1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho hỏi: Trường hợp nào toà được quyền bác đơn kiện?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Freesky, 23/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Cho hỏi: Trường hợp nào toà được quyền bác đơn kiện?

    Cho hỏi:

    -Trường hợp nào toà được quyền bác đơn kiện?

    - Luật nào quy định như thế nào?

    - Nếu nguyên đơn thấy không thoả đáng với quyết định của toà thì tiếp tục kiện ở đâu?
  2. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    bác hỏi các trường hợp bác đơn kiện à?
    khi tuyên án HĐXX bác yêu cầu của nguyên đơn khi nhận thấy các yêu cầu này không có căn cứ, cơ sở hoặc nguyên đơn không chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ, có cơ sở.
    đúng không nhỉ?
  3. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là nhận thấy? và căn cứ vào cái gì chứ?
    Đây là kẽ hở để bị đơn mua toà?
  4. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Không phải là bác đơn khởi kiện mà là bác yêu cầu của đương sự . Ở đây có thể là bác yêu cầu của Nguyên đơn , yêu cầu phản tố của bị đơn , yêu cầu độc lập của người có quyền lợi - nghĩa vụ liên quan trong vụ án . Việc bác yêu cầu của đương sự là kết quả của việc xem xét , đánh giá các chứng cứ , tài liệu có trong hồ sơ vụ án , ý kiến tranh luận của các bên , ý kiến của KSV ( nếu có tham gia )
    Có thể bạn hỏi đến trường hợp Toà án trả lại đơn khởi kiện cho nguyên đơn . Trong BL TTDS có 02 điều luật quy định việc TA trả lại đơn khởi kiện , đó là Điều 168 và điều 413 .
    Nếu Nguyên đơn không đồng ý với Bản án , quyết định của Toà án cấp sơ thẩm thì có thể kháng cáo lên Toà án cấp phúc thẩm .
    Còn việc gửi đơn đề nghị xem xét giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm thì tôi e rằng hơi khó và quá lâu .
  5. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    nếu mà trả lại đơn khởi kiện thì còn phải xem bác ý muốn hỏi tố tụng gì? tố tụng hành chính hay tố tụng dân sự? có thể các quy định giống nhau nhưng căn cứ là khác nhau đó.
  6. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề muốn bàn là tố tụng hành chính.
    Thực tế là đơn kiện hành chính rất nhiều, nhưng số vụ được toà đưa ra xử ít quá.
  7. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =========================
    Một câu hỏi hết sức mơ hồ, cũng lại hết sức võ biền khi dám cho rằng cái CĂN CỨ mà Toà tuyên lại là... kẽ hở?!
    Vậy thì, với câu hỏi thế này thì câu trả lời như sau: Toà sẽ căn cứ vào CÁI có căn cứ. Còn đó là cái gì thì từng trường hợp, tuỳ từng quan hệ mà lại có từng văn bản luật cụ thể được áp dụng.
    Thế!
  8. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Đơn kiện hành chính rất nhìu, nhưng người dân lại thích mang đến cơ quan không có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết thì làm seo được ...
    Lại còn phải phân biệt rõ đơn kiện hành chính và tố cáo vi phạm pháp luật, cái này người dân rất hay nhầm lẫn.
    Hơn nữa, còn có tình trạng nộp đơn thay, rùi nộp đơn mừ đọc xong chỉ thấy toàn là bức xúc, chả hiểu họ định yêu cầu cái gì, vân vân và vân vân.
    Điều này có nghĩa là người dân khi đấu tranh cho quyền lợi của mình, vẫn phải tuân thủ pháp luật và cần theo sự chỉ đường của pháp luật.

    ---
    fsai : thầy cãi số 1 về ly hôn

Chia sẻ trang này