1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho hỏi Quy Nhơn giờ ra răng?

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi zesman, 08/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Cho hỏi Quy Nhơn giờ ra răng?

    Cách đây 4 năm, vào ngày mồng 6 Tết, tôi có dịp ra Quy Nhơn một chuyến. Hồi đó tôi chưa biết nhiều về thành phố này. Tôi hỏi đại một người dân địa phương là nếu chỉ đi chơi Quy Nhơn trong một ngày thhì nên đi những đâu. Họ chỉ tôi chỗ nào, tôi đi chơi chỗ ấy. Đầu tiên là dạo khắp đường phố Quy Nhơn. Không ấn tượng mạnh mẽ lắm, và cũng không nhớ chính xác lắm. Tôi chỉ nhớ dường như có chút gì đó hơi giống so với đường phố Hà Nội. Tôi mò tới cái chợ lớn nhất Quy Nhơn (cũng chẳng nhớ tên, hình như là chợ Lớn ???), rồi lại mò ra biển, tìm tới Hòn Chồng. Lên viếng mộ Hằng Mặc Tử. Ở mảnh đất Nha Trang của tôi cũng có một nơi gọi là Hòn Chồng. Theo nhận xét của tôi, Hòn Chồng của Quy Nhơn hay hơn vì có nhiều cây xanh hơn, lại gần ngay mộ Hàn Mặc Tử. Một ngày ở Quy Nhơn không đi được nhiều nơi vì còn phải tranh thủ giải quyết một số việc khác. Hồi đó, tôi thấy Quy Nhơn buồn quá, phố xácứ gọi là vắng như chùa bà đanh, không biết có phải tôi không đi đúng ngày không. Tôi vẫn thường nghe dân Sài Gòn chê Nha Trang buồn. Mà theo tôi, nếu so về mức độ kiểu ấy thì Quy Nhơn còn buồn ác nữa. Tôi không có ý khen chê gì thành phố của các bạn. Tôi chỉ nói lên những suy nghĩ thật của mình.
    Tôi cũng có dịp quen biết những người bạn đến từ Quy Nhơn, cũng có dịp ngồi nhậu với họ. Tôi cũng được nghe họ kể về shuyện học hành ở Quy Nhơn, và cũng nhiều chuyện khác.
    Điều mà tôi ấn tượng mạnh nhất về Quy Nhơn lại là một đặc sản của vùng này. Rượu Bàu Đá (đặc sản của Bình Định mà). Có một lần, ngồi với anh em, bạn bè trong một cuộc nhậu rượu Tây (hạng xòang ấy mà) trên đất nước mặt trời mọc. Hôm ấy có một người bạn được người nhà gưỏ nem chua qua. Anh em mừng hết biết. Đang hỉ hửng vì được ăn nem thì lại nhận thêm tin vui, có người mang ruợu Bàu Đá đến chia vui. Càng mừng tợn hơn nữa. Công nhận rượ Bàu Đá là số 1. Dân miền Bắc vẫn tự hào khoe về rượ Cuốc Lủi số dzách của họ. Nhưng cũng phải nghiêng mình cuối đầu với hương vị của Bàu Đá. Chẹp, uống tới đâu biết đến đó. Hương vị thì cứ phải gọi là mê li, thật là không bàn phím nào có thể diễn tả hết.

    Ấy ,ấy, bậy quá, định hỏi thăm mọi người Quy Nhơn giờ ra sao. Tự dưng lại kéo rượu chè vào đây, đắc tội, đắc tội.
  2. chungtm2000

    chungtm2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    0
    Các bác có thước phim nào nói về Quy nhơn không ? post lên tôi xem với, quê tôi ở đó mà
  3. mien_gio_chuong

    mien_gio_chuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    zesman nè, tui dân QNhơn chính hiệu bàu đá, cũng xa QNhơn hơn 2 năm, nhưng mà cũng có thể kể chút ít gì đó cho bác zesman biết sự thay da đổi thịt của QN một cách kinh hồn trong vòng gần 3 năm qua (chẹp chẹp, nổ chút cho khí thế).
    Chợ lớn vẫn còn đó, và ngày càng lớn hơn, nói về chợ thì có thêm ít cái nữa để cạnh tranh, QN của 4 năm về trước, thực sự ít có chổ để đi chơi, nếu không muốn nói ngồi nhậu, uống cafe, nhưng bây giờ thì đời sống khá hơn, nên phải có chổ để phá bớt ít tiền chứ, he he he... biển QN nước vẫn mặn như 4 năm trước, nhưng khác hơn nhiều, nhiểu thứ làm ăn theo cái biển, nên bây giờ thì đúng hơn với từ bãi biển, vì có bãi, có dịch vụ. QN hiện nay rộng hơn 4 năm truớc nhiều lắm, dân đông hơn, nhà máy nhiều hơn, và đương nhiên quán nhậu cũng nhiều hơn. đi nhậu ở QN thì đúng là thú vị, HN, sài gòn không có được cái không khí đặc trưng đó đâu.
    tui cũng đã ở HN 5 năm, đường phố QN không nhiều rác như HN, đường phố QN không có cống thoát nước kiểu trung cổ như HN, đường phố HN không có vị măn của biển, không có những cơn gió mát rượi vào những đêm hè.
    2 năm không đuợc sờ mó vào diện mạo QN, nên chưa diễn tả được hết sự thay đổi của QN
  4. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn [nick]mien_gio_chuong[/nicl] nhiều lắm. Nếu có cơ hội, tôi rất muốn được tới Quy Nhơn lần nữa để được ... uống Bàu Đá ngay trên đất Quy Nhơn. Dạo này thấy mình trở nên lạc lỏng hẳn đi, tính thuyết phục cũng mất dần đi. Giwò có một dòng bàu đá chảy trong huyết quản cho tỉnh người thì thật là tuyệt.
  5. CHU_HA_new

    CHU_HA_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Quy Nhơn Bây Giờ Ra Răng
    Bên nhà
    Vào xuân chưa em
    Nắng có ấm không ?
    Hỡ má hường ...
    Đất khách
    Lâu ngày anh bước mỏi
    Nhớ nhiều
    Quê Mẹ nẻo thương thương
    Bên nhà
    Còn mưa không em ?
    Héo hắt nơi đây
    Giá lạnh về
    Thương ai vai nhỏ
    Thương nhiều lắm
    Nặng gánh tình xa
    Bạc tóc thề
    Ở bên nầy
    Nằm mơ bên kia
    Thắc thẻo ...
    Đêm nghe ... rộn tiếng lòng
    Sang sông
    Ai bắt Cầu Đôi
    Tình chia hai ngả
    Em, Tôi ... xa rồi
    Chánh Toà mái phủ
    Rong phơi
    Con Chiên ngoan đạo
    Một thời ... nay đâu !
    Bên nầy
    Anh ngóng mưa ngâu
    Em bên phương ấy
    Ôm sầu tương tư .

  6. legend_of_endless_love

    legend_of_endless_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2004
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    qui nhơn nhỏ xíu xìu xiu,đạp xe cở tiếng rưỡi là hết dòng ,dầy nha,đường Nguyễn huệ dọc theo biển,Đống đa ,trần hưng đạo đi 1 nửa tới ngã ba gì đó,rồi vòng lại đường tây sơn,tới chỗ nghĩa địa thì đi theo đường gì wên tên mất tiêu ,ra lại biển ,là đường nguyễn tất thành ,xong rồi thì đạp lại tới Nguyễn huệ là xong .Còn về chuyện đổi này đổi nọ ,chẳng có gì hay ho ,nhìn chán òm ,hồi trước thành phố xanh hơn nhiều .
  7. strider

    strider Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2005
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Thị trấn giữa đàng
    Nguyễn Trương Quý

    Trong những năm tháng nào đó, một loạt những đô thị từng được nhắc đến như là những trung tâm kinh tế chính trị, hay trung tâm văn hóa học vấn của một vùng. Lịch sử không phải bao giờ cũng rộng lượng mỉm cười với số phận của chúng, đó là điều mỗi khi nhắc đến có vẻ như một câu chuyện buồn về quá vãng, kiểu nơi này hồi đó từng là v.v.
    Bây giờ gắng gỏi tìm tòi về những Vân Đồn, Phố Hiến hay Trấn Biên đã mù khơi, có chăng là mấy mảnh gốm vỡ chôn vùi dưới ba thước đất còn lại. Nhưng còn những thành phố thị xã tỉnh lẻ khác, vẫn như im hơi sau một quá khứ còn có thể định tính được. Thời Pháp thuộc, cả nước chỉ có vài trường lớn ở những trung tâm vùng, chẳng hạn những trường quốc học hay trung học bảo hộ, ngoài 3 thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn, Huế, còn có Vinh và Quy Nhơn. Và ngày nay, so với thời là trung tâm học vấn của cả vùng, chúng đang có vị thế gì hay chỉ là những thành phố giữa đường, tàu Thống Nhất dừng không quá năm phút, thậm chí còn không vào, mà ga thành phố như Quy Nhơn chỉ là một ga xép?
    Trên con đường thiên lý Bắc Nam, có biết bao nhiêu là thị trấn, thị xã, thành phố dọc đường ven biển, nhưng dù có chức năng hành chính ngang cấp nhau hay điều kiện tự nhiên địa lý tương đối giống nhau, chúng đem lại cho người qua đường những cảm xúc không thuần nhất.
    *
    Tôi đến Quy Nhơn vào lúc đã khuya. Thành phố đi ngủ sớm, vắng lặng và có vẻ không có nhiều món giải trí ban đêm như các đô thị lớn. Quy Nhơn mang bộ mặt không xác định được cá tính cụ thể, những kiến trúc chỉ tiết lộ một giá trị đơn giản và hiền lành, cùng rất nhiều khoảng trống thoáng của một thành phố chưa bị cơn bão xây cất bít bùng. Thành phố chỉ có một khu downtown bé xíu, khu sân bay cũ giờ là trung tâm thương mại kiểu đại siêu thị mô hình Sài Gòn mang ra, thêm khu đại học tương đối sáng sủa. Nhưng mà chỉ vậy thôi, ở vài ngày cứ lừ đừ cả ra vì vẻ hiền lành vô cùng của phố xá. Bãi tắm Hoàng hậu, tức bãi Trứng có những tảng đá nước biển bào mòn nhẵn như trứng khủng long. Hỏi, thế biệt thự của hoàng hậu Nam Phương ngày xưa đâu rồi, chỉ còn nền cũ bóng tịch dương thôi?
    Nhắc đến Quy Nhơn, còn có Tháp Đôi cùng nhiều Tháp Chàm rải rác nữa, nhưng xem ra sự có mặt của chúng trong bộ mặt đô thị quá khiêm nhường, đến cả con đường vào cũng thật tội nghiệp. Đến Quy Nhơn trước sau ai cũng nằng nặc đòi đi viếng mộ Hàn Mặc Tử và phòng lưu niệm ở trại phong Quy Hòa. Mộ nhà thơ yểu mệnh bên này trên đồi Ghềnh Ráng, bên kia là một resort xanh tươi. Mộ giờ được ốp gạch men kính xanh xanh đỏ đỏ khá nhức mắt, bên cạnh có biển mời thăm xem ?othơ Hàn qua bút lửa Dzũ Kha?. Trại Quy Hòa cách trung tâm khoảng gần 10 cây số, vắng vẻ và yên tĩnh, có một vườn tượng các vị danh y và căn phòng của nhà thơ khi nằm bệnh ở đây. Một căn phòng nhỏ và cũ kỹ, trên tường có treo những ảnh và thơ, có ảnh của những bạn thơ cùng thời, mà chỉ ở Quy Nhơn đã có bốn năm người được xem như thuộc về những gương mặt tiêu biểu. Tuy nhiên đến Quy Nhơn sau từng ấy năm biến động, du khách lang thang tự hỏi chỗ nào xưa các nhà thơ ?oBàn thành tứ hữu? như Chế Lan Viên, Quách Tấn, Yến Lan hay Hàn Mặc Tử đã từng học, từng ngồi, những chàng thiếu niên chưa đến tuổi hai mươi mà đã có một ?otrường thơ Loạn? hay những tác động ảnh hưởng về văn hóa vượt phạm vi một địa phương, thậm chí được coi như một ?oniềm kinh dị? (Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam). Quy Nhơn sẽ như thế nào tương lai, trong so sánh với một thời là trung tâm Quốc học của vùng Nam Trung Bộ cho đến năm 1945, sau đó đã lặn mất tăm trên bản đồ về nhiều mặt.
    Trên chuyến tàu từ ga Diêu Trì về Bắc (ga Quy Nhơn chỉ bán vé mà không có tàu Thống Nhất đi qua!), tôi nhớ lại vẻ mặt buồn của anh bạn người Quy Nhơn khi tôi hỏi, ở ta mỗi nơi có một bài hát ?ođịa phương ca?, thế ở đây thì vẫn lấy bài nào? Bài ?oĐi tìm người hát Lý thương nhau? thì lại là của Nghĩa Bình khi chưa tách tỉnh, cũng không có chữ nào về thành phố cả. Hay ?oBiển nhớ? của Trịnh Công Sơn? Nghe buồn mà lại ?ongày mai em đi?, không xây dựng hào hùng lắm. Thế thì những bài mới, dạng ?othành phố của tôi tôi ca tôi hát? ấy? Anh bạn cười và lắc đầu nguầy nguậy, buồn lắm. Cùng khoang tôi, có mấy người dân Quy Nhơn ra Bắc thăm thân hoặc công tác, lại đem chuyện quê hương để bình luận. Nỗi niềm cư dân đâu cũng thế, thành phố mình thua chị kém em (Tuy Hòa bên cạnh ấy nó đầu tư ầm ầm), những chuyện như kiểu lãnh đạo cứ đủng đỉnh cho hết nhiệm kỳ, những sốt ruột khi mình mang tiếng sống ở thành phố mà chẳng thấy tự hào văn minh gì hết?
    *
    Những thành phố dọc đường như những con người cùng sinh ra lớn lên trong một nhà, nhưng sự khác nhau của chúng là tổ hợp của những điều kiện: thời cuộc, tiềm năng, sự vận động cuả con người và cung cách quản lý.
    Những thành phố giữa đường ấy, cũng như những học trò trung bình, nhiều và đông hơn những trò giỏi hay cá biệt. Tuy nhiên, kiểu sống một cách lờ đờ khiến cơ hội tiến xa càng khó khăn hơn. Đô thị giữa đường, anh sẽ làm gì thay vì là một trạm trung chuyển không quá 5 phút xe dừng? Một vệt những thị xã thành phố trung du cũng có câu chuyện tương tự. Quan sát bản đồ hành chính, xưa những thành phố, thị xã như Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn Tây từng ghép tỉnh với một thị xã còn lại thành những tỉnh diện tích rất lớn, một đời chủ tịch bí thư trong nhiệm kỳ đi thị sát địa bàn không xuể, nay chúng là ?ovua? của một tỉnh hoặc chỉ là một vài thị xã vẫn ngủ quên. Chúng ở đoạn giữa những con đường quốc lộ nối miền xuôi với miền ngược lên đến tận các cửa khẩu. Trong bối cảnh kinh tế thị trường phụ thuộc nhiều vào việc trao đổi mua bán với quốc gia láng giềng qua biên giới, các đô thị cửa ngõ biến đổi mau lẹ, trong khi số đô thị giữa đường vẫn trong những buổi chiều tà chạng vạng. Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, người miền xuôi nghe đến có những ý niệm gì về những dãy phố buồn thiu với dăm cửa hàng đại lý cùng số lượng người nghiện ngập nhiều không thua đô thị lớn?
    Những đô thị giữa đường, sự nguy hiểm ở chỗ, những đối tượng đi qua di chuyển liên tục, họ đem đến những thứ hiện nay chưa kịp kiểm soát và cũng không kiểm soát được họ. Một bác tài cũng như con ong thợ cần mẫn, mỗi nơi dừng chân, dễ dàng ghé vào một vài bông hoa, tốt xấu ra sao chưa rõ nhưng tự nhiên, những dịch vụ có tính tạm thời, sự thoải mái dễ thích ứng được khuyến khích. Cư dân trong trạng thái sinh hoạt cũng có tư tưởng, chỗ mình sống đây chỉ là một quán trọ.
    *
    Tôi có nói chuyện sự thay đổi của vai trò một đô thị theo dòng thời gian, có phải là một quy luật tồn vong có chu kỳ không, nhân một chuyến đi chơi với một người bạn sống ở nước ngoài lâu năm. Điều mà luôn sáng tỏ thêm ấy, theo cả những dẫn chứng anh bạn đưa ra, là lịch sử rất khắc nghiệt, và cho đến cả những nền văn minh lớn cũng có thể bị thay thế. Đất nước Áo mà anh từng cư trú, với thành Wien bên bờ Donau (hay Đanuýp một dòng xanh xanh), nay là một thành phố Trung Âu với nhạc Walzer, Johann Strauss, Mozart, cực hữu, cô giáo dương cầm Jelinek giải Nobel Văn chương 2004? mà một thời nào là thủ đô văn hóa của châu Âu mấy thế kỷ cổ điển, tức cũng là một trung tâm văn hóa của thế giới phương Tây. Hôm nay, những thành phố văn hóa châu Âu, những trung tâm trí tuệ ấy, cố gắng vươn mình để phát tán ánh sáng trong cảnh ?ogiờ có lẽ là nhiều hơn trước, lớn thêm cái nỗi buồn Hy Lạp, cái buồn của một nền văn minh đi trước,? mà nhìn sang bên kia biển thì văn minh La Mã đang rực rỡ. La Mã, ở đây là Hoa Kỳ, và số phận của thành phố Athens là số phận của cả châu Âu? (Đỗ Khiêm, Ký sự đi Tây).
    Trong bối cảnh Việt Nam, cái ý nghĩa ?ogiữa đường? của những đô thị đang ngủ giấc triền miên kia cũng có tính động. Bởi vì chúng đã từng không hề chỉ là một thứ ?ogiữa đường?, mà còn là những thành thị có sự phồn vinh và ít ra, quyền lực tương đối về mặt hấp dẫn với lân cận đã khiến chúng có những cá tính riêng. Bên cạnh sức mạnh kinh tế, những giá trị cộng đồng có tính nhân văn là điều có thể tạo ra dòng chảy ngược để những người con có tài lực của địa phương trở về làm ăn sinh sống, thay vì đổ xô ra thành phố lớn với tâm lý ?onhà giàu ở quê không bằng ngồi lê Kẻ Chợ?.
    Những đô thị còn non tuổi đời, nhưng du khách đi qua thấy chúng già như thể đã qua bao bể dâu. Cảm giác thì hẳn là chủ quan, nhưng thành phố buồn làm sao khi những sầm uất có thể gói gọn trong lòng bàn tay, những vệt loang lổ là những con lộ ra ngoại vi, với nhà ống mái tôn san sát, sau lưng là những vách núi trọc, những dãy cỏ lau cháy nắng trong buổi chiều tà (mà một ngày ở phố thị lúc nào cũng như sâm sẩm chiều, bạn tôi rên rẩm: sao cứ như tất cả uống paracetamol ấy, buồn ngủ rã rời), những con đường bụi đỏ ngùn ngụt.
    Nhắc đến Tuyên Quang, ai cũng ?oà, chè Thái gái Tuyên?. Công nhận, không biết nước sông Lô có chất gì mà các cô ở đây đẹp, mà mấy đời hoa hậu, á hậu, người đẹp đều có người ?oVenezuela? của Việt Nam tranh giữ. Trong các cuộc thi sắc đẹp thế giới, người đẹp Venezuela luôn khiến thế giới chú ý và nhiều lần đăng quang, còn trong phạm vi nước mình Tuyên Quang cũng vậy. Tuy rằng, công viên bờ sông Lô thì nhiều ống kim tiêm chích, nhưng thị xã cũng có vẻ yên ổn lắm. Ở góc phế thành nhà Mạc, có quán café ?oEagle? của người đẹp Dương Thanh Chấn, từng là siêu người mẫu châu Á-Thái Bình Dương, thành ra nơi tụ họp cuả các bậc máu mặt tỉnh nhà. Vì thị xã cũng quá nhỏ nên quay đi quay lại vẫn ngồi quán người đẹp. Xa Tuyên, nhớ quán chân thành cổ, nhớ bờ sông Lô nhiều phượng vĩ, rồi bánh chưng Bờ Đậu, nhớ đền Mẫu có cả những ông Tây hầu đồng nói tiếng Việt ?onhư ma làm?, nhớ những dãy phố nhà vách đất xiêu vẹo, nhớ những cơn gió núi hắt hiu,?
    Khi đô thị không có một đời sống văn hóa nội sinh của nó, theo một quy luật, sẽ vay mượn từ những đô thị lớn hơn để thỏa mãn nhu cầu của giới thị dân. Nếu không có những ý thức có tính riêng cho mình, thì đô thị ấy mới chỉ có chức năng hành chính cơ học thuần túy, trong khi mọi hình thái tổ chức xã hội mà ở đó, đô thị là một thành tố tiên tiến đều hướng đến con người trong bối cảnh nhân văn. Con người ở đây sẽ thế nào, như ông em họ tôi, công chức thị xã, ngày đi làm, tối nhậu tới bến vì không nhậu cũng chỉ nằm ở salon xem Gặp nhau cuối tuần hay video Thúy Nga Paris, như tôi chỉ mấy ngày ở đấy, cuồng chân cuồng cẳng, không internet, không rạp không bạn? Thị xã già nua vì không thấy thanh niên, đó là điều tôi rất lạ, tuy nhiên cái lạ ấy sau cũng cắt nghĩa được. Những bạn thanh niên đi học thì không về thị xã quê hương làm việc sau khi ra trường, thanh niên không học cao thì làm ăn xa, còn người trở về khi đã có gia đình ở vào một cái tuổi không già nhưng cuộc sống thì đã đông cứng ở đó. Thử nghĩ xem, nếu ngày đi làm, tối nằm salon xem VTV, rạp đóng cửa, thư viện không, mù internet, hiệu sách bán toàn đồ văn phòng phẩm cùng đồ gia dụng, bệnh viện xuống cấp,? chắc không phải là điều hấp dẫn họ quay về.
    *
    Trong trường hợp đô thị đã không còn sự toả rạng văn hoá của riêng mình, ánh sáng của những trung tâm đầu mối được coi là văn minh hơn, cao cấp hơn, hoặc chỉ là thời thượng hơn khiến những đô thị giữa đường này phải lấy đó làm mẫu. Nói đến việc vay mượn hình thức đời sống văn hóa cho đô thị, sẽ như thế nào cho một đô thị tiêu thụ, các cấp văn hóa cứ giảm dần so với nơi phát sinh. Thủ đô chán ?owave alpha? thì thị xã dùng tốt ?owave Tầu?, thành phố lớn phim ?ochân dài?, tỉnh lẻ cũng ?oưng hoàng phúc thà rằng như thế?. Đương nhiên, đây là vấn đề có tính toàn cầu, hàng trăm hàng nghìn thành thị khắp nơi cũng gặp những bài toán hóc búa như thế. Làm sao để thanh niên không bỏ quê nhà để tìm cơ may nơi xa xôi, làm sao giữ được lực lượng lao động khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần đóng góp cho nơi đã đầu tư ban đầu cho họ, điều này mỗi thành phố tỉnh lẻ xem ra cũng như vai trò người bán hàng, làm sao để khách hàng ruột rà của mình gắn bó lâu dài?
    Đã đến lúc những thành thị phải cạnh tranh nhau về nhân tài vật lực, để thu hút vốn đầu tư, để mời người ngoài đến du lịch, để đảm bảo những yếu tố bền vững về văn hoá ?" xã hội trên một đời sống kinh tế mạnh. Những khó khăn vẫn được đổ tại tự nhiên như ?ochó ăn đá, gà ăn sỏi? chỉ là một lý do. Những thành phố với ?ocảnh quan nhân tạo? đã ra đời tại những nơi tưởng như khắc nghiệt về môi sinh, Las Vegas ở sa mạc Nevada, Kobe ở nơi nguy cơ động đất lớn của Nhật Bản, những đô thị nằm thấp hơn mực nước biển ở Hà Lan, con người khắc phục tất cả để gửi đến thế giới tấm danh thiếp đầy cá tính và hấp lực. Xét ở góc độ một người đi qua đường, 5 yếu tố để một thành phố (thị xã, thị trấn) cạnh tranh với Hà Nội về du lịch chẳng hạn:
    1. Có những thứ khác với Hà Nội: Biển, rừng.
    2. Ít ô nhiễm hơn.
    3. Quy hoạch ngăn nắp, kiến trúc hấp dẫn.
    4. Dịch vụ chuyên nghiệp, an ninh đảm bảo.
    5. Đời sống tinh thần độc lập và sâu sắc.
    Trong đó, những yếu tố đầu do tự nhiên và cách thức quản lý đô thị quyết định, rất bài bản. Riêng có yếu tố cuối cùng mới thực là khó tưởng tượng. Đời sống tinh thần, tức là văn hóa hay những thứ có tính phi vật thể, dĩ nhiên không một sớm một chiều mà có ngay, nhưng việc tồn tại một quần cư đô thị với vài chục vạn người đã là một môi trường để thừa hành những thiết chế văn hóa. Đôi khi chỉ là các phương tiện hỗ trợ như tác phẩm nghệ thuật ?ođịa phương ca? ?" tranh, ảnh, thơ, nhạc, truyện, thậm chí cả những sự tích, những con người và những kỷ niệm ?" dấu ấn lịch sử, cũng ẩn chứa những nét riêng thú vị.
    Trong những năm kháng chiến chống Pháp, đã có một lượng người Hà Nội tản cư ở những đô thị trung du, những vùng tự do, nhiều người đã ở lại làm dân Phú Thọ, Thái Nguyên, Phủ Qùy,? Không khí của những phố đèo rừng cọ đồi chè man mác trong những câu chuyện một thời, Hà Nội nối tay với những miền sơn cước không quá xa xôi, và những thị xã trung du giữa đường này làm ngắn lại khoảng cách. Những trang viết của Tô Hoài, Trọng Hứa, cho đến Châu Diên trong Người sông Mê gần đây, gây ấn tượng cho tôi về những dãy phố ngây ngây nắng bụi, những căn nhà cửa liếp, cô gái cặp tóc dài kẽo kẹt đạp xe trong cơn mưa ẩm ướt hết mức có thể. Đôi khi là những chàng nghệ sĩ địa phương tóc dài búng guitar bập bùng những âm thanh buồn buồn, ?ovề trên phố cao nguyên ngồi, tiếng gà trưa gáy khan bên đồi? (Trịnh Công Sơn).
    Thị trấn giữa đàng ?" nghe gợi lên thật lắm nỗi niềm. Nhưng trong một bối cảnh nào đó, tìm đến chúng không chỉ là chỗ dừng chân cho khách lỡ độ đường mà vì sự thú vị khi khám phá một đời sống rất khác với đô thị lớn ồn ào náo nhiệt như vỡ tung ra. Bạn thử đi mà xem, sẽ rất sung sướng vì có thể đi bộ khắp thành phố Thanh Hóa, Vinh hay Quy Nhơn mà không nhức đầu vì tắc đường như Hà Nội, Sài Gòn. Chúng như những cô gái đảm việc nhà, tuy chưa hấp dẫn sắc sảo lắm, cũng có những nết na khiến ta đem lòng quý mến. Nhưng có lẽ như các cô gái nhu mì hiền thục quá, các thành phố giữa đàng không nhiệt tình với bạn mới quen, khách mới đến. Những người sống ở đó thật đáng tiếc là không ý thức lắm về vẻ đẹp của nơi mình sống, cứ để cơ duyên âm thầm trôi qua, tự than về sự thiệt thòi của thành phố mình, và mơ ước mãi về những quầng sáng của thành phố lớn?
    8.1.2005
    © 2005 talawas
  8. gocthoigian

    gocthoigian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Qui Nhơn đúng là chưa có được bản sắc riêng , măc dù mang trong lòng rất nhiều điều đáng tự hào ( 1 lịch sủ văn hoá với ĐÀO TẤN , HÀN MẠC TỬ , .....là quê hương của Quang trung_ Nguyễn Huệ, ..........& hiên nay co 1 trường ĐH thuộc dạng nhất nhì miền Trung ...) Đó là điều mà những người tâm huyết với QN đeu phải kêu dến nỗi ...........rên rỉ !
    Thế nhưng QN hiên nay đang rât cố găng dể cho ......'''' bằng chị bằng em '''' ( tuần nào trên TV cũng có mục : Qui nhơn trên đương đổi mới mà ) Tp đang đươc mở rông thêm về phía Đong với 1 cây cầu hiên đại sang NHƠN LÝ ( theo mình thì bên đó cảnh quan bên đó thật tuyệt , & tương lai sẽ ko thua kem NHA TRANG )
    Cái đẹp của QN ko phải là lúc đêm về mà là lúc sáng sớm . Nếu bạn o QN hãy dừng ngủ nướng trên giường , hãy dậy sớm . Sáng sớm , Tp nhẹ nhàng thức dậy với nhứng người đi tập thể dục ( Ở HN tôi cũng dậy sơm theo bác tôi đi tập thể dục, nhưng đường fố đông đúc , ko thấy thoải mái lắm ) . 6h sáng , khi những người tập thể dục về thi` cũng là lúc QN bắt đầu sôi dộng bởi dòng ngươi đổ vào tp làm việc , & cũng 1 cơ số ko nhỏ nhũng người từ tp theo chiều ngược lại ra ngoại thành để làm việc trong những KHU CÔNG NGHIỆP .Thế nhưng sự đông đúc của dòng người rất có trật tự , ko có cảnh tắc đương như o Tp HCM .
    Nếu bạn là người thich cái sôi động của những tp lớn thì đúng là o QN ko có gì để '''' chơi '''' cả . Nhưng 1 lúc nào đó , khi mà cái vẻ '''' trể nải '''' của QN đã chiếm 1 góc nhỏ trong bạn thì bảo đảm bạn sẽ ko thể quên được...........
    chẹp chẹp , mình mới gõ những cái rì đấy nhỉ , thôi gửi luôn vậy , del thì tiếc cái công ngồi gõ quá
  9. rumbeng

    rumbeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    1
    Quy Nhơn bây giờ ra sao ?? câu này khó trả lời quá . Như em đây, rời QN năm 90 thì có lẽ Quy nhơn có nhiều thay đổi .
    Hồi trước , đi qua hết " Cầu đâu " thì hết QN rồi , còn bây giờ nhà 2 bên đường cứ lần đến tận Cầu Chợ Dinh, rồi cầu Sông Ngang . Rồi vòng đường Lam sơn ( có bạn gì đó nói là đường Tây Sơn thì chắc là mới đổi tên ??? ) đến Nghĩa địa rồi vòng Nguyễn Thái Học mà về Công viên .
    Hồi trước , đi lên Khu 6 đến Ngô Mây là bí rị rồi , bây giờ sân bay cũ thành đường, Khu quân y viện 13, trại tạm giam gì cũng mở đường ì xèo. Sông bạch đằng cũng bĩ lấp một phần để có Chợ Đầm .
    Năm rồi, tôi có về và nhậu ở mấy quán bên đường ( trên đường nối vòng Đèo Cù Mông ) đúng là có cái nắng, cái gió.......... cái hương vị biển ( kể cả những nơi ồn ào như Vũng Tàu, Phan Thiết cũng mất dần cái hương vị đó rồi )
    Nói Quy Nhơn không có gì chơi, đúng . Nhưng thử hỏi ở những Đô thị lớn như TP HCM, HN thì với một buổi sáng thì làm được những gì ???
    Em nhớ ở Quy Nhơn thì khác, mùa hè tụi em mang mùng, chiếu ngủ ở vĩa hè luôn ( nóng quá mà ) , 4h30 -5h00 dậy , chạy ra biển tắm, mặt trời vừa lên khỏi núi Phương mai thì vừa về, xách cặp chạy nhanh đến trường ( đương nhiên là không quên quất 1 cuốn bành tráng to cuốn với bành xèo - quá đã ) - 6h30 .
    Chỉ cần một cái xe đạp mà tà tà dạo phố phường thì thấy dân Quy Nhơn tà tà mà sướng thật, chậm rãi hưởng thụ cuộc sống ( TP HCM làm gì có không khí đó ). và đây cũng có lẽ là cái mà Quy Nhơn khó đi lên là vậy, cứ tà tà............... và tụt hậu.
    Nhưng được cái này thì mất cái kia, biết làm sao được .
    lâu quá không nhớ gì để nói nữa.
  10. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Khó có thể tưởng tượng một Qui Nhơn ngày còn tỉnh Nghĩa Bình với Qui Nhơn hôm nay. Một người bạn vong niên của tôi, gia đình sống quá ba đời tại Qui Nhơn hào hứng nói: "Chỉ mấy năm nữa thôi, Qui Nhơn còn khiến ông kinh ngạc hơn nhiều!?.
    Tôi đã từng sống ở Qui Nhơn đúng 10 năm, có thể coi đó là thời vất vả nhất của thành phố này. "Qui Nhơn" như người xưa đã đặt tên với hy vọng là nơi tụ nhân, tụ nghĩa và như thế cũng là nơi tích tụ nhân tài, tích chứa của cải. Nhưng có lẽ điều mong ước ấy cũng mới đến trong những năm gần đây. Thành phố ven biển từng nổi tiếng vì? thơ nhiều hơn là vì phát triển kinh tế đã có những bước đột phá cực kỳ ngoạn mục ở thời điểm chuyển sang một thiên niên kỷ mới.
    Lần đầu tiên ở Việt Nam đang có một cây cầu bắc qua? biển. Cây cầu ấy ở Qui Nhơn, nằm trong tuyến cầu đường Nhơn Hội dài 7 km băng ngang đầm Thị Nại để biến bán đảo Phương Mai tuyệt đẹp thành một khu trọng điểm kinh tế của khu vực miền Trung, một "tiểu Hồng Kông" đăng đối với thành phố Qui Nhơn, nơi sẽ thu hút không chỉ những nhà đầu tư bốn phương mà cả hàng triệu du khách mỗi năm. Tuyến cầu Nhơn Hội - dự tính khánh thành vào năm 2007 - có thể trở thành một biểu tượng cho bước đi của Qui Nhơn, một bước đi của người khổng lồ vượt biển, kéo gần lại những giấc mơ ngày trước về một bán đảo Phương Mai như một "đảo giấu vàng" của thành phố mà Quang Trung từng khởi nghiệp.
    Cách đây tròn 20 năm, một nhóm anh em văn nghệ tâm huyết với Qui Nhơn đã đưa lên thành phố một dự án xây dựng Qui Nhơn thành một tụ điểm du lịch văn hóa của miền Trung. Cứ ngỡ đó cũng chỉ là dự án của những người làm văn nghệ hay tưởng tượng và thiếu thực tế. Ngờ đâu sau 20 năm, Qui Nhơn đã làm quá cả những điều hồi ấy chúng tôi hằng mơ ước. Con đường dọc biển Qui Nhơn-Qui Hòa-Sông Cầu đã khai thác một vòng cung bờ biển đẹp vào hạng nhất miền Trung cho du lịch dịch vụ. Những Bãi Dài Bãi Dại? ngày nào chúng tôi phải đi thuyền từ Qui Nhơn vào chơi đã trở thành những tụ điểm du lịch nghỉ dưỡng gồm cả một hệ thống resort sang trọng có, bình dân có, phục vụ cho mọi đối tượng tới đây tìm những khoảnh khắc thư giãn và phục hồi sức khỏe. Thành phố như trẻ lại, đẹp hơn mà cũng đắm đuối hơn như bản chất Qui Nhơn là thế. Ở nơi mà biển bị núi bao bọc, con người đã "phá thế kiềm tỏa" ấy và mở cho thành phố một "mặt tiền" hướng thẳng ra biển Đông. Những đảo yến huyền hoặc bỗng gần lại trong tầm tay thành phố. Những con đường hiện đại chợt xuất hiện và lập tức tìm được tiếng nói chung với biển và núi.
    Năm ngoái, Bình Định đã đường hoàng gia nhập "Câu lạc bộ nghìn tỉ". Còn năm nay, quyết tâm của tỉnh là sẽ thu 1.300 tỉ, một con số mà dăm năm trước Bình Định chắc chẳng bao giờ dám nghĩ đến. Từ một tỉnh thuần nông, Bình Định đã tự vượt mình để từng bước trở thành một tỉnh có kinh tế công nghiệp du lịch dịch vụ vào hàng đáng kể ở miền Trung và trong một tương lai gần - là của cả nước. Ở thời này, quả thật sự phát triển tiệm tiến là không tương thích với nhịp độ chung. Bình Định và Qui Nhơn đã biết đột phá, biết "mở" để cuối cùng là "tụ" là "quy". Công nghiệp chế biến gỗ - nhập gỗ và chế biến rồi xuất khẩu - đã góp phần quan trọng đưa kim ngạch xuất khẩu của Bình Định lên 200 triệu USD trong năm 2004. Du lịch đã góp phần giới thiệu Qui Nhơn và Bình Định với thế giới, và đó cũng là một "cửa mở" để thu hút đầu tư. Tôi nhớ cách đây hơn 20 năm, nhà viết kịch Văn Biển đã cùng chúng tôi lang thang nhiều ngày khắp đất Bình Định. Sau đó anh Văn Biển đã viết một kịch bản giả tưởng về một thành phố - giống như một con tàu chìm - ngủ suốt 20 năm. Những trăn trở, day dứt của các nhân vật và của chính tác giả trong vở kịch ấy không ngờ đã được trả lời một cách tích cực nhất vào đúng dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Bình Định, giải phóng Qui Nhơn. "Con tàu" Qui Nhơn đang rẽ sóng với mũi tàu là bán đảo Phương Mai - khu kinh tế trọng điểm Nhơn Hội. Anh Văn Biển hẳn sẽ rất vui nếu có dịp về thăm lại Qui Nhơn trong những ngày này. "Con tàu Qui Nhơn" của anh đang khao khát những chân trời mới, chấp nhận những sóng gió mới để tự khẳng định mình. Và cuối cùng, để "tụ nhân" - thu hút đầu tư, thu hút nhân tài và phát lộ những vẻ đẹp cũ và mới.
    Thanh Thảo
    (Theo báo Tuổi Trẻ Online)
    ------------------------------------
    Có lẽ đây là một trong những câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi đã được đặt ra. Đọc bài báo này làm mình mong muốn trở lại Quy Nhơn - Bình Định. Hà ,hà, nhưng mà dạo này lên kế hoạch đi chơi nhiều nơi quá mà tất cả chỉ trong 1 tháng, căng à nha.

Chia sẻ trang này