1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho mình xin bản "Định mệnh" của cụ Beethoven với

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi hura0909, 04/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0

    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 03:37 ngày 12/01/2006
  2. AugustusVII

    AugustusVII Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Hi các bạn!
    Còn bạn Codep hình như có nhầm lẫn về Symphony No.5 với Symphony No.3 vì bản Beethoven định tặng cho Napoleon là Symphony No.3 nhưng vì giận vụ Napoleon lên ngôi nên không tặng. Còn bản Symphony No.5 không liên quan gì ráo tới Napoleon.
    Bye
    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 03:39 ngày 12/01/2006
  3. icqseabridge

    icqseabridge Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Khâm phục chi meongoan đấy. Đúng là dân làm nghề liên quan đến văn và đời... giọng văn gang thép Thái Nguyên, chặt chẽ khúc chiết.
    Việc mỗi người có quan điểm riêng về cách nghe nhạc cổ điển là điều đương nhiên, và điều đó đôi khi lại hay vì 1. Nó giúp chúng ta khẳng định quan điểm của mình 2. Đồng thời biết thêm được nhiều khía cạnh khác của bản nhạc, của nhạc sỹ mà mình đang nghe, đang tìm hiểu. Chẳng hạn như sau khi cobeo viết reply, em mới biết về tên gọi của bản Giao hưởng số 5 ra đời lần đầu tiên như thế nào (to cobeo: mặc dù đến bây giờ vẫn chưa biết được ông Anton Schindler là ông nào trong số những học trò của Bê-tô-ven). Điều quan trọng là từ những quan điểm đó, phải đưa vào suy nghĩ, tâm thức và hành động của mỗi người sao cho hợp đức, hợp tình.
    Nhân đây cũng xin kể một câu chuyện, cũng là chuyện được nói lại mà thôi, có thể đúng có thể sai, về bản giao hưởng số 5. Số là sau ngày thảm kịch 11 tháng 9 tại toà tháp đôi WTC của Mỹ, công tác tìm kiếm nạn nhân bị vùi trong đống đổ nát gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian trôi đi mà số lượng người được cứu sống thì ngày càng ít. Trong quá trình tìm kiếm vô vọng đó, người ta đã cho phát bản giao hưởng số 5 và bản giao hưởng số 9 trong toàn khu vực cứu nạn. Với rất nhiều mục đích, nhưng trong đó chủ yếu là 2 mục đích: một là động viên, thôi thúc những người đang ngày đêm lần dò từng viên gạch, từng tấm bêtông để tìm những sinh mạng đang bị vùi lấp, và hai là hy vọng âm thanh của 2 bản giao hưởng sẽ xuyên qua những kẽ hở của đống đổ nát, đến tai chính những sinh linh yếu ớt nằm bên dưới đó, những mong họ giữ vững ý chí sống (will to live), không buông xuôi để có thể một giờ một khắc nào đó, họ sẽ được tìm thấy và sẽ tìm lại cuộc sống của mình.
    Có thể bản giao hưởng số 5 ở vào thời kỳ bom đạn được người ta nhìn nhận theo hướng thiên về tính chất đấu tranh, cách mạng, vì lúc đó, cả tổ quốc đang lâm nguy, và mọi người dân, từ lớn đến nhỏ, từ đàn ông đến phụ nữ, tình yêu tổ quốc, yêu tự do cho dân tộc được đặt lên hàng đầu. Nhưng đến khi chúng ta đã có hoà bình, chúng ta nên nhìn tính cách mạng tính đấu tranh trong bản nhạc theo một hướng khác, để chúng ta sống cho đúng, làm cho đúng và tiến lên cho đúng.
    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 03:57 ngày 12/01/2006
  4. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nhan dip nam moi post len bai nay tang cac ban trong box.
    Bai nay toi "lay trom" tren mang, thay phu hop voi noi dung va tinh than cua topic:
    Khúc nhạc trong đêm
    Aldous Huxley
    Đêm tháng Sáu không trăng lung linh với muôn vàn vì sao. Đâu đó thoang thoảng hương thơm của hoa và đất ẩm quyện trong gió cùng màu xanh vô hình của những vườn nho. Không gian yên lặng, nhưng đó là sự yên lặng được tạo nên từ hơi thở nhẹ nhàng của biển đêm và tiếng gáy không ngớt của những chú dế giống như sự huyền diệu của đêm được lặp đi lặp lại vĩnh hằng. ở đằng xa, đoàn xe lửa đi qua giống như cái vuốt ve êm ái, nhẹ nhàng lướt qua thân thể ấm áp của màn đêm.
    Tôi muốn nói tới âm nhạc; đêm nay thật đúng là một đêm dành riêng cho âm nhạc. Nhưng tôi đã có âm nhạc ở đây, trong một máy hát đóng kín chẳng khác gì những vị thần trong truyện Ngàn lẻ một đêm bị nhốt trong những cái chai, chỉ chờ đợi bàn tay con người chạm đến để thoát ra khỏi nơi giam hãm. Tôi thực hiện phép màu máy móc và bỗng nhiên, như một sự trùng hợp diệu kỳ, đoạn mở đầu The Bennedictus của bản Missa Solemnis của Beethoven vút lên trong bầu trời của đêm tháng Sáu không trăng. Dường như khúc nhạc thiêng liêng diễn tả niềm hạnh phúc là điều tương ứng với đêm, với bóng tối sâu thẳm và huyền hoặc, khi thì như một âm thanh vút lên cao, khi thì như những giai điệu hòa lẫn vào nhau, rộn ràng, du dương tuôn trào không ngớt giống như thời gian, giống như sự thăng trầm của một đời người. Khúc nhạc này là một điều tương ứng với đêm theo một cách thế tồn tại khác cũng giống như tinh dầu được chắt lọc là điều tương ứng với muôn ngàn đóa hoa. Dường như có một niềm hạnh phúc nào đó tồn tại trong bản thể của mọi vật, một niềm hạnh phúc bí ẩn mà ta chỉ cảm nhận được trong một thời khắc ngắn ngủi, trong những tình huống hết sức ngẫu nhiên, và đối với tôi, đêm nay là cơ hội hiếm hoi đó. Trong khúc nhạc Bennedictus, Beethoven diễn tả ý thức về niềm hạnh phúc bí ẩn đó. Khúc nhạc của ông là điều tương ứng với đêm tháng Sáu bên bờ Địa Trung Hải, hay đúng hơn là điều tương ứng với niềm hạnh phúc có được khi gạn lọc những yếu tố ngẫu nhiên và không thích hợp để đạt tới sự thuần khiết vẹn toàn. Bennedictus, Bennedictus? những tiếng đàn nối tiếp nhau thể hiện chủ đề của bản nhạc và tiếng vĩ cầm độc tấu trỗi lên thật tuyệt vời. Và bỗng nhiên bản nhạc kết thúc; vị thần vừa bay lượn trong không gian bị nhốt trở lại?
    ở trường học, khi dạy văn học, người ta thường chỉ cho chúng ta cách "diễn đạt bằng ngôn từ của mình" một đoạn nào đó trích từ một vở kịch của Shakespeare với vô số những lời chú giải. Và thế là chúng ta ngồi cặm cụi chuyển câu: "Giờ đây sự yêu đương êm như nhung và nhẹ như ru nằm trong tủ áo" thành câu "Giờ đây những bộ quần áo lụa đẹp đẽ nằm gọn trong tủ áo"; hay chuyển câu "Tồn tại hay không tồn tại" thành câu "Tôi tự vấn mình có nên tự tử hay không". Khi làm xong bài, chúng ta sẽ nộp cho thầy giáo và ông sẽ chấm điểm, nhiều hay ít tùy theo mức độ "ngôn từ của chúng ta" diễn tả được ý nghĩa của những câu thơ của Shakespeare. Trên thực tế, chẳng có ngôn từ nào, ngoài ngôn từ của chính Shakespeare, có thể diễn tả đúng điều Shakespeare muốn nói. Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật không bao giờ tách khỏi hình thức của nó, chân lý và cái đẹp của một tác phẩm luôn tồn tại song hành.
    Hình thức diễn đạt của một lý thuyết triết học hay một học thuyết đạo đức học cũng gần gũi với hình thức diễn đạt của một tác phẩm nghệ thuật như một bài thơ tình. Triết học Platon được diễn tả bằng ngôn từ của Jowett không còn là triết học Platon nữa, và thần học của Saint Paul được diễn tả lại bằng ngôn từ của Billy Sunday không còn là thần học của Saint Paul nữa. Thậm chí "ngôn từ của chúng ta" cũng không diễn đạt hết được ý nghĩa của những từ ngữ khác; những từ ngữ này lại càng không thích hợp khi chúng ta phải diễn đạt lại những ý nghĩa đã được thể hiện bằng âm nhạc hay hội họa. Chẳng hạn một bản nhạc "nói" lên điều gì? Bạn có thể đọc tờ giới thiệu chương trình của một buổi hòa nhạc để biết nội dung và ý nghĩa của bản nhạc. Nhiều khi người ta làm được điều đó một cách chính xác, nhưng chính cái chính xác ấy lại là điểm có vấn đề xét trên góc độ nghệ thuật. Mỗi nhà phân tích có một cách lý giải riêng. Bạn thử tưởng tượng giấc mơ của vị vua Ai Cập lần lượt được các thầy bói Ai Cập, Freud, Rivers, Adler, Jung và Wohlgemuth giải mã; giấc mơ ấy sẽ "nói" nhiều điều rất khác nhau cũng như bản giao hưởng Định mệnh của Beethoven nói lên những điều rất khác nhau qua ngôn từ của các nhà phê bình khác nhau. Bực mình vì những lời lẽ dài dòng và sự đa dạng của những "ý nghĩa" được gán ghép, một số nhà phê bình cho rằng âm nhạc và hội họa chẳng có ý nghĩa nào khác bên ngoài bản thân nó; chỉ có những điều họ nói - chẳng hạn như những giai điệu, những màu sắc và những mảng khối trong không gian ba chiều - mới là những điều có thật. Quan niệm cho rằng âm nhạc và hội họa nói lên một điều gì đó về cuộc sống con người và thế giới bị coi là hoàn toàn sai lầm dưới con mắt các nhà phê bình nghệ thuật chuộng hình thức. Nếu như họ có lý, chúng ta sẽ phải coi họa sĩ và nhạc sĩ như những quái vật, bởi lẽ người ta không thể nào làm người mà lại không có một quan điểm nào đó về thế giới!
    Nhạc sĩ và họa sĩ không chỉ diễn tả quan điểm về cuộc sống qua những bản nhạc và những bức tranh có chủ đề rõ ràng. Tác phẩm nghệ thuật thuần khiết nhất và trừu tượng nhất cũng có thể nói lên bằng ngôn từ riêng của mình rất nhiều điều về cuộc sống chẳng khác gì những tác phẩm có chủ đề rõ ràng nhất. Chúng ta hãy thử so sánh bức tranh Đức Mẹ trên núi của Piero della Francesca và Đức Mẹ trên vòm Nhà thờ Sistine của Turo. Hai hình ảnh của Đức Mẹ, và những quy ước biểu trưng thông thường được cả hai nghệ sĩ tuân thủ. Sự khác biệt lớn giữa hai bức họa chỉ là sự khác biệt về tạo hình, cách sắp xếp, bố trí những đường nét, mảng khối. Đối với bất kỳ ai nhạy cảm với ý nghĩa của các hình thể thuần túy, hai bức họa về Đức Mẹ nói lên những điều hoàn toàn khác nhau về thế giới. Bức tranh của Piero là sự kết hợp những vật thể chắc chắn, mềm mại và đẹp đẽ. Mọi vật trong vũ trụ của ông được cấu thành từ một thứ chất liệu siêu nhiên, còn thật hơn cả bất kỳ vật nào trong thế giới thật. Những con người ở trong thế giới của Piero thể hiện lý tính cao cả và phong cách được bố trí mới hợp lý làm sao! Thế giới của ông là công trình sáng tạo của một Thượng đế có "đầu óc của một nhà toán học". Còn Bức tranh Đức Mẹ của Turo nói lên điều gì? Nếu như tôi không diễn đạt sai ý nghĩa của bức tranh thì có thể khẳng định Đức Mẹ nói với chúng ta về sự cao cả của trí tuệ con người, về khả năng vượt lên trên hoàn cảnh và làm chủ định mệnh. Nếu chúng ta hỏi Đức Mẹ của Piero: "Con sẽ được cứu vớt nhờ điều gì?", thì có lẽ Đức Mẹ sẽ nói: "Nhờ lý trí". Và đi trước cả nhà thơ Milton, có lẽ Mẹ sẽ nói: "Thiên đường được tìm thấy không phải trên thập tự giá, mà ở trên những sa mạc cô đơn, nơi con người vận dụng sức mạnh của lý trí để chống lại ma quỷ"?
    Chúng ta nhanh chóng nhận ra những giới hạn của công việc phê bình nghệ thuật. Mặc dù có thể nói lên được bằng "ngôn từ của mình" nội dung của một tác phẩm nghệ thuật, nhưng nhà phê bình chỉ có thể làm được một điều là kích thích chúng ta muốn tiếp cận tác phẩm nghệ thuật, chứ không thể thay thế tác phẩm nghệ thuật đó. Tất cả những ai vượt qua giới hạn này đều trở nên lố bịch vì họ say mê "ngôn từ của chính mình" và lầm tưởng có thể nói ra những điều vượt ra ngoài khả năng của ngôn ngữ nghệ thuật. Hay họ là những người thông minh muốn trở thành triết gia hay nhà văn, lấy việc phê bình tác phẩm của người khác làm nơi phát huy khả năng sáng tạo của mình? Điều đúng với hội họa cũng đúng với âm nhạc. Âm nhạc "nói" lên những điều về thế giới, nhưng lại nói không phải bằng ngôn ngữ kiểu văn chương mà bằng những phương tiện đặc thù của âm nhạc. Bất kỳ cố gắng nào nhằm diễn đạt lại những ý nghĩa của âm nhạc bằng "ngôn từ của chính mình" đều sẽ thất bại. Chúng ta không thể tách biệt chân lý được diễn đạt bằng một khúc nhạc, bởi lẽ chân lý đó là một chân lý nghệ thuật không thể tách rời khỏi khúc nhạc đó. Điều duy nhất chúng ta có thể làm được là chỉ ra bằng những từ ngữ thông thường nhất bản chất của chân lý nghệ thuât được thể hiện qua tác phẩm âm nhạc đó và đưa những người yêu thích chân lý đó trở lại nguyên tác. Vì vậy, lời giới thiệu khúc Bennedictus trong bản Missa Solemnis là nhận định về hạnh phúc nằm trong bản thể của mọi vật. Nhưng chúng ta chỉ làm được điều này trong giới hạn "ngôn từ của chúng ta". Nếu chúng ta mô tả bằng ngôn từ của chính mình điều Beethoven cảm nhận niềm hạnh phúc ở trong bản thể của vạn vật, chúng ta sẽ thấy mình viết ra những câu văn nghe thật du dương nhưng hết sức vô nghĩa theo phong cách của người viết lời giới thiệu chương trình hòa nhạc. Chỉ có âm nhạc - âm nhạc đó của Beethoven và khúc nhạc đó của Beethoven - mới có thể nói với chúng ta một cách chính xác quan niệm của Beethoven về niềm hạnh phúc đang tồn tại trong vạn vật. Muốn biết quan niệm đó, chúng ta phải lắng nghe khúc nhạc vào một đêm tháng sáu, với hơi thở của biển tối đen làm nền và hương thơm thoang thoảng của hoa làm điệu, giống như một hợp âm kỳ diệu được cảm nhận bằng một giác quan đặc biệt.
    Bích Liên dịch
    (Le Monde de la Musique)
  5. losavn

    losavn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Em đọc hết bài viết của chị meongoan và anh icqseabriged mà cứ "hoa cả mắt", "ù cả tai", "chóng cả mặt ". Em thấy, mình đúng là một hạt cát nhỏ bé. Nhưng xin đừng chê cuời vì sự " bon chen" của em trong box nhá. Tiện đây, em cũng nhận thấy một điều và cũng muốn trao đổi cùng box, đó là số lượng người nghe nhạc cổ điển ở Việt nam còn quá ít, và số lượng người biết đến khái niệm nhạc cổ điển cũng không phải là nhỏ. Em đã làm một phép thử là hỏi một số người mà em gặp xem họ đã nghe tới nhóm từ " Nhạc cổ điển " chưa. thật đáng buồn, họ không hề biết nó là cái gì cả chứ chưa dám nói tới là số lượng người nghe kiểu " amatour" như em đây.Còn, hình như, đa phần những người biết thưởng thức âm nhạc cổ điển ở Việt Nam thì có chút " họ hàng" với âm nhạc. Chứ dân ngoại đạo thì..... " ôi dào! Nhạc cổ điển là cái gì thế". Vậy biết làm sao bây giờ....
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Có lẽ tôi nhầm lẫn các bản giao hưởng của Beethoven, vì
    tôi nghe giới thiệu các bản này từ khi còn ở ViệtNam . Ở Mỹ
    thì tôi có điều kiện nghe nhạc hơn, nhưng lại lười nghiên cứu
    về nhạc. Tôi bị ảnh hưởng của cha tôi, cho rằng nghe nhạc
    hơn là nghe người ta bàn về nhạc . Có lẽ tôi phải "tiến bộ" hơn
    cha tôi một chút nữa mới được. Cái này thì tôi phải đấu tranh
    với chính tôi, để tìm ra câu trả lời.
    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 03:58 ngày 12/01/2006
  7. icqseabridge

    icqseabridge Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Đọc các bài bác viết trên topic "Bắt đầu học piano như thế nào" tôi cảm thấy rất khâm phục trình độ của bác về piano, bởi vì đơn giản tôi không có tí kiến thức nào về piano cả. Ngoài ra cũng rất ủng hộ việc bác đem những hiểu biết của mình chia sẻ với mọi người, một việc mà hiện nay không nhiều người làm. Hy vọng bác có nhiều đóng góp hơn với các box nhạc cổ điển để mọi người có điều kiện tham khảo và tiến bộ trong biển kiến thức âm nhạc của nhân loại.
    @Iosavn: Không phải ai nghe nhạc cổ điển cũng "có chút họ hàng với âm nhạc" như bạn nghĩ đâu. Nhưng quả thật, để nghe, hiểu, thấm và say mê âm nhạc cổ điển phải có một trình độ văn hoá nhất định . Còn về chuyện bạn "hoa cả mắt", "ù cả tai", "chóng cả mặt " vì những bài viết của tôi thì cũng đúng thôi. Bởi vì tôi toàn bàn loạn, mà đã loạn thì rất dễ bị hoa mắt, ù tai, chóng mặt. Để không hoa mắt chóng mặt ù tai, tôi nghĩ bạn nên tham khảo những bài viết của các thành viên cốt cán, có tâm huyết của box như Apomede, TuMinhTran, cobeo, meongoansister, ttdungquantum, và rất nhiều người khác nữa. Những bài viết của các bạn đó thường rất khúc chiết, rõ ràng và dễ hiểu, nhiều thông tin và nói chung là rất chất lượng.
    Ngoài ra, về vấn đề "biết làm sao bây giờ của bạn", tôi nghĩ nghe nhạc, cũng như thưởng thức bất cứ một loại hình nghệ thuật nào khác, ngoài việc nghe cho mình, cảm cho mình, chúng ta nên mở rộng tâm hồn và hướng dẫn những người khác cùng tham gia với mình, giúp đỡ họ để cùng nhau biết cách thưởng thức cái đẹp, đem những cái đẹp từ âm nhạc vào cuộc sống. Đó cũng chính là mong muốn của các nhạc sỹ khi sáng tác các tác phẩm. CHẳng mấy nhạc sỹ sáng tác nhạc chỉ để cho mình nghe. Nếu các nhạc sỹ đã nghĩ vậy thì sao chúng ta lại không làm như vậy?!
    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 03:59 ngày 12/01/2006
  8. losavn

    losavn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    @Iosavn: Không phải ai nghe nhạc cổ điển cũng "có chút họ hàng với âm nhạc" như bạn nghĩ đâu. Nhưng quả thật, để nghe, hiểu, thấm và say mê âm nhạc cổ điển phải có một trình độ văn hoá nhất định . Còn về chuyện bạn "hoa cả mắt", "ù cả tai", "chóng cả mặt " vì những bài viết của tôi thì cũng đúng thôi. Bởi vì tôi toàn bàn loạn, mà đã loạn thì rất dễ bị hoa mắt, ù tai, chóng mặt. Để không hoa mắt chóng mặt ù tai, tôi nghĩ bạn nên tham khảo những bài viết của các thành viên cốt cán, có tâm huyết của box như Apomede, TuMinhTran, cobeo, meongoansister, ttdungquantum, và rất nhiều người khác nữa. Những bài viết của các bạn đó thường rất khúc chiết, rõ ràng và dễ hiểu, nhiều thông tin và nói chung là rất chất lượng.
    Ngoài ra, về vấn đề "biết làm sao bây giờ của bạn", tôi nghĩ nghe nhạc, cũng như thưởng thức bất cứ một loại hình nghệ thuật nào khác, ngoài việc nghe cho mình, cảm cho mình, chúng ta nên mở rộng tâm hồn và hướng dẫn những người khác cùng tham gia với mình, giúp đỡ họ để cùng nhau biết cách thưởng thức cái đẹp, đem những cái đẹp từ âm nhạc vào cuộc sống. Đó cũng chính là mong muốn của các nhạc sỹ khi sáng tác các tác phẩm. CHẳng mấy nhạc sỹ sáng tác nhạc chỉ để cho mình nghe. Nếu các nhạc sỹ đã nghĩ vậy thì sao chúng ta lại không làm như vậy?!
    [/quote]
    Nhưng, các bác nói thử xem, ngay cả những người có trình độ, họ cũng không thích, và không muốn nghe. Vậy, biết giúp thế nào đây. Nếu có đề cập vấn đề Nhạc cổ điển với ai đó và muốn họ chia sẽ những cảm xúc cùng với mình thì.. hic hic... họ cho mình là đồ " sỹ dởm". Thôi, không dại.... Vậy các bác có phương kế nào không, em thì bó tay thật roài.
  9. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0

    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 03:39 ngày 12/01/2006
  10. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Lâu lắm rồi box mình chưa cãi nhau một trận ra trò thế này.
    Mình lôi lại bài viết cách đây gần 2 năm của mình về Beethoven lên vậy.
    Sao hôm trước offline về Beethoven ko ai lôi chuyện này ra nhỉ?
    http://www.hn-ams.org/forum/showpost.php?p=233539&postcount=32
    Ở nhà em có tất cả các sonata của Beethoven, kể cả bản nhạc lẫn đĩa. Sonata Beethoven luôn luôn là một trong những tác phẩm không thể thiếu trong phần sonata cho piano. Em đã học nghiêm chỉnh cái số 2,3,9 và chuẩn bị xong cái số 7 rồi. Còn tập tọng đánh thì em đã đánh cả số 1,4,5,6,8 ''Pathétique'', 12 ''Funeral March'', 13, 14 ''Moonlight'', 15 ''Pastoral'', 27. Mấy sonata thời kì giữa và sau như số 21, 23 ''Appassionata'', 26 ''Les adieux'', 28, 29 ''Hammerklavier'', 30, 31, 32 thì hay nhưng khó quá nên em mới chỉ dám sờ đến thôi. Ngày xưa học piano em chỉ đánh có Beethoven mà thôi, bây giờ học hành cẩn thận mới học nhiều người khác. Phải nói sonata khó nhất của Beethoven là sonata số 29 ''Hammerklavier'' B flat major, Op.106. Nó dài khoảng 40 trang và nếu đánh mất khoảng 45 phút. Chương cuối được đánh giá là một ''huge fugue'' tức là một fuga cực lớn. Khó và dài khủng khiếp. Nghe đĩa chơi máu không thể chịu được. Cái số 31 A flat major, Op.110 cũng có chương cuối là Fuga. Cái Fuga này rất bay bổng, tràn đầy yêu thương và rất thơ. Nhìn chung thì các Sonata cuối đời của Beethoven chịu ảnh hưởng của cấu trúc và cách thức của âm nhạc phức điệu Bach, nhưng về mặt cảm xúc lại thể hiện những tình cảm rất sâu kín và những nỗi khổ trong thế giới riêng tư của ông.
    Beethoven vốn khó hòa nhập với đám đông, lại bị điếc, nên ông luôn cô độc. Những mối tình tan vỡ cũng góp phần vào việc làm Beethoven trở nên luôn trong trạng thái tinh thần bất ổn suốt giai đoạn cuối đời. Trong cái bối cảnh ấy, ông tìm đến âm nhạc không phải như là một sự giải thoát mà là một sự vượt lên những khó khăn trong cuộc sống. Có thể nói rằng Beethoven nếu không có sự thôi thúc đòi hỏi của sáng tạo âm nhạc thì ông đã từ giã cõi đời từ khi bắt đầu phát hiện mình bị điếc rồi [khoảng năm 1801-1802, khi ông sáng tác Giao hưởng số 2, Op.36]. Trong suốt thời kì sau đó, Beethoven sáng tác hầu hết những tác phẩm lớn nhất của mình. Ở đây chúng ta đang đối mặt với một nghị lực sống cao cả và nhân cách đứng đắn của một người nghệ sĩ thực thụ, vượt lên mọi khó khăn để cống hiến cho nghệ thuật. Có thể nói Âm nhạc là chỗ dựa duy nhất về tinh thần của Beethoven, và ông cũng chỉ sống cho âm nhạc mà thôi. Âm nhạc Beethoven thấm đẫm chất anh hùng và sức mạnh chính là xuất phát từ trong cuộc đời đầy thử thách trong đó có cả những thử thách với chính bản thân mình của ông. Về mặt hình thức, tác phẩm Beethoven vẫn chỉ là những tác phẩm theo các thể loại của thời kì Cổ điển của Mozart và Haydn trước đó, nhưng những âm hưởng đầy đặn và nhất là những tình cảm bốc lửa trong âm nhạc của ông thì đã làm cho âm nhạc của ông trở thành âm nhạc của thời kì Lãng mạn, thời kì bắt đầu sau những tác phẩm kinh điển mang tính cách Lãng mạn đầu tiên của Beethoven tới 10 năm. Chính vì thế Beethoven là trường hợp hầu như duy nhất của âm nhạc Cổ điển là nhạc sĩ lớn của cả hai giai đoạn, Cổ điển [Classicism] và Lãng mạn [Romanticism].
    http://www.hn-ams.org/forum/showpost.php?p=233620&postcount=33
    Ở nhà em có khoảng 130 đĩa cổ điển, trong đó có khoảng 40 là các tác phẩm của Beethoven. Nếu ai muốn tìm hiểu gì thì cứ chịu khó Search trên mạng là sẽ thấy rất nhiều trang web chi tiết về Beethoven. Hồi lớp 9 em tìm thấy và đọc rất nhiều ở đó. Nguồn tư liệu về nhạc cổ điển ở VN khá hiếm và không đầy đủ, trong khi đó trên mạng cực kì phong phú, nhưng cũng có nhiều điều không phù hợp với nhau từ các nguồn khác nhau [nhất là những vấn đề về nghiên cứu và phê bình vẫn còn đang tranh cãi]. Tuy vậy nếu không muốn đọc nhất là nếu ngại tiếng Anh với nhiều thuật ngữ chuyên môn thì có thể cùng điểm qua những tác phẩm quan trọng của Beethoven.
    1. Đặc điểm chung của các tác phẩm Beethoven là tầm vóc lớn, mạnh mẽ và đầy nghị lực, có một phổ sắc thái tình cảm rất rộng và có những sáng tạo vĩ đại về hiệu quả âm nhạc. Có thể nói Beethoven sáng tác thể loại nào thì thể loại đó ông đều có những kiệt tác, làm thay đổi chính những gì vốn có ở trong những thể loại ấy. Âm nhạc Beethoven thường được coi là đầy sức mạnh và tính chiến đấu [mặc dù em không thỏa mãn lắm với chữ chiến đấu, hơi bị chính trị quá mức], nhưng thực ra trong các tác phẩm của Beethoven có thể bắt gặp hầu như tất cả những tình cảm của một con người thực sự với những cung bậc thăng trầm của nó:
    ...Có khi đấy là những bi kịch đau thương của cuộc sống tối tăm và vô vọng [Piano sonata số 8, ''Pathétique'', Op.13] nhưng cũng có khi đó là những bình minh tươi sáng và đầy lạc quan [Piano sonata số 21, Op.53]...
    ...Có khi là những lúc tràn trề yêu thương đằm thắm và dịu dàng [Piano sonata số 27, Op.90], có lúc lưu luyến chia tay [Piano sonata số 26, ''Les adieux'', Op.81a] nhưng cũng có lúc tuyệt vọng trước tình yêu không thành [Piano sonata số 14, ''Moonlight'', Op.27 no.2]...
    ...Có khi là những giây phút ưu tư đến sâu thẳm [những Tứ tấu cuối đời, Op.127, 130,131,132,133,135] nhưng cũng có lúc trong sáng, ngọt ngào và hồn nhiên như tuổi ấu thơ [Violin sonata số 10, Op.97]...
    ...Có những lúc huy hoàng và choáng ngợp [Piano concerto số 5, ''Emperor'', Op.73], nhưng cũng có lúc rất con người và nghiệt ngã [Piano concerto số 4, Op.58]...
    ...Có những lúc là bi kịch đến ghê người [Overture Coriolan, Op.62] nhưng cũng có lúc là bức tranh phong cảnh đẹp đến vô cùng [Symphony số 6, ''Pastoral'', Op.68]...
    ...Có khi tức giận, căm hờn tột cùng khi hình tượng người anh hùng từng ngưỡng mộ giờ đã sụp đổ [Symphony số 3, ''Eroica'', Op.55] nhưng cũng có khi ước mơ và hi vọng mãnh liệt cho một cuộc sống công bằng và tốt đẹp hơn [Opera Fidellio, Op.72]...
    ...Có khi duyên dáng và ''mảnh khảnh như một thiếu nữ Hi Lạp'' (chữ của Schumann) [Symphony số 4, Op.60], nhưng có khi kì vĩ, lớn lao và đầy cao cả như những vị thần [Symphony số 5, Op.67]...
    ...Có khi rất nồng nhiệt, bốc lửa [Symphony số 7, Op.92] nhưng có khi rất ý nhị và tinh tế [Violin Concerto, Op.61], hay hài hước dí dỏm [Symphony số 8, Op.93]...
    ...Đó là tiếng nói yêu tự do và ca ngợi con người [Symphony số 9, ''Choral'', Op.125], nhưng cũng là tiếng nói cầu nguyện bình yên ở thế giới bên trong và bên ngoài mỗi tâm hồn [Missa Solemnis, Op.123]...
    Biết bao khác nữa trong số những kiệt tác của Beethoven, tất cả đem đến cho con người ta có được một tình yêu cuộc sống bao la, một nghị lực phi thường để vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Đem đến cho con người ta cái sức mạnh để đối diện và vượt lên chính bản thân mình, cho người ta niềm tin và hi vọng vào tương lai. Đem đến cho con người ta cái cá tính mạnh mẽ và cho người ta cái giản dị và tinh tế trong con người mình. Đem đến cho người ta những cảm xúc nồng nàn và rực cháy của tình yêu, và đem đến cả những điều tốt đẹp trong tình cảm giữa những người bạn, người đồng chí, giữa người với người và với chính mình. Tất cả đem đến cho chúng ta những suy ngẫm triết lí sâu sắc mà giản dị để sống tốt đẹp hơn...
    2. Bên cạnh những nội dung và tình cảm phong phú, về mặt kĩ thuật của các tác phẩm cho các nhạc cụ, tác phẩm của Beethoven không khó bằng những tác phẩm sau này của thời kì Lãng mạn và Hiện đại. Nhưng đó là kết quả của tiến trình phát triển âm nhạc cổ điển. Các tác phẩm của các nhạc sĩ thời kì Cổ điển trước đó như Mozart hay Haydn về kĩ thuật thì đa phần thậm chí không khó bằng tác phẩm của Beethoven, nhưng sẽ thật là ấu trĩ và nông cạn nếu cho rằng chúng không có giá trị bằng. Cái làm nên giá trị của các tác phẩm không phải là chỉ có Kĩ thuật, mà quan trọng nhất chính là giá trị nội dung âm nhạc của chúng, còn kĩ thuật chính là cách thức để góp phấn xây dựng nên điều đó mà thôi.
    3. Về mặt hệ thống, các tác phẩm của Beethoven có những điểm chung, nhưng cũng có những thay đổi lớn trong suốt cuộc đời sáng tác của nhạc sĩ. Chúng được chia làm 3 giai đoạn: [Có lẽ chỉ cần điểm qua vì chị Ngô Tố Giao đã viết về nó rồi]
    a. Giai đoạn đầu [khoảng 1790 - 1803, tương ứng với số Op. đến khoảng 50]: Các tác phẩm mang đậm dấu ấn Cổ điển. Thời kì này Beethoven còn đang vừa sáng tác vừa học. Tuy vậy các tác phẩm nhất là các tác phẩm cho Piano và một số tác phẩm Thính phòng đã có những ý tưởng táo bạo về âm nhạc đến mức khó quen được đối với những tư duy Cổ điển lúc đó.
    Những tác phẩm chủ yếu của thời kì này gồm có:
    + 20 Piano Sonata đầu tiên và các tiểu phẩm cho Piano
    + 8 Violin sonata, 2 Cello Sonata, 3 Piano Trio, 6 String Quartet, các tác phẩm thính phòng khác [Horn Sonata Op.17, Ngũ tấu cho Piano và Kèn Op.16, Thất tấu Op.20, các Tam tấu và Ngũ tấu dây,...]
    + 3 Piano Concerto đầu, 2 Romance cho Violin và dàn nhạc và 2 Giao hưởng đầu tiên
    + Các bài hát
    b.Giai đoạn giữa [khoảng 1803 - khoảng 1814, tương ứng với số Op. từ khoảng 50 đến khoảng 100]: Bắt đầu bởi GH số 3, ''Eroica'', Op.55, đây là giai đoạn sức sáng tạo của Beethoven cao nhất. Phần lớn các kiệt tác của ông được sáng tác trong thời kì này với những tầm vóc và sức mạnh lớn, phong phú và đa dạng. Cảm xúc chủ đạo của các tác phẩm trong thời kì này là chủ nghĩa Anh hùng [Heroism] đem đến cho các tác phẩm những hơi thở mới mẻ đi trước thời đại.
    Những kiệt tác của giai đoạn này gồm có:
    + Các Piano sonata số 21, 23 ''Appassionata'', 26 ''Les adieux''
    + Violin Sonata số 9 ''Kreutzer''; Cello Sonata số 3 và Biến tấu cho Piano và Cello; String Quartet số 7,8,9 với cái tên chung ''Rasumovsky'', 10 ''Harp'', 11 ''Serioso''; Piano Trio số 4 ''Ghost'',5 và 6 ''Archduke''
    + Piano Concerto số 4 và 5 ''Emperor''; Violin Concerto; Triple Concerto cho Piano, Violin, Cello và dàn nhạc; Choral Fantasy cho Piano, Tứ ca, dàn đồng ca và dàn nhạc;
    + Overture Coriolan; Tổ khúc nhạc sân khấu cho vở bi kịch của Goethe ''Egmont''
    + Opera Fidellio, Opera duy nhất của Beethoven.
    + Các giao hưởng số 3 ''Eroica'', 4, 5, 6 ''Pastoral'',7,8 và bản GH chiến trận ''Wellington''s Victory''
    + Các bài hát và tổ khúc và một số tác phẩm thanh nhạc tôn giáo khác.
    c. Giai đoạn cuối [khoảng 1814 đến cuối đời, tương ứng với số Op. từ khoảng 100 đến hết]: thời kì này Beethoven gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống và tâm trạng thường không yên ổn nên sáng tác ít hơn hẳn. Nhưng các tác phẩm thời kì này lại có qui mô lớn hơn bao giờ hết, đề cập đến những nội dung mang tính triết lí và suy ngẫm rất sâu sắc. Thời kì này chứng kiến sự ảnh hưởng rõ nét của âm nhạc phức điệu các thời kì cổ đặc biệt là âm nhạc Bach lên âm nhạc Beethoven.
    Các kiệt tác của thời kì này gồm có:
    + Các Piano Sonata số 29 ''Hammerklavier'', 30, 31 và 32; Biến tấu Diabelli cho Piano; Cello Sonata số 4 và 5;
    + Các Tứ tấu cuối đời số 12,13,14,15,16 và ''Grosse Fuge'' cho Tứ tấu dây.
    + Các Tác phẩm lớn cho thanh nhạc và các tác phẩm nhạc tôn giáo.
    + Hai tác phẩm vĩ đại nhất của thời kì này là bản GH số 9 ''Choral'' Op.125 và bản nhạc lễ ''Missa Solemnis'' Op.123 có giá trị bất hủ, không phai mờ với thời gian.

Chia sẻ trang này