1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cho hỏi bài này cái

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi guillotine, 16/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. guillotine

    guillotine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    cho hỏi bài này cái

    Mọi người cho hỏi cái
    có ai biết bài gì gì đó mà có câu " Người chết 2 lần thịt xương nát tan" không ?
    Ai biết nói giùm nhé !
    Còn cái bài Ra đồng giữa ngọ viết về thằng bé nào thế ? mà có phải cái thằng đó là ma không,tại nghe đoạn cuối có câu " mặt kia lồ lộ mang ý yêu tinh" Nhưng chả hiểu gì cả !
  2. ducdeolung

    ducdeolung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    bài "Ngụ ngôn mùa đông".
    Còn bài "Ra đồng giữa ngọ" thì mỗi người cảm nhận mỗi khác, theo em nếu guillotine là 1 O con gái chắc sẽ khoái bài này(!?).
    "Yêu tinh cùng diều cùng diều bay quanh
    Vươn tay chào mừng từng loài chim quen
    Mê man trời hồng vượt đồi lên non
    Lên cao mịt mùng "

    ... toàn chim với chóc.
    Nếu là con trai thì em nghĩ không thích bài ni lắm <yếu quá!>:
    "Ngờ đâu hội ngộ tan giữa hư không
    Tan trong trời hồng làm giọt mưa trong
    Tan trong cuộc đời làm lời ru trong
    Tan trong nụ cười mời gọi yêu thương
    Tan trong cội nguồn "
  3. nha_trang

    nha_trang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    "Một ngày mùa đông
    Trên con đường mòn
    Một chiếc xe tang
    Trái mìn nổ chậm
    Người chết hai lần
    Thịt da nát tan"

    Theo tôi đọc được thì bài hát này được ra đời vào những năm chiến tranh Việt Nam khốc liệt nhất. Nhạc sỹ TCS đã viết bài này để nói về những người đã chết nằm trong chiếc xe tang thế mà còn trúng mìn của ... [hic hic, không thể nói được - tự hiểu được rồi ] để rồi chết hai lần.

  4. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Tớ cũng hỏi nữa... Chữ VÔ VI nghĩa là cái chi chi rứa? Ông TCS dùng chữ này ít nhất 2 lần đấy.
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  5. guillotine

    guillotine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    ui da
    cảm ơn mọi người nhiều
    thằng này nghĩ chắc Vô Vi là không biết coi bói(coi tử vi), hehe
  6. beenagirl83

    beenagirl83 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si gọi là vô vy. Xuống tóc đi em
    "Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy" đã chơi thì mặc xác luân hồi
  7. beenagirl83

    beenagirl83 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    hơ hơ còn nữa, không ngủ được nên em vi vu tìm cái nghĩa vô vi
    Chữ vô vi trong đạo Phật khác với chữ vô vi trong đạo Lão. Ðạo Lão nói đạo là thường hằng tự nhiên, không có danh, không thể nói. Muốn được an thì cứ thả tâm tự nhiên theo đạo, không tác vi gì cả, chữ vô vi trong đạo Phật là dịch từ chữ Phạn "Asamskrita", có nghĩa là không tạo tác, chỉ cho pháp lành thường trụ không do nhân duyên tạo tác, không có sanh diệt biến hoại, khác với pháp hữu vi là pháp do nhân duyên tạo tác, có sanh diệt biến hoại, nên pháp vô vi chính là một tên khác của Niết-bàn. Như trong luật Tứ phần, đức Phật Tỳ-bà-thi dạy: "Nhẫn nhục đệ nhất đạo, Phật thuyết vô vi tối..." nhẫn nhục là hạnh tu cao nhất, Niết-bàn là đạo tối thượng. Niết-bàn là tịch tịnh vô vi an lạc, ngoài mọi vọng tình tà kiến chấp trước. Như kinh Ðại nhật phẩm Trụ tâm nói: "Bồ-tát vì chúng sanh trong pháp giới, không từ mệt nhọc, thành tựu an trụ học giới vô vi, xa lìa tà kiến, thông đạt chánh kiến". Hay "thâm quán pháp tánh vô vi, hoặc sanh hoặc pháp (tức hoặc chấp thật có ngã, thật có pháp) đều vô sở đắc". Chính trong tinh thần vô sở đắc đó, kinh Kim cang dạy rõ: "Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm" là hãy đừng trụ vào tướng gì cả mà sanh tâm bố thí, trì giới v.v...
    Như vậy, chữ "vô vi" trong đạo Phật đâu có nghĩa là không làm gì hết, trái lại vô vi là làm tất cả những gì thuận với pháp tánh, Niết-bàn, chân như, theo đó không có chút ý tưởng chấp ngã, chấp nhân, chấp pháp...
    ------------------------

    VÔ VI PHÁP
    Pháp Vô vi không sanh diệt, không biến đổi, không phải như các pháp hữu vi là Tâm vương, Tâm sở, Sắc pháp, Bất tương ưng hành có sanh diệt biến đổi. Do các pháp hữu vi (94 món) diệt rồi, thì pháp vô vi mới hiện bày (Tứ, sở hiển thị cố).
    Thật ra, vô vi không phải có 6 pháp, song vì theo từng khía cạnh của nó để giải thích, nên đặt ra 6 tên.
    1. Hư không vô vi: Chơn như hay Pháp tánh, không thể dùng ý thức suy nghĩ hay lời nói luận bàn được. Nó phi sắc, phi tâm, không sanh diệt, không cấu tịnh, không tăng giảm nên gọi là "Vô vi".
    Bởi nó không ngã, không pháp, rời các cấu nhiễm, rỗng rang như hư không, nên gọi là "Hư không vô vi".Đây là theo thí dụ mà đặt tên.
    2. Trạch diệt vô vi:Do dùng trí huệ Vô lậu, lựa chọn diệt trừ hết các nhiễm ô, nên chơn như vô vi mới hiện. Vì thế nên gọi là "Trạch diệt vô vi".
    3. phi trạch diệt vô vi:Vô vi không cần lựa chọn diệt trừ các phiền não. Có hai nghĩa:
    a) Tánh chơn như vốn thanh tịnh, không phải do lựa chọn diệt trừ các phiền não nhiễm ô mới có, nên gọi là "Phi trạch diệt".
    b) Các pháp hữu vi tạp nhiễm, vì thiếu duyên không sanh khởi, nên pháp vô vi được hiện. Bởi thế nên gọi "Phi trạch diệt".
    4. Bất động diệt vô vi: Đệ tứ thiền đã lìa được ba định dưới, ra khỏi tam tai (đao binh tai, hỏa tai, thuỷ tai) không còn bị mừng, giận, thương, ghét ...làm chao động nơi tâm, nên gọi là "Bất động diệt".
    5. Thọ tưởng diệt vô vi: Khi được Diệt tận định, diệt trừ hết "thọ" và "tưởng" tâm sở nên gọi là "Thọ tưởng diệt vô vi".
    6. Chơn như vô vi: Không phải Vọng, gọi là Chơn (không biến kế sở chấp); không phải điên đảo gọi là Như (không y tha khởi), tức là thật tánh của các pháp (Viên thành thật).
    --------------
    (tổng hợp từ các ngôi chùa online)
    thật Vô Vị sao, mình thức khuya để nghiên cứu giúp bạn lys mà bài nào có chữ Vô vi nhỉ, Em cũng hỏi
    "Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy" đã chơi thì mặc xác luân hồi
  8. ducdeolung

    ducdeolung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    " Vườn năm xưa em đã đến nay trăng quá vô vi.
    Giọt sương khuya rụng xuống lá như chân ai lần về "- Nguyệt ca.
    Mới nhớ có 1 bài.
  9. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Hehe... đố luôn đấy... Có ai tham gia giải đố câu này không? Chữ VÔ VI được Trịnh Công Sơn dùng trong bài nào nữa?
    Cảm ơn Psy nhé. Cái này phải ngâm cứu dần dần mới hiểu được. Mỗi tội có cái này đọc qua đã thấy nghẹn: "Như vậy, chữ "vô vi" trong đạo Phật đâu có nghĩa là không làm gì hết, trái lại vô vi là làm tất cả những gì thuận với pháp tánh". Thế PHÁP TÁNH là cái gì? Có khó không? Có ngược không?
    Thế vận dụng vào câu bạn ducdeolung vừa nhắc, thì cái chữ VÔ VI ấy nó mù mờ thế nào...
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Lời Ở Phố Về
    Đêm xưa ra phố với người
    Giờ đây xuống phố với ngày vô vi
    -
    Nguyệt Ca
    Vườn năm xưa em đã đến nay trăng quá vô vi.
    Giọt sương khuya rụng xuống lá như chân ai lần về

Chia sẻ trang này