1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho hỏi về luật hôn nhân và gia đình!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi minhlover, 18/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Nghe bác nói 1 hồi em choáng quá, em chưa học luật hôn nhân gia đình
    thank bác nhé , (dù em hiểu chưa có nhiều ), bữa nào phải về học rồi mới post bài được
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  2. phuongham

    phuongham Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    xờiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii.........
    vụ này lâu vậy mà chưa xong hả? cons nói thế là đúng đấy. em ủng hộ hoàn toàn.
    còn bác satthutinhdoi, học lấy một ít luật hôn nhân mà phòng thân. bây giờ lá sát thủ nhung nay mai là nạn nhân còn có cái để tự vệ.................
    kinh nghiệm của thầy em đấy
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Các bác đọc thử cái này nhé( hình như không đúng lắm với những điều bác Constancy nói ):
    Bà T và ông V kết hôn năm 1988. Do ông V không có công ăn việc làm ôn định nên bà T phải xoay sở đủ mọi nghề. Đến đầu năm 99, Bà T chạy vạy vay mượn 200 triệu để sang 2 sạp quần áo ở chợ bến thành . Việc kinh doanh tạm ổn 1 thời gian thì bà T nộp đơn xin li hôn
    Ngày 2/10/2000 tòa Phú Nhuận sử sơ thẩm , công nhận việc thuận tình li hôn . Riêng đối với số nợ bà T khai trình , xét thấy việc mượn nợ không được chồng thừa nhận , rồi các giấy tờ nợ cũng chỉ có chữ kí của bà, tòa đã quyết định đó là khỏang nợ riêng của bà T . Còn 2 sạp vải là tài sản chung của vợ chồng . Nhưng do bà T có công sức nhiều hơn nên được hưởng 70% giá trị sạp và vốn kinh doanh , ông T được hưởng 30%
    Ngày 25/12 xét sử phúc thẩm Tòa án nhân dân TPHCM quyết định bà T phải tự chịu trách nhiệm số nợ, còn 2 sạp được tạo lập trong thời kì hôn nhận thì chia đôi mỗi người 1 nữa
    (Các bác có thể xem tin này ở nguyệt san pháp luật số 56 tháng 8/2001)
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  4. 13

    13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Mọi người có thể cho em biết rõ ràng và chính xác về luật của nhà nước VN về việc hôn nhân bắt buộc không cùng huyết thống như thế nào ạ?( vd : họ hàng trong vòng 3 đời thì không được quyền kết hôn , phải không ạ ? Và tính thì tính như thế nào ..vv...vv...)
    Nếu có tài liệu thì các bác cũng chỉ em với, em đang có báo cáo cần làm, lại không phải dân học luật, ai giúp được em vô cùng cảm ơn .
  5. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Ui, hết sức thông cảm với đồng chí Thực ra theo Luật Hôn nhân và Gia đình, những người có cùng huyết thống không bị cấm kết hôn, mà chính xác là chỉ cấm những người có cùng dòng máu về trực hệ (hình như hai cái này khác nhau đấy?) cụ thể là cấm kết hôn: giữa cha mẹ với con, giữa ông bà với cháu nội, cháu ngoại.
    Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
    Các chiến sỹ nằm trong ba cái đời liệt kê ở trên thì cấm không được kết hôn với nhau.
    Ngoài ra, Luật Hôn nhân và Gia đình cồn cấm kết hôn:
    Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu (hoặc đã từng là bố chồng với con dâu); mẹ vợ với con rể (hoặc đã từng là mẹ vợ với con rể); bố dượng với con riêng của vợ (hoặc đã từng là...) ; mẹ kế với con riêng của chồng(hoặc đã từng là...).
  6. 13

    13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Hihi...Cảm ơn bác đã thông cảm . Bác cho em hỏi trong trường hợp bà nội người này là em của ông nội người kia thì luật pháp có cấm không ạ?
    mà bác chỉ rõ hộ em ở chương nào, bộ luật nào , tài liệu chính xác ở đâu ạ?
    Em cảm ơn bác nhiều nhiều lắm !!!!!!!!!!!
  7. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Hehe, cái nhà bác này hỏi hay thật đấy, nếu bà nội người này là em của ông nội người kia thì tức là 2 người đó có họ trong phạm vi 4 đời rồi đấy ạ, theo luật thì có thể lấy nhau vô tư , nhưng dù sao thì đạo lý người VN mình có vẻ không khoái vụ này lắm đâu, thể nào chẳng bị mấy đồng chí họ hàng "lời ra, tiếng vào" này nọ... Hỏi nhỏ tý nhé: có phải "đằng ấy" đang định.... đấy àh
    Các nội dung về Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (hiệu lực từ 1/1/2001) và mục 1, khoản c.3, c.4 Nghị quyết số 02 /2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định luật HNGD 2000.
    Nếu cần file nữa thì bác cứ kêu la nhé, trong forum này có nhiều người sẵn lòng gửi cho đấy
    Good luck
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Đang học luật hôn nhân gia đình , về chế độ tài sản chung tài sản riêng của vợ và chồng em thấy có vài gúc mắc, mong được trao đổi
    thứ 1:
    Pháp luật qui định vợ và chồng có 5 loại tài sản riêng :
    -tài sản có được trước khi hôn nhân
    -tài sản tặng cho thừa kế riêng
    -Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận phân chia từ tài sản chung
    -hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng sau khi chia từ tài sản chung
    - đồng dùng tư trang cá nhân
    Vậy tài sản mà vợ chồng thỏa thuận phân chia từ tài sản chung trong thời kì hôn nhân là tài sản riêng và hoa lợi lợi tức của nó cũng là tài sản riêng
    Vậy hoa lợi lợi tức từ 4 loại tài sản riêng còn lại là tài sản chung hay tài sản riêng ?. Vấn đề này pháp luật đang còn bỏ ngỏ.
    Có ý kiến cho rằng :nó là của riêng, và điều đó là điều đương nhiên mà pháp luật không cần qui định.Hoa lợi lợi tức từ tài sản riêng được tách từ khối tài sản chung trong thời kì hôn nhân là của riêng . Vậy tại sao hoa lợi lợi tức 4 loại tài sản riêng còn lại thì không là của riêng ?. Nhưng nếu qui định nó là của riêng thì gặp phải vấn đề : ví dụ A làm giám đốc doanh nghiệp tư nhân A, có người phối ngẫu B là dám đốc doanh nghiệp nhà nước B. Trước khi kết hôn A đã lập DN tư nhân , và sau khi kết hôn A vẫn dùng DN đó để kinh doanh. Nếu qui định đó là tài sản riêng thì toàn bộ hoa lợi lợi tức từ DN đều là của riêng A, trong khi đó thu nhập của B (tiền lương, tiền thưởng ,phụ cấp...) đều là của chung 2 vợ chồng . Nghe chừng vô lí quá
    Quan điểm thứ 2 là coi hoa lợi lợi tức từ 4 loại tài sản riêng còn lại là của chung của cả 2 vợ chồng vì pháp luật không qui định nó là tài sản riêng. Nếu qui định như thế thì cũng gặp vấn đề :Ví dụ : trước khi lấy B , mẹ A thủ thỉ với A rằng, giờ ngăn sông cách trở , mẹ chỉ có 1 sổ tiết kiệm mà mẹ dành dụm cả đời bây giờ mẹ trao riêng cho con , con dùng sổ tiết kiệm cộng với tiền lời tùy nghi sử dụng, hay phòng khi hữu sự... Giả dụ thế. Giờ khi lấy A về tự nhiên tiền lời từ sổ tiết kiệm bỗng trở thành tài sản chung của 2 vợ chồng , cả 2 đều có quyền quản lí ngang nhau. Nếu vậy thì cũng vô lí các bác nhỉ
    Đây là vấn đề mà phap luật còn đang bỏ ngỏ, lại rất hay, các bác tham gia cho vui nhé
    thứ 2 là vấn đề tư trang giữa vợ và chồng , theo luật hôn nhân goia đình đồ dùng tư trang cá nhân là tài sản riêng, và nó có 2 điểm rất hay là :
    Không cần biết giá trị bao nhiêu
    Không cần biết nguồn gốc từ đâu
    Nếu chừng minh được nó là đồ dùng tư trang cá nhân ,thì mặc nhiên nó là tài sản riêng của người quản lí nó (mặc dù nó có thể được mua bằng tiền của người phối ngẫu kia, hay được mua bằng tiền là tài sản chung giữa 2 vợ chồng )
    Post tới đây lại nhớ đến lời thầy , nhắn nhủ cho 1 cái mánh để phòng khi tư vấn cho khách hàng : Nếu gặp thân chủ, thì hỏi tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng , quí khách có thể quản l1 tài sản chung đó không ?. Nếu được thì quí khách lén đem đi bán hết lấy tiền mua đồng dùng tư trang cá nhân :vòng vàng nhẫn kim cương, đồng hồ...mang đầy trên người . Khi li hôn thì chứng minh đó là đồ dùng tư trang và do đó mặc nhiên thuộc về quí khách mà khỏi phải chia lung tung ....Chắc đây cũng là 1 kẽ hở cũa pháp luật các bác nhỉ
  9. gamenhe

    gamenhe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2010
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Trường hợp bạn đưa ra cũng hiếm đấy. Theo mình biết thì luật không cấm, nhưng theo thuần phong mỹ tục thì không nên thôi. Nhưng luật hôn nhân gia đình nước mình còn ban hành theo dân tộc thiểu số hay không, liên quan đến ngoại quốc hay không,... nên cũng có khác nhau đấy.
    Bạn thử ngâm cứu qua vài tài liệu mình cũng đang tìm hiểu đây.
    http://goccongso.com/tai-lieu-van-b...-hon-nhan-vai-gia-diinh-nam-1986-a-12229.html

    http://goccongso.com/tai-lieu-van-b...-luat-hon-nhan-gia-dinh-nam-2000-a-12211.html

    http://goccongso.com/tai-lieu-van-b...nhan-va-gia-dinh-co-yeu-nuoc-ngoai-12209.html

    http://goccongso.com/tai-lieu-van-b...-luat-hon-nhan-gia-dinh-nam-2000-a-12212.html

    Chúc sớm tìm ra vấn đề >:D<

Chia sẻ trang này