1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho hỏi về tiềm thức

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi zinchon, 03/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. zinchon

    zinchon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Cho hỏi về tiềm thức

    Bạn nào có nào cho tôi biết tiềm thức là có thật không?

    Người ta nói rằng khi đi xem chiếu bóng . người ta có ***g trong 24 hình /s một ,2 hình nói quảng cáo về công ty,của hàng(giả sử như bán nón chẳng hạn) thì khi xem xong rất nhiều người đến mua nón mặc dù họ không ý thức được đã bị quảng cáo
    Nhưng 1998 trên tờ thời báo kinh tế Sai gòn cũng nói về điều đó nhưng họ nói rằng chẳng có tiềm thức nào ở đây cả do trục chặc thí nghiệm.Bữa đó trời mưa tuyết nhiều cần phải mua nón
    Tôi phân vân liệu có phải tiềm thức có thật hay là không như TBKT sài gòn nói các bạn ,các anh các chị , các thầy cô ,ai biết chỉ giúp hoặc ai có lòng hảo tâm cùng tôi thực hiện một thí nghiệm về vấn đề này được không?
    Nếu thực hiện vui lòng cho biết liện hệ tôi qua mail hoặc cứ pos lên dd này .Thực hiện vấn đề này không tốn kém lắm đâu chỉ cần một máy quay phim(phim 35mm)và một máy chiếu.
  2. zinchon

    zinchon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    link nay cac bạn xem hộ
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/Tu-sach/2003/06/3B9C8CC1/
    Bên cạnh điều bí ẩn (phần 28)
    [...]... Thế đấy, "tâm linh" của chúng ta trở nên phức tạp đến hư vậy khi người ta bắt đầu nghiên cứu nó dưới ống kính hiển vi, trong các phòng thí nghiệm khoa học. Chẳng những nó đồng thời nằm ở hai tầng khác nhau mà còn có hai khuôn mặt khác nhau nữa...[...]
    Hai tầng của ý thức
    Con người có thể ý nghĩ về điều gì đó mà không biết rằng mình đang nghĩ về chính điều đó được chăng? Có thể.
    Lần đầu tiên, những sự kiện như thế đã thu được trong các cuộc thí nghiệm thôi miên. Người bị thôi miên nhận được lệnh ngủ và quên đi tất cả những gì bác sĩ thôi miên nói, nhưng cũng lúc đó phải thực hiện một mệnh lệnh; bốn ngày sau vào giờ đã định phải gọi điện cho bác sĩ và hỏi thăm sức khỏe của ông ta. "Điện thoại của tôi số thế này, - bác sĩ nó, - nhưng rồi anh cũng hãy quên nó đi".
    Tất cả đều diễn ra trót lọt. Suốt bốn ngày, người đó không nghĩ ngợi gì đến chuyện thôi miên, nhưng chừng độ một giờ trước thời hạn đã định, anh ta bắt đầu thấy hồi hộp lo lắng cho bác sĩ: "Không biết ông ấy ở đấy thế nào, có đau ốm gì không?" Anh ta muốn gọi điện thoại ngay cho bác sĩ, nhưng lập tức nghĩ ra là không biết số điện thoại.
    Rồi nỗi lo lắng cứ tăng lên. Không thể tiếp tục ngồi làm việc được nữa, anh ta đi đến bên điện thoại và quay hú họa số điện thoại một cách máy móc. Bác sĩ thôi miên đã trả lời.
    Ở nơi bí mật nào trong não, trí nhớ lưu giữ số điện thoại nói ra trong lúc thôi miên vậy?
    Thí nghiệm này được lặp lại nhiều lần với những người khác nhau, và kết quả luôn luôn chỉ là: tiềm thức của con người dường như đã đọc rành rọt vào thời điểm cần thiết số điện thoại được thông báo trong lúc thôi miên, nhưng sau đó đã bị quên đi.
    Bị quên đi do ý thức chứ không phải là do tiềm thức. Người ta còn biết một hiện tượng khác có liên quan đến khu vực tiềm thức. Trong rạp phim có chiếu một bộ phim, nhưng ở một số cảnh phim riêng biệt lại có đề những dòng chữ chẳng liên quan gì đến nội dung phim cả, chẳng hạn quảng cáo một loại hàng hóa mới. Những dòng chữ xuất hiện và biến đi trên màn ảnh nhanh đến mức người xem không tiếp thu được chúng. Nói cách khác dòng chữ ấy không đến được ý thức con người và không được lĩnh hội (như ta biết, để một cảnh phim nào đó có phụ đề được ghi vào ý thức, cần phải nhìn thấy cảnh đó không dưới 0,1 giây). Sau khi buổi chiếu kết thúc, nhiều người trong số các khán giả vừa xem phim đã đi đến cửa hàng nơi có thể mua được loại hàng mới theo lời quảng cáo. Họ đi mặc dù không nhận thức rõ đi để làm gì.
    Ở đây có một lời giải thích: lời quảng cáo được não tiếp nhận ở cấp độ vô thức, rồi sau đó nó được truyền đạt cho ý thức dưới dạng những tín hiệu không rõ rệt đầu tiên.
    Tôi còn nhớ một câu chuyện do các nhà bác học thế kỷ trước mô tả. Có một người đến một thị trấn nhỏ nằm ven bờ sông Vonga. Ông ta nghỉ lại ở khách sạn, tảng sáng ông ta tỉnh dậy trong cảm giác lo âu khó hiểu. Hôm sau ông ta lại dậy với dự cảm nặng nề về một sự nguy hiểm nào đó. Một tuần cứ trôi qua như thế, và một lần, khi đi ngủ, ông khách trọ bỗng quyết định dịch cái giường sang góc khác của căn phòng. Vào đêm hôm ấy, trần nhà trong phòng sụp xuống, một thanh dầm nặng đã rơi trúng chỗ trước đó kê chiếc giường.
    Khi người ta hỏi vì sao ông chuyển giường đi, ông đã trả lời:" Chính tôi cũng chẳng biết nữa! Dường như có ai đó thúc bách tôi vậy".
    Khi ấy tất cả mọi người đều quả quyết rằng thượng đế đã cứu ông ta. Nhưng một nhà khoa học đến nghỉ ở vùng sông Vonga đã quan tâm đến "sự cứu nạn kỳ diệu" này và giải thích chuyện xảy ra theo quan điểm khoa học.
    Khách sạn đã được xây từ lâu, trần nhà cần phải sửa chữa. Thanh dầm trên căn phòng nơi ông khách trọ đã thoát chết bị mục đến mức có thể sụp xuống bất cứ lúc nào. Khi có người đi ở tầng trên, dầm rung lên và kêu cót két. Ban ngày, ông khách trọ không nhận ra những âm thanh đó, chỉ có những tiếng động ồn ào ở bên ngoài mới được ý thức tiếp nhận. Song ngay cả ban ngày, đặc biệt là ban đêm, khi tất cả đã im ắng, thính giác của ông ta đã truyền vào não tiếng kêu cọt kẹt khẽ khàng của chiếc dầm. Tiếp tục làm việc cả trong giấc ngủ, não tiếp nhận những tiếng động đó trong nỗi lo âu. Trong tiềm thức của con người đã xuất hiện một ý nghĩ hoàn toàn tự nhiên rằng những tiếng cọt kẹt đó đe dọa mối nguy hiểm là trần có thể sụp xuống. Nhưng ý nghĩ đó không xuất hiện trong ý thức, và sáng sáng, ông khách nọ tỉnh dậy với cảm giác sợ sệt mơ hồ, chờ đợi một điều gì đó tồi tệ, ghê gớm. Đêm tiếp theo, tiềm thức càng lo lắng và lại nhắc nhở về mối đe dọa, rồi đó nhắc ông ta cần phải làm gì. Cuối cùng, trong ý thức đã nảy ra ý nghĩ cần phải chuyển dịch cái giường.
    Như các bạn thấy, ở đây mọi sự đã diễn ra không chút thần bí nào.
    Những công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây đã chứng minh một cách thuyết phục rằng vô thức tồn tại trong tất cả các phạm vi hoạt động tâm lý của con người. Không tính đến hình thức đặc biệt này trong hoạt động của tâm lý chúng ta thì không thể nào hiểu được trọn vẹn hành vi của con người ở những tình huống khác nhau trong cuộc sống.
    Tiềm thức luôn luôn có tác động qua lại với ý thức, hơn nữa, mỗi tác động qua lại đó không mang tính chất phục tùng. Thật là không có cơ sở khi khẳng định sự thống trị "tiềm định", dứt khoát của vô thức đối với ý thức như những người theo thuyết thần bí đủ mọi sắc vẻ đã và đang viết; nhưng cũng không nên nghĩ rằng vai trò của vô thức trong hoạt động của não chúng ta là không đáng kể, là ngẫu nhiên (vì vậy thuật ngữ "tiềm thức" có lẽ không thể được coi là đạt; từ "vô thức" phản ánh đúng hơn về bản chất của vấn đề)(Trong tiếng Nga, "tiềm thức" là "podsoznainie", còn "vô thức" là "bessoznatelnoe" (N.D.).
    Khoa học phát hiện ra những tầng mới của cái chưa nhận biết được trong hoạt động của não chúng ta như vậy đấy. Hóa ra hoạt động ấy được tập trung không chỉ ở hai "tầng ý thức", mà cả hai bán cầu não đều chia sẻ với nhau những nghĩa vụ quản lý cơ thể trong nhiều hoạt động. Ở đây nói về phát minh mới của các bác sỹ phẫu thuật thần kinh. Thực chất phát minh đó thật đơn giản và kỳ lạ: ở mỗi người chúng ta thực ra có hai não chứ không phải một.
    Bạn hãy hình dung hai con người. Một người dễ bắt chuyện, lắm lời, thậm chí còn khoác lác nữa. Đồng thời anh ta tiếp thu rất tốt lời người khác, nghe được những lời nói rất khẽ khàng. Nhưng, nếu lắng nghe, bạn sẽ nhận thấy trong giọng nói của người đó có một cái gì đó khó chịu - giọng anh ta đơn điệu, tẻ nhạt. Thậm chí có vẻ gì đó gượng ép không tự nhiên. Hơn nữa, nếu hỏi người ấy rằng câu nói đó có biểu hiện gì - nghi vấn, tức giận hay vui sướng, thì anh ta sẽ nín lặng bối rối.
    Người thứ hai hoàn toàn không giống người thứ nhất. Anh ta không có khoa nói. Anh ta hiểu kém lời nói của người khác. Anh ra thích diễn giải bằng những từ rời rạc, bằng điệu bộ, cử chỉ. Nói chuyện với anh ta có vẻ khó khăn vì tiếp theo yêu cầu hỏi sẽ là một lời giải đáp ngắn gọn, rồi lại im lặng, thêm nữa, giao tiếp với người đó cần phải như với người điếc vậy: nói khẽ là anh ta không nghe thấy. Thế nhưng giọng nói của anh ta dễ nghe. Ngữ điệu của anh ta rất rõ ràng.
    Khác với người thứ nhất, người thứ hai này có một cặp mắt rất tinh tường. Bạn thử đề nghị anh ta tìm những điểm khác nhau ở hai bức vẽ là anh ta tìm thấy ngay lập tức. Còn người thứ nhất sẽ không nhận ra thậm chí cả những nét khác biệt lồ lộ ngay trước mắt, ngay những điều rõ rệt như ở một bức vẽ thiếu cả một ngôi nhà hay một cái cây.
    Họ là những người hoàn toàn khác nhau? và đồng thời đó lại là một người mà thôi!
    Người ta đã biết rằng mỗi bán cầu não điều khiển công việc của riêng mình. Mặc dù tất nhiên chúng cũng giúp nhau trong nhiều việc. Bán cầu não bên trái của chúng ta là cơ sở của tư duy logic, tư duy trừu tượng. Còn bán cầu não bên phải quản lý những hình ảnh cụ thể.
    Điều đó đã được phát hiện như thế nào? Các nhà bác học đã học được cách "chẻ đôi" não, tức là "ngắt mạch" một bán cầu não và quan sát xem bán cầu não kia hoạt động ra sao. Và lúc đó người ta hiệu được rằng trong mỗi chúng ta dường như có hai con người với những giọng nói khác nhau, thính giác khác nhau và có những lý luận khác nhau.
    Trong con người thứ nhất mà chúng ta đã làm quen chỉ có bán cầu não bên trái làm việc, còn ở người thứ hai - bán cầu não bên phải.
    Thế đấy, "tâm linh" của chúng ta trở nên phức tạp đến hư vậy khi người ta bắt đầu nghiên cứu nó dưới ống kính hiển vi, trong các phòng thí nghiệm khoa học. Chẳng những nó đồng thời nằm ở hai tầng khác nhau mà còn có hai khuôn mặt khác nhau nữa.
    Khi nghiên cứu hoạt động của các bán cầu não, các nhà khoa học đã chú ý đến cả những thay đổi trong tâm lý. Nếu bán cầu não bên trái nắm quyền điều khiển tâm lý thì tâm trạng con người tốt lên, con người trở nên niềm nở và yêu đời hơn. Khi bán cầu bên phải bắt đầu chỉ huy thì đừng hòng mong đợi một cái gì tốt đẹp. Khó mà tách được con người này khỏi những suy tư u uất. Đấy, cội nguồn các tâm trạng của chúng ta ẩn giấu ở những đâu...
    Trí nhớ có dạng khác nhau ở não người được "chẻ đôi", Bán cầu bên trái lưu giữ chắc chắn khối lượng các tri thức lý thuyết học được ở trường. Nếu đề nghị con người chỉ có bán cầu trái làm việc phải ghi nhớ những hình có dạng không đều thì anh ta không thể nhớ nổi. Ngược lại, người chỉ có bán cầu bên phải hoạt động để quên đi ngay nhiều tri thức thâu lượm được trên ghế nhà trường, ghi nhớ rất kém những lời vừa nói, nhưng nhớ rất tốt những khuôn hình được xem thậm chí các hình có dạng kỳ khu nhất.
    Nhiều nhà bác học nổi tiếng ngày nay cho rằng việc nghiên cứu não "chẻ đôi" là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của khoa học. Họ đã nhìn thấy rõ ở chân trời những phát minh có thể trở thành vô cùng kinh ngạc.

Chia sẻ trang này