1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho mình xin bản "Định mệnh" của cụ Beethoven với

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi hura0909, 04/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin nói rằng bạn icqseabridge cho rằng tên gọi "Định mệnh" là chỉ được dùng ở Nga và Việt Nam là một sự nhầm lẫn rất lớn. Tên gọi "Định mệnh" được dùng lần đầu tiên để nói về bản giao hưởng số 5 của Beethoven là do Anton Schindler _ một học trò của Beethoven nhận xét về tác phẩm của thầy mình. Anton Schindler là người nước nào thì bạn icqseabridge có thể tự tìm hiểu lấy.
    Tiếp theo bạn cho rằng người Việt Nam và Nga luôn cương cứng trong cách nghe nhạc cổ điển. Tôi thì tôi không hiểu lắm từ cương cứng này, nghe có vẻ như đang mô tả về một trạng thái sinh lý của con người và ở đây có lẽ từ căng cứng là hợp lý hơn? Xin thưa, không thể nhận xét một cách phiến diện và lệch lạc như vậy được. Cứ như bạn nói thì người VN và Nga (nên dùng Liên Xô thì chính xác hơn?) cứ tác phẩm nào cũng phải đứng trên quan điểm Cách mạng để nhận xét, phân tích , bình luận? Vậy thì chắc rằng người VN và Nga chẳng bao giờ nghe nhạc của Mozart và Mendelssohn đâu nhỉ bởi vì thật khó để đưa "cách mạng" vào các tác phẩm này!
    Câu nói của Lenin về bản Appassionata nếu tôi nhớ không lầm thì là như thế này: "Cứ mỗi lần tôi nghe bản nhạc này tôi lại có suy nghĩ ngây thơ rằng tại sao con người lại có thể làm được những điều kỳ diệu như vậy nhỉ?" Vậy mà bạn lại cho rằng đó là Bôn-sê- vích. Bôn-sê- vích ở chỗ nào và bạn hiểu thế nào là Bôn-sê- vích?
    Các nhà phê bình âm nhạc luôn thống nhất một quan điểm rằng âm nhạc của Beethoven chịu ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Pháp 1789 và bản thân trong Beethoven luôn chứa đựng tinh thần va tư tưởng Cách mạng: "Trên đời này đã có hàng nghìn, hàng vạn ông hoàng bà chúa nhưng chỉ có 1 Beethoven mà thôi!". Bạn mệt mỏi với các lời ca ngợi cuộc đấu tranh và thắng lợi. Xin thưa với bạn rằng nếu không có đấu tranh và cách mạng thì giờ này bạn vẫn đang ngồi chà xát 2 hòn đá vào nhau để lấy lửa rồi.
    Còn về phần những gì là lãng mạn và trữ tình mà bạn cho rằng không tìm thấy trong các "mẩu tư liệu" thì xin thưa đấy là do bản thân bạn chưa tìm hiểu kỹ đó thôi chứ tôi đã gặp nhiều rồi. Và tôi cho rằng bài viết nào nói rằng tinh thần trong âm nhạc Bê-tô-ven là tinh thần chiến đấu mãnh liệt thì cũng chả có gì là không đúng cả. Và xin mọi người đừng nghĩ rằng đã là tinh thần chiến đấu mãnh liệt thì không còn chỗ cho sự trữ tình và lãng mạn, vẫn còn đấy và còn nhiều là khác. Người nào cho rằng tinh thần chiến đấu mãnh liệt dẫn đến triệt tiêu sự lãng mạn thì chính bản thân người đó mới là "cương cứng" trong việc nghe nhạc.
  2. icqseabridge

    icqseabridge Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Rất ngạc nhiên khi chủ đề này lại chuyển thành chiến trường tranh luận về cách nghe nhạc của Bê-tô-ven.
    Chính xác như lới ban cobeo nói, tôi đọc không nhiều. Vì rất nhiều lý do, mà một trong những lý do chủ yếu là tôi mới chỉ tiếp cận với âm nhạc cổ điển từ 3 năm trước. Không một người hướng dẫn, không có môi trường để sống, để trao đổi, để hít thở và ăn ngủ với âm nhạc cổ điển. Tất cả những gì tôi có được về nhạc cổ điển hoàn toàn do tôi gom góp thu thập được bằng vốn liếng thời gian và tiền bạc ít ỏi của mình. Thế nên, rõ ràng tôi không thể có đủ thông tin để có cách nhìn rộng như của bạn về các khía cạnh trữ tình trong âm nhạc của Bê-tô-ven. Tôi chỉ tìm thấy và đọc được các bài viết về chủ nghĩa anh hùng, tinh thần cách mạng và đấu tranh của âm nhạc của ông mà thôi.
    Xin nói luôn rằng tôi không hề có ý rằng những khía cạnh trên của âm nhạc Bê-tô-ven là "không đúng". Nó quá đúng nữa là đằng khác. Bởi vì nó rành rành ra đấy, ai mà chẳng thấy. Vậy thì ý của tôi ở đây là gì? Xin thưa rằng, tôi chỉ muốn đưa ra quan điểm của mình về khía cạnh trữ tình cũng như về khía cạnh cách mạng trong âm nhạc của Bê-tô-ven. Mỗi người có một cách nghe nhạc khác nhau, có thể người này ngược với người kia, nhưng chủ yếu là đừng ngược với truyền thống, với văn hoá của xã hội, của dân tộc.
    Còn về chữ bôn-sê-vích, tôi không biết trong tiếng Nga nó là gì (nếu không nhầm thì lịch sử lớp 10 học kì II có nói về sự ra đời của Đảng Bôn-sê-vích, vì sao có những người Cộng sản được gọi là Bôn-sê-vích... nhưng lâu quá tôi quên mất rồi, và có thể coi như giờ tôi không biết). Nhưng tôi biết thời tôi đi học, từ này đuợc Việt hoá thành một tính từ và được dùng rất phổ biến thời đó. Nghĩa của nó mọi người có thể tự biết. Câu nói của Lê-nin tôi đâu có trích dẫn, bởi vì đó là cảm xúc của Người khi nghe bản sonata. Cái tôi trích dẫn là nhận xét của Người cơ. Cái đó mới là cái mang tính bôn-sê-vích. Nhưng tôi đâu có nói bôn-sê-vích là xấu. Tôi chỉ nói tôi bị ấn tượng với lời nhận xét rất bôn-sê-vích đó. Ấn tượng đó ngăn cản tôi, hay thúc đẩy tôi nghe nhạc của Bê-tô-ven, điều đó có phải là xấu xa hay không, hay đó chỉ là cảm xúc của tôi, của một cá nhân trong hàng triệu, hàng tỉ con người yêu âm nhạc?
    Tôi nghĩ rằng tất cả những bài viết về tinh thần cách mạng, tính chiến đấu của âm nhạc Bê-tô-ven ở Việt Nam (và ở Liên Xô nữa) đều được viết trên quan điểm hướng người nghe đến một thế giới quan khác với thế giới quan mà chúng ta đang sống. Vậy thì trời ơi, chúng ta đang sống ở thời nào? Có tốt hay không khi chúng ta cứ buộc phải quay đầu lại nhìn về quá khứ để tìm một cách nhìn nhận không phải của mình. Và tại sao chúng ta không chấp nhận cách nhìn nhận của người khác như một điều tất nhiên bởi vì mỗi người là một thực thể khác nhau, và như tôi đã nói ở trên, có thể người này khác người kia, đối nghịch với người kia, nhưng chỉ cần không đi ngược lại với truyền thống, văn hoá của con người, của xã hội thì bất kì quan điểm gì cũng nên trân trọng và ghi nhận.
    Tôi không hề phản đối tính cách mạng và tính đấu tranh của Bê-tô-ven, bởi vì nói như chị meongoan, tôi cũng say nhạc của Bê-tô-ven, say cả hai mặt: cách mạng và trữ tình của ông. Nhưng như những gì tôi viết ở trên, tôi cảm thấy mệt mỏi với cách nhìn nhận của những người thuộc một thời xưa cũ, và quan trọng hơn cả, tôi tìm thấy cách nhìn nhận của mình, đó là, dù đó là tính cách mạng hay tính đấu tranh, thì tất cả đều bắt nguồn từ tình yêu, tình yêu từ những điều nhỏ nhặt nhất, cho đến tình yêu với con người, với nhân loại. Nếu Bê-tô-ven không sống vì tình yêu, mà vì một lý tưởng cách mạng nào đó, thì có lẽ nhân loại chỉ nhìn thấy một anh chàng Lút-vích có chút tài năng âm nhạc nào đó ngã xuống ở một chiến hào nào đó, chứ không phải là một Bê-tô-ven vĩ đại như ngày nay chúng ta đang say đắm với âm nhạc của ông. Tôi xin nhấn mạnh rằng, Bê-tô-ven yêu cả cuộc đời mình, chưa lúc nào ông ngừng yêu, và quan trọng hơn là ông yêu một cách cụ thể, một đối tượng cụ thể. Tôi có thể dám chắc rằng tình yêu đó là nguồn cội mọi tính chất trong âm nhạc của ông. Có yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ông mới sáng tác được những giao hưởng số 6 "Đồng quê", những violin sonata số 5 "Mùa xuân", những piano sonata số 21 "Waldstein" hay còn gọi là Bình minh... Có yêu con người, yêu cái đẹp, hay những mặt tốt đẹp của cuộc sống ông mới có đủ nghị lực và tinh thần để vượt qua bệnh tật, từ đó sáng tác nên những tác phẩm thấm đẫm tinh thần chiến đấu, tinh thần cách mạng.
    Vậy thì tôi nghĩ, nếu như âm nhạc của Bê-tô-ven xuất phát từ trái tim đầy tình yêu của ông, thì tại sao chúng ta, tại thời điểm bây giờ lại cứ đặt nó lên bàn cân cách mạng. Sao không đem những cái tình yêu, những cái cách mạng, những cái đấu tranh đó vào cuộc sống của chính chúng ta, cuộc sống thực, con người thực và để cảm nhận âm nhạc của ông bằng cảm xúc thực.
    Hình như box mình chưa bao giờ có buổi offline nào tổ chức đi thăm mộ anh Nguyễn Văn Thạc. Thạc là điển hình của một con người duy cảm nhưng cứng rắn, đầy tình yêu thương nhưng không thiếu tinh thần cách mạng, tinh thần đấu tranh. Tôi đã đến thăm mộ anh trước khi cuốn nhật ký của anh được phát hành, và tôi đã nói với anh: Thế hệ chúng em không bao giờ quên những gì thế hệ anh đã đổi cả sinh mạng để giành được. Nhưng em hiểu thế hệ anh sẽ là trở thành một bản giao hưởng bỏ dở, có đủ cả chương Allegro đầy tình chiến đấu, có chương Adagio say đắm mộng mơ, có chương Scherzo sôi nổi hào hùng, nhưng sẽ không thể kết thúc chương Finale nếu thế hệ chúng em không biết cách hướng về phía trước thay vì hoài niệm về một thời oanh liệt đạn lửa, không biết cách tiến lên sống, trải nghiệm bằng chính con người mình thay vì sống bằng cách nhìn của người khác.
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Theo lịch sử tôi học hơn 30 năm trước thì có 2 phe trong đảng
    cách mạng Nga, bôn (số đông) và men (số ít), trong đó thì số
    đông theo Lênin.
    Về nhạc, nó là nghệ thuật không lời, chứa đựng nhiều ý không
    rõ ràng như lời nói. Nó có thể gây cho người nghe những cảm
    nghĩ và ý nghĩ người compose nhạc muốn thể hiện. Vì thế nhạc
    Beethoven có thể cho ta những cảm giác và ý nghĩ về cách
    mạng và về chiến tranh, nhưng thời Beethoven là thời Napoleon
    chứ không phải thời Lênin. Nếu nói Napoleon cũng giống như
    người BônSêVich thì e rằng hơi gò ý quá chăng?
    Tôi thì nghĩ rằng, về nét cách mạng và chiến tranh trong nhạc,
    thì nhạc Beethoven chưa phải đã gây ấn tượng mạnh nhất cho
    người chơi và người nghe đâu. Riêng tôi, thì tôi chỉ thuộc các
    bài trữ tình của Beethoven thôi. Nhạc Beethoven, dù có nặng và
    khó nghe hơn Mozart và Bach, vẫn còn dễ nghe và nhẹ nhàng
    hơn các nhạc sỹ đời sau.
    Có thể tôi chưa biết nhiều biết rộng về nhạc đủ để nói như vậy.
    Xin các bạn bàn thêm cho.
  4. albiceleste_vnn

    albiceleste_vnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Vui thật ! Minh không không nghĩ là chủ đề về AN của Beethoven lại bị lái sang một nội dung "hấp dẫn" như vậy . Chỉ có điều thế này ! Mình không phản đối là trong AN của Beethoven không có chất cách mạng hay tính chiến đấu gì đó ... hoặc ai thì mới nghe được nhạc cổ điển , ai thì không ? Nhưng xin lỗi các bạn ... gần 30 năm nay mình phải nghe cái điệp khúc "chất cách mạng , tính chiến đấu" ấy quá nhiều rồi .... cho phép mình suy nghĩ và cảm nhận AN của Beethoven theo riêng mình được không ?
    Còn nhân vật Le nin .... Nếu mình không nhầm thì ông ta xuất thân không phải từ giai cấp " vô sản" ... cho nên ông ta thích nhạc cổ điển cũng không có gì phải ngạc nhiên cả .... chỉ có điều là những người "bôn sê vich" ( thành phần chính gồm những ai nhỉ ??? ) mà thích nhạc cổ điển thì cũng vui tính gớm ! Hoan hô nhạc cổ điển ! he he he .... Hoan hô giai cấp vô sản !

    Được martenzi sửa chữa / chuyển vào 18:11 ngày 13/01/2006
  5. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Thưa các bác, thú thật là tôi cũng không ngờ rằng từ bản giao hưởng ?oĐịnh mệnh? cvuar Beethoven lại dẫn đến cuộc tranh luận này. Thật kỳ lạ, dẫu sao nó cũng thể hiện sự quan tâm, tìm hiểu và cả sự trăn trở tìm đến với nhạc cổ điển của các thành viên trong box mình. Đây cũng là một tín hiệu vui sau một thời gian dài bầu không khí ảm đạm, buồn tẻ bao phủ trong box.
    Thưa các bác, một trong những đặc tính ưu việt của nhạc cổ điển là luôn đem lại cảm xúc mới mẻ cho người nghe và giúp người nghe hiểu sâu sắc hơn một khía cạnh nào đó của tác phẩm. Có lẽ, mỗi khi nghe lại một tác phẩm cổ điển, tôi lại cảm thấy khám phá thêm một điều gì đó về tác phẩm, tác giả. Và bao giờ, nhạc cổ điển cũng hướng người nghe đến một xu hướng mở mà không đóng khung ở duy nhất một yếu tố nào.
    Điều vĩ đại của Beethoven là ở chỗ ông có những cách tân táo bạo về hình thức, thể loại, đưa đến sự ra đời của nhiều khuynh hướng mới trong nhạc cổ điển. Điều đó được thể hiện đậm nét ở các tác phẩm của ông, dù sonata, tứ tấu, concerto hay giao hưởng... Trong các tác phẩm của ông, người nghe luôn cảm nhận thấy cả yếu tố trữ tình và tinh thần đấu tranh rực lửa (Tôi thiết nghĩ, là người yêu âm nhạc, hẳn ai cũng nhận thấy điều này, nhất là may mắn ở thời đại này, khi chúng ta hoàn toàn có quyền lựa chọn lấy phương pháp tiếp cận của mình). Thời của Beethoven đã qua lâu rồi nhưng tinh thần ông truyền lại qua các tác phẩm của mình vẫn còn đó. Và điều kỳ diệu và vĩ đại của các tác phẩm của Beethoven lại còn ở chỗ: nó không chỉ ?ocho ta những cảm giác và ý nghĩ về cách mạng và về chiến tranh? (như lời bác CoDep) mà còn thôi thúc con người trăn trở, suy tư, thậm chí đấu tranh với chính bản thân mình. Theo thiển ý của tôi, bác CoDep hiểu khái niệm cách mạng, chiến tranh hơi bị hẹp quá. Mà bản thân trong nghĩa hẹp của bác thì tôi nghĩ, ở thời nào, thời Napoleon, thời của Lê-nin hay thời của chúng ta, lúc nào chả có đấu tranh, nó chỉ xuất hiện dưới dạng này hay dạng khác tùy theo đặc điểm thời đại mà thôi. Xét về bản chất thì đấu tranh là yếu tố thúc đấy sự đi lên của xã hội cơ đấy.
    Với những người yêu nhạc cổ điển, một tác giả, một tác phẩm cách chúng ta hàng mấy thế kỷ vẫn còn để chúng ta trăn trở, bàn cãi, tranh luận thì chứng tỏ rằng sức sống mãnh liệt luôn tiềm ẩn. Điều quan trọng là chúng ta tiếp cận tác giả, tác phẩm ấy với thái độ thế nào và tinh thần thế nào thôi.

  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đấu tranh khác với cách mạng và khác với chiến tranh .
    Chiến tranh thời Napoleon khác với chiến tranh thời LêNin .
    Khi Beethoven viết bài giao hưởng số 5, ông có nghĩ đến
    Napoleon như một người hùng. Sau đó, ông lại thấy Napoleon
    không xứng đáng với bản nhạc ấy. Bạn cũng nên nhận thấy
    Napoleon có nhiều điểm anh hùng (ngoài chuyện mới 25 tuổi
    đã ra lệnh nã đại bác vào nhân dân biểu tình). Nhiều người
    sùng bái Napoleon đấy, nhất là vào thời đó.
    Tôi hiểu chiến tranh theo nghĩa hẹp:
    Đôi bên giết nhau bằng đủ mọi phương tiện, kể cả giết hại
    bà con đối phương, và phá huỷ môi trường sinh sống của
    đối phương.
    Tuy vậy, thời Beethoven, có lẽ ông không hiểu rộng về chiến
    tranh bằng tôi. Bản số 5 tuy có những nét nhạc đe doạ
    nhưng không rùng rợn lắm. Có người gọi nó là bản "Anh Hùng
    Ca số 5." Theo tôi, gọi thế hay hơn "Định Mệnh" nhiều, và không
    bó hẹp cảm giác người nghe chỉ vào định mệnh chết chóc mà
    thôi. Có nhiều nét mạnh mẽ, tươi sáng cho tương lai chứ ?
    Tôi không thấy bản nhạc này mô tả một chiến trường. Cái mạnh
    cái hùng của bản nhạc rất lãng mạn, cao hơn một bãi chiến
    trường. Đấu tranh thì thấy rõ trong tác phẩm, còn cách mạng,
    thì chỉ là suy diễn thêm thôi, vì tôi không biết nét nhạc nào là
    cách mạng cả. Nghe theo người khác mà gật gù thôi. Tôi có
    nghe vài bài mới hơn thời Beethoven, có nét nhạc mạnh mẽ,
    nhưng tôi không thấy hay. Đó là điểm tôi cho rằng nhạc
    Beethoven đẹp và trữ tình .
    Tôi không dịch bản nhạc ra lời. Tôi cũng không nghe theo bản
    dịch ra lời của bản nhạc. Tôi khuyên người khác không nên
    nghe theo các bản dịch.
  7. albiceleste_vnn

    albiceleste_vnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Trời ! Mấy người có được bao nhiêu vốn sống rồi mà "lạm bàn" về " Định mệnh" thế ? Không nhớ " ngũ thập tri thiên mệnh" à ? Mà mình nói thật nhé ! Các bạn đừng giận đấy nhé ! Chứ trong box của Nhạc cổ điển , mình thấy hầu hết các bài viết gần như là "ăn theo , nói dựa" sách trích giảng trong Nhạc viện cả ! Mà khốn nỗi , mình thấy sách Trích giảng còn "hạn hẹp" về nội dung lắm ... sau này ,trước kia có Bác Hoàng Tuấn đáng kính , hay thầy Đại Đồng thì chất lượng giảng dạy còn khá ... chứ còn ...... bây giờ thì ..... Mô Phật ! Thiện tai .. thiện tai !
  8. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Thưa các bạn, theo thiển ý của tôi, cuộc tranh luận nên dừng ở đây, trước khi nó bắt đầu đi quá xa, sang một lĩnh vực khác.
    Tuy nhiên, trước khi kết thúc vấn đề, tôi muốn có đôi điều trao đổi cùng các bạn:
    1. Mỗi một tác giả, tác phẩm đều đem lại cho người nghe một cảm xúc khác nhau. Đó là tuỳ vào tâm tư, tình cảm, độ thẩm thấu văn hóa của từng người. Có thể bạn sẽ tìm thấy trong bản sonata No.14 (c-sharp Minor) Op.27 tràn ngập ánh trăng nhưng bản thân tôi không thấy điều đó. Với bác thì Đấu tranh thì thấy rõ trong tác phẩm, còn cách mạng, thì chỉ là suy diễn thêm thôi, vì tôi không biết nét nhạc nào là cách mạng cả:. Đó là quyền của mỗi người. Tuy nhiên, có những điều mà các nhà nghiên cứu âm nhạc, các nhạc sỹ và cả những người yêu nhạc cổ điển đều công nhận rằng: trong âm nhạc của Beethoven có tinh thần tranh đấu không mệt mỏi và đem đến cho con người niềm tin vào tương lai tươi sáng.
    2. Bác CoDep a, "Đấu tranh khác với cách mạng và khác với chiến tranh". Xét về bản chất thì cách mạng và chiến tranh là một hình thức biểu hiện của đấu tranh mà thôi. Có một câu danh ngôn Ai Cập cổ đại thế này: "Sống là đấu tranh", đấu tranh ở đây cần được hiểu theo diện rộng bác ạ.
    3. Thưa bác, "Chiến tranh thời Napoleon khác với chiến tranh thời LêNin" và "thời Beethoven, có lẽ ông không hiểu rộng về chiến tranh bằng tôi". Tôi hoàn toàn đồng ý với bác về điều đó bởi đơn giản là thời của Beethoven hay thời của Lê-nin thì so với hiện nay, làm sao có các loại vũ khí giết người hàng loạt và gây ra nỗi đau hậu chiến như chất độc màu da cam... Hoặc giả chưa có cuộc "cách mạng Cam" như ở Ukraina.
    4. Riêng về khái niệm chiến tranh của bác CeDep (Tôi hiểu chiến tranh theo nghĩa hẹp: Đôi bên giết nhau bằng đủ mọi phương tiện, kể cả giết hại bà con đối phương, và phá huỷ môi trường sinh sống của đối phương), tôi thấy đúng nhưng chưa đủ. Cái thiếu của bác ở đây là cái thiếu về chính kiến khi nhìn nhận một vấn đề lớn như vậy. Bản thân được việc xác định chính kiến của mình đã cho thấy thái độ, tình cảm con người rồi.
    Tôi cảm thấy ở bác và một vài người khác bóng dáng của sự vô cảm trước nỗi đau đồng loại. Tôi nghĩ rằng, nếu bác được đi thăm một buổi triển lãm tranh của các em bé bị chất độc màu da cam ở Hà Nội (vào chiều nay) do các bạn CLB tháng Năm tổ chức, bác sẽ có cái nhìn hoàn toàn khác. Và nếu bác được một lần đến các nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn dọc tuyến đường Bắc - Nam, chắc bác cũng nghĩ khác đi.
    Chính vì vậy, tôi càng cảm thấy trân trọng những năm tháng được sống trong hòa bình, được nghe nhạc cổ điển và nhất là Beethoven.
  9. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    albiceleste_vnn à, tôi chưa bao giờ đến Nhạc viện, lại càng chưa bao giờ có vinh dự cầm trên tay cuốn sách trích giảng của Nhạc viện. Vì thế, tôi không biết là mình lại có đồng quan điểm với sách trích giảng.
    Như tôi đã nói, thưởng thức âm nhạc là quyền của mỗi người, bạn đừng nên cứng nhắc nghĩ rằng chúng tôi chỉ biết "ăn theo, nói dựa". Vậy thì, bạn đã có những phát kiến nào mới hơn chưa?
    Nếu bạn thực sự là người học nhạc, lại là học nhạc cổ điển, thì tôi nghĩ, bạn cần phải có đức tính của người yêu nhạc cổ điển (cũng như những con người bình thường khác) là trân trọng những cái đẹp của quá khứ, dù đó ở lĩnh vực nào. Bạn không nên nói về một người đã khuất, một vị lãnh tụ bằng từ "ông mãnh" ở đây.
    Được martenzi sửa chữa / chuyển vào 17:09 ngày 08/01/2006
  10. elibron

    elibron Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0

    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 03:36 ngày 12/01/2006

Chia sẻ trang này