1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho hỏi

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi cox, 23/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cox

    cox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Cho hỏi

    Công nghệ sinh học có nghĩa là gì ? Sinh học Cox biết là biology, nhưng công nghệ là sao ?
    Cox đọc những bài viết trong này thấy khá nhiều topic về molecular biology, vậy molecular tiếng việt dịch là công nghệ ? Lúc trước cox hỏi bạn ở vn có ngành biotech 0, bạn cox nói 0 có nghe, vậy nghề này ở vn mới có đây huh ? Chương trình học ở vn như thế nào ? Khi ra trường thì lương bổng bao nhiêu ? Dễ kiếm việc làm 0? Và thường thì làm ở chỗ nào ? what I mean is whether there are biotech companies or mostly in academic environment ?
    cox
  2. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ sinh học có nghĩa là gì ? Sinh học Cox biết là biology, nhưng công nghệ là sao ?
    Cox đọc những bài viết trong này thấy khá nhiều topic về molecular biology, vậy molecular tiếng việt dịch là công nghệ ?

    Cách đây một thời gian mọi người cũng đã tranh luận về topic này, bạn có thể coi lại. Tôi không biết bạn hỏi thiệt hay có ý mỉa mai, vì theo tôi bạn biết biotechnology là gì. Nhưng không sao, trong tình hình box đang vắng vẻ, ba hoa ở đây một tý cũng đỡ buồn. Tôi xin dẫn lại định nghĩa của CNSH (biotechnology) mà bạn Enh Uong đã tìm được:
    Công nghệ sinh học là việc áp dụng các nguyên lý khoa học và kỹ thuật để biến đổi vật chất bằng các tác nhân sinh học nhằm cung cấp sản phẩm và các dịch vụ". Các tác nhân sinh học chính là vi sinh vật, tế bào thực vật và các enzim. Sản phẩm và các dịch vụ chủ yếu có liên quan với nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.
    Định nghĩa này do mang tính quá tổng quát nên sẽ làm cho mọi người khó hình dung. Vì vậy, có thể không được đúng lắm, nhưng tôi cũng tạm diễn giải ra như thế này: "các nguyên lý khoa học và kỹ thuật" là các kiến thức mà người ta đã tìm ra trong các lĩnh vực như hoá sinh học (biochemistry), vi sinh vật học (microbiology), di truyền học (genetics), kỹ thuật công nghệ (engineering), pharmacy (dược học)...Như vậy bạn thấy rõ ràng CNSH là một ngành rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong từng ứng dụng cụ thể cần phải có sự tích hợp (intergration) chứ không đơn giản là kết hợp (combination) kiến thức từ các lĩnh vực. Sản phẩm và các ứng dụng của CNSH thì rất nhiều và rất đa dạng: dược phẩm (thuốc kháng sinh, vaccine,..), thực phẩm (các sản phẩm lên men rượu bia ...), công nghiệp (nhiều loại hoá chất, dung môi...), nông nghiệp (các giống cây con, thuốc chuẩn đoán, thuốc thú y...)... nói chung là rất nhiều.
    Lúc trước cox hỏi bạn ở vn có ngành biotech 0, bạn cox nói 0 có nghe, vậy nghề này ở vn mới có đây huh ? Chương trình học ở vn như thế nào ?
    Đúng là CNSH mới được đưa vào giảng dạy ở một số trường ĐH ở VN trong vài năm gần đây. Ở TP HCM các trường như Kỹ thuật, KHTN, Nông lâm, Văn lang, Mở Bán công có CNSH. Tôi nghĩ ở Hà nội cũng như thế. Ngoài ra có thể một vài trường ĐH ở những nơi khác cũng đã mở ngành CNSH. Theo tôi biết thì đội ngũ cán bộ giảng dạy CNSH ở VN còn rất hạn chế. Phần lớn "bị" chuyển sang từ các ngành khác như sinh học, hoá học, thực phẩm. Chương trình học thì mỗi nơi một khác tuỳ theo từng chuyên ngành.
    Nhưng cũng phải khẳng định là CNSH của VN vẫn chưa có gì. Tôi không có số liệu cụ thể để củng cố nhận định này. Nhưng tôi có chuyện này để minh hoạ. Trong một lần nói chuyện riêng với thầy tôi, người đã làm một vài dự án phát triển CNSH ở các nước trong khu vực như Thái lan, Phillipin, tôi có hỏi ông đánh giá như thế nào về CNSH của các nước này. Ông trả lời là hầu như không có gì ("almost nothing!"). Các nước đó phát triển hơn VN ta khoảng 10-20 năm đấy nhé.
    Khi ra trường thì lương bổng bao nhiêu ? Dễ kiếm việc làm 0? Và thường thì làm ở chỗ nào ? what I mean is whether there are biotech companies or mostly in academic environment ?
    Hơi tế nhị, xin các bạn mới ra trường trả lời giùm.
  3. cox

    cox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
  4. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0

  5. ngoannhatquadat

    ngoannhatquadat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ sinh học không phải là một ngành khoa học, nó là một ngành sản xuất dựa trên các thành tựu của sinh học ở một mức độ nào đó, cộng thêm sự có mặt của một số khoa học khác nhằm tăng lượng của cải vật chất cho xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.
    ( em đọc ở trong quyển về công nghệ sinh học của nhà xuất bản giáo dục thì phải).
  6. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Định nghĩa này cũng không khác gì mấy với ĐN ở trên kia phải không. Vì thế thật tình mà nói tôi vẫn chưa hiểu ý bạn?
  7. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể chịu khó tra lại cuốn sách bạn đã đọc, trang mấy, tên TG không?
    Tôi cho là cái phát biểu này đúng đấy. Vì CNSH không là ngành khoa học. Một ngành gọi là khoa học khi tự thân nó phải có những định đề, định lý riêng biệt và nó có khả năng tap ra những định đề định lý tiếp theo. Công nghê sinh học thì không. Tuy nhiên gọi CNSH là 1 ngành sản xuất trần trụi cũng không được. Vì bản thân CNSH phải gắn liền với các thì nghiệm demo trong phòng TN, rồi nâng lên pilot cuối cùng mới sản xuất đại trà. Những thí nghiệm demo của CNSH thực chất lại là sinh học hiện đại, sinh học phân tử, di truyền, sinh hóa, ... Vì đa phần dân CNSH việtnam chỉ mới quen thuộc ở mức demo nên ... còn rất lâu ta mới có 1 ngành CNSH đúng nghĩa ở VN.
    Nhiều anh chị SV học ngành CNSH mà thực chất là học cái demo, chứ chưa biết đến pilot ra sao chứ đừng nói đến sản xuất đại trà, đã vội thỏa mãn với cái gọi là "CNSH made in VN". Điều này thật sự nguy hiểm cho chính họ và tương lai CNSH của VN.
    Molecular Biotechnology = Sinh học phân tử bạn cox a
    Biotechnology mới là công nghệ sinh học
    Định nghĩa về CNSH bạn có thể đọc ở nhiều sách trong thư viện được mà.
    Hiện ở Vn chưa có nhiều Biotech Companies đúng nghĩa; chỉ có vài cái Trung tâm (center) lẻ tẻ mà chủ yếu là do các lecturers áp dụng mấy cái demo nho nhỏ thành pilot thôi. Các Biotech Companies thực thụ ở VN lại do nước ngoài đưa vô, mà tập trung vào nông nghiệp, giống cây là chủ yếu. Hiện ở Vn, hành lang pháp lý quy định cho CNSH hoạt động chưa có, nên ai cũng có thể trương bảng CNSH và tự nhận mình là CNSH cả.
    Lương bổng thì tuỳ người; kẻ thỏa mãn thì 1,2 triệu đến 1,5 triệu là mừng rồi. Kẻ kô chịu được mức lương này vì cho là kô xứng với trình độ của mình thì hoặc là thất nghiệp, ở nhà hoặc ngồi chờ fellowship đi học nước ngoài.
  8. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy ta cũng nên thảo luận vấn đề này kỹ hơn một tý, trước mắt là để mọi người cùng hiểu rõ hơn về CNSH. Còn những gì sau đó thì...ta lại bàn sau.
    Nói CNSH là một ngành khoa học thì rõ ràng không đúng rồi, vì bản thân cái đuôi technology của nó đã nói lên điều này. Nói chung một ngành công nghệ phải có ít nhất một nền tảng khoa học nào đó, ví dụ food science và food technology, enviromental science và enviromental technology. Những ngành như food science hay enviromental science là những ngành khoa học ứng dụng nên việc xác định định lý, định đề không đơn giản như đối với những ngành khoa học cơ bản như toán, lý, hoá, sinh. Có thể nói, các ngành khoa học ứng dụng nói chung được xây dựng trên nền tảng của khoa học cơ bản. Quay lại CNSH, rõ ràng nó cần phải có 1 nền tảng nào đó, nền tảng đó chính là sinh học và một số ngành khác như đã đề cập ở trên.
    Giống như đa số các ngành công nghiệp khác, quy trình đưa ra sản phẩm mới (hay cải tiến sản phẩm hiện hành) của CNSH cũng gồm có nghiên cứu quy mô phòng thí nghiệm, thử pilot và đưa ra sản xuất đại trà. Nhưng theo tôi cần phân biệt thí nghiêm pilot và quy mô pilot, vì 2 khái niệm khác nhau. Thí nghiệm pilot là thí nghiệm được tiến hành để kiểm chứng lại các phát hiện của thí nghiệm demo (nếu cần tôi có thể trao đổi thêm chỗ này để mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của thí nghiệm pilot và việc ứng dụng nó như thế nào). Trong khi đó quy mô pilot lại là khái niệm khá tương đối. Ví dụ, ở VN hay một nước chậm phát triển nào đó, thí nghiệm demo cho sản phẩm A là 1 lít, quy mô sản xuất là 100 m3, thì thí nghiệm ở quy mô 0.1-10 m3 được xem như thí nghiệm pilot. Nhưng nếu xét đến quy mô sản xuất của sản phẩm này ở một nước phát triển, ví dụ 10000 m3, thì quy mô sản xuất 100 m3 ở VN chỉ được coi như quy mô pilot mà thôi.
    Như mọi người đã thấy, CNSH là một ngành rất rộng. Ta cứ tạm chia nó ra thành những chuyên ngành nhỏ như bioinformatics, molecular biology, biochemistry, bioprocess...như nhiều trường ĐH trên thế giới đã chia khoa CNSH của họ thành những bộ môn như vậy. Chuyên ngành mà bạn lựa chọn quyết định một phần vị trí và môi trường làm việc của bạn (trường hợp bạn làm đúng chuyên môn) sau này. Nếu bạn học molecular biology, và sau này bạn muốn làm cho một cty CNSH, thì nhiều khả năng bạn sẽ làm ở phòng R&D và công việc là những thí nghiệm demo.
    Khi các bạn đang còn đi học, điều tất nhiên là các bạn chỉ quen với các thí nghiệm demo. Ngay cả SV ở các nước phát triển cũng thế. Tuy nhiên họ có thuận lợi hơn SV VN ở chỗ là họ có cơ hội thực tập ở các cơ sở sản xuất lớn. Và thực sự họ không lúng túng, không choáng, khi được đặt vào môi trường đó. Theo tôi nguyên nhân cơ bản là, ở những nước phát triển, không có nhiều khác biệt giữa lý thuyết và thực hành. Còn vì sao như vậy thì tôi chịu thua, không thể nói hết trong vài dòng được. Báo chí VN đã đang và sẽ tốn biết bao nhiêu giấy mực, các thầy cô giáo, các nhà giáo dục lão thành, tâm huyết vẫn không ngừng ra rả góp tiếng nói, các họp này hội kia vẫn không ngừng được tổ chức ở tất cả các cấp, nhưng thực trạng vẫn là...thực trạng. Dạy và học CNSH ở VN càng không thể thoát ra khỏi cái thực trạng chung ấy, thôi thì trước hết các bạn phải tự lo cho mình vậy.
    Về phát triển CNSH ở VN, nhà nước đã có những chính sách, định hướng rồi. Thành lập hành lang pháp lý cũng không phải là khó lắm, ta có thể vừa tiến hành vừa điều chỉnh. Cái khó của ta cơ sở vật chất, vốn liếng và đội ngũ con người. Và quan trọng không kém là sự "ngộ" vấn đề của các nhà lãnh đạo các cấp ("ngộ" thật sự chứ không chỉ là việc nhắc lại ngôn từ có cánh như "đi tắt", "đón đầu"...), để làm sao tiếng nói của các nhà khoa học (đúng nghĩa) ngày càng có trọng lượng hơn. Những cái này không thể có trong một sớm một chiều. Ta phải kiên nhẫn chờ đợi vậy.
  9. Moony

    Moony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2001
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0

    Dạ thưa,
    Các bạn em làm đa số ở academic environment là chủ yếu nếu muốn làm đúng nghề và công việc không routine. Dạng này làm ở trường hoặc việc, các mức lương em biết từ bạn em là 0 - 200 - 400 - 500 - 600 - 700 VND.
    Biotech companies theo em thấy thì rất hiếm, làm nghiên cứu cho East-West Seed company lương khởi đầu được 1,2 triệu VND, Wellcome Trust có lẽ là chỗ khá nhất em biết, lương được ~ 2 triệu.
    Làm kiểm định vi sinh thì nhiều chỗ cần, lương cao hơn tí, từ 900 - 1,5 triệu, công ty đa quốc gia như P&G thì được 3 triệu khởi điểm.
    Em biết được nhiêu đó, mấy bạn em trên đây nhiều chắc sẽ bổ sung thêm.
    Nhưng nhìn chung bạn bè em mới ra trường thất nghiệp nằm nhà nhiều lắm, trong đó có em. Có nhiều lý do cho chuyện thất nghiệp này. Và những lý do này em nghĩ mới là chuyện tế nhị hơn nữa bác Tem ạ.

  10. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Tôi hoàn toàn thông cảm với bạn, hy vọng một ngày không xa, bạn và các bạn của bạn sẽ tìm được việc làm phù hợp với mong ước của mình.

Chia sẻ trang này