1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho mình xin bản "Định mệnh" của cụ Beethoven với

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi hura0909, 04/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hura0909

    hura0909 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Cho mình xin bản "Định mệnh" của cụ Beethoven với

    Bác nào có bản "Định mệnh" của Beethoven thì share cho em với,không thì cho em xin cái link Download cũng được ạ!Cám ơn nhiều lắm ạ!
  2. icqseabridge

    icqseabridge Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Bạn thử vào link này xem sao...
    http://classical.iphim.net/Beethoven_Symphonies_Nos_5_6_9/CD1/Track1.mp3
    http://classical.iphim.net/Beethoven_Symphonies_Nos_5_6_9/CD1/Track2.mp3
    http://classical.iphim.net/Beethoven_Symphonies_Nos_5_6_9/CD1/Track3.mp3
    http://classical.iphim.net/Beethoven_Symphonies_Nos_5_6_9/CD1/Track4.mp3
    Nếu không được thì vào trang này nhé: http://www.ttvnol.com/ncd/536278/trang-4.ttvn
    Bản "Định mệnh" là giao hưởng số 5, tác phẩm số 67, cung Đô thứ của bậc lão thành này.
    Bạn kankuli đã upload lên để share với mọi người bản thu âm năm 1983 tác phẩm này của dàn nhạc Berliner Philhamoniker dưới đũa chỉ huy của huyền thoại Herbert Von Karajan. Phần tôi nghe, tôi thích bản thu này hơn bản thu năm 63 cũng của Karajan mặc dù rất nhiều người nói rằng bản thu năm 63 là bản thu hay nhất.
    Về chữ "Định mệnh", tôi nghĩ đây là tên gọi không chính thức của bản giao hưởng này. Trong tất cả các đĩa mà tôi có của rất nhiều nhạc trưởng và dàn nhạc thu âm bản này, chưa bao giờ tôi thấy người ta gọi bản này là Giao hưởng Định mệnh cả (Destiny Symphonie hay cái gì đó tương tự thế). Do vậy, tôi nghĩ rằng cách gọi này chỉ dùng ở Việt Nam hoặc Nga, những nước luôn cương cứng trong cách nghe nhạc cổ điển, gắn nó với những trào lưu cách mạng căng thẳng và nặng nề. Mặc dù nhạc của Bê-tô-ven đúng là có tính chất cách mạng, anh hùng ca, nhưng nói đến nó quá nhiều làm người nghe nhạc quên mất tính chất trữ tình tuyệt đẹp của âm nhạc của ông.
    Nếu bạn nghe bản nhạc này, hãy tập dần cách gọi bản nhạc theo đúng tên của nó: Giao hưởng số 5 cung Đô thứ, tác phẩm số 67. Đừng gọi nó là Định mệnh nữa. Đó chỉ là tên gọi một motif trong tổng thể rất nhiều motif mà Bê-tô-ven sử dụng trong tác phẩm này.
  3. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Bản này tiếng Anh tên là "The Fate", nhiều đĩa có ghi như vậy mà. Về bản này theo ý mình bạn thử nghe thêm Carlos Kleiber, Furt Wangler và Bruno Walter xem. Riêng Karajan thì có 3 lần thu trọn bộ 9 bản này cho DG. Nhạc cổ điển chưa phổ biến ở VN, số người nghe thể loại này rất ít nên không tính, còn Nga thì tại sao bạn lại cho rằng luôn cương cứng trong cách nghe nhạc cổ điển.
    Hì, hôm nọ đi nghe Vengerov cũng được nghe bản này do Horenstein chỉ huy nhưng bị mất chương đầu.
  4. icqseabridge

    icqseabridge Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Theo những tài liệu (đúng hơn là những mẩu tư liệu) tôi có được và đọc được về nhạc cổ điển ở Việt Nam, thì tinh thần trong âm nhạc Bê-tô-ven là tinh thần chiến đấu mãnh liệt. Và nói thật, những lời bình phẩm kiểu này đã ngăn cản tôi 23 năm trời không dám nghe nhạc cổ điển, vì quá sợ hãi cái sức mạnh chiến đấu ấy. Tôi là người duy cảm, nên nghe nhạc cổ điển cũng thích theo cái lối duy cảm ấy. Cuộc sống cũng đã có quá nhiều bon chen tranh đấu rồi. Bon chen tranh đấu cả trong thưởng thức âm nhạc nữa thì rất khổ. Thế nhưng đọc các bài bình luận về bê-tô-ven thì chẳng thấy mấy lời viết về những bản nhạc thấm đượm tinh yêu, hay những chương những tiểu khúc tràn ngập chất thơ mà đến Chopin cũng còn phải ghen tị. Chỉ toàn thấy những lời ngợi ca không biết mệt mỏi về những cuộc chiến đấu, những đấu tranh và thắng lợi. Mệt thật!!!
    Nói về bản Giao hưởng số 5, tôi thích Chương II và Chương III nhất, nhất là đoạn bật dây pizzicato của chương Scherzo trước khi bước vào đoạn chuyển tiếp vô chương IV "hoành tá tràng". Đoạn đó, nếu tiếp tục gắn với những cuộc đấu tranh tránh đâu tràn lan trên các trang viết binh luận về Bê-tô-ven, thì tôi chỉ cảm thấy đây là những lời thầm thì của những bà mẹ, của những cô gái, người yêu của người anh hùng, hay của những người chiến sỹ, nói lên những lời yêu thương thầm kín, động viên thôi thúc họ tiến lên giữ vững ý chí để đạt đến thắng lợi cuối cùng (chương IV). Tôi không thích nhìn nhận nó như những bước chân (mặc dù đoạn pizzicato này đặt theo nhịp hành khúc) rón rén, chậm rãi để rồi ào lên "giành chiến thắng" như nhiều người viết. Nghe thế thấy mệt lắm.
    Kể cả những bản huỳnh tráng như Concerto cho Violin và dàn nhạc hay Concerto No.5 cho Piano và dàn nhạc, tôi luôn chú ý đến những đoạn dịu dàng nhất, sâu lắng nhất, còn những cài thuộc về đấu tranh, hay hai mặt đối lập, tôi thường bỏ qua, vì cái đó có quá nhiều rồi.
    Sách vở của Việt nam, đa phần là từ Nga (Liên Xô trước đây). Có lẽ tôi đã hơi đánh đồng khi cho rằng người Nga (cách mạng) nghe nhạc hơi cương cứng. Có lẽ bởi vì quá ấn tượng với câu bình phẩm rất Bôn-sê-vích của Lênin về bản Appasionata: âm nhạc của bản sonata là loại âm nhạc "kỳ diệu", "vượt trên sức người" v.v... và v.v... Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ rằng Việt Nam đã quá anh hùng hoá âm nhạc của Bê-tô-ven. Bởi vì không ai khác chính tôi là hậu quả của suy nghĩ đó.
  5. albiceleste_vnn

    albiceleste_vnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0

    Đúng đấy ! Tôi cũng "ớn" mỗi khi cứ phải tiếp xúc với tinh thần "cách mạng" hay tính "chiến đấu" trong Nhạc Cổ điển lắm ! Nghe nói Lê Nin thích bài này thì phải ! Gớm ra phết !
  6. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Thế mới biết không nên lệ thuộc vào sách vở. Theo mình nhạc cổ điển chỉ nên nghe bằng chính cảm nhận riêng của mình, mọi ý kiến từ người khác hoặc từ sách báo chỉ mang tính tham khảo. Cái hay của nhạc cổ điển chính là mang đến cho mỗi người một cảm nhận, suy nghĩ rất riêng của bản thân về mỗi bản nhạc. Người ta đã nói những gì không diễn tả được bằng ngôn ngữ thì sẽ diễn tả được bằng âm nhạc, cho nên không thể từ một bản nhạc mà viết ra lại bằng giấy bút được. Bởi thế có lẽ không nghe nhạc cổ điển do đọc những tài liệu như vậy là sai lầm hơi đáng tiếc của bạn. Mỗi người có gu nghe nhạc và cách nhìn bản nhạc khác nhau, gu của bạn là kiểu lãng mạn và bạn thích tính chất lãng mạn của Beethoven vì Beethoven nằm trong thời điểm giao thời nhạc của ông vừa có tính anh hùng vừa mang chất lãng mạn. Còn mình thường luôn muốn khám phá toàn bộ tác phẩm, cả chủ đề lãng mạn lẫn chủ đề đấu tranh, vì các chủ đề qua từng chương kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một khối thống nhất tạo thành ý nghĩa của tác phẩm, cả chất anh hùng và lãng mạn đều có cái hay của riêng nó, mỗi lần nghe lại là một lần khám phá.
  7. hura0909

    hura0909 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn 2 bác icqseabridgeApomethe!
    Em thì không bị ảnh hưởng từ sách hay báo gì cả,em nghe nhạc vì một mong muốn để hiểu con người mình hơn,hiểu những tâm tư thầm kín nhất trong con người mình mà đôi khi ta không thể tự khám phá hết được!
  8. na9

    na9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Gớm chứ lại không à, tôi thích NCĐ hơn các loại nhạc khác chính ở cái ?oghê gớm? này đấy !
    Mà mấy bạn ?oduy cảm? gì gì ơi ! các bạn đã đã nghe các lieder của Beethoven chưa ???
    Nếu muốn đọc bản dịch các bài thơ cực kì trữ tình được Beethoven phổ thành lied thì vào đây nhé ( tôi sẽ post dần lên nữa )
    http://vidaltek.net/classicalmusic/forum/topic.asp?TOPIC_ID=142
    Adelaide
    Friedrich von Matthisson (1761-1831)
    Einsam wandelt dein Freund im Frühlingsgarten,
    Mild vom lieblichen Zauberlicht umflossen,
    Das durch wankende Blütenzweige zittert,
    Adelaide!
    In der spiegelnden Flut, im Schnee der Alpen,
    In des sinkenden Tages Goldgewölken,
    Im Gefilde der Sterne strahlt dein Bildnis,
    Adelaide!
    Abendlüfte im zarten Laube flüstern,
    Silberglöckchen des Mais im Grase säuseln,
    Wellen rauschen und Nachtigallen flöten:
    Adelaide!
    Einst, o Wunder! entblüht auf meinem Grabe
    Eine Blume der Asche meines Herzens;
    Deutlich schimmert auf jedem Purpurblättchen:
    Adelaide!
    Adelaide
    Thơ : Friedrich von Matthisson (1761-1831)
    Anh dịch tặng Nhina chiều nay hi hi

    Bạn em lẻ loi có thơ thẩn trong vườn Xuân,
    Ánh diệu kỳ dịu dàng vây bủa
    Mà những cành trổ hoa đu đưa làm run rẩy,
    Ơi Adelaide !
    Trong suối phản chiếu, trong tuyết núi non,
    Trong những đám mây vàng của ngày dần tắt,
    Trong những cánh đồng sao, bóng hình em tỏa sáng,
    Ơi Adelaide !
    Những làn gió đêm trong lá mềm vi vu,
    Hoa chuông bạc tháng Năm ngân nga trong thảm cỏ,
    Những con sóng rầm rì và sơn ca lanh lảnh :
    Ơi Adelaide !
    Một ngày, lạ sao ! từ mồ tôi sẽ mọc lên
    Một đóa hoa từ tro tim tôi đó ;
    Sẽ lập lòe trên từng tờ lá tía :
    Ơi adelaide !
    Nhiều nhạc sỹ đã phổ bài thơ này thành lieder. Trong đó có :
    Ludwig van Beethoven (1770-1827) , "Adelaide" , op. 46 (1795/96).
    Karl Philipp Emanuel Pilz , "Adelaide" , 1794.
    Vincenzo Righini (1756-1812) , "Adelaide" , op. 12 no. 3.
    Franz Peter Schubert (1797-1828) , "Adelaide" , D. 95 (1814), published 1848.
    Được na9 sửa chữa / chuyển vào 17:47 ngày 05/01/2006
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn các bạn đã bàn luận về nhạc Beethoven.
    Ngày xưa tôi cũng đã đọc một vài bài bình luận vễ nhạc Bit,
    nhưng lúc đó tôi gạt đi, và cho rằng họ đã đỏ hoá nhạc Bít,
    và văn hóa nhạc, lời hoá nhạc, một nghệ thuật tự nó vốn dầy
    đủ như các môn nghệ thuật khác như hoạ, kịch, và phim ảnh.
    Rất vui khi các bạn đã đi thám hiểm các vùng nghệ thuật, rồi
    lại trở về với nhạc, theo nghĩa truyền thống cúa nhạc.
  10. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Các bác này hay nhỉ, Lê-nin yêu nhạc và phát biểu với tư cách của người yêu nhạc chứ có phải với tư cách của lãnh tụ đâu mà phải băn khoăn rồi suy diễn là ?oBôn-sê-vích? trong lời bình nhỉ. Chẳng lẽ người ?obôn-sê-vích? lại không biết thưởng thức âm nhạc ư? Các tác phẩm âm nhạc đã trường tồn với thời gian như những bản nhạc của Beethoven thì hẳn phải chứa trong từng giai điệu, từng chủ đề... các giá trị cao đẹp, hướng con người tới chân - thiện - mỹ. Thiết nghĩ, đây cũng là mục tiêu hướng tới và đồng thời là tiêu chí đánh giá các tác phẩm văn học nghệ thuật (chứ không riêng gì âm nhạc, nhất là nhạc cổ điển). Mỗi một giai đoạn của cuộc đời, mỗi một giai đoạn của thời đại, người ta lại khám phá hoặc hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm âm nhạc ấy. Điều quan trọng là tâm thế của người thưởng thức. Đó là điều dĩ nhiên không phải bàn cãi!
    Vậy thì, có bao giờ các bác lại đặt bản thân mình vào địa vị của những người ?obôn-sê-vích? để tự hỏi rằng vì sao người ta lại có cái nhìn cứng nhắc như thế về nhạc của Beethoven không? Tại sao họ lại không có cái thư thái nhẹ nhàng, cái tươi vui khoáng đạt như những người dân Paris hay thành Viên? Thế thì mời các bác tìm hiểu lại trong sách sử (vốn không thiếu) và trong các tác phẩm văn học, điện ảnh, hội hoạ (đầy rẫy trên internet và thị trường) về đất nước, con người ?obôn-sê-vích? thời kỳ đó đi. Một đất nước luôn phải chống chọi với thù trong, giặc ngoài, với nạn đói và phải gồng mình trong Đại chiến thế giới thứ hai, cứu cả châu Âu khỏi thảm hoạ phát-xít, một dân tộc phải hy sinh cả máu của mình để đem lại hòa bình cho nhân loại thì ắt hẳn phải biết nén lại những cảm xúc dịu dàng và trong trẻo lại để hướng đến đấu tranh và chiến thắng. Chính với tâm thế đó, người Nga (và các nhạc sỹ Nga) đều tìm thấy ở âm nhạc Beethoven chất anh hùng ca, nghị lực và khát khao hướng tới chiến thắng.
    Cũng giống như những người ?obôn-sê-vích?, những người dân Việt Nam của một thời bon đạn cũng tìm thấy sự đồng cảm ấy trong nhạc Beeethoven. Họ đã dũng cảm, kiên cường đi qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ để đem lại một đất nước Việt Nam độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. Trên cái nền hòa bình ấy, những lứa hậu sinh như chúng ta lại được thưởng thức Beethoven với tất cả những gì đẹp đẽ nhất, trong trẻo nhất nhưng cũng rực lửa nhất.
    Và hơn cả, tôi yêu Beethoven

Chia sẻ trang này