1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho hỏi nơi nào đó trên trái đất, mà ở đó bạn ở trong trạng thái ko có trọng lực ko ??

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi quoctoan2k9, 09/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quoctoan2k9

    quoctoan2k9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2009
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Cho hỏi nơi nào đó trên trái đất, mà ở đó bạn ở trong trạng thái ko có trọng lực ko ??

    Nếu lấy trái đất làm chuẩn thì ta biết đc khối lượng cơ bản là kilogam (kg), trọng lượng của vật (Niuton - N). Bạn biết nơi nào đó trên trái đất, mà ở đó bạn ở trong trạng thái ko có trọng lực ko (hệ qui chiếu gắn với tâm trái đất nhé) ?
    Trên thực tế, có 1 số trường hợp bạn bị xem là vô trọng lực, như trong 1 thang máy đang đi lên, bỗng đứt dây và rơi xuống, ta thấy mọi vật trong thang máy lơ lửng, người ta gọi đó là vô trọng lực, nhưng thế tế là vật đó đang rơi và có trọng lực đấy!
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Chui vào tâm ấy! cẩn thận hơn khi dùng từ nhá
  3. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Theo ý kiến của riêng tôi thì chúng ta cần chú ý đến đặc điểm: trái đất quay cuốn theo không gian quanh nó dính chặt vào và quay theo - hấp dẫn là hiệu ứng cuốn.
    Điều này sẽ dễ hình dung khi ta cho một quả bóng (bằng cao su đặc) to cỡ quả bóng đá vào trong nước và tạo ban đầu chó nó quay với một vận tốc khá lớn. Giả sử lực quay lớn đến mức nó có thể quay (coi là) đều trong vòng 1 tuần để ta khảo sát.
    Lực hút sẽ giảm dần từ xích đạo đến các cực. Tại hai điểm nối trục tâm quay lực hút bằng không nhưng hai điểm này luôn thay đổi vị trí.
  4. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Nếu nhớ không nhầm thì, theo thuyết năng lượng NTT, mọi điểm trong không gian đều không có trọng lực hay hấp dẫn gì cả, các điểm chỉ khác nhau về "năng lượng" thì phải.
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Em chưa đi bắc cực nam cực lần nào nên không dám cãi
  6. cafe37

    cafe37 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    4.783
    Đã được thích:
    6
    khi nói về trạng thái không trọng lực trên trái đất thì ta chỉ có thể xét trên trạng thái tương đối. 1 vật trên trái đất có thể xảy ra tình trạng không trọng lượng khi xảy ra những điều sau:
    vật trong tình trạng rơi tự do.
    vật nằm ở trung tâm trái đất, khi đó các lực tác động là cân bằng.
    khi vật hiện diện ở 2 cực trái đất thì vật vẫn có trọng lượng. khi bạn nói đến lực hút giảm dần từ xích đạo đến 2 cực là phi thực tế. bạn nói đúng khi nhắc đến sự quay của trái đất. tại 2 cực {chỉ là 1 điểm rất nhỏ} thì tại đó trái đất vẫn có sự quay quanh trục. sự quay này diễn ra tuy rất nhỏ nhưng như vậy không hoàn toàn là ngừng quay.
    khi vật ở tại 2 cực thì vẫn tồn tại lực hút. khi bạn nói như thế chứng tỏ bạn mất nhận thức cơ bản. lực hút của trái đất là lực hấp dẫn. lực này tác động khi có mặt 2 vật khác nhau. 1 vật ở tại cực nam hay bắc và trái đất là 2 vật khác nhau vì vậy lực hấp dẫn là tồn tại.
    xét về tuyệt đối thì tình trạng không trọng lượng là không thể xảy ra. tình trạng không trọng lượng luôn là tương đối và nó xảy ra khi các lực tác động vào nó là cân bằng. VD khi phi hành gia ở ngoài quỹ đạo thì tình trạng không trọng lượng xảy ra khi có sự cân bằng giữa 2 lực là lực ly tâm do sự quay quanh quỹ đạo và lực hấp dẫn của trái đất.
  7. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô! Một bài viết rất cẩn thận. Cẩn thật đến mức sau dấu chấm không viết hoa... chứng tỏ tác giả nó muốn dấu mình.
    ...
    Chính xác! Một bài viết có rất nhiều câu khẳng định đúng với những phát biểu của Vật lý cổ điển.
    ...
    Tuy nhiên không phải thế mà đây không phải là bài viết không cần sửa. Câu đầu tiên: ... "không trọng lực"... Trọng lực, gọi tắt là lực, lực này là do trái đất hút, đặt ở tâm vật (theo quan niệm của VLCĐ) như vậy vật nằm trong trường hấp dẫn bao giờ cũng có lực này. Nói không trọng lực là không chính xác.
    Các đoạn vàng thứ 3 và 4 toàn là những câu khẳng định. Nói thật cái này người ta nói lâu rồi, ai cũng biết... có lẽ bạn không nên nhắc lại. Tôi cũng biết điều đó và dĩ nhiên tôi và cả cái box VL này vẫn biết: tôi thiếu kiến thức cơ bản như thế nào... Tức là bạn không nên đưa ra những câu mà "ai cũng biết này" - vì ý của tôi là đang muốn xem các câu đó liệu có sai không? Bạn nên tập trung (nhìn thẳng) vào bài của tôi mà trao đổi...
    Đoạn bôi vàng thứ năm thì tôi hỏi bạn thế này: nếu giả sử phi hành gia là người máy, anh (chị) ta có thể sống mãi... Liệu anh (chị) ta có bay mãi trên đó không hay rồi sẽ rơi xuống mặt đất? Và hỏi thêm bạn: quỹ đạo quay của vệ tinh từ khi được đưa lên đến khi rơi xuống là hình gì?
    Cuối cùng tôi chỉ có một câu hỏi nhỏ vui vui với bạn thôi: tại sao khi quả tạ từ trên cao rơi xuống mặt đất, nó không có trọng lượng, tại sao gió không thổi nó bay sang ngang?
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 23:04 ngày 13/06/2009
  8. cafe37

    cafe37 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    4.783
    Đã được thích:
    6
    em đâu phải bên chuyên ngành vật lý đâu mà bác hỏi thế. bác bắt bẻ như thế thì em chịu. em chỉ là 1 thằng 20 tuổi nhác học lại học lâm sinh thôi em đâu rõ mấy từ chuyên ngành kia.
    he he mấy câu này là sở trường của em ạ. em cả ngày lang thang đam mê tên lửa với máy bay nên bác he he.
    bác biết là vệ tinh trên quỹ đạo cứ sau 1 khoảng thời gian ngắn nhất định thì phải chỉnh lại quỹ đạo. với các vệ tinh tầm thấp thì khi người ta ko còn chỉnh quỹ đạo cho nó nữa thì nó sẽ rơi xuống trái đất. bốc cháy
    các vệ tinh có độ cao lớn như là vệ tinh địa tĩnh hay là các vệ tinh do thám của nga {đam mê của em ạ} theo lý thuyết thì nó sẽ ở mãi trên vũ trụ { em nói là lý thuyết nhé. nếu có lực tác dụng thì nó sẽ thay đổi quỹ đạo.}
    các vệ tinh hay tàu con thoi khi rơi vào vũ trụ thường phải bay hàng chục vòng quanh trái đất hạ độ cao từ từ rồi mới có thể tiếp đất. em còn biết tại sao thế giới lại đặt các trung tâm phóng tàu vũ trụ gần xích đạo, nói thế chắc ko cần nói nhiều nữa. {nói dài lại sai từ }
    về chuyện giả thuyết phi hành gia của bác thì cũng tương tự cái vệ tinh thôi ạ. nếu nó đạt được quỹ đạo thích hợp và tốc độ như các vệ tinh địa tĩnh { 8km/s} và không có lực nào ngoài lực ly tâm mà lực hấp dẫn thì nó sẽ tồn tại mãi trên vũ trụ.
    khi bàn về sự rơi tự do của bác thì em xin trả lời như sau { em ko biết. nên xem như 1 bài kiểm tra kiến thức của em}
    khi ta xét về sự rơi tự do trên lý thuyết thì không có 1 lực nào tác động nào đáng kể { kể cả sức cản của không khí và tất nhiên ko có gió} như bạn đã biết hầu như mọi định luật vật lý đều dựa trên lý thuyết và sự tuyệt đối.
    hu hu chỉ vào nói lung tung vậy mà các bác bắt bẻ em.
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Lại phán roài, đã nhắc ở trên là cẩn thận khi dùng từ, tức là phân biệt trọng lực với trọng lượng rồi mà chẳng chịu nghe!
  10. Insomnium

    Insomnium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Nếu không có gì thay đổi và quỹ đạo cân băng thì sẽ ko rơi xuống trái đất đâu.
    Quỹ đạo của vệ tinh là hinh elip, có thể là hình tròn( trường hợp đặc biệt)
    Nó vẫn bay sang ngang đấy chứ. Có điều rất ít mà cậu không nhìn thấy thôi. Sao cậu không thả 1 cái lông chim dễ quan sat hơn ...

Chia sẻ trang này