1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho hỏi về luật hôn nhân và gia đình!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi minhlover, 18/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Hê hê. Anh giới thiệu đi. Được làm quen với các anh K44 là niễm diễm phúc của chị em khoa Luật. hix... nói mà lại buồn.
    Còn thưa anh ạ,
    Nghĩa vụ vợ chồng có nghĩa vụ tài sản và nghĩa vụ nhân thân. Cái việc mà bạn satthutinhdoi nói là liên quan đến nghĩa vụ nhân thân ạ. Thế nên em mới trả lời bạn đó thế. Cũng có thể lúc đó vội quá, săp hết đồng xu cuối cùng trong túi nên phải chuồn khỏi hàng nét cho lẹ nên em chưa kịp nghĩ thấu đáo. Có gì mong bác chỉ bảo thêm cho em ạ.
    Còn theo bác thế này là nhân thân hay tài sản ạ:
    ---- Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương chăm sóc lẫn nhau,
    ---- Vợ chồng ..... em quên mất ngôn từ chính xác rồi. (Bác muốn lại về giở Luật hôn nhân gia đình cho bác)... hì hì ....
    ------------- v.v.v.
    P/S: Hoá ra là bác hâm mộ hai em Sweet và bupbe bên quốc gia, rồi vô tình ghé qua box Luật. Vui quá, vui quá. Hy vọng rồi bác cũng sẽ yêu box Luật này và năng ghé qua hơn nữa.
    Và .... lần sau mong bác không cần trích dẫn nhé. Nếu có thì rất hạn chế thôi, để chủ đề không bị loãng. Hôm kia em đã phải xóa một bài trả lời của bác chẳng có nội dung gì mà toàn là trích dẫn (chắc mạng lúc đấy trục trặc, chứ em nghĩ bác cũng cẩn thận lắm).
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 16:24 ngày 24/05/2003
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Uh, em là thành viên mới bác ạ, hôm trước em có mượn nick của bác pikami sài tạm giờ trả lại rồi
    Đây là 1 số thông tin về những thỏa thuận trước khi kết hôn, ở Mỹ gọi là prenups
    Những thỏa thuận này do luật sư các bên đứng ra thương lượng cho các cặp vợ chồng tương lai trước khi tổ chức lễ cưới , nó phổ biến từ những năm 80 tại Mĩ khi ngày càng nhiều các bang thông qua các đạo luật về việc phân chia tài sản
    Nội dung các bảng thỏa thuận thường hướng đến những rắc rối trong thời kì hôn nhân mà các cặp vợ chồng di75 liệu sẽ phát sinh ví dụ : Một người đàn ông muốn có quyền li dị khi cô dâu tương lai của mình nếu cô ta tăng lên 15 cân , hay 1 ông chồng muốn biết chắc rằng nếu cuộc hôn nhân đi đến tan vỡ thì anh ta có thể giữ lại bộ sưu tập các trái banh tuyết mà anh ta rất quí và được cất chúng 1 cách an toàn trong 1 tủ cấp đông , 1 cô dâu khác thì muốn nhấn mạnh vào việc qui định ai sẽ là người giắt chó đi vệ sinh.....
    1 nội dung quan trọng khác là vấn đề tiền bạc. Bảo vệ các đứa con của cuộc hôn nhân trước đó là một trong những động cơ mạnh mẽ để có các bản hợp đồng trước khi kết hôn, ví dụ : có người nào đó có 1 tỷ đô la và ông ta không muốn cho người vợ thứ 2 nửa triệu đô la vì ông ta muốn cho các con của ông ta nhiều hơn . Sự cố gắng bảo vệ tài sản thừa kế cho con và cháu nội , cháu ngoại đang làm cho việc thỉa thuận trước khi kết hôn phổ biến hơn trong số người ở tuổi 60 và 70 tái giá hay tục huyền sau khi chồng hay vợ mất đi
    trường hợp khác đòi hỏi phải có những thỏa thuận trước khi kết hôn là khi vợ hay chồng tương lai có hoặc sẽ có thể được hưởng 1 tài sản lớn hay 1 doanh nghiệp của gia đình , đặc biệt trong trường hợp người hôn phối có ít tài sản hơn hay là không có gì cả.Việc kí kết 1 bản thỏa thuận đồng nghĩa với việc phơi bày tài chính của một ai đó và đôi khi giúp cho người vợ hay chồng tránh được 1 cuộc hôn nhân rất tai hại
    Bản thỏa thuận trước khi kết hôn giống như những hợp đồng kinh doanh mà trong đó tình cảm lãng mạn và tình yêu muôn đời chẳng có vai trò nài cả. Những người ủng hộ biện minh rằng: vì li dị thường mang lại hậu quả rất lớn về kinh tế và hôn nhân liền tay đã trở nên quá phổ biến, 50% những cuộc hôn nhân cũa Mỹ kết thúc bằng li dị.Bản thỏa thuận trước khi kết hôn
    tỏ ra là một biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề kinh tế sau khi li dị và chấp dứt những cuộc đấu tranh dai dẳn
    sau khi kí bản thoả thuận trước khi kết lại có thể kí những thỏa thuận sau khi kết hôn và mặc dù đã kí những bản thỏa thuận như thế có thể bị đảo ngược nếu bị ép buộc hay có những tranh chấp về thẩm quyền giải quyết trong trường hợp những cặp vợ chồng quyết định li dị đang sống ở nước ngoài hay mang quốt tịch khác nhau
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Ok, thông tin của bác hết sẩy. Bổ sung thêm một số trường hợp Ngôi sao:
    _ elizabeth taylor không mất tiền sau cuộc hôn nhân với một anh chồng trẻ hơn bà ta hơn 20 tuổi.
    _ Ông trùm thông tin của Mỹ tự nhiên mất môtj nửa gia sản về tay bà vợ trẻ đẹp. (ai bảo ông ta không quan tâm đến hôn ước về phân chia tài sản trưóc khi kết hôn).
    Cho em hỏi bác cái: thế lập hợp đồng trong khi hôn nhân đang tồn tại có được không nhỉ? (chắc được chứ, vì nói chung nên tôn trọng sự thoả thuận của hai bên mà)
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    ,Ý của bác là những bản thỏa thuận phải không ạ. Ngoài bản thỏa thuận trước khi kết hôn , sau khi cưới có thể kí tiếp những bảng thỏa thuận sau khi kết hôn , bảng thỏa thuận sau khi kết hôn sẽ bổ sung cho những bảng thỏa thuận trước khi kết hôn, ví dụ :những bảng thỏa thuận này cấm chồng hay vợ nói công khai về cuộc hôn nhân đang tồn tai và....(hì hì)
    Chúc bác vui
  5. sunu

    sunu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Theo luật của Pháp (khỏi ghi điều luật nhá, lười mở Code) thì được phép lập "hợp đồng" sau khi đã tổ chức đám cưới với điều kiện đã được homologué (chả hiểu tương đương bên tiếng Việt, nôm na là được 1 thông qua bởi 1 vị quan tòa phụ trách vấn đề này), tuy nhiên nếu như chủ nợ của vợ hoặc chồng phát hiện ra rằng việc lạp hợp đồng này nhằm giảm khả năng chi trả phần nợ, có thể đề nghị inopposabilité (hic hic, nôm na là hợp đồng không có hiệu lực đối với người chủ nợ phản đối ). Ví dụ nhá : Ông A, bà B cưới nhau không lập hợp đồng phân chia tài sản nên coi như nhôi nhà mà họ mua sau khi cưới là của chung. Ông A vay nợ ông C và dùng 1/2 ngôi nhà để thế chấp vì bà vợ không đồng ý đưa phần mình ra thế chấp. Sau đó, ông A và bà B ký hợp đồng với điều khoản toàn bộ bất động sản thuộc về bà vợ . Hợp đồng này được thông qua bởi tòa, nhưng ông C nhận ra rằng phần tài sản đã đem thế chấp của mình bị ..biến mất. Vì thế, ông C có thể yêu cầu hợp đồng đó không có tác dụng đối với ông, nhưng không thể đòi huỷ hợp đồng đó được.
    Còn về vấn đề mà Contancy đặt ra liên quan đến tài sản có giá trị định tính cao, sunu không hiểu tại sao không được xét như là tài sản riêng được ? Giả dụ nếu như đó là tài sản riêng của mỗi người trước khi cưới thì sau khi cưới, nếu họ không đồng ý quy định tất cả là của chung thì vất đó dĩ nhiên vẫn thuộc về tài sản riêng của họ . Còn nếu sau khi cưới thì ...mấy bác đã nói hết rồi còn gì .
    Tuy nhiên, không biết ở VN quy định thế nào về ..lương bổng của từng người trong trường hợp không có hợp đồng phân chia tài sản ? Tài sản riêng hay chung ? Nếu như người vợ mượn người chồng 5 triệu cộng thêm số tiền 15 triệu mà cô ta vừa được thừa kế để mua chiếc xe, vậy cái xe sẽ là tài sản chung hay riêng ? Thật ra, sunu đã có lời đáp cho những trường hợp này nhưng theo bộ luật của Pháp, nhưng mong các bác sẽ góp ý lời đáp theo bộ luật VN.
    Chi va sano, va lontano
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Hic, mai mốt em lấy vợ, không biết nói với nàng như thế nào để nàng chịu cho em đi công chứng tài sản , mà chia tài sản trong thời kì hôn nhân không biết có trái đạo lý người việt mình không , nhỡ như em đòi công chứng tài sản trước hôn nhân , nàng nghe xong nàng choáng nàng xù em luôn thì sao ạ, khó xử quá, không biết như thế nào cho nàng hiểu nhỉ
  7. sunu

    sunu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Bác đừng hiểu sai mục đích của việc ký hợp đồng về tài sản giữa vợ chồng. Mục đích không phải là chưa cưới mà đã tính chuyện ...ly dị đâu. Cái này ở nước ngoài khá là nhiều vì khi vợ và/hoặc chồng có kinh doanh hay vay mượn, việc ký hợp đồng sẽ hạn chế được mức độ ảnh hưởng của sự thất bại của người này lên tài sản chung và tài sản riêng của người kia. Có lợi cho cô bạn của bác quá nếu như bác có kinh doanh, bài bạc, rượu chè (jk)
    Tớ không biết chế độ phân chia tài sản theo luật (régime matrimonial légal) ở VN như thế nào nên không thể nói cụ thể các trường hợp có thể thay đổi bằng hợp đồng được . (Bác Bom đừng théc méc về việc em thiếu kiến thức nhá )
    PS : KHÔNG BÁC NÀO TRẢ LỜI CHO TỚ MẤY CÂU HỎI BÉ BÉ Ở TRÊN À ?
    Chi va sano, va lontano
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Đây, có em, thưa chị sunu, tại trước khi trả lời chị em phải xoá một số bài spam trong chủ đề này và sửa một số chủ đề mà các anh chị cứ trích dẫn nguyên si cả bài viết dài ơi là dài của người khác. Nếu ai có vào đọc chủ đề này thì làm ơn đọc ''Những thông báo mới nhất của box Luật'' - do longpt gửi giùm nhé, mới có thông báo về việc trích dẫn bài.
    Rồi, giờ em nghiên cứu lại câu hỏi của chị rồi trả lời đây. Xong em phải đi học Luật hôn nhân gia đình đây, săp thi rồi. Mà sao box lại đông vui đúng lúc mình bận rộn thế này nhỉ?
    Bắt đầu:
    -------
    -- Vấn đề thứ nhất về Hợp đồng phân chia tài sản giữa vợ và chồng:
    Trước tiên là cám ơn chị rất nhiều vì đã đưa Luật của Pháp sang cho bọn em tham khảo. Chắc chị đọc chưa kỹ mấy bài ở trên, ở đó có nói đến việc ''Việt Nam không quy định việc lập một thoả thuận - hợp đồng - giữa vợ và chồng trước, trong thời kỳ hôn nhân về chia tài sản - cái này em được học là regime de se'paration des biens - không biết có trùng với thuật ngữ của chị không, tại luật Pháp thì em bái chị làm sư phụ rồi''.
    Như vậy thì vấn đề ký thoả ước giữa vợ chồng về phân chia tài sản là rõ ràng không phù hợp với thực tế của Việt Nam. Nên trường hợp mà chị đưa ra về việc Ông A, C, và bà B gì đó là không áp dụng y hệt ở Việt Nam được. Tuy nhiên, Việt Nam có một điều khoản tương tự với nội dung nôm na thế này: (hình như em có trình bày trong phần trả lời satthutinhdoi ở trên rồi - bài về phân chia tài sản ý chị): vợ chống có thể thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tuy nhiên nếu việc chia tài sản chung đó nhằm để trốn tránh nghĩa vụ tài sản phải thực hiện thì không được công nhận - cần nói thêm là chia tài sản chung là một thủ tục khá phức tạp, phải có ý kiến hai vợ chồng, lập thành văn bản, hình như còn phải công chứng, hay chứng thực nữa (không nhớ kỹ ạ, mà cũng ngại mở Luật vì ngán nó tận cổ rồi).
    Theo em nghĩ, trong trường hợp chi đưa ra thì đúng là hợp đồng đó không có giá trị với ông C và ông C có thể yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng giữa A và B là vô hiệu.
    thứ hai: dạ, đúng là chỗ đó em nói không rõ về ''tư trang cá nhân''. ĐÚng ra là phải thế này: nếu dùng tài sản chung để mua cho cô vọ, hoặc anh chông một đồ vật mang tính chất tư trang như dây chuyền ngọc trai, đồng hồ Swatch đời mới nhất (cứ cho là lên đến con số hàng tỷ đi) thì vấn đề đặt ra là cái đó có còn là tài sản riêng nữa không? Luật Việt Nam chưa dự liệu được vấn đề này? tại sao lại đặt ra câu hỏi này? theo em vì mức sống và thu nhập của Việt Nam còn thấp, nền kinh tế đang giai đoạn phất triển thôi.
    Thật ra thì em viết như trước cũng không phải là thiếu vì phải hiểu ''tư trang, đồ dùng sinh hoạt cá nhân '' là được mua bởi tài sản chung của vợ chống, có như thế người ta mới chia làm một loại tài sản riêng chứ, còn không thì đã cho nó vào phần'' tài sản riêng có trước thời kỳ hôn nhân'' (còn mua bằng tài sản riêng thì chẳng nói làm gì). --- em nghĩ đay là vấn đề của ngôn ngữ diễn đạt thôi - chắc em phải học lại cách diễn đạt.
    thứ ba: Còn lương bổng ở Việt Nam được coi là tài sản chung của vợ chồng, theo luật HNGĐ thì đó thuộc về ''tài sản có được hợp pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh'' - một vấn đề đang đặt ra là trợ cấp thôi việc, mất việc làm có được coi là tài sản chung không?
    thứ tư, chị nói với sat thu tinh doi quá đúng rồi, chẳng còn gì cho em múa mép nữa cả.
    thứ năm em không hiểu ý chị trong câu này?
    Không hiểu nên không biết trả lời thế nào ạ?
    thứ sáu: chị ở Toulouse à? T2 hả chị? ở đó có nhiều người VN học Luật lắm phải không chị? Chị sắp tốt nghiệp chưa? mà chị khai tuổi đi, có khi chị còn nhiều tuổi hơn anh NF đấy. Đừng để anh ý lưà chị nhé tội nghiệp. Em cũng từng bị anh ý lừa đấy. Cái này chị em mình nói nhỏ với nhau thôi nhé, không anh NF anh ý vào del đi hết thì khổ.
    mà chị hay vào mấy cái giờ mà ở VN bọn em đi ngủ nhỉ? pháp cách VN mùa này là mấy tiếng hả chị? 5-6 tiêng???
    Em vote cho chị 5* nè. hi`, ghé box Luật nhiều chị nhé, hay đăng ký thành viên rồi thảo luận với bọn em cho vui đi.
  9. sunu

    sunu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0

  10. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    hôm nay em không định post bài đâu. Chỉ nói ngắn gọn vài ý thôi:
    bất cập ở chỗ là tài sản đó là ''tư trang'' cá nhân nhưng lại mua bằng tài sản chung (nếu giá trị nhỏ thì là tài sản riêng => chẳng ai bàn cãi, nhưng vẫn đề lại là giá trị lớn)
    Tiền Trúng Vé số là thu nhập khác => Luật VN quy định thế. :)
    Sao chị lại nghĩ thế nhỉ? Không phải thiếu, cũng chẳng phải cấm. mà là VN mình không nói là lập hợp đồng thôi. Chị nghĩ xem, VN mình, với truyền thống phương đông ''của chồng công vợ'' , đời sống bình quân không cao lắm, thì làm sao lại đặt ra vấn dề này nhỉ? Mà em nói là VN có điều khoản tương tự rồi mà. => tức là theo em khác nhau về hình thức thôi. Em còn học hỏi chị nhiều nên chị cứ ý kiến tiếp nhé.
    Để thứ hai em thi xong một môn, nghiền ngẫm lại bài viết cảu chị nhé. Môn HN kỳ này em mới thi, chưa nghiên cứu kỹ.

Chia sẻ trang này