác sĩ của trạI vớI cái đầu cạo trọc, thậm chí cả ông phụ trách trạI cũng đến. Ông hỏI bọn trẻ tạI sao các em không hát, không vui chơi khi có một đống lửa đẹp đến thế.
    Các em liền hát một bài, sau đó hát bài khác.
    Nhưng Ta-nhi-a không muốn hát.
    Như lúc trước nhìn xuống nước, giờ đây Ta-nhi-a mở to đôi mắt nhìn ngọn lửa lung linh đang vươn lên cao. Và ngọn lửa ấy cũng khuấy động lên một điều gì đó khi thổI vào lòng em những linh cảm mơ hồ.
    Không thể ngồI nhìn Ta-nhi-a buồn được, Phin-ca mang đến bên đống lửa chiếc mũ nồI của mình trong đựng đầy quả việt quất, mong làm cho Ta-nhi-a vui lên bằng những thứ ít ỏI mà cậu có. Phin-ca mờI tất cả mọI ngườI ăn, nhưng lạI chọn cho Ta-nhi-a những quả to nhất, chín mọng và mát lạnh. Ta-nhi-a ăn một cách ngon lành. Thấy Ta-nhi-a vui hơn, Phin-ca liền kể chuyện về những con gấu, bởI vì bố cậu ta là ngườI đi săn. Còn ai khác có thể kể chuyện gấu hay như thế nữa?
    Nhưng Ta-nhi-a ngắt lờI Phin-ca:
    - Mình sinh ra ở đây, trong vùng này, ở chính thành phố này và chưa hề ở nơi nào khác, - cô bé nói ?" nhưng bao giờ mình cũng ngạc nhiên: sao ở đây ngườI ta nói nhiều về gấu đến thế. Lúc nào cũng gấu.
    - Vì xung quanh là rừng Tai-ga, mà trong rừng Tai-ga thì có nhiều gấu ?" Giê-nhi-a béo trả lời. Đó là một cô bé chẳng có một chút trí tưởng tượng nào nhưng biết tìm ra nguyên nhân chính xác của tất cả mọI việc.
    Ta-nhi-a trầm ngâm nhìn Giê-nhi-a và hỏI Phin-ca là cậu có thể kể một cái gì đó về con chó Úc Đin-gô được không?
    Nhưng hoá ra Phin-ca cũng chẳng biết gì về con chó hoanh Đin-gô cả. Cậu có thể kể về lũ chó dữ kéo xe, về những con chó Lai-ca, nhưng chẳng thể nói gì về con chó Đin-gô cả. Các bạn khác cũng không ai biết con chó này.
    Giê-nhi-a béo hỏI:
    - Ta-nhi-a, cậu cần con chó Đin-gô để làm gì?
    Nhưng Ta-nhi-a không trả lờI, vì quả thực em cũng chẳng biết nói gì về điều ấy. Em chỉ thở dài.
    Dường như vì tiếng thở dài khe khẽ này, cây bạch dương trước đó đang cháy rực bỗng đung đưa như sống và đổ sụp xuống, tan ra thành tro. Ở chỗ Ta-nhi-a ngồI tốI sầm lại. Bóng tốI tràn đến gần lũ trẻ. Cả bọn la hét ầm ĩ. Ngay lúc ấy có một giọng nói lạ vang lên. Đó không phảI là giọng anh Cô-xchi-a.
    NgườI ấy nói:
    - A! Các cháu, có chuyện gì thế?
    RồI một cánh tay đen to đưa qua phía trên đầu Phin-ca cả một ôm củI và ném vào lửa. Đó là những cành thông cháy rất đượm, tàn lửa bốc lên vù vù, không tắt ngay ở trên cao mà sáng lấp lánh như những chòm sao.
    Bọn trẻ đứng phắt dậy, còn ngườI kia thì đến gần đống lửa. Ông ta nom bé nhỏ, chân đi ủng da, đầu độI mũ bê-rê.
    - Bác thợ săn, bố của Phin-ca đấy! ?" Ta-nhi-a reo lên. ?" Đêm nay bác ấy ngủ lạI đây, gần trạI bọn mình. Mình biết rõ bác ấy.
    Bố Phin-ca ngồI dịch lạI gần Ta-nhi-a, gật đầu vớI em và mỉm cười. Ông mỉm cườI vớI cả những em khác, để lộ hàm răng to đã bị mài mòn bởI chiếc tẩu đồng dài mà ông đang cầm chắc trong tay. Chốc chốc ông lạI bỏ một mẩu than vào chiếc tẩu rồI rít một hơi, không nói gì cả. Nhưng tiếng rít ấy, cái âm thanh nhè nhẹ và hiền lành ấy đã nói tất cả vớI những ai muốn nghe nó rằng trong đầu bác thợ săn lạ lùng này chỉ có toàn những ý nghĩ tốt đẹp. Vì vậy, khi anh phụ trách Cô-xchi-a đến và hỏI tạI sao trong trạI lạI có ngườI ngoài thì bọn trẻ đồng thanh kêu lên:
    - Đừng động đến bác ấy, anh Cô-xchi-a, đó là bố của Phin-ca. Cứ để bác ấy ngồI bên đống lửa trạI của chúng em. Có bác ấy chúng em vui hơn.
    - A, hoá ra là bố của Phin-ca ?" Cô-xchi-a nói. ?" Hay quá! Anh cũng biết bác ấy. Nhưng đồng chí thợ săn ạ, bây giờ cháu cần phảI báo cáo vớI bác là cậu con trai Phin-ca của bác thường xuyên ăn cá sống và còn mờI các bạn khác cùng ăn, như mờI Ta-nhi-a Xa-ba-nhê-ê-va chẳng hạn. Đó là một. Thứ hai, là em ấy cứ lấy khăn đỏ làm quần tắm và tắm bên cạnh tảng đá Lớn mà ngườI ta đã nghiêm cấm em ấy.
    Nói xong, Cô-xchi-a đi đến những đống lửa trạI khác đang cháy rực trên bãi cỏ. Còn bác thợ săn do không hiểu biết tất cả những điều Cô-xchi-a nói vớI ông nên nhìn theo anh phụ trách vớI một vẻ kính trọng và lắc đầu.
    - Phin-ca, - ông nói - bố sống ở lều trạI, đi săn thú và trả tiền để con sống ở thành phố, được học tập và luôn luôn no đủ. Nhưng con sẽ ra sao nếu chỉ trong một ngày con đã phạm nhiều tộI như vậy và làm cho các thủ trưởng phảI phiền lòng. Bố sẽ quật cho con một cái thắt lưng về tộI này. Đi vào rừng dồn con hươu của bố đến đây! Nó ở gần thôi. Bố sẽ ngủ đêm ở đây.
    RồI ông quật cho Phin-ca một cái bằng chiếc thắt lưng da nai dài đến mức có thể vắt lên đến đỉnh cây bá hương.
    Phin-ca đứng dậy nhìn các bạn: có ai chia sẻ vớI em sự trừng phạt này không?
    Ta-nhi-a cảm thấy thương Phin-ca: chính cậu ấy sáng nay đã thết Ta-nhi-a cá sống, buổI chiều lạI thết ?omật? kiến, và có lẽ vì Ta-nhi-a mà cậu ấy tắm ở bên tảng đá Lớn.
    Cô bé đứng bật dậy và nói:
    - Phin-ca, đi thôi, chúng mình sẽ bắt con hươu mang về cho bố cậu.
  2. Loveless

    Loveless Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.605
    Đã được thích:
    0
    Hai em cùng chạy vào rừng. Khu rừng trầm lặng đón các em như thường lệ. Giữa những hàng thông, bóng hai em giao nhau trên rêu. Những quả sao hoa trong bụI cây lấp lánh ánh sao. Ở phía dướI một cây linh sam gần đó có một chú hươu đang đứng gặm rêu bám vào cành. Con hươu hiền đến mức Phin-ca chẳng cần phảI dở cuộn dây ra buộc vào sừng nó.
    Ta-nhi-a quàng dây cương vào con hươu và dẫn nó đi trên vạt cỏ đẫm sương đến tận bìa rừng, từ đây Phin-ca dắt tiếp vào nơi đốt lửa trại.
    Bác thợ săn bật cườI khi nhìn thấy hai đứa trẻ xuất hiện cùng con hươu bên đống lửa. Ông đưa cho Ta-nhi-a cái tẩu của mình và mờI cô bé hút: ông vốn là một ngườI đôn hậu.
    Nhưng bọn trẻ cườI phá lên. Phin-ca nói vớI bố một cách nghiêm khắc:
    - Bố, độI viên không hút thuốc đâu, độI viên không được hút.
    Bác thợ săn rất ngạc nhiên. Nhưng đâu phảI vô ích mà ông trả tiền nuôi con trai ăn học, đâu phảI vô ích mà con trai ông sống ở thành phố, đi học, quàng khăn đỏ. Cậu bé cần phảI biết những điều mà bố cậu không biết.
    Đặt tay lên vai Ta-nhi-a, bác thợ săn hút thuốc một mình. Con hươu khẽ hà hơi và mặt Ta-nhi-a và chạm nhẹ sừng vào cô bé ?" đôi sừng ấy, nếu muốn, vẫn có thể êm dịu tuy chúng đã rắn lạI từ lâu và phẳng lì như đá.
    Ta-nhi-a quì xuống đất bên con hươu, lòng đầy sung sướng.
    Khắp nơi trên bãi cỏ là những đống lửa bập bùng; lũ trẻ ngồI hát xung quanh các đống lửa ấy.
    Ta-nhi-a ngạc nhiên nghĩ:
    ?oThật ra, chẳng lẽ những cái này lạI không thích hơn con chó Úc Đin-gô sao??
    Vậy mà tạI sao em vẫn muốn bơi theo dòng sông, sao tiếng nước dộI vào vách đá cứ vang mãi trong tai em, và sao em lạI muốn có những đổI thay trong cuộc sống đến thế?
    - Mùa hè đã qua rồI ?" Ta-nhi-a nói khẽ. - Mấy ngày nữa là lạI đến trường.
    II
    Những cây hoa xa-ran-ca mà hôm qua Ta-nhi-a đã dùng một cành cây nhọn bẩy lên khỏI mặt đất, đến sáng nay vẫn còn đẹp. Ta-nhi-a quấn rêu và cỏ ướt quanh rễ hoa, bọc những cọng hoa bằng một mảnh vỏ cây bạch dương tươi, và khi kẹp bó hoa dướI nách, đeo ba-lô lên lưng, thì ngay lập tức em biến thành một ngườI lữ hành sẵn sàng đi đường trường.
    Những thay đổI đã đến một cách bất ngờ. TrạI hè quyết định đóng cửa, đưa bọn trẻ về thành phố, bởI vì bác sĩ đã phát hiện ra sương đêm rất hạI đốI vớI sức khoẻ. Làm thế nào được, mùa thu đã đến!
    Quả thật cỏ thu đã mọc dày hơn, và đã một tuần nay sáng sáng sương muốI phủ đầy khu trạI, lá cây trong rừng đọng sương đến tận trưa, tất cả những cái đó đều rất độc.
    Tuy nhiên con đường trảI ra phía trước Ta-nhi-a không phảI là xa. Thật ra đó chính là con đường mà hôm qua chiếc ô-tô đã ầm ầm phóng qua. Mặc dù con đường chạy từ rừng này sang rừng nọ còn rất mớI nhưng hôm nay nó phủ đầy bụI đá mà đến cả những cây linh sam già mọc ven đường cũng không sao ngăn lạI được. Chúng chỉ có thể xua bụI bằng những cành cây của mình.
    Ta-nhi-a thấy rõ điều này khi bước đi sau mọI ngườI trong đám bụI vàng. Phin-ca và bố đi cạnh em, cuốI cùng là con hươu. Hươu ta cũng chẳng thích bụI và những tiếng kèn đồng chói tai, cứ nửa giờ một lần, các nhạc công đi sau xe tảI chở đồ đạc lạI thổi. Đến khi các chiến sĩ hồng quân đi xe tăng vượt qua reo lên ?oHoan hô? vớI bọn trẻ thì hươu ta kéo dây cương mạnh đến nỗI tuột ra khỏI tay bác thợ săn rồI lao vào rừng giữa những hàng thông cao, mang theo cả túi đồ đạc thồ trên lưng. Vậy mà chính trong túi đồ này có những của cảI quí báu nhất của Phin-ca và Ta-nhi-a.
    Đành phảI đi tìm con hươu vậy.
    MọI ngườI đã tìm thấy hươu giữa hàng cây bạch dương mảnh khảnh, cũng như hươu đang run rẩy vì sợ hãi.
    HồI lâu con hươu không muốn ra khỏI rừng. Nhưng cuốI cùng khi bác thợ săn lạI lôi được hươu ra đường, tiếng nhạc đã không còn nghe thấy nữa, bụI đã lắng xuống trên những vụn đá mà lúc trước nó bốc lên từ đấy. Những cây linh sam cũng thôi không lay cành nữa.
    MọI ngườI đã đi xa về phía trước.
    Không phảI cái gì khác, mà chính việc này nguyên nhân khiến cho khi về đến thành phố vớI chiếc túi vảI gai khoác vai và đôi giày vảI rách nát vì vấp phảI đá dăm dọc đường. Ta-nhi-a chẳng thấy ai ở nhà cả.
    Mẹ không đợI được, đã đến bệnh viện đi làm như thường lệ, còn bà vú nuôi già thì ra sông giặt quần áo. Cửa ngõ đóng kín.
    Ta-nhi-a đi vào sân.
    Nhưng một ngườI lữ hành thì cần gì nhiều? Uống nước lanh, ngồI trên cỏ, thõng tay xuống đất. DướI chân hàng rào này là cỏ. Đám cỏ có vẻ thưa thớt hơn, sương đêm đã làm cho ngọn cỏ héo rũ, nhưng tuy vậy lúc gần tốI, những con châu chấu mà có trờI biết được bằng cách nào đã rơi vào thành phố vẫn nhảy tanh tách trong đó. Còn đây là nước. Thật ra nước này không trôi, không chảy thành dòng. Quanh năm nó vẫn ở giữa sông trong một chiếc thùng bị buộc chặt vào một chiếc xe trượt tuyết cũ kỹ.
    Ta-nhi-a mở nắp thùng và tẩm ướt chùm rễ hoa phủ rêu trắng để những đoá hoa uống no nước. Sau đó em cũng tự uống nước rồI đến gần lùm cây mọc bên phảI bậc thềm. Cây thông to và cây bạch dương mảnh khảnh đứng yên lặng bên nhau. Cây thông hãy còn tươi tốt. Bông nó phủ kín đến hơn nửa sân. Nhưng còn cây bạch dương! Nó đã bắt đầu vàng úa.
    Ta-nhi-a chạm vào thân cây trắng cồm cộm những khốI xù xì.
    ?oCái gì thế này? Đã mùa thu rồI sao?? ?" em nghĩ.
    Cây bạch dương trút một chiếc lá cong queo xuống lòng bàn tay đang giơ ra của em.
    - Ừ, - Ta-nhi-a nói ?" đã sang thu thật rồi. Tuy vậy những cây rẻ quạt dướI cửa sổ vẫn còn, và có lẽ cả những cây hoá xa-ran-ca của mình cũng sẽ còn sống được ít lâu nữa. Nhưng mọI ngườI đi đâu cả rồI nhỉ?
    Đúng lúc ấy Ta-nhi-a nghe thấy bên cạnh mình có tiếng động khẽ và tiếng gừ gừ. Hoá ra đó là con mèo già Ca-dắc dẫn lũ mèo con đến và bắt chúng nhảy trước mặt Ta-nhi-a. Sau đó con vịt chạy đến, mỏ ngậm một con giun.
    Qua mùa hè, lũ mèo con lớn hẳn lên, ngay cả con mèo bé nhất tên là A-ri-ôn (Phượng Hoàng) cũng không còn sợ cả giun lẫn vịt nữa.
    Tiếp đó, con chó hiện ra ở cửa hàng rào. Thân hình nhỏ bé vớI cái đầu to tướng, ít nhất nó cũng đã khoảng mườI tuổI rồi.
    Nhận ra Ta-nhi-a, con chó dừng lạI ở cổng, và trong đôi mắt già nua kèm nhèm của nó hiện lên vẻ ngượng ngùng ?" nó cảm thấy xấu hổ vì không phảI là kẻ đầu tiên biết được Ta-nhi-a đã trở về. Bất giác nó lùi lạI phía sau, làm ra vẻ tuyệt nhiên không nhận thấy Ta-nhi-a. Trong cuộc đờI một con chó cũng có những trường hợp khó xử như vậy. Nó quay ngoắt về phía chiếc xe chở nước, thậm chí không vẫy đuôi. Nhưng tất cả những ý đồ tinh ranh của nó đã bị tiêu tan trong chốc lát khi Ta-nhi-a vừa gọI tên nó:
    - Chi-grơ (Hổ)
    Ngay lập tức con chó nhảy cẫng trên những cái chân ngắn ngủI và lao về phía Ta-nhi-a, rúc vào đôi đầu gốI khép chặt của cô.
    Ta-nhi-a vuốt ve hồI lâu cái đầu phủ lông ngắn và thô của con chó, dướI lớp da đầu nó đã xuất hiện những vết lồI lõm của tuổI già.
    Vâng, tất cả đều là những con vật già nua yếu ớt tuy mang những cái tên dữ tợn.
    Ta-nhi-a âu yếm nhìn con chó.
    Khi ngước mắt lên, Ta-nhi-a nhận thấy bà vú nuôi - một bà già có nhiều nếp nhắn bằn trên mắt và đôi mắt đã mờ đi vì tuổI tác.
    Đặt xô quần áo xuống đất, bà vú nuôi hôn Ta-nhi-a và nói:
    - Ôi, cháu đen quá, chẳng kém gì thằng Phin-ca của cháu cả. Mẹ cháu không có nhà. Mẹ cháu đã đợI, đợI mãi nhưng cuốI cùng không đợI được nữa nên đã đi làm. Như thế là chỉ có bác cháu mình ở nhà thôi. Bác cháu mình thì bao giờ cũng một mình. Cháu có muốn bác đặt ấm xa-mô-va không? À thế cháu có ăn qua loa gì không? Bác cũng chẳng biết ở trạI hè ngườI ta cho các cháu ăn uống gì nữa. Chắc là nuốt không nổi.
    Không, Ta-nhi-a không muốn ăn.
    Em mang túi vào nhà, đi qua những căn phòng yên tĩnh, sờ vào những quyển sách nằm trên giá.
    Bà vú nuôi nói đúng. Thường thường Ta-nhi-a chỉ có một mình - một mình làm chủ những phút rỗI rãi và những ước mơ của riêng em. Nhưng chỉ một mình em biết, thứ tự do này đã đè nặng em đến thế nào. Trong nhà không có anh chị, cũng chẳng có em bé. Cả mẹ cũng thường đi vắng. Ngực em thắt lạI bởI một cảm giác cay đắng và dịu dàng làm rưng rưng nước mắt. Cảm giác ấy từ đâu đến? PhảI chăng từ hơi ấm bàn tay và khuôn mặt ngườI mẹ, hay là từ hơi quần áo của mẹ, hay từ cái nhìn của mẹ, cái nhìn dịu hiền luôn luôn ánh lên vẻ quan tâm mà Ta-nhi-a mãi mãi mang theo khắp nơi trong ký ức mình?
    Trước kia mỗI lần mẹ đi ra khỏI nhà là Ta-nhi-a oà khóc, nhưng bây giờ em nghĩ về mẹ vớI một tình cảm trìu mến.
    Ta-nhi-a không hỏI bà vú nuôi là bao giờ mẹ về. Em chỉ sờ vào chiếc váy của mẹ treo trong tủ, ngồI vào giường mẹ rồI lạI đi ra sân. CuốI cùng thì cũng phảI tìm cách nào thu xếp cho những cây hoa mà em đã nhổ ở bãi lầy trong rừng về.
    - Nhưng đã đến mùa thu rồI, Ta-nhi-a ạ - bà vú nuôi nói. ?" Còn có hoa gì bây giờ nữa?
    - Ồ, mùa thu gì ở đây, bác nhìn mà xem ?" Ta-nhi-a trả lời.
    Như thường lệ, mùa thu ở thành phố này không có sương mù. Những dãy núi ngoạI ô sẫm màu lá thông như vào mùa xuân, trên cánh rừng già mặt trờI mãi vẫn chưa ngả xuống, và những bông hoa to không hương vẫn mọc dướI cửa sổ trong sân.
    Thực ra, có lẽ những cây xa-ran-ca cũng chẳng sống được bao lâu nữa. Nhưng nếu chúng héo đi thì rễ chúng vẫn sẽ nằm trong lòng đất.
    Bằng một con dao to, Ta-nhi-a đào trên mặt đất vài cái hố nhỏ thành hàng rồI lấy mấy cái que nhỏ để chống cho những cành hoa xa-ran-ca.
    Con Chi-grơ lạI đi giữa những luống hoa và cứ hít mãi những bông hoa. Hít xong, nó ngẩng cái đầu to tướng của mình lên và nhìn ra phía hàng rào. Ta-nhi-a cũng nhìn ra đó.
    Ngoài hàng rào là Phin-ca. Cậu bé đã kịp đi chân không, mặc áo may ô, không quàng khăn đỏ, vẻ mặt cậu trông rất xúc động.
    - Ta-nhi-a, - cậu hét váng lên - đến chỗ mình nhanh lên! Bố mình cho mình mấy con chó kéo xe chính cống.
    Nhưng Ta-nhi-a không ngừng đào. Tay em đã đen kịt vì đất, còn khuôn mặt thì bóng nhoáng lên.
    - Làm gì có chuyện ấy, - cô bé nói - cậu chỉ lừa mình thôi. Bố cậu đã kịp làm việc này khi nào vậy? Vì chúng mình cùng về thành phố hôm nay cơ mà.
    - Không, thật đấy ?" Phin-ca nói. - Bố mình mang chó về thành phố từ ba hôm trước và để nó trong kho chứa của bà chủ nhà. Bố mình muốn cho mình một món quà, và bố bảo gọI cậu lạI mà xem.
    Ta-nhi-a một lần nữa ngước lên nhìn Phin-ca chăm chú.
    Rốt cục, cũng có thể là như vậy thật. BởI vì ngườI ta vẫn thường tặng trẻ con những thứ mà chúng mơ ước. Những ngườI cha thường tặng con những món quà như thế - Ta-nhi-a đã đọc nhiều về chuyện này.
    Em vứt con dao xuống luống hoa và đi qua cổng ra phố.
    Phin-ca ở cách nhà Ta-nhi-a một cái sân. Cổng vào sân nhà cậu luôn luôn đóng im ỉm. Nhưng cậu đã mở rộng cổng cho Ta-nhi-a, và cô bé nhìn thấy lũ chó.
    Bố Phin-ca ngồI cạnh chúng trên mặt đất và đang hút thuốc. Cái tẩu trong miệng ông rít to như hôm ngồI bên đống lửa trạI trong rừng. Con hươu bị buộc vào hàng rào. Còn lũ chó thì nằm cạnh nhau, tất cả đều cụt đuôi - những con chó Lai-ca cụt đuôi chính cống. Không nhấc những cái mõm nhọn đang tì trên đất lên, lũ chó ngước nhìn Ta-nhi-a vớI ánh mắt hung dữ.
    Bác thợ săn che khuất lũ chó cho Ta-nhi-a.
    - Bọn này dữ lắm, cháu ạ - ông nói.
    Phin-ca thêm:
    - Giống chó này thuần chủng hơn chó Úc Đin-gô.
    - Mình biết rõ giống chó này ?" Ta-nhi-a nói. ?" Nhưng dù sao đây cũng không phảI là chó hoang Đin-gô. Buộc chó vào xe trượt đi bác.
    Bác thợ săn hơi phân vân. Đóng chó vào xe trượt mùa hè à? Đây là một trò chơi không thích hợp. Nhưng cả cậu con trai cũng xin ông làm thế. Thế là bác thợ săn lấy trong kho ra một chiếc xe trượt tuyết nhẹ và một bồ đồ thắng rồI bắt lũ chó đứng lên. Chúng gầm gừ đứng dậy.
    Ta-nhi-a ngắm nghía bộ yên cương lộng lẫy bọc bằng dạ và da. Những chùm lông trên đầu lũ chó phe phẩy như những chiếc chổI lông.
    - Thật là món quà sang trọng ?" Ta-nhi-a nói.
    Bác thợ săn rất phấn khởI vì được khen là ông bố hào phóng, tuy ngườI khen chỉ là một cô bé.
    [nick]
    Được loveless sửa chữa / chuyển vào 08:42 ngày 02/08/2006
  3. Loveless

    Loveless Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.605
    Đã được thích:
    0
    Họ ngồI lên xe, Ta-nhi-a cầm thanh cai-u-rơ ?" cây gậy dài làm bằng gỗ tần bì, một đầu bịt sắt.
    Lũ chó cứ loanh quanh, ra sức nhún mạnh chân sau rồI lao vút đi, kéo theo chiếc xe trên mặt đất trơ trụi. Vì sự sốt sắng này của lũ chó, bác thợ săn thưởng cho chúng một con cá khô lấy trong túi ra. Ông còn rút trong ngực áo ra hai con cá khô nữa, hai con cá dưa bé tí tẹo lấp lánh dướI ánh mặt trờI, đưa cho cậu con trai và Ta-nhi-a. Phin-ca liền nhau rau ráu, còn Ta-nhi-a thì từ chối. Nhưng cuốI cùng cô cũng ăn hết con cá của mình.
    Bác thợ săn cho xe lao nhanh trên đường. Đã đến lúc ông phảI từ giã thành phố này, ở đây con hươu của ông bị đói cả ngày. Ông đánh xe vào nhà kho và tháo chó ra khỏI xe. Sau đó ông tháo con hươu ra khỏI hàng rào và cho nó liếm muốI trong lòng bàn tay ông. Đồ đạc đã chuẩn bị xong từ lâu.
    Bác thợ săn chia tay hai đứa trẻ sau hàng rào. Ông chìa tay cho Ta-nhi-a, đầu tiên dưa một tay, sau đó đưa tay khác ?" như ngườI ta vẫn thường bắt tay ngườI hàng xóm khi tạm biệt ?" và ông mờI em đi xe trượt tuyết do chó kéo đến chỗ ông chơi.
    Còn con trai thì ông ôm vai.
    - Nếu có thể, - ông nói ?" con hãy trở thành một ngườI thợ săn tốt bụng và một nhà khoa học giỏi. - RồI có lẽ nhớ lạI những lờI phàn nàn của anh phụ trách về cậu con trai, ông suy nghĩ và nói thêm: - Nhớ phảI quàng khăn đỏ trên cổ như qui định.
    Ông đã đến gần chỗ rẽ, tay dắt hươu, nhưng còn quay lạI nhìn lần nữa. Da mặt ông sạm đen dường như làm bằng gỗ, nhưng dù nhìn từ xa nét mặt ông trông vẫn niềm nở, Ta-nhi-a bỗng cảm thấy tiếc là ông đã biến mất nhanh như vậy sau chỗ rẽ.
    - Bố cậu tốt thật đấy, Phin-ca ạ - Ta-nhi-a trầm ngâm nói.
    - Ừ, mình rất yêu bố khi bố mình không đánh nhau.
    - Hoá ra cũng có lúc bố cậu đánh nhau à?
    - Ít thôi, và chỉ những lúc say.
    - Thế đấy! ?" Ta-nhi-a lắc đầu.
    - Chẳng lẽ bố cậu không bao giờ đánh nhau à? Hiện giờ ông ấy ở đâu? Mình chưa bao giờ thấy ông.
    Ta-nhi-a nhìn vào mắt Phin-ca ?" trong đôi mắt ấy có sự tò mò hay nhạo báng không? Hình như chưa bao giờ em nói vớI Phin-ca về bố em.
    Nhưng Phin-ca nhìn thẳng vào mặt Ta-nhi-a, mắt cậu chỉ lộ vẻ hồn nhiên, chất phác.
    - Không bao giờ, - cô bé nói ?" không bao giờ ông đánh nhau.
    - Thế thì cậu phảI yêu bố chứ.
    - Không, mình không yêu.
    - Thế đấy! - đến lượt Phin-ca ngạc nhiên. Và im lặng một lát, cậu bé khẽ chạm vào tay áo Ta-nhi-a. ?" Sao thế? - cậu hỏi.
    Ta-nhi-a cau mặt.
    Ngay tức khắc Phin-ca im bặt, dường như bị chặn lời. Và có lẽ cậu bé sẽ chẳng bao giờ dám hỏI Ta-nhi-a một điều gì nữa. Nhưng Ta-nhi-a đột nhiên đỏ mặt lên:
    - Mình hoàn toàn không biết ông ấy.
    - Ông ấy chết rồI sao?
    Ta-nhi-a chậm chạp lắc đầu.
    - Thế ông ấy ở đâu?
    - Ở xa, xa lắm. Có lẽ ở đâu bên kia đạI dương.
    - Có nghĩa là ở Mỹ?
    Ta-nhi-a gật đầu.
    - Mình đã đoán ra: ở Mỹ phảI không? ?" Phin-ca nhắc lại.
    Ta-nhi-a từ từ lắc đầu.
    - Thế bố cậu ở đâu? ?" Phin-ca hỏi.
    Đôi môi dày của Phin-ca hé mở. Quả thật Ta-nhi-a đã làm cho cậu sửng sốt.
    - Cậu có biết An-giê-ri và Tuy-ni-di ở đâu không? ?" cô bé nói.
    - Mình biết. Ở châu Phi. Có nghĩa là bố cậu ở đấy à?
    Nhưng Ta-nhi-a lạI lắc đầu, mặt buồn hẳn đi.
    - Không, Phin-ca ạ. Cậu có biết một nước thế này không: Ma-rô-xây-ca?
    - Ma-rô-xây-ca? ?" Phin-ca trầm ngâm nhắc lạI theo Ta-nhi-a. Cái từ này làm cho cậu ta thích thú. ?" Có lẽ Ma-rô-xây-ca là một nước đẹp.
    - Ừ, Ma-rô-xây-ca, - Ta-nhia nói khẽ - nhà số 40, phòng 53. Bố mình ở đấy.
    Và cô bé biến vào sân nhà.
    Phin-ca đứng lạI ngoài phố một mình. Ta-nhi-a mỗI lúc một làm em ngạc nhiên. Thật tình, em hoàn toàn rốI trí.
    - Ma-rô-xây-ca ?" em nói. Có lẽ đó là một hòn đảo mà em đã quên mất trong kỳ nghỉ hè. Những hòn đảo đáng nguyền rủa này chẳng bao giờ nằm lâu trong trí nhớ em. Rốt cục em chỉ là một học sinh bình thường, một cậu bé sinh ra trong rừng rậm, trong túp lều da của ngườI đi săn. Em cần những hòn đảo để làm gì cơ chứ?
  4. muatrencayhoanglan

    muatrencayhoanglan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Loveless đã post cuốn tiểu thuyết này lên đây nhé, mình chưa kịp đọc nhưng sẽ coppy về để đọc sau. Vì vậy mình muốn hỏi là bạn đã post hết cuốn tiểu thuyết này chưa? Nếu chưa post thì post hết dùm mình hoặc gửi qua email medisapa@yahoo.com cho mình nhé. Đây là cuốn sách Bố mình đã mua từ hồi mình còn rất bé nên không đọc được vì dài quá so với tuổi của mình hồi đó. Khi mình kịp lớn để có thể đọc thì cuốn sách đó bị hàng xóm mược rồi xé nát để lấy giấy gói trà bán hàng (hichic). Mình vẫn còn nhớ tên đầy đủ của cuốn này là
    "Chó hoang Đin Gô hay là câu chuyện mối tình đầu " cơ mà, hihi.
    Được muatrencayhoanglan sửa chữa / chuyển vào 21:14 ngày 05/08/2006
    Được muatrencayhoanglan sửa chữa / chuyển vào 21:15 ngày 05/08/2006
  5. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    Hoá ra hùi xưa cưng học dốt thế cơ à
    Anh tưởng "Chó hoang Đin - Gô " trong truyện gì có thằng bé bắn súng 2 tay như 1 ý, quên mama nó tên roài
  6. Forza_Roma

    Forza_Roma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2003
    Bài viết:
    1.021
    Đã được thích:
    0
    Came ơn bác loveless nhé.Em đang tìm cuốn này mờ mắt mà ko thấy.Bác tranh thủ post cả cuốn lên cho em copy về đọc với.Đa tạ đa tạ
  7. muatrencayhoanglan

    muatrencayhoanglan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    Bạn Loveless post tiếp đi chứ nhỉ, anh em chờ lâu quá !
  8. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    Post thế nào được, đang bận abc với tớ
  9. Loveless

    Loveless Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.605
    Đã được thích:
    0
    III
    Nước chảy êm êm từ thùng gỗ vào cái bình tướI bằng sắt tây, dường như đó không phảI là thứ nước cũ kỹ bị nhốt kín trong cái thùng mục nát lâu ngày, mà là một thác nước nhỏ vừa mớI sinh ra từ núi cao, dướI những tảng đá. Tiếng nước trong trẻo và chan chứa sự biết ơn đốI vớI cô bé chỉ cần một động tác đã giảI phóng nó, để cho nó chảy đi đâu cũng được. Nó ngân vang vào tai cô bé và chảy thành dòng xoắn lạI rất đẹp, có lẽ chỉ vì muốn cô bé chú ý đến mình.
    Nhưng Ta-nhi-a hoàn toàn không nghe thấy, không nhận thấy dòng nước ấy. Cầm cái nút gỗ trong tay, em nghĩ về bố. Cuộc nói chuyện vớI Phin-ca đã khuấy động tâm trí em.
    Nhưng thật khó mà nghĩ về một ngườI mà bạn chưa bao giờ thấy mặt và chẳng nhớ gì về ngườI ấy, ngoài cái điều ông ấy là bố bạn và hiện sống ở một nơi xa xôi nào đó trong thành phố Mát-xcơ-va, phố Ma-rô-xây-ca, nhà số 40, phòng 53. Trong trường hợp này chỉ có thể suy nghĩ về mình. Nhưng về phần mình thì từ lâu Ta-nhi-a đã đi đến kết luận là em không yêu bố, không thể yêu và cũng chẳng cần yêu. Em biết rõ tất cả mọI chuyện. Bố em đã yêu một ngườI đàn bà khác, ông bỏ mẹ em, ông bỏ nhà đi từ nhiều năm trước, và có lẽ ông đã có một đứa con gái khác, đã có những đứa con khác. Vậy thì ông ấy còn là gì đốI vớI Ta-nhi-a nữa, cho dù mẹ toàn nói về ông ấy những điều tốt đẹp. Đó chỉ vì lòng kiêu hãnh, không hơn không kém. Nhưng cả vớI em ?" Ta-nhi-a ?" lòng kiêu hãnh ấy cũng là điều dễ hiểu. Chẳng lẽ không phảI vì kiêu hãnh mà em luôn luôn im lặng về bố. Và nếu bắt buộc phảI nói ra một vài lờI, thì đâu phảI trái tim em không thắt lạI vì điều ấy?
    Ta-nhi-a đã nghĩ như vậy, còn nước thì vẫn từ trong thùng chảy mãi, chảy ra mãi, dòng thác nhỏ vẫn reo vui và nhảy nhót mặc dù chẳng được chú ý đến. Nó chảy đầy cái bình sắt tây của Ta-nhi-a từ lâu, rồI tràn trên mặt đất, bây giờ nó chẳng còn sợ ai nữa cả. Nó chảy đến chỗ Ta-nhi-a, chạm nhẹ vào chân cô bé.
    Nhưng cả việc này cũng không buộc được cô bé chú ý. Vì vậy dòng nước lạI tiếp tục chảy đến những luống hoa, giận dỗI và luồn lách như rắn giữa những viên cuộI đen nằm ngổn ngang trên đường.
    Chỉ có tiếng kêu của bà vú nuôi mớI kéo Ta-nhi-a ra khỏI dòng suy nghĩ.
    Bà già đứng trên bậc thềm kêu lên:
    - Cháu nghịch gì thế? Tháo hết nước ra rồi. NgườI thì ướt cả. Thử nhìn lạI mình mà xem! Hay là không biết tiếc tiền của mẹ nữa? Nhà ta vẫn phảI trả tiền nước đấy!
    Ta-nhi-a nhìn lạI mình. Quả thật, tay em đầy đất, đồI giày vảI rách nát vì đá nhọn, còn bít tất thì đẫm nước.
    Cô bé chìa ra cho bà vú nuôi xem. Bà già thôi không kêu nữa mà chỉ phẩy tay một cách ngạc nhiên. Bà mang nước giếng trong vắt đến cho em rửa.
    Cái giếng ở khá xa, nước mát lạnh. Trong khi Ta-nhi-a rửa sạch bùn đất, bà vú nuôi càu nhàu nho nhỏ:
    - Bác thấy cháu lớn nhanh thật. Đã mườI lăm tuổI rồI đấy, - bà nói - thế mà vẫn chưa đâu vào đâu cả. Cháu có vẻ tư lự quá.
    - Thế có nghĩa là gì ạ? ?" Ta-nhi-a hỏi. ?" Thông minh à bác?
    - Cũng không hẳn là thông minh, mà là nghĩ nhiều. Thôi vào nhà lấy bít tất khô mà đi.
    Bà vú nuôi có thứ ngôn ngữ đặc biệt của riêng mình. Đó là một bà già còng lưng, có đôi cánh tay rắn chắc nổI gân xanh, đôi tay mà bà thường tắm rửa cho Ta-nhi-a hồI bé.
    Ta-nhi-a tháo đôi giày ướt ra bỏ lạI ngoài cửa rồI đi chân không vào nhà. Em ủ chân vào tấm thảm của mẹ, một tấm thảm rẻ tiền làm bằng da hươu đã bị sờn nhiều chỗ, và nhét tay xuống dướI gốI để sưởI ấm. Nước giếng quả là lạnh. Nhưng Ta-nhi-a bỗng cảm thấy có một tờ giấy cứng sột soạt chạm vào ngón tay em còn lạnh hơn.
    Em rút từ dướI gốI ra một bức thư. Bức thư hơi nhàu nát, mép phong bì bị xé ?" như vậy bức thư này đã được đọc vài lần.
    Cái gì thế này?
    Không bao giờ mẹ giấu thư dướI gối.
    Ta-nhi-a nhìn phong bì. Thư của bố gửI mẹ, Ta-nhi-a nhận ra điều này vì tim em đập mạnh và còn vì ở phía dướI phong bì em đọc thấy địa chỉ của bố. Nếu bố đã viết địa chỉ cẩn thận trên phong bì như vậy: Ma-rro-xây-ca, nhà số 40, phòng 53, có nghĩa là bố sợ thư sẽ không đến nơi.
    Ta-nhi-a đặt bức thư xuống giường rồI chân không đi đi lạI lạI trong phòng. Sau đó em giấu bức thư xuống dướI gốI và lạI bước quanh phòng. RồI em cầm lấy bức thư và đọc:
    ?oMa-sa thân mến, anh đã viết thư cho em mấy lần, nhưng có lẽ những bức thư của anh không đến, bởI vì em ở xa quá, ở tận một đầu khác của trái đất. Mơ ước từ lâu của anh đã được thực hiện ?" anh đã được điều đến Viễn Đông. Anh sẽ làm việc ở chính thành phố của em. Bọn anh gồm ba ngườI, anh cùng vớI Na-đê-giơ-đa Pê-tơ-rốp-na và Cô-li-a sẽ đi máy bay đến đó. Cô-li-a đã được nhận vào lớp bảy của trường học ở đấy. Chính em cũng biết cậu bé này thân thiết như thế nào đốI vớI anh và Na-đi-a. Đến Vla-đi-vô-xtốc bọn anh sẽ đi tàu thuỷ. Hãy đợI anh ngày mùng một. Xin em hãy chuẩn bị cho Ta-nhi-a. Anh cảm thấy sợ phảI thú nhận vớI em, Ma-sa ạ, anh đã có lỗI vớI con, không phảI vì anh và em đã ly dị, vì mọI việc đã xảy ra như vậy trong cuộc sống đốI vớI anh, đốI vớI em, đốI vớI Na-đi-a. Không phảI anh có lỗI vớI Ta-nhi-a về những điều này. Mà vì anh thường quên con. Và con thì cũng rất ít viết thư cho anh. Thậm chí trong những bức thư hiếm hoi khi con vừa mớI học viết, khi bàn tay con nắn nót một cách khó khăn mấy từ trên một trang giấy, trong những bức thư ấy dường như anh đã tìm thấy lờI buộc tộI mình. Con hoàn toàn không biết anh. Anh sẽ gặp con thế nào ?" đó là điều làm anh hơi sợ. BởI vì con chỉ mớI có tám tháng khi chúng ta chia tay nhau. Khi ấy con có đôi chân yếu ớt, những ngón tay không lớn hơn hạt đậu, và bàn tay đỏ hồng. Anh nhớ rất rõ điều này??
    Còn Ta-nhi-a thì chẳng nói gì cả. Em nhìn đôi chân trần của mình ?" đôi chân đen sạm đến tận đầu gốI vớI làn da căng mịn và đôi bàn chân nhẹ nhõm. Có thể đứng trên đôi chân này thuận tiện biết bao. Em nhìn đôi bàn tay, bàn tay hãy còn mảnh dẻ nhưng đã có những ngón tay cứng cáp và lòng bàn tay khoẻ mạnh. Nhưng nào có ai, ngoài mẹ, đã sung sướng vì Ta-nhi-a lớn lên và khoẻ mạnh! Vậy mà ngay cả ngườI gieo hạt đậu bên đường, mỗI sáng ra thăm, cũng vui mừng khi thấy những mầm non nhú lên dù chỉ chút ít.
    Và Ta-nhi-a khóc cay đắng.
    Khóc xong, em cảm thấy bình tĩnh lạI: cảm giác vui mừng vụt đến vớI em cùng vớI cảm giác đói và khát.
    - Nhưng bố sắp đến kia mà!
    Ta-nhi-a nhảy lên giường, quăng gốI xuống sàn. RồI em nằm sấp mặt xuống giường và cứ nằm như vậy mãi, khẽ cườI rồI lạI khóc, cho đến lúc chợt nhớ ra rằng mình hoàn toàn không yêu bố. Lòng kiêu hãnh của em biến đi đâu rồI? PhảI chăng cái cậu Co-li-a này đã cướp mất ở em tình yêu của bố?
    - Nhưng dù sao mình vẫn căm thù họ - em nói.
    Sự hờn giận khi vợI đi, khi dồn đến lạI xâm chiếm trái tim em.
    Cửa sổ mở toang ra vì quả đấm của em, và Ta-nhi-a lạI nhìn thấy Phin-ca - lần thứ ba trong ngày hôm nay.
    Không, rõ ràng là trong trái tim cậu ta chẳng có sương mù, chẳng có cả nỗI hờn giận đang tràn ngập tâm hồn Ta-nhi-a.
    Cậu bé ngồI trên một mô đất nhỏ dướI cửa sổ, tập bản đồ đặt trên đầu gối.
    - Không có một nước nào là Ma-rô-xây-ca cả - cậu nói. ?" Có nước Ma-rốc, có đảo Mai-or-ca. Còn Ma-rô-xây-ca thì không phảI là đảo, không phảI là bán đảo, không phảI là lục địa. Cậu đánh lừa mình để làm gì?
    Ta-nhi-a nhìn Phin-ca nhưng có vẻ như không thấy bạn mà xuyên qua bạn để nhìn xuống đất.
    - Im đi, im đi, Phin-ca ?" cô bé nói. ?" Dù sao đi nữa mình cũng không thích.
    - Mình đã làm gì để cậu giận hay sao? ?" Phin-ca hỏi.
    Nhưng tay cậu bé buông thõng xuống khi cậu nhận thấy những giọt nước mắt còn chưa khô trên mi Ta-nhi-a. Một tình cảm mềm yếu tràn ngập lòng cậu.
    Vì vậy Phin-ca lập tức nói dốI một cách dễ dàng y như nói thật, cậu đập tay vào tập bản đồ và kêu lên:
    - Có một nước Ma-rô-xây-ca như vậy! Thật đấy! Quyển bản đồ đáng ghét này chẳng ra gì cả. Nó chẳng đủ tí nào. Mình còn nhớ rất rõ, thầy giáo đã kể cho chúng mình về nước này rồI mà.
    Đến lúc này Ta-nhi-a mớI nghe thấy Phin-ca nói. Và lờI nói dốI chất phác của cậu bé đã làm em bình tĩnh lại.
    ?oĐấy là ngườI bạn trung thành của mình ?" em kết luận. ?" Mình sẽ không đổI cậu ấy lấy bất kỳ ai. Cậu ấy chẳng đã chia sẻ vớI mình tất cả những gì cậu ấy có, ngay cả những cái nhỏ nhất hay sao??
    - Phin-ca, - cô bé nói - vừa rồI mình không nói về cậu. Mình nói về một thằng bé khác tên là Cô-li-a. Cậu tha lỗI cho mình.
    Phin-ca đã tha lỗI từ lâu, ngay khi môi Ta-nhi-a vừa thốt ra cái tiếng đầu tiên dịu dàng hơn những tiếng khác.
    - Nếu đó là về ngườI khác, - cậu bé nói ?" thì cậu không thích nó cũng chẳng sao. ĐốI vớI mình thì thế nào cũng xong. Nhưng sao cậu lạI không thích nó?
    Ta-nhi-a không trả lờI ngay. Im lặng một lúc, em hỏI:
    - Phin-ca, thế nào, theo cậu thì con ngườI có cần kiêu hãnh hay không?
    - Cần ?" Phin-ca trả lờI dứt khoát. ?" Nhưng nếu ngườI kiêu hãnh không phảI cậu mà là Cô-li-a, thì đó lạI là việc hoàn toàn khác. Khi ấy cậu hãy nhờ đến mình nếu cậu cần một cánh tay rắn chắc, hay một cái thòng lọng dùng để bắt hươu, hay cái gậy mà mình đã học được cách sử dụng khi đi săn chim Đi-cút trong rừng Tai-ga.
    - Nhưng chính cậu hoàn toàn không biết nó cơ mà, thế thì sao cậu lạI đánh nó?
    - Nhưng mình biết cậu ?" Phin-ca cãi lại.
    Cái ý nghĩ cho rằng nỗI hờn giận cần được trả không phảI bằng nước mắt mà bằng quả đấm đốI vớI Ta-nhi-a lúc này có vẻ như không đến nỗI ngu ngốc mà rất rõ ràng, nó xoá đi tất cả nỗI băn khoăn đang tràn ngập tâm hồn em. Chính em cũng biết đập chim Đi-cút từ trên cây rơi xuống, ném rất chính xác những viên đá và những mẩu gỗ nặng vào loài chim hiền lành này.
    Nhưng một phút sau em lạI nghĩ: ?oHình như mình đã trở thành độc ác rồI?.
    Bỗng nhiên Phin-ca lùi một bước về phía trái cửa sổ, bốI rốI nhìn phía trên vai Ta-nhi-a, rồI lấy khuỷu tay kẹp chặt tập bản đồ, cậu bất ngờ lao vọt ra khỏI sân.
    Đứng sau lưng Ta-nhi-a là mẹ. Bà đi vào phòng nhẹ nhàng không một tiếng động. Trong chiếc áo mưa và chiếc áo choàng trắng của bác sĩ, Ta-nhi-a thấy mẹ hoàn toàn khác so vớI tháng trước. Có những thứ khi nhìn gần bỗng mất đi cái hình dáng quen thuộc của mình như vậy đấy. Ta-nhi-a hãy còn chưa kịp trấn tĩnh lạI, em đứng sững ngườI nhìn mẹ khoảng hai giây. Em nhận thấy hai nếp nhăn mờ mờ hằn trên hai bên cánh mũi mẹ, đôi chân gầy guộc trong đôi giày rộng quá khổ - mẹ chẳng bao giờ biết quan tâm đến bản thân ?" và đôi cánh tay gầy yếu chữa cho ngườI bệnh rất mực khéo léo. Chỉ có cái nhìn của mẹ là vẫn quen thuộc. Cái nhìn ấy Ta-nhi-a luôn luôn mang theo trong ký ức mình. Mẹ nhìn em bằng đôi mắt xám dịu dàng. Và trong đôi mắt ấy, tất cả những nỗI hờn giận của Ta-nhi-a bỗng tan ra trong khoảnh khắc, như một nhúm muốI tan ra trong biển cả. Em hôn mẹ một cách thận trọng, tránh đụng vào mắt mẹ, dường như sợ cử động của mình sẽ làm tắt mất cái nhìn của mẹ.
    - Mẹ! ?" Ta-nhi-a nói.
    Mẹ ôm chầm lấy em.
    - Mẹ vộI vàng về nhà ?" bà nói. - Mẹ nhớ con quá, Ta-nhiu-sa.
    Bà chăm chú nhìn con gái một lúc lâu. Đầu tiên bà đưa mắt nhìn mái tóc ?" tóc con bé mọc nhanh quá, trông ngờI lên như thép; sau đó bà nhìn vào mặt con, gương mặt nồng nhiệt có nước da rám nắng.
    ?oCon bé đã nghỉ ngơi tốt ở trạI? ?" bà mẹ nghĩ.
    Sau đó bà nhìn xuống chân con gái và ngạc nhiên vì Ta-nhi-a đi chân đất. Đến lúc ấy bà mớI nhận thấy nhà cửa bừa bãi: chiếc gốI lăn trên sàn, khăn trải giường nhàu nát, trên giường là bức thư rút ra khỏI phong bì.
    Và khi ấy cái nhìn của bà ?" cái nhìn mà Ta-nhi-a lúc trước đã sợ làm tắt đi bằng những của chỉ âu yếm của mình ?" cái nhìn ấy bỗng lụI đi, dường như một cơn gió bất thình lình ập đến đã cuốn đi mất vẻ tươi sáng của nó. Trong cái nhìn ấy hiện lên nỗI băn khoăn, do dự, lo âu. Thậm chí Ta-nhi-a còn tìm thấy trong đó cả sự giả dối. Nếu không thì tạI sao mẹ lạI nhặt chiếc gốI ở dướI sàn lên và dọn lạI giường một cách chậm rãi như vậy?
    - Con đã đọc lúc vắng mẹ à, Ta-nhi-a? - mẹ hỏI khẽ.
    Ta-nhi-a cúi đầu lặng thinh.
    - Con cần phảI vui mừng, Ta-nhi-a ạ.
    Nhưng cả lần này đôi môi em cũng không thốt ra một lờI nào.
    NgườI mẹ kiên nhẫn chờ đợi.
    - Mẹ ơi, cậu bé ấy có phảI là em con không? ?" Ta-nhi-a hỏi.
    - Không - mẹ trả lời. ?" Nó không phảI là em con. Nó chỉ là cháu cô Na-đê-giơ-đa Pê-tơ-rốp-na. Nhưng nó lớn lên trong gia đình họ và bố con rất yêu thương nó, bởI vì nó không còn cả cha lẫn mẹ. Bố con là một ngườI tốt bụng. Mẹ bao giờ cũng nói vớI con như vậy.
    - Có nghĩa là nó là ngườI lạ đốI vớI con, nó không phảI là em con ?" Ta-nhi-a nói, đầu càng cúi xuống thấp hơn.
    Mẹ nhẹ nhàng nâng mặt em lên và hôn em hai cái.
    - Ta-nhiu-sa, con thân yêu, mẹ sẽ nói chuyện vớI con sau. Chúng ta sẽ nói về tất cả mọI chuyện. Con sẽ đi đón họ, Ta-nhi-a ạ, và tự con sẽ thấy. Bố con sẽ rất vui mừng. Chính con sẽ đi ra bến tàu, phảI không?
    - Thế còn mẹ?
    Nhưng bà mẹ quay đi tránh cái nhìn chăm chú của cô bé.
    - Mẹ không thể đi được, Ta-nhi-a ạ. Con cũng biết đấy, mẹ luôn luôn không có thờI gian.
    Khi quay mặt đi, bà không nhìn thấy mà chỉ cảm thấy Ta-nhi-a rúc đầu xuống cánh tay gầy yếu của bà và áp sát vào ngườI bà.
    - Mẹ ơi, con chỉ yêu mẹ thôi. Con sẽ ở vớI mẹ mãi mãi. Không bao giờ con ở vớI ai khác, con chẳng cần ai cả. Con sẽ không đi đón họ đâu.
    [nick]
    Được loveless sửa chữa / chuyển vào 08:15 ngày 17/08/2006
  10. Loveless

    Loveless Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.605
    Đã được thích:
    0
    IV
    Thật là một điều kỳ lạ, nhưng cây hoa Ta-nhia đem về trồng thành luống hãy còn sống được đến buổI sáng hôm bố hẹn.
    Không biết có phảI là dòng suốI nhỏ giận dỗI chảy từ trong thùng ra đã đùm bọc rễ hoa, hay những bông hoa ấy chỉ là loạI hoa sống dai như nhiều loài hoa phương bắc không có hương mà sống lâi, nhưng dù sao đi nữathì những bông hoa ấy vẫn còn nguyên trên cành khi Ta-nhi-a đưa mắt nhìn chúng, Ta-nhi-a quyết định không đem chúng tặng ai cả.
    Cô bé đuổI con vịt đang nằm giữa luống hoa rồI nhìn lên tháp canh cứu hoả. Cái tháp làm bằng gỗ ấy vẫn ngự trị trên thành phố này, nơi đây vào buổI bình minh, chim rừng thường hót vang ở khắp các sân. Trên tháp canh vẫn chưa treo cờ tín hiệu. Có nghĩa là vẫn chưa trông thấy tàu thuỷ. Tàu có thể đến muộn. Nhưng Ta-nhi-a cũng chẳng có việc gì làm cho đến lúc treo cờ. Em hoàn toàn không định ra bến tàu. Nếu như em có buộc mớ tóc mềm mạI của mình bằng một dảI băng và thay áo, mặc chiếc đẹp nhất, thì có lẽ chỉ vì hôm nay quả thật là ngày lễ.
    Năm học mớI bắt đầu.
    Nhưng còn lâu mớI đến giờ tớI trường.
    Vậy mà em dậy sơm thế này để làm gì nhỉ?
    ?oCon biết làm gì bây giờ nếu không ngủ được? ?" em sẽ nói vớI mẹ như vậy nếu bà tỉnh dậy vì tiếng kẹt cửa trong nhà.
    ?oMình có thể làm gì bây giờ - em nhắc lạI - nếu hôm nay mình hoàn toàn không muốn ngủ?.
    Nhưng liệu lúc nào đó tàu thuỷ có đến không nhỉ? Thật ra con tàu ấy có tồn tạI hay không? Hay đó chỉ là một ảo ảnh - một ảo ảnh không có bến bờ, không có thờI hạn, một ảo ảnh giờ đây có lẽ đang bơi theo một dòng sông khác và được bao phủ bởI một màn sương khác.
    Ở đây, trong sân cũng có chút ít sương mù. Những cành bạch dương vẫn còn lấp lánh sương đêm, thân cây ẩm ướt, cây hãy còn chưa tỉnh dậy.
    Ta-nhi-a đi ra khỏI nhà rất sớm. Thế mà trong ngõ hẻm đã nghe thấy tiếng bước chân, những bước chân giẫm lên cỏ, nện trên mặt đất. Có ai đó đang vộI ra bến tàu. Có lẽ một ngườI anh đi đón em gái, hay một ngườI cha vộI đến ôm con trai, hay chỉ là một ngườI đánh cá chờ tin tức cùng vớI con tàu. Mà cũng có thể đó là Phin-ca đang vộI đi câu cá ở bến tàu lần cuốI trước khi đến trường.
    Ta-nhi-a ngồI xuống chiếc ghế băng bên cổng.
    Em lắng nghe. Và em thao thức giữa thảm cỏ đang thiêm thiếp ngủ dướI chân em, giữa những cành cây đang thiêm thiếp ngủ trên đầu em.
    Một tiếng còi xa xôi, xa xôi đến nỗI chỉ có những trái tim đang chờ đợI mớI có thể nghe thấy được, vọng đến tai Ta-nhi-a. Đó là chiếc tàu thuỷ rúc còi ở đằng sau mũi đất Đen gần cây đèn biển.
    Ta-nhi-a mở rộng cổng đi ra ngoài đường rồI lạI quay vào sân, đứng lặng bên những cây hoa. Liệu có nên hái những bông hoa này khi chúng hãy còn tươi và có thể đem lạI niềm vui cho bố? Những bông hoa ấy là tất cả những gì mà em có.
    RồI Ta-nhia hái những bông hoa xa-ran-ca và rẻ quạt mà trước đây em đã bỏ bao công sức vun trồng.
    Sau đó em gọI con chó.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này