1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho mình hỏi về áp suất , lực và thể tích !

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ask4more_always, 28/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ask4more_always

    ask4more_always Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2006
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi về áp suất , lực và thể tích !

    Mình có 1 câu hỏi nhỏ liên quan đến áp suất, cả nhà trả lời hộ nhé !
    Mình muốn nâng 1 vật bằng 1 cylinder khí nén, vậy cần 1 áp suất là bao nhiêu PSI hay bn Kg/ cm2 để nâng 20 kg bằng 1 cylinder có đường kính 2,5 cm .
    Và nhân đây mình cũng thắc mắc. là với piston khí nén, có nguồn nén là máy bơm thì thể tích cylinder có ảnh hưởng đến áp suất trong cylinder hay k ?
    Cảm ơn cả nhà trưóc + nhiều !
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bạn chú ý đơn vị áp suất chỉ có 20kG/cm2 chứ không phải như bạn viết.
    Theo cơ học chất lưu thì áp suất tối thiểu cần sẽ đúng bằng áp lực chia cho diện tích bị ép. Như vậy cần tối thiểu: 20/(pi.2,52/4) xấp xỉ 5 kG/cm22.
    Thể tích xi lanh có ảnh hưởng đến áp suất khí trong xi lanh!
  3. ask4more_always

    ask4more_always Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2006
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Hơ...em viết đúng mà kg/cm2 còn j !
    Roài, để em áng chừng...lâu k sờ đến, phải hỏi lại cả nhà cho chắc ăn !
    Mà e tưởng thể tích của cylinder k ảnh hưởng đến áp suất chứ nhỉ, phải là nén 1 khối khí từ áp suất môi tr đến 1 áp suất nhất định thì mới có liên quan chứ !
    em cũng k nhớ phương pháp tính lực F cần thiết để nén 1 khối khí Vo từ áp suất Po của môi trườg đến 1 áp suất nhất định P1 và lúc đó V1 bằng bn, nhà mình giúp em với nhé !
    À, chia buồn với các bác Giao Thông luôn , mịe, làm ăn như sh*t...chủ trương chính sách j mà cứ cái thì bàn lên bàn xuống k xong, cái thì chưa j đã "ấy" !
    Cảm ơn cả nhà rất nhiều !
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Này bạn, Tôi rất dị ứng với việc phát ngôn tục tĩu. Anh bạn ăn nói cẩn thận hơn khi vào box. Tái phạm lần nữa tôi khoá đấy!
    kG khác với kg anh bạn ạ. Một cái là đơn vị đo lực, một cái là đơn vị đo khối lượng.
    Có ảnh hưởng hay không thì anh bạn tìm mấy quyển sách về nhiệt mà đọc đi, trong đó có mấy quá trình của khí ấy! Nếu xi lanh quá nhỏ , với 1 công suất bơm xác định không thể tăng áp cho xi lanh nhiều đâu. Tôi học lâu lắm nên quên hết rồi.
  5. phamvinhhung

    phamvinhhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Bạn giao thông nói đúng rồi, không phân biệt nổi kg và kG mà cũng đòi nọ kia mà lại còn nói láo nữa chứ. Tôi nghĩ đây là trang web của những người có ý thức. Bạn ask4more-always ơi, không biét thì hỏi chứ đừng như thế nhé, tớ cũng ghét những người như thế lắm.
  6. ask4more_always

    ask4more_always Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2006
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn cả nhà đã !
    Tớ tưởng bạn bảo tớ sai, k viết bình phương ( cm2, not cm2 ) còn k để ý kG hay kg, cũng vì chỉ thấy các báo với Wiki nói kg/cm2 , chắc mọi ng cũng hiểu nó là cân hơi trên mỗi cm vuông mà, đúng k , vì mình ngoài ngành nên quả thật cũng k rành ! Cảm ơn nhé, mình sẽ để ý hơn !
    Còn về chuyện nói tục thì bạn xem, nếu muốn nói tục tớ đâu viết tránh viết thêm thế, chỉ là từ cảm thán , cùng cảnh thì bức xúc với anh em thôi. Bạn chụp tớ thế có oan k . Thôi k sao, rút kinh nghiệm lần nữa !
    @ bạn phamvinhhung, "như thế " là thế nào, nói hẳn ra nhé,có lập trường tí đi, tớ cũng ghét những người như thế lắm ! (đùa đấy, nhưng ông làm j mà "công nhận là quá đúng, nhưng mà cái j cơ " thế )
    Đùa thôi,ả nhà dành thời gian để góp ý là quí nắm ồi !
    Chúc cả nhà thật "sung" !
  7. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Một cách đơn giản, bạn tính được áp suất để cylinder tạo được lực 20kgf với đường kính 25mm là 4kgf/cm2. Tuy nhiên, để có thể nâng được vật nặng 20kg với một tốc độ nào đó và để thắng được lực ma sát giữa các chi tiết khí động, bạn cần có lực nâng lớn hơn và vì vậy cần áp suất lớn hơn. Để có áp suất và chất lượng khí nén thích hợp, người ta lắp thêm vào trước hệ khí động một cụm thiết bị gồm bầu lọc (tách dầu, nước và bụi vẫn thường có trong khí nén), van giảm áp (để giảm áp suất đến giá trị thích hợp).
    Với một nguồn cấp khí nén cố định, thì thể tích cylinder càng lớn, sẽ càng chậm đạt được áp suất mong muốn, bởi vậy, cần có nguồn khí nén với lưu lượng phù hợp và đường ống đủ lớn.
    Để điều chỉnh tốc độ hành trình của piston, người ta lắp thêm các van tiết lưu trên đường xả khí. Với những cylinder lớn hoạt động nhanh, đường xả có thể gây ồn và phun tung tóe khá bẩn. Người ta còn lắp thêm vào cuối đường xả một bộ lọc và giảm âm nữa.
  8. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Chắc cần thảo luận thêm cho rộng đường thực tế .
    Người ta phân biệt kG đo lực , kg đo khối lượng thường dùng trong các sách lý thuyết , mục đích để tránh nhầm lẫn trị số khi khảo sát hệ ở các hành tinh khác nhau .
    Còn thực tế ( do phần lớn cuộc sống chúng ta diễn trên trái đất ) nên đơn vị kG cũng có thể viết là kg xem như bằng nhau về độ lớn
    kG được định nghĩa như sau :
    Khối lượng một vật là 1kg , gia tốc trọng trường là 9.81m/s2 thì trọng lượng W = trọng lực G của vật và có giá trị là :
    W= 1kg.9,81m/s2= 9,81N = 1kG .
    ( Chữ G cố tình viết hoa theo Gravity )
    Như vậy theo định nghĩa , trên trái đất vật m có khối lượng 1kg vô tình cũng có giá trị trọng lượng 1kG ( cùng giá trị là số 1 ) nên đôi khi các kỹ sư làm công việc dưới mặt đất có thể viết lẫn lộn mà không sợ sai hay hiểu lầm . Nếu các bạn làm quản lý kỹ thuật , các bạn có thể thấy các loại đồng hồ áp suất của hãng máy lạnh Mycom ( Japan ) và hãng thiết bị công nghiệp Nisshin ( Korea ) ...dùng kg/cm2 thoải mái vì chúng được sử dụng trên trái đất , không sợ nhầm lẫn trị số .
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhưng khi lên mặt trăng hay hành tinh nào khác thì phải viết rõ kg và kG vì giá trị không còn trùng nhau như trên trái đất .
    a.Trên trái đất
    m= 1kg
    W=G=9,81N = 1kG
    b.Trên mặt trăng ( do gia tốc trọng trường trên mặt trăng g(t) = 1/6 g )
    m=1kg
    W(t)=G(t) = W1/6 = 1,635N = 0,166kG
    Như vậy ta thấy trên mặt trăng giá trị khối lượng m= 1kg không còn giống giá trị trọng lượng trên mặt trăng nữa ( 1 khác 0,166 ) . Do đó cần phân biệt kg , kG cho rõ khi ở các hành tinh khác . Trong các sách vật lý lý thuyết thì rõ ràng cần phân biệt
    P/S : Ghi chú thêm : mặc dù từ năm 2006 các đơn vị đo áp suất atmosphere kỹ thuật cũng như vật lý ( at , atm ) , kg/cm2, kG/cm2 , mH2O ,mmHg ( Tor ) ...bị xem là bất hợp pháp khi sử dụng tại Việt Nam ( tất cả phải chuyển qua Pascal (Pa) theo hệ quốc tế SI )
    Nhưng thực tế máy móc thiết bị ở VN đa số của các nước tư bản sản xuất với quá nhiều chủng loại và dùng rất nhiều đơn vị áp suất khác nhau . Do đó các đơn vị áp suất kể trên vẫn còn thông dụng .
    Được Le_viet_ha_new sửa chữa / chuyển vào 23:36 ngày 01/02/2007
  9. ask4more_always

    ask4more_always Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2006
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn cả nhà nhé, giờ thì sáng cái bụng rồi !mấy hôm nay mạng hâm quá, viết mấy lần mới post đc !
    Nhân đây cũng nhờ cả nhà tham mưu vụ này luôn. Mình muốn tăng lực nâng của piston nhưng không thể tăng đường kính piston, cũng k thể tăng áp suất do hạn chế về nguồn điện. Thế nên tớ dùng piston 2 đầu
    [​IMG] cả nhà xem thế này có giúp tăng đc hiệu suất nâng không nhé. Cái bình nén kia là để tăng dung tích xi lanh vì chỗ bố trí xilanh thì chật, chỉ cho phép đến thế thôi, đành chuyển khí vào 1 bình nén vậy !
    Các xilanh nhỏ màu đen sẽ tịnh tiến trong hình chữ nhật màu lam kia. Trong thực tế thì các xilanh nhỏ đó sẽ tịnh tiến trong 1 ống thép. Cả nhà xem và góp ý cho tớ nhé !
    Cảm ơn cả nhà rất nhiều !
  10. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Ý tưởng của bạn khá lạ. Nhưng theo mình thì đấu nối tiếp các piston như vậy không thể tăng được lực nâng của hệ thống. Lực nâng của hệ vẫn bằng lực nâng của 1 piston thành phần. Điều này chẳng khác nào bạn nối 3 dây cáp nối tiếp và hy vọng lực kéo của nó sẽ tăng gấp 3. Theo mình bạn phải thiết kế các piston nhỏ // với nhau, như vậy thì lực nâng tổng sẽ là SUM của mỗi piston thành phần.
    Chúc thành công

Chia sẻ trang này