1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cho mình hỏi về Trở kháng của loa

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi lkt1827, 08/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lkt1827

    lkt1827 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    cho mình hỏi về Trở kháng của loa

    các bạn cho mình hỏi làm cách nào để biết được loa mình đang sử dụng có tổng trở bao nhiêu oHM trong khi cái mạc in phía sau đã bị mất.

    Và nếu mình không biết ampli và loa mình có cùng tổng trở hay không thì khi cắm vào có sao không?

    Nếu ampli cũng không có ghi thông số tổng trở thì có cách nào biết được tổng trở của ampli?

    Các bạn thông cảm giải thích cho mình phần tổng trở trong mạch điện với. mình coi sách hòai không hiểu nổi.

    cám ơn các bạn rất nhiều
  2. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin mạn phép các chuyên gia ở đây trả lời bạn, có gì chưa chuẩn xác, chúng ta cùng sửa cho nhau.
    1- Khái niệm tổng trở: là "tổng" của 3 thành phần điện trở thuần (không phụ thuộc tần số), cảm kháng và dung kháng (đều phụ thuộc tần số). Chữ ''tổng" ở đây nên hiểu là tổng hợp vì nó phụ thuộc vào các thành phần kia nối với nhau như thế nào (nối tiếp, song song hay phức hợp...).
    2- Phối hợp trở kháng: khi bạn có một nguồn (ví dụ ampli) với 1 nội trở nào đấy (cái mà bạn gọi là tổng trở ampli) nối với 1 tải (ví dụ loa) cũng có 1 tổng trở nào đấy, giả sử bạn nội trở của nguồn không thay đổi thì bài toán phối hợp trở kháng ở đây là bài toán tìm giá trị tổng trở của tải sao cho tải NHẬN ĐƯỢC CÔNG SUẤT TỐI ĐA từ nguồn. Lập công thức từ những giả thiết nêu trên bạn sẽ thu được 1 phương trình bậc 2 với biến số là tổng trở của tải. Giải phương trình bậc 2 đó bạn sẽ thu được giá trị tổng trở tối ưu chính là giá trị nội trở của nguồn.
    Việc phối hợp trở kháng giữa loa và ampli, theo giải thích trên, là để đảm bảo hiệu suất ra loa của ampli là lớn nhất. Tuy nhiên, vì trở kháng ở đây là tổng trở, nghĩa là giá trị của nó phụ thuộc tần số nên việc phối hợp đó cũng ảnh hưởng tới đáp tuyến tần số và do đó về lý thuyết, nó ảnh hưởng đễn chất lượng âm thanh (thực tế nhận biết được hay không còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố).
    3- Nếu không biết... cắm vào có sao không: nói chung là không sao nếu bạn vặn nhỏ volume rồi tăng dần lên xem thế nào. Chi tiết bạn xem thêm ở topic về ampli đèn hoặc ampli transistor trường (tôi không nhớ chính xác).
    4- Xác định tổng trở của loa: Nếu bạn có máy phát tần và 1 multimeter loại True-RMS, bạn có thể đặt máy phát tần ở tần số 1 kHz, cấp cho loa rồi đo điện áp và dòng điện trên loa để tính tổng trở. Nhưng thực tế, chẳng cần đến mức như vậy, bạn cứ dùng Ohm-meter bình thường để đo và... đành phải đoán vậy. Giá trị điện trở thuần mà bạn đọc được thường gần với giá trị tổng trở loa tiêu chuẩn là: 4, 6, 8, 16 Ohm...
    5- Xác định tổng trở ampli: tôi chịu.

Chia sẻ trang này