1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho hỏi một chút về Hệ Mặt Trời ????

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi binhthuongthoi_007, 28/04/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. binhthuongthoi_007

    binhthuongthoi_007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Cho hỏi một chút về Hệ Mặt Trời ????

    Các bạn có thể nói rõ cho tôi biết về các hành tinh quay quanh Hệ mặt trời được không ? nói thật là tôi biết ít quá về nó đấy.
    cảm ơn nhiều nhiều
  2. conTotso9

    conTotso9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Hành tinh quay quanh hệ mặt trời là thế nào , tạo chủ đề gây cười à
  3. phuthuy26vn

    phuthuy26vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể tham khảo chi tiết trong topic:"bạn biết gì về trái đất và hệ mặt trời,còn đây là một bài tương đối ngắn gọn
    Thuỷ tinh_thế giới rỗ chằng rỗ chịt
    Khoảng cách đến mặt trời:58 triệu km
    Trời gian quay quanh mặt trời:88 ngày
    Khối lượng(coi khối lượng trái đất bằng 1):0,055
    Thời gian tự quay quanh truc:58,7ngày
    Vệ tinh:không có
    Bán kính(trái đất=1):0,38
    Bề mặt thuỷ tinh nhiều miệng hố khủng khiếp .Trong khi nhìn chung ,nó giống như nguyệt cầu ,nhưng nó không có những khu vực "biển đen " đầy dung nham như trên bề mặt nguyệt cầu thay vào đó ,những bình nguyên dung nham nhẹ trôi lại trông giống như những vùng cao nguyên nguyệt cầu về phương diện cấu trúc.Tất cả khí quyển của thuỷ tinh đã tan rã từ lâu ,vì hành tinh này quá nhỏ nên trường hấp dẫn không dủ mạnh để hút và giữ tầng khí quyển .Vì thế trong hàng trăm năm qua thuỷ tinh liên tục bị oanh tạc bởi những tiểu hành tinh và thiên thạch .Có lẽ mà bởi vậy trông nó không được "xinh đẹp"cho lắm
    Kim tinh-hành tinh láng giềng với Trái Đất
    Khoảng cách đến mặt trời:108triệu km
    Trời gian quay quanh mặt trời:225 ngày
    Khối lượng(coi khối lượng trái đất bằng 1):0,81
    Thời gian tự quay quanh truc:243ngày
    Vệ tinh:không có
    bán kính(trái đất=1):0,95
    Là hành tinh ở gần Trái Đất hơn bất kì hành tinh nào khác kim tinh đôi khi còn được coi là chị em sinh đôi với trái đất .Vì nó có kich thước tương tự trái đất ,trến hành tinh này cũng có những dãy núi cao như đỉnh everest của dãy himalaya trên Trái Đất.Tuy nhiên nó còn cách xa khá nhiều để được gọi là Trái Đất thứ hai .Kim tinh có một lớp khí quyển dày đặc khí cacbonic và axit sunfuric.Hỗn hợp khí trong hkí quyển của hành tinh này không thuận lợi cho sự sống .Hiện tượng bức xạ nhiệt làm nhiêt độ trên bề mặt hành tinh này lên tới 460độC và có áp suất bằng khoảng 100 lần áp suất trên trái đất
    Hoả tinh-hành tinh đỏ
    Khoảng cách đến mặt trời:118triệu km
    Trời gian quay quanh mặt trời: 687ngày
    Khối lượng(coi khối lượng trái đất bằng 1):0,11
    Thời gian tự quay quanh truc:24,6ngày
    Vệ tinh:2
    bán kính(trái đất=1):0,53
    Hẳn là màu đỏ của hoả tinh đã khiến các nhà thiên văn gán cho nó cái tên cảu thần chiến tranh ,vì màu đỏ là mầu của máu đổ và chiến trường .Màu đỏ này là do bề mặt hoả tinh chứa nhiều oxit sắt nói cách khác hoả tinh đang bị hoen rỉ.hoả tinh là một hành tinh thú vị nhất trong hệ mặt trời ,có lẽ là vì hàng bao nhiêu thập niên qua một số nhà văn đã đưa ra kết luận rằng có thể có sứ sống ở đó.Một trong những tính chất thú vị nữa của hoả tinh là sự hiện diện của 2 chỏm cực,các mảng màu trắng xuất hiện ở 2 cực nam và bắc của hành tinh này .Đương nhiên các nhà khoa học cũng tự hỏi các chỏm cực này có phải là băng tuyết giống như các cực trên trái đất hay không ?
    Mộc tinh-chúa tể các hành tinh-một mặt trời nho nhỏ
    Khoảng cách đến mặt trời:5,2AU
    Trời gian quay quanh mặt trời: 11,9ngày
    Khối lượng(coi khối lượng trái đất bằng 1):318
    Thời gian tự quay quanh trục:9,84giờ
    Vệ tinh:63
    bán kính(trái đất=1):11,2
    Lớn gấp 11 lần trái đất ,mộc tinh được coi là chúa tể của tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời .Khối lượng của nó bằng 2 lần khối lượng của tất cả các hành tinh khác cộng lại hành tinh chói chang này phải mất 12 năm để dạo quanh bầu trời ,đã được nhiều huyền thoại gắn liền với vị thần mạnh mẽ nhất trong các thần linh...Vẻ bề ngoài mộc tinh giống như thành phần của mặt trời: hydro lên tới 75% và hêli 24%..nó còn có những điểm tương tự khác : trọng lực lớn của mộc tinh lèo lái số phận của những sao chổi ,nó có thể gởi các tiểu hành tinh đi xuyên qua thái dương hệ ,ngoài ra nó còn điều hành một thái dương hệ cỡ nhỏ gồm 16 mặt trăng.Một điều lí thú của các dấu vết trên mộc tinh là Vết đỏ lớn vẫn thường xuyên thay đổi kích thước .Nó là một cơn bão khổng lồ đã tồn tại từ lâu trong khí quyển của mộc tinh mà không tan rã
    Thổ tinh-một trong những thiên thể quyến rũ nhất trên bầu trời
    Khoảng cách đến mặt trời:9,54AU
    Trời gian quay quanh mặt trời: 29,5 năm
    Khối lượng(coi khối lượng trái đất bằng 1):95,2
    Thời gian tự quay quanh trục:10,2 giờ
    Vệ tinh:31
    bán kính(trái đất=1):9,5
    Nằm sát ngoài mộc tinh ,thổ tinh là hành tinh đẹp và kì là nhất khi được nhìn qua kính viễn vọng.Nó là hành tinh cuối cùng được người xưa biết đến ,nó di chuyêntrên bầu trời chậm chạp như rùa bò ,phải mất gần 30 năm mới đi hết một vòng quỹ đạo,hình như nó đang mang theo mình những khuyết tật và nhược điểm của tuổi già .Vì thế hành tinh này được đặt tên là thổ tinh ( saturn )-Thân phụ của các thần linh trong huyền thoại Hilap và La mã .Sở dĩ nó được xếp trong dach mục "hoa hậu "của Thái dương hệ là vì nó được trang trí bằng những vòng xuyến khổng lồ dầy chừng vài trăm km và rộng 400 nghìn kilomet.Vành đai này bao gồm rất nhiều bụi và những tảng đá đủ kích cỡ :từ và xentimet đến vài trăm met,bọc trong một lớp băng đá
    Thiên vương tinh-thế giới mầu xanh
    Khoảng cách đến mặt trời:19,2AU
    Trời gian quay quanh mặt trời: 84 năm
    Khối lượng(coi khối lượng trái đất bằng 1):14,5
    Thời gian tự quay quanh trục:17,9 giờ
    Vệ tinh:27
    bán kính(trái đất=1):4
    Sở dĩ Thiên vương tinh có màu sắc xanh da trờ là do lớp sương mù ở tầng cao trong khí quyển của thiên vương tinh chứa metan,metan hấp thụ gần hết bức xạ cảu mặt trời chiếu vào thiên vương tinh và chỉ khuếch tán ánh sáng mầu xanh da trời nên hành tinh này có màu xanh.Còn một điều rất đặc biệt khi nhắc đến Thiên Vương vương tinh,đó là thiên vương tinh dường như đang "lăn" trên quỹ đạo của mình vì trong quá trình bay quanh mặt trời phần hông của nó lên gần như thẳng đứng .Một lí thuyết giả thích độ ngiêng đó là nó đã va chạm với một vật thể bự cỡ Trái Đất ngay từ thủa đầu trong lịch sử
    Hải Vương tinh-một hành tinh được phát hiện bởi các nhà toán học
    Khoảng cách đến mặt trời:30AU
    Trời gian quay quanh mặt trời: 165năm
    Khối lượng(coi khối lượng trái đất bằng 1):17,1
    Thời gian tự quay quanh trục:19,2giờ
    Vệ tinh:13
    bán kính(trái đất=1):17,1
    hành tinh này được đặt theo tên thần biển của người La Mã .Người ta đã tin rằng Hải Vương tinh có một lõi nhỏ bằng đá,nhưng phần lớn hành tinh này có lẽ là một đại dương sâu thẳm đầy nước và chìm ngập dưới một khí quyển đầy hiđro và heli,những đám mây tinh thể băng đá bằng metan trôi nổi bồng bềnh trong khí quyển tạo cho hành tinh này mộ màu xanh biếc.Do sự " tích cực quấy nhiễu" láng giềng của mình của mình là Thiên Vương tinh ,Hải Vương tinh đã được trình làng trong ngòi bút tính toán của Adam John Couch ,song vinh quang chưa đến với ông,đến khi Neverrer hoàn thành công việc tính toán và kiểm chứng tên tuổi của 2 ông mới được ghi vào lich sử thiên văn
    Diêm Vương tinh-không gian của đá và băng
    Khoảng cách đến mặt trời:39,5
    Trời gian quay quanh mặt trời: 249
    Khối lượng(coi khối lượng trái đất bằng 1):0,002
    Thời gian tự quay quanh trục:6,39 giờ
    Vệ tinh:1
    bán kính(trái đất=1):0,18
    Clyde Tombaugh phát hiện vào 2-1930 .Nó được đặt tên là diêm vương tinh theo tên của một vị thần ở thế giới bên kia.Với cái tên của nó ta cũng có thế tưởng tượng ra đây là một thế giới chết.Diêm vương tinh có một cái lõi bằng băng và đá .thiên thể này không có khí quyển ,nước,cacbonic và nitơ đóng băng trên bề mặt hành tinh ở nhiệt độ -230độC
    Được phuthuy26vn sửa chữa / chuyển vào 12:17 ngày 29/04/2004
  4. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    1) Cho tớ hỏi AU là gì vậy?
    2) Hình như bạn nhầm. Chỗ này phải là 11,9 năm chứ sao có thể là ngày được.
    Được scouter sửa chữa / chuyển vào 13:33 ngày 29/04/2004
  5. viking_nasa

    viking_nasa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    AU là từ viết tắt của từ Astronomycal unit (nếu em nhớ không nhầm), người ta gọi là một đơn vị thiên văn, 1AU bằng khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời.
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Về hệ MT, các bạn có thể tham khảo trong "Bạn biết gì về Trái Đất và hệ MT"
    Còn các thông tin khác xin hỏi trong "Hỏi đáp về thiên văn", AU hay UA tôi đều đã nói trong chủ đề tháng tư về các ngôi sao.
    Thế nhé, xin lỗi vì tôi sẽ khoá chủ đề này theo qui định đã đề ra ở trang 1 của chủ đề đăng kí thành viên
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này