1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho hỏi thế nào là là luật khung.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi pootree, 14/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pootree

    pootree Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Cho hỏi thế nào là là luật khung.

    Hệ thống pháp luật Việt Nam được gọi là hệ thống luật khung.Thế thế nào là luật khung các bác nhỉ.
  2. khongtheyeuemhon

    khongtheyeuemhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Tặng bác "nguyên con" nè:

    1. Thế nào là ?oluật khung??
    Theo chúng tôi, hiện tượng ?oluật khung? là tình trạng hệ thống pháp luật có những biểu hiện cơ bản sau đây:
    - Tồn tại các văn bản luật có tính chất "khung". Tức là các luật thường có nhiều điều khoản chỉ dừng lại ở những quy định mang tính nguyên tắc hoặc chung nhất, chưa đạt đến một sự điều chỉnh cụ thể, rõ ràng và đầy đủ đến mức cần thiết, do vậy chưa thể áp dụng ngay vào thực tiễn;
    - Cần có các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật.
    - Nội dung của các đạo luật chưa đầy đủ để có cơ sở quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; do vậy, không ít trường hợp văn bản quy định chi tiết không chỉ dừng lại ở việc cụ thể hóa các điều luật đã có mà còn phải có thêm những quy định mới.
    2. Hệ quả của tình trạng ?oluật khung?
    Tình trạng ?oluật khung? nói trên không phải là vấn đề mới mà đã tồn tại từ lâu trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam . Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay và trước yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện đại, tình trạng này đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của xã hội vì, nó tạo ra hệ quả pháp lý không tốt, gây phức tạp và khó khăn cho quá trình thực thi luật, phần nào kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế cũng như của văn minh pháp lý và tiến bộ xã hội với những biểu hiện:
    - Tạo ra một hệ thống pháp luật gồm nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý khác nhau. Ngoài luật là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất sau Hiến pháp thì còn có các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành ở nhiều cấp độ với nhiều hình thức khác nhau. ở cấp Chính phủ là các nghị định của Chính phủ, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; ở cấp bộ, ngành là các quyết định, thông tư. Ngoài ra còn có văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương, văn bản liên tịch giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương, thậm chí là giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.
    - Tạo ra một hệ thống pháp luật thiếu minh bạch, làm giảm niềm tin của người dân vào pháp luật. Khi các văn bản luật chưa đạt đến sự cụ thể và đầy đủ thì không thể tạo nên một sự rõ ràng và minh bạch triệt để của luật. Và chính yêu cầu cần phải có một hệ thống các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mà không ít trường hợp có nhiều quy định, nhiều văn bản trái luật hoặc đưa ra những quy định mới mà luật chưa quy định. Việc văn bản quy định chi tiết thi hành đưa ra thêm những nội dung mới mà luật chưa quy định, xét trên góc độ thực tiễn điều chỉnh pháp luật là cần thiết để bảo đảm khả năng thực thi tốt nhất một đạo luật nhưng nếu xét trên khía cạnh yêu cầu của nhà nước pháp quyền thì việc đó vi phạm nguyên tắc pháp chế.
    - Tạo ra một hệ thống pháp luật thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, có những mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn, phức tạp trong triển khai thi hành và áp dụng luật bởi, tình trạng luật khung cũng là một trong những nguyên nhân tạo cơ hội nẩy sinh những mâu thuẫn, chồng chéo giữa luật với các văn bản dưới luật và giữa các văn bản dưới luật với nhau. Ví dụ: vấn đề thủ tục đầu tư, gia nhập thị trường được quy định trong các luật và văn bản của Chính phủ thường có xu hướng đơn giản, thông thoáng nhưng văn bản của các bộ, ngành và địa phương lại có xu hướng thắt lại; ngược lại, cũng vẫn là lĩnh vực đầu tư nhưng về vấn đề ưu đãi đầu tư thì nhiều văn bản của nhiều địa phương lại có xu hướng ban hành các ưu đãi vượt luật[1]. Sự thiếu thống nhất, thậm chí là mâu thuẫn và chồng chéo như vậy, ít nhiều gây thất vọng cho người dân, làm giảm niềm tin của người dân vào luật, đặc biệt là các nhà đầu tư.
    - Tình trạng luật khung đã làm giảm giá trị pháp lý và giá trị hiệu lực thực thi của luật. Các đạo luật là các văn bản có giá trị pháp lý cao nhất sau Hiến pháp - đạo luật gốc nhưng lại chỉ dừng lại ở những quy định khung. Do vậy, nhiều khi luật đã được ban hành nhưng muốn thực thi tốt cần phải có văn bản hướng dẫn kèm theo. Nhiều trường hợp luật đã có hiệu lực thi hành nhưng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chậm được ban hành thì các quy định của luật chưa phát huy được tác dụng trong thực tế. Như vậy, văn bản có giá trị pháp lý cao lại phải ?ochờ? văn bản có giá trị pháp lý thấp (luật chờ nghị định, nghị định lại chờ thông tư), từ đó làm giảm giá trị pháp lý của luật. Mặt khác, do các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành thường quy định đầy đủ hơn, cụ thể hơn nên người áp dụng, thi hành đôi khi chỉ cần biết tới các văn bản này mà không cần quan tâm đến luật, từ đó làm giảm giá trị hiệu lực thực thi của luật. Hệ quả của tình trạng trên tạo ra những "giá trị pháp lý đảo", văn bản có giá trị pháp lý thấp lại được coi trọng hơn văn bản có giá trị pháp lý cao.
    3. Nguyên nhân
    Tình trạng ?oluật khung? do nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân khách quan xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội, nhưng cũng có những nguyên nhân xuất phát từ ý thức chủ quan của chúng ta, cụ thể:
    - Thứ nhất, sự chưa hoàn thiện và ổn định của các quan hệ xã hội - đối tượng điều chỉnh của luật. Sự nghiệp đổi mới nền kinh tế đất nước ta đến nay đã qua chặng đường dài 20 năm. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn còn đang ở điểm xuất phát thấp, nhiều quan hệ kinh tế - xã hội, đặc biệt là các quan hệ kinh tế thị trường vẫn đang trong quá trình hình thành và chưa ổn định. Điều đó gây không ít khó khăn cho những nhà làm luật, vì sự thiếu ổn định của các quan hệ xã hội mà luật điều chỉnh mâu thuẫn với mục tiêu, yêu cầu xây dựng và ban hành luật. Khi xây dựng luật, nhà làm luật không thể đưa vào luật những gì còn chưa ổn định hoặc còn đang trong quá trình hình thành, chưa được thực tế kiểm nghiệm. Thông thường, khi gặp những trường hợp này, các nhà làm luật đành ?ogác lại? để cho các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành điều chỉnh với tư duy rằng, chúng sẽ dễ được sửa đổi, bổ sung hơn so với luật. Đó là một thực tế khách quan mà phần nào chúng ta phải chấp nhận. Rõ ràng là, pháp luật - với tư cách một thiết chế của kiến trúc thượng tầng về cơ bản không đi trước và cao hơn cơ sở kinh tế;
    - Thứ hai, trình độ làm luật của một số Ban soạn thảo còn thấp. Hiện nay, trình độ và kỹ năng làm luật của chúng ta đã được cải thiện rất nhiều; các cơ quan xây dựng và trình dự án luật cũng như Quốc hội đã có nhiều cố gắng, cải tiến và cũng đã đạt được nhiều thành công về xây dựng pháp luật trong thời gian qua cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, năng lực của các cơ quan soạn thảo còn yếu, đôi khi chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn xây dựng pháp luật. Không ít trường hợp các Ban soạn thảo luật không có khả năng đưa đầy đủ, trọn vẹn các quy định điều chỉnh một vấn đề vào luật nên khi trình ra Quốc hội đành phải "xin nợ" Quốc hội để quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành ở các văn bản dưới luật. Điều này xuất phát một phần vì chính năng lực của một số Ban soạn thảo chưa thể theo kịp với đòi hỏi của thực tiễn, nhưng cũng một phần vì sự chưa ổn định của các quan hệ kinh tế-xã hội nên nhận thức của các chủ thể soạn thảo luật cũng chưa thể đạt đến mức hoàn thiện;
    - Thứ ba, do áp lực từ chương trình lập pháp hiện nay. Thực tiễn trong những năm gần đây, do những thay đổi lớn trong tư duy làm luật và quy trình làm luật của Quốc hội, đặc biệt là do yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế nên số lượng các luật cần được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung ngày càng nhiều. Hiện nay, một năm Quốc hội có thể thông qua tới 25 đến 30 luật, cho ý kiến cũng vào khoảng từng này dự án luật, chưa kể pháp lệnh. Theo đó, các cơ quan chủ trì soạn thảo (chủ yếu là Chính phủ) cũng phải chuẩn bị đệ trình từng ấy dự án luật, trong đó có không ít dự án quan trọng nhưng thời gian chuẩn bị rất ngắn, chỉ có một năm, thậm chí ngắn hơn và được trình Quốc hội xem xét thông qua tại một kỳ họp[1]. Điều này tạo ra không ít áp lực cho cả cơ quan đệ trình luật lẫn cơ quan thông qua luật. Việc soạn thảo và thông qua nhiều luật với thời gian chuẩn bị không dài cũng ảnh hưởng không ít đến nội dung của luật, nhiều quy định đành phải dừng lại ở những vấn đề mang tính chất nguyên tắc, ?okhung? mà chưa có đủ thời gian và điều kiện để nghiên cứu và quy định một cách toàn diện.
    - Thứ tư, thiếu một quy trình lập pháp khoa học. Có thể nói, quy trình lập pháp hiện nay là một "quy trình tắt", luật không được xây dựng trên một quy trình khoa học và hợp lý. Điều này thể hiện ở chỗ, việc quyết định xây dựng và ban hành một đạo luật chưa thực sự dựa trên những đề án đã được chuẩn bị kỹ càng về mặt chính sách và những định hướng nội dung điều chỉnh để khi xây dựng luật, các nhà làm luật chỉ thực hiện những vấn đề về mặt kỹ thuật là thiết kế những quy phạm pháp luật trong một đạo luật dựa trên những nội dung điều chỉnh đã được các nhà chuyên môn, nhà quản lý xây dựng thành đề án. Mặt khác, theo quy trình làm luật được thể hiện ở Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, người chịu trách nhiệm chính trong việc soạn thảo luật là ban soạn thảo, dưới ban soạn thảo có tổ biên tập là tập hợp các chuyên gia trong lĩnh vực luật điều chỉnh và các chuyên gia pháp lý cùng các chuyên gia thuộc các lĩnh vực có liên quan khác. Đó là sự gắn kết về mặt trách nhiệm chứ chưa thực sự là tập hợp của một đội ngũ những chuyên gia làm luật thực sự. Việc vừa làm vừa tổng kết thực tiễn, xác định chính sách, vừa tìm kiếm nội dung điều chỉnh, vừa thiết kế điều luật được thực hiện bởi một đội ngũ ít chuyên nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và nội dung của luật.
    Quy trình làm luật gần như bị khép kín và bị chia cắt giữa các công đoạn. Tính khép kín thể hiện ở chỗ: cơ quan nào trình dự án luật thì cơ quan đó chủ trì soạn thảo, các ban soạn thảo được hình thành chủ yếu từ các chuyên gia của ngành, lĩnh vực đó, ít có sự tham gia của các chuyên gia xây dựng pháp luật hay các chuyên gia đến từ các cơ quan khác, nhất là từ Quốc hội. Do vậy, không ít dự thảo luật khi trình Chính phủ xem xét, thậm chí là trình ra Quốc hội vẫn còn mang nặng tính cục bộ của ngành, làm cho Chính phủ cũng như Quốc hội mất nhiều thời gian để chỉnh lý. Tính chia cắt thể hiện ở chỗ: các giai đoạn của quá trình từ khi soạn thảo đến khi Quốc hội thông qua luật bị cắt khúc thành các giai đoạn khá độc lập với nhau, được chủ trì bởi các cơ quan khác nhau nhưng ít có sự phối hợp giữa các cơ quan hoặc có sự phối hợp nhưng không thường xuyên và ít hiệu quả. Một quy trình làm luật bị khép kín và chia cắt trong khi vai trò tham gia soạn thảo luật của các đại biểu Quốc hội chuyên trách chưa cao, luật còn bị ảnh hưởng của tính cục bộ ngành thì chắc chắn sẽ kéo theo tính chất ?okhung? của luật.
    Hơn nữa, quy trình hiện hành tạo ra những ban soạn thảo luật không chuyên nghiệp, chủ yếu là các chuyên gia đến từ các lĩnh vực quản lý mà ít có các chuyên gia xây dựng pháp luật; cán bộ pháp chế ở các cơ sở chưa được coi trọng và vì vậy ít có vai trò trong xây dựng pháp luật.
    - Thứ năm, do sự thiếu kiên quyết trong thực hiện quy trình làm luật và xử lý vi phạm. Đã nhiều lần trên các diễn đàn xây dựng pháp luật chúng ta nói về mục tiêu cần phải xây dựng luật đầy đủ và cụ thể, tránh tình trạng ?oluật khung? để luật ra đời là đi vào cuộc sống được ngay, hoặc soạn thảo và ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật phải đồng thời với việc soạn thảo và ban hành luật. Tuy nhiên, vấn đề này nhiều cơ quan chủ trì soạn thảo vẫn vi phạm và thực tế vẫn chưa bị xử lý một cách kiên quyết. Chính vì vậy cũng cần phải nói thêm rằng, để khắc phục được tình trạng này, đòi hỏi trước hết là từ phía các cơ quan chủ trì soạn thảo, vì thực tế, luật được xây dựng có tính chất ?okhung? đến đâu, đôi khi không dễ gì Quốc hội có thể kiểm soát được.
    Bài dài wá, em không cọp py hết được. Bác thông cảm. Hy vọng bác sẽ vừa ý.
  3. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Luật khung là luật làm ra để đóng khung treo chơi thôi. He he he ...
  4. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Chẳng hạn luật tổ chức quốc hội phải chờ nghị định chính phủ hướng dẫn mới thi hành được vậy.

Chia sẻ trang này