1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chợ kỹ thuật Guitar Classic

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Alhambra, 05/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Alhambra

    Alhambra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Chợ kỹ thuật Guitar Classic

    Chào các anh em, mình là người rất đam mê sưu tầm kỹ thuật trình tấu Guitar,chúng mình sẽ cùng bàn bạc và tìm hiểu về kỹ thuật chơi đàn nhé, theo mình nhận định để chơi đàn tốt thì phải có một tiếng đàn tốt, đầy đặn , khoẻ vì nó là trái tim của cây đàn mà - theo lời ông CĐKhoa - và tay trái phải phản xạ thật nhạy

    Alhambra
  2. pimpim

    pimpim Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2001
    Bài viết:
    2.541
    Đã được thích:
    0
    Đúng thế, theo em thì tiếng đàn rất quan trọng. Làm sao có thể thể hiện được fần hồn khi mà tiếng đàn chưa vững được. Tuy nhiên đây cũng là cái yếu chung của fần lớn dân chơi nghiệp dư( trong đó có em ) các bác nào có kinh nghiệm gì thì gửi lên đây nhá. À quên, các bác có bài tập nào để tay trái doãng rộng ra được ko ? Tay em ...hic

    Nqh_bonbon

  3. Aramix

    Aramix Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Không biết đối với bác thế nào chứ đối với em thì chơi bài Moonlight Sonata đã đủ để tay trái đau lắm rồi.
    Em còn nhớ hay em đã quên?
  4. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Các bac biết không, dân guitar nhà mình ra nước ngoài đều bị các thầy tây bắt tập lại từ dây buông đến 6 tháng. Đúng là bàn tay phải cần chỉnh sửa đủ thứ để phát ra âm thanh đẹp rồi mới nói đến làm chủ và điều khiển âm thanh. Các bác cứ xem băng video của John Williams hay Julian Bream thì biết. Tại sao nghe tiếng đàn của họ cứ đẹp mà không bị gằn hay là hét . Còn bàn tay trái thì họ phải tập đủ thứ Etude( Sor-về hoà thanh; Aguado-về thế bấm; Brouwer;Lobos để biết đủ các chiêu kỳ quái. Đấy là chưa nói đến các phương pháp tập của các trường phái khác nhau.
    Bác nào có nhu cầu tập kĩ thuật thì có thể rút ra mấy chiêu sau:
    - Bàn tay phải cần chú ý đến cách để móng,chú ý đến đường đi của ngón khi tiếp xúc với dây đàn cho ra âm thanh thế nào,chú ý đến tập phát lực
    - Bàn tay phải cần liên tục chạy gam (24 gam do Segovia soạn)
    Như vậy thì tiếng đàn mới ngon, mới không bị dân chuyên nghiệp làm loá mắt. Còn có thắc mắc gì cứ đến NT mà hỏi ỏ đấy dù sao cũng có những người đáng tin hơn cả.Text
  5. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Khi đi học kiểu phong trào các thầy chẳng bao giờ bắt chạy gam cả nhưng mà theo em chạy gam rất quan trọng, ngay từ lúc bắt đầu tập đàn cũng nên chạy những gam đơn giản. Càng về sau càng tập các gam rộng hơn và chạy bàn tay phải theo nhiều kiểu khác nhau (cơ bản là i-m; rồi m-a,i-a,a-m-i) sẽ làm tay dẻo ra nhiều.
    Download bài tập chạy gam : http://www.eythorsson.com/music/1025.pdf

    CLASSIC FOREVER​
  6. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0
    Nói ra thì xấu hết cả hổ. Hồi trước tớ đi học, mới tập chạy được gam Đô trưởng rồi thôi luôn, từ đó chẳng luyện các bài tập cơ bản nữa. Đã thế ngón tay lại ngắn. Bây giờ động đến thế tay nào khó khó một chút là chịu chết. Tớ mới mua quyển Tự học guitar của Scott Tennant. Quyển này có nhiều bài tập hay nhưng sao mà khó thế, chỉ cần đặt ngón tay trái vào đúng vị trí yêu cầu đã thấy muốn trẹo cả khớp chứ đừng nói là bấm và giữ cho hết trường độ của nốt nhạc
    All I wanna do is some fun
  7. Alhambra

    Alhambra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Gửi Pimpim cùng các bạn bè anh em.
    Theo kinh nghiệm của tôi thì muốn tập kỹ thuật thì phải tập riêng,ai cũng biết là trong các tác phẩm cũng có kỹ thuật nhưng đó chỉ là kỹ thuật phục vụ cho chính TP đó thôi vì vậy chúng ta phải tách kỹ thuật ra thành một phần riêng để tập trước khi vào tập bài, có thể ví như cầu thủ đá bóng vậy.
    Muốn tay tốt lên không khó nhưng đòi hỏi phải đầu tư tận lực trong vòng một thời gian thì mới thành công được.
    Khi tập phải tin tuyệt đối vào những cái mình đang làm không nên mơ hồ soi xét đánh giá nghi ngờ, cứ nhắm mắt mà làm khắc có hiệu quả, nếu chỉ coi là tập thử thì kết quả cũng là kết quả thử mà thôi.
    Đầu tiên là bài tập tay trái :
    Bài 1 :
    Đặt tay lên dây 3 thế 1 theo thứ tự 1,2,3,4 , ngón cái phía sau đối với ngón 2 trước và nằm ở2/3 cần đàn phía dưới- đó là thế chuẩn - từ đó ta coi mu bàn tay là mai cua và các ngón là càng bò khắp cần đàn (trừ khi chuyển kiểu bấm khác như chặn dây-Bare- thì mới thay đổi)
    Bắt đầu di chuyển bằng cách chuyển dần các ngón lên dây 4 theo thứ tự 1,2,3,4 chú ý khi chuyển lên dây trên đến ngón nào thì ngón đó nhấc lên, các ngón còn lại vẫn ở dây cũ.
    Khi đọc đến ngón nào thì nhấc ngón đó lên, có thể có sự hỗ trợ thêm của cổ tay bằng cách đưa ra khi lên các dây 4.5,6 và thu lại khi xuống dây 1,2,3 nhưng mu bàn tay không được lật qua lật lại mà phải vươn các ngón ra để bấm theo thế chuẩn
    Cứ như vậy di chuyển hết lên rồi xuống cả 6 dây. Bài tập này có thể gảy kêu lên hoặc tập câm cũng được vì vậy thứ tự di chuyển có thể là 1,2,3,4 hoặc 4,3,2,1.

    Hiệu quả của bài tập này là ổn định thế tay bấm và tạo sự đồng nhất các ngón.Giúp người chơi đàn kiểm soát bàn tay mình và điều khiển như ý
    Alhambra
  8. Hetfield

    Hetfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/08/2001
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    1
    Đúng vậy,tập nhiều sẽ thành thói quen,tay trái đi theo những đường nhất định,mà khi bấm cũng phải nhẹ nhàng,thả lỏng,ngón tay chỉ di chuyển thôi,ít vươn đi vươn lại lắm.Tóm lại là nhiều,đề nghị Alhambra viết kĩ càng hơn đê,và chuyển sang phần ngón gảy nữa càng tốt,ngón gảy quan trọng lắm,độ cao cổ tay ngón gảy của tui ko ổn lắm,mà gảy ko đúng lắm hay sao ý,bác làm ơn nói rõ hơn để mọi người cùng sửa
    Hetfield
  9. nhuthuhuong

    nhuthuhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Công nhận tập Trimolo khó quá, hôm nào đến cũng bị ông thầy bắt tập thế mà vẫn chưa ổn. Tập được bản "bài ca hy vọng" rồi mà đoạn Trimolo thì không thể mê được, các bác có cách nào chỉ giáo em với(Mặc dù đã tập đúng theo ông thầy chỉ bảo)huhu...
  10. Alhambra

    Alhambra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,hôm nay tôi sẽ nói thêm về tay trái, như phần trước tôi đã nói tập kỹ thuật phải tập từ từ không được vội các bạn hãy tập hết tay trái đã rồi tôi sẽ cung cấp thêm bài tập tay phải sau,chúng ta phải làm gọn từng phần hết tay trái đã.
    Quan niệm về việc tay trái bấm một cách nhẹ nhàng là hết sức sai lầm.
    Thực ra tay trái bấm chặt , rất chặt là đằng khác nhưng các bạn khi theo dõi người chơi đàn thấy tay người ta thanh thoát đừng tưởng là bấm nhẹ bởi một lẽ những người tập Guita chuyên nghiệp đã có quá trình tập luyện lâu nên gân tay họ khoẻ lên, các khớp cũng mềm dẻo và cử động linh hoạt chính xác tạo cho ta cảm giác thanh thoát nhưng thực dự lực bấm không nhẹ một chút nào vì nếu bấm nhẹ, hời hợt tay sẽ bị văng ra khỏi cần đànhoặc nốt nhạc sẽ bị rè.
    Có lẽ các bạn thắc mắc nếu bấm chặt thì di chuyển làm sao mà linh hoạt được ? Đó chẳng qua là chúng ta chưa biết vận dụng lực tay một cách hợp lý.
    1.Khi bấm vào phím đàn thì lực chủ yếu là từ các đầu ngón tay ép vào mặt Tus, ngón tay cái phía sau chỉ có tác dụng định vị bàn tay và hỗ trợ chứ không tham gia trực tiếp vào việc bấm vì vậy có thể bỏ ngón cái ra mà vẫn bấm được
    2. Khi bấm chú ý bấm sát với phím đồng phí dưới, không bấm giữa phím
    3.Dựng ngón tay lên đảm bảo đầu ngón tay gần vuông góc với mặt Tus không bấm dẹt tay.
    4.Ghi nhớ các vị trí trên các đầu ngón tay - vì khi bấm sẽ tạo nên rãnh - để lần sau bấm đúng vị trí đó.
    5. Bấm thật chắc và chính xác.cố gắng vươn ngón ra
    6. Khi di chuyển thế tay hơi nhấc ngón cái lên và đưa toàn bộ bàn tay đến vị trí kế tiếp mà vẫn đảm bảo tay không bị bung ra khỏi thế mẫu(Như trên dây 3- Phần trước).
    Như vậy một thế bấm chuẩn bao gồm :
    - Hướng ngón tay
    - Vị trí đặt ngón tay
    - Lực tác dụng
    - Ngón cái định vị phía sau
    - Cổ tay hỗ trợ
    Alhambra

Chia sẻ trang này