1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho mình xin bản "Định mệnh" của cụ Beethoven với

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi hura0909, 04/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuc_sat

    cuc_sat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0

    Đọc bài của mấy bác yêu nghệ thuật "chân chính" lại nhớ đến truyện ngụ ngôn về loài dơi trong cuộc chiến của chim và thú. Ngày nay cuộc chiến tranh giữa chim và thú vẫn tiếp diễn, bởi mâu thuẫn giữa chúng là ko xoá nổi, loài dơi vẫn ích kỷ và cơ hội như thế, nhưng có điều không... ngu như trước, rút kinh nghiệm trước đây, chúng chẳng dại gì tự nhận mình theo bên nào cả mà để biêu đầu mẻ chán, nhưng vốn luôn nghiêng về phía kẻ mạnh hơn nên nó tự thấy loài thú có nhiều khả năng áp đảo, nó bèn lợi dụng việc mình vừa có một phần là chim vừa có một phần là thú mà làm cho người ta tin rằng mình khách quan ở giữa, bằng cách đó thuyết phục muôn loài hãy theo quy luật tự nhiên đừng cố gắng thay đổi làm gì> Nó nhân danh hiểu biết, nhân danh cái khách quan của cuộc sống tự nhiên mà thuyết phục mọi loài ngừng chiến tranh để theo sự sắp đặt sẵn của tự nhiên, mà sự thực đằng sau đó là những con thú lớn rồi sẽ lại thống trị.

    Cái thứ nửa dơi nửa chuột đó mấy năm nay tôi đã thấy đầy rẫy, chúng có nhiều lứa tuổi từ trẻ đến già, nhưng có một đặc điểm chung là ở trong một môi trường có thể tiếp thu được nhiều loại thông tin, đi nhiều, biết nhiều. Và cái cách lựa chọn của chúng luôn dễ hiểu đó là đứng ở giữa mọi thứ, với vai trò của một kẻ biết tất, biết tuốt. Bởi chúng hiểu rằng với cái thế giới tôn sùng sự "hiểu biết" như ngày này thì vị trí của chúng luôn được đảm bảo, bởi cái thực sự chúng muốn biết đấy là cái cảnh người ta nhìn chúng đầy khâm phục.

    Những kẻ như thế luôn coi thường những gì cứng nhắc trong suy nghĩ, những nhận xét của người khác mà họ cho là áp đặt và một chiều. Với sự "hiểu biết", họ cười khẩy vào những tư duy đơn giản của những người "một chiều" kia. Nhưng bản thân họ lại không nhận ra rằng, chính họ cũng đang đi áp đặt suy nghĩ của mình, chính bản thân họ cũng đang nói tiếng "sai" với những tình cảm dám yêu dám ghét, nói tiếng "đúng" với sự say sưa nghiên cứu, thu thập hiểu biết...

    Được cuc_sat sửa chữa / chuyển vào 23:20 ngày 09/01/2006
  2. cuc_sat

    cuc_sat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của Tuminhtran về Beet hẳn là hy vọng với tình yêu với nhạc cổ điển mà làm cho mọi người dĩ hoà vi quý, để topic này trở lại với âm nhạc đúng nghĩa, nhưng nói thẳng là nó chẳng là cách hay trong nhiều trường hợp đâu.

    Để trả tiền net khỏi lẻ thì xin nán lại thêm bàn về âm nhạc chân chính và bọn chim chuột. Chị meongoansister vốn không hiểu cho cái cách tư duy của "codep và các bạn" rồi. Về cái sự căm ghét của họ thì bản thân tôi rất hiểu, vì bọn "bôn sệt" như tôi cũng vô cùng ghét và chán ngấy với cái cách tư duy giả khách quan, giả nghệ thuật của bọn phương Tây. Nghệ thuật chân chính hiện nay theo bọn họ nghĩa là nghệ thuật vô ngã, nghệ thuật của cấu trúc và trừu tượng, ngày càng có xu hướng siêu hình và hướng về 1 thế giới , nơi mà như Milan Kundera đã vẽ ra là một dạng thiên đường mà ở đó các nhạc sĩ, nghệ sĩ chu du qua tất cả các thể loại, các trường phái, các nền văn hoá, không phục vụ cho bất kỳ ai và cái gì, bên trên tất cả chính trị và những cách tư duy ấu trĩ ngu ngốc của con người. Nơi mà theo Kundera, Stravinsky đã là người đầu tiên ở đó, thuộc về nơi đó, đó là "nhà" của ông, là tinh thần của ông và của tất cả những người nghệ sĩ đích thực...

    Nhưng rồi những thứ như thế cũng dần đang trở thành một thứ áp đặt khó chịu, bọn họ, những kẻ cười nhạo vào sự ấu trĩ của những người ít có điều kiện tốt đẹp như chúng, cũng đang trở thành một dạng cứng nhắc và đơn điệu không kém. Nó cho thấy rằng cái tư duy đơn giản cứng nhắc có nhiều hình dạng và biến thể hơn chúng ta nghĩ, bởi thế mà có những kẻ học đến bạc đầu như ta thấy ở đây vẫn chẳng thể hiểu nổi những điều đơn giản, đi nhiều, biết nhiều, thu nạp nhiều để rồi đến bạc đầu chỉ là một cái nhà kho không hơn không kém.
    Tôi không có hy vọng nói lên điều được cho là "đúng" là khách quan, mà muốn nói lên cái điều tôi căm ghét và khinh bỉ. Tôi đỏ và tôi chẳng có ý định che dấu cái màu sắc yêu thích đó, nhưng đáng thương cho những kẻ tự cho rằng mình uyên bác mà lại không thấy rằng chúng chẳng hơn gì chúng tôi cả
    thôi, cuốn xéo rồi về đi ngủ
    Được cuc_sat sửa chữa / chuyển vào 00:10 ngày 10/01/2006
  3. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Chị cuc_sat à,
    Chị mắng em đúng lắm, bởi vì đấy không phải là em lúc này, mà là em cách đây 2 năm rồi. Chị có thể nghĩ một thằng bé như em lúc đó đã có thể đối mặt và hiểu được những mâu thuẫn sâu đến mức như mâu thuẫn giữa chim với thú bắt nguồn từ rất lâu trước chưa? Một thằng bé chưa hề có chút kiến thức nào về chính trị và bản chất của nó, mà bị nhồi nhét và học thuộc những kiến thức quá nặng với một đầu óc non nớt như vậy, nó sẽ phản ứng thế nào? Khi em post bài này lên, em đã biết rằng chị và ninja sẽ phản ứng, nhưng em vẫn post. Em không phủ nhận, chối bỏ những suy nghĩ mà em đã trải qua. Có thể đúng, có thể sai, nhưng nó vẫn là những bước để tạo nên con người em bây giờ và sau này.
    Đối với em lúc đó, cái mâu thuẫn mà em phải đối mặt, chưa phải là cái mâu thuẫn chim - thú đấy đâu. Đấy là gì, đấy là mâu thuẫn giữa cách học thủ thuật, học lệch, luyện thi để có được những giải học sinh giỏi, với cách học thoải mái, theo sở thích, tự do và cân bằng với các kiến thức khác. [bởi vì em đã cực thấm cái vô nghĩa của việc tranh giành cái danh "học sinh giỏi" hay "tài năng" rồi - em học chuyên Toán]. Đấy cũng là mâu thuẫn giữa cách chơi đàn thiên về kĩ thuật, hoa mỹ, phô trương [đây là phái chơi Piano chủ đạo trong Nhạc viện, tôn sùng Chopin - thực tế trước đây em cực kì ghét Chopin], với cách chơi đàn có chiều sâu triết lí, suy ngẫm và tình cảm [hoàn toàn đơn độc em, không gặp bất kì người nào cùng sở thích Beethoven, cho tới trước khi em gặp những người trong box]. Bây giờ, nhìn lại, thấy đó là cái gì? Thấy mỗi bên đều có cái đúng riêng, em cũng đã nhận thấy sự quan trọng của kĩ thuật chơi đàn, em cũng nhận thấy những thủ thuật học văn hoá đấy cũng là những mấu chốt, có một vai trò nào đấy. Phải chăng em đã từ bỏ lập trường của mình? Không, em vẫn chơi đàn theo cách như cũ, vẫn học theo kiểu tự do và cân bằng. Nhưng điều quan trọng nhất em nhận ra đó là gì. Đó là cách suy nghĩ của cả hai bên đều có một lỗi - tư duy và hành động quá tiểu tiết, nhỏ vụn, không có qui mô và số lượng. Cái đấy bắt đầu từ đâu? Từ khi mâu thuẫn chim - thú vẫn còn nằm dưới mái các triều đại phong kiến cơ. Xã hội Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng rất nhiều của lối tư duy phong kiến, chim tư duy theo kiểu chim thời phong kiến, thú lại tư duy theo kiểu thú thời phong kiến. Và đấy là cái mà em muốn thay đổi.
    Thay đổi cái đó bằng cái gì? Bằng hành động, bằng những kiến thức mới, bằng phạm vi nhìn rộng hơn.
    Nhưng việc đó có thể thay cho người ta vẫn phải lựa chọn cho mình một phái chim hay thú để đi theo hay không? Trước đây em cho là có. Em không muốn đụng chạm đến chính trị, bởi em chưa đối mặt với chính trị, chưa hiểu nó. Em cho rằng có thể loại bỏ ảnh hưởng của nó đến các thứ khác.
    Marx đã quan niệm các thành phần trong kiến trúc thượng tầng xã hội như Chính trị, Nghệ thuật, Tôn giáo, Đạo đức, Tư tưởng, Pháp luật, Nhà nước, Khoa học... vẫn có sự độc lập tương đối cơ mà. Điều đó vẫn đúng, không có thành phần nào của kiến trúc thượng tầng có khả năng quyết định các thành phần khác nhất nhất tuân theo nó được cả. Quan niệm theo kiểu điều khiển như vậy là siêu hình. Và thực chất siêu hình là hệ quả của tư duy máy móc thời phong kiến mà thôi. Cả hai mâu thuẫn mà em nhắc đến ở trên đều là những mâu thuẫn đối lập siêu hình cả, vì những người ở đó là những con người tư duy siêu hình. Người ta vẫn nói đến triết học Marx rất nhiều, nhưng có một điểm, người ta vẫn chưa học được khái niệm biện chứng.
    Marx là một người biện chứng. Và trong sự biện chứng ấy, sự độc lập hoàn toàn, không tác động, không ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng là không tồn tại. Và như vậy vai trò của chính trị cần được hiểu đúng hơn như là thành phần có ảnh hưởng mạnh nhất lên các thành phần khác của kiến trúc thượng tầng. Cái đấy là điều em học được mới chỉ trong 1 năm gần đây. Và ngay trong âm nhạc, điều đó cũng được biểu hiện: phải chăng âm nhạc hoàn toàn phụ thuộc vào chính trị? Không. Phải chăng âm nhạc hoàn toàn độc lập với chính trị, nói đến âm nhạc không cần đề cập đến chính trị? Cũng không. Âm nhạc có sự phát triển tự thân của nó, nhưng âm nhạc cũng chịu tác động của các ngành Nghệ thuật khác, chịu ảnh hưởng của Tôn giáo, chịu ảnh hưởng của Khoa học, chịu ảnh hưởng của Tư tưởng, và âm nhạc cũng chịu ảnh hưởng của Chính trị nữa. Để hiểu âm nhạc hơn, phải bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ Tư tưởng ư? Từ Khoa học? Từ những Nghệ thuật khác? Hay từ Tôn giáo?
    Không.
    Bởi vì Âm nhạc cũng tác động ngược trở lại những thành phần đó: lên Nghệ thuật khác, lên Khoa học, lên Tôn giáo, lên Tư tưởng và lên Chính trị. Thế giới là biện chứng, tác động giữa chúng không phải một chiều, mà là hai chiều qua lại, và thậm chí từ nhiều phía tổng hợp tác động nữa. Nếu bắt đầu từ đó người ta sẽ lạc vào những ma trận quan hệ chồng chéo phức tạp và rồi lạc đường trong đó. Hay nói cách khác, người ta sẽ mắc phải lỗi vòng quanh của tư duy và mất phương hướng trong mê cung suy luận.
    Điểm bắt đầu chính là sự phát triển nội tại của Âm nhạc. Đấy chính là mấu chốt để kết nối tất cả những ảnh hưởng khác nhau lên nó. Nhưng chỉ một mình sự phát triển tự thân đó mới chỉ là bộ xương tạo nên âm nhạc thôi. Và chính những sự ảnh hưởng của các nhân tố khác mới đem lại sự đa dạng, nhiều màu sắc, hay hình tượng hơn "da thịt" của âm nhạc mà chúng ta có.
    Đấy chính là điều em muốn nói đến khi em post lại bài viết của mình.
    Âm nhạc Beethoven mang đậm tính đấu tranh. Và đấu tranh thì rộng hơn chiến đấu. Mọi người có ai để ý rằng sự đối lập giữa 2 chủ đề trong thể sonata thời Mozart và Haydn là đối lập hoàn toàn không? Phải chăng đấy cũng là sự đối lập siêu hình? Còn Beethoven thì sao, 2 chủ đề đấy đối lập, nhưng vẫn có một sắc thái âm nhạc chung - bởi vì chúng vẫn thống nhất với nhau như 2 mặt đối lập biện chứng. Chúng ở trong trạng thái động, luôn trong quá trình biến đổi với nhau, lẫn nhau nối tiếp nhau suốt tác phẩm. Đâu có tĩnh tại, tách rời và đối lập như nước với lửa với chủ đề kia. Có ai để ý rằng đấy là vì Beethoven là người Đức không?
    Nói về thể sonata đấy, em cũng không chấp nhận cách diễn đạt thái cực hoá hai chủ đề như trong các sách Nhạc của Nga. Sự không chấp nhận đó là vì đấy cũng là một sự đối lập siêu hình, và minh chứng rất cụ thể là các giao hưởng của Tchaikovsky - vì thế em rất ghét ông này. Thực tế nếu xét về cảm xúc, Tchaikovsky là một người có tâm lý tiểu tư sản - nói theo cách chỉ trích. Hôm nghe giao hưởng số 6 của Tchaikovsky xong, lúc về em cũng nói với anh cobeo: Tại sao Beethoven và Tchaikovsky cùng ở trong một xã hội mà ngọn lửa cách mạng bị dập tắt, xã hội nghẹt thở vì đàn áp, mà Beethoven viết nên giao hưởng số 9 "Niềm vui", còn Tchaikovsky chỉ viết giao hưởng số 6 "Bi thương". Bởi vì Beethoven vẫn còn giữ được ngọn lửa đấu tranh và niềm tin cho mình, còn Tchaikovsky thì không. Chính sự quan niệm siêu hình ấy đã khiến niềm tin chiến thắng mà Tchaikovsky quan niệm như trong GH số 5 trở thành một ảo tưởng và Tchaikovsky bị đè bẹp.
    Thêm nữa, gần như Beethoven lại là nhạc sĩ Đức duy nhất mà âm nhạc có tính đấu tranh mãnh liệt đến như thế. Tại sao lại như thế? Những nhân tố rực lửa người ta cũng thấy ở Bach thời cuối đời, ở Handel, ở Mozart thời cuối đời, sau này có thêm cả Brahms nữa. Nhưng không ai rõ nét và đặc trưng đến như Beethoven cả. Tại sao lại như thế? Âm nhạc Bach cuối đời có những tác phẩm đầy hơi thở sôi động của cuộc sống, bởi vì chính cá tính của Bach đã làm ông đồng cảm được với sự tươi mát trong âm nhạc của các nhạc sĩ Ý, và thêm vào đó là cuộc sống đầy chuyển động và màu sắc, không như dưới mái vòm nhà thờ - và trên thực tế những tác phẩm cuối đời như Bình quân luật II, Nghệ thuật Fuga, Musical Offering và thậm chí Hohe Messe cũng đã bước một chân ra khỏi nhà thờ rồi. Còn Handel ở Anh, cuộc sống lúc đó đang phát triển rất nhiều [có ai nhớ được lúc đó là thời kì Anh đang tiến hành Cách mạng công nghiệp và trở thành một nước Tư bản không?], nền âm nhạc cũng đầy sức sống. Còn Mozart cuối đời thì sao, bước vào cuộc sống tự do không còn phụ thuộc vào các ông hoàng nữa, cũng có nghĩa là được biết đến những khó khăn, mặt trái và mâu thuẫn của cuộc sống nhưng cũng là sự vận động không dừng của chúng. Nếu không có những điều đó, Mozart có viết được 3 Giao hưởng cuối, những Piano Concerto số 20, 23, 24, 25 hay không? Còn Brahms, cũng là sự rực lửa, nhưng bây giờ lại là rực lửa của tính cách, của tình yêu, của cảm nhận thiên tài về chuyển động. Chỉ ở Beethoven, sinh ra và lớn lên trong cuộc sống khó khăn, hiểu rõ cái qui luật chỉ có đấu tranh mới tồn tại được, tiếp nhận được lí tưởng của Cách mạng Pháp, và cả tình yêu nồng nhiệt của người Ý nữa, hội tụ lại, tạo nên cái âm nhạc mãnh liệt, chuyển động không ngừng, biến đổi và đấu tranh ấy. Có thể nói Bach, Mozart hay Beethoven đều thừa hưởng và kết hợp được những sự tinh tuý của những nền âm nhạc Đức, Pháp, Ý. Nhưng Nhà thờ đã tạo nên nét riêng của âm nhạc Bach, Cung điện đã tạo nên đặc trưng của âm nhạc của Mozart, còn Cách mạng tạo nên cốt lõi của âm nhạc Beethoven.
    Âm nhạc Beethoven lãng mạn? Đúng, và hãy nhận ra điều đó. Âm nhạc Beethoven cảm nhận về thiên nhiên rất tinh tế? Đúng, đừng không nhận ra chúng. Âm nhạc Beethoven có những trăn trở của một con người bình thường? Đúng, đừng phủ nhận nó. Nhưng trên tất cả, nói đến âm nhạc Beethoven không thể không nói đến sự đấu tranh!
    Giao hưởng số 5 chính Beethoven đã nói là " Định mệnh gõ cửa người ta như thế đấy" cơ mà, nhưng sự cách mạng ghê gớm của câu nói ấy khiến cho nhiều nhà phê bình phải sợ, và người ta đã không gọi Giao hưởng này bằng cái tên "Định mệnh" ấy. Vứt bỏ cái tên ấy đi, cái tư tưởng ấy đâu có mất đi được, nó vẫn hiện ra rành rành trên từng ô nhịp đấy thôi, chương 4 vẫn là sự chiến thắng. Người ta vẫn không thể không nhận thấy điều đó, dù có hay không có cái tên.
    Lời cuối cùng, không còn về âm nhạc nữa. Người ta vẫn phải có một lập trường chính trị của riêng mình. Và em vẫn đang học Marx và tìm hiểu về Cách mạng Việt Nam. Một lập trường chính trị vững chắc phải dựa trên những kiến thức xã hội và khoa học, một thế giới quan thống nhất và một nhân sinh quan chủ đạo. Những thứ đó em chưa có đủ, nên lập trường đó chưa thể vững vàng được. Chỉ có thực tiễn mà tự em trải qua về chim - thú, mới cho em sự kiểm chứng và câu trả lời cuối cùng. Ít nhất, em lựa chọn một lập trường như một niềm tin a priori.
  4. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Tú viết hay lắm, lâu lắm rồi vào trong box mới đọc được bài viết có chất lượng như thế này. Tiếp tục nhé. Càng đọc càng thấy yêu Beethoven và nhạc cổ điển hơn, và phải nói thật là dù thế nào thì toocky vẫn thấy thích Tchaikopsky Pathetique và cả beethoven 9 nữa
    " Âm nhạc của Beethoven" - Cụm từ này đối với tôi có nghĩa là Âm nhạc do Beethoven sáng tác trong thế giới quan của bản thân tôi. Cái thế giới quan nhỏ bé này vẫn cứ thay đổi từng ngày. Có lẽ đó là điều may mắn nhất. Mỗi ngày lại nhận ra một điều mới mẻ " Âm nhạc của Chopin", " Âm nhạc của Haydn "..." Âm nhạc và Tôi ".
    Và các bạn ạ, cái thứ âm nhạc mà các bạn đang nói tới ấy với tôi thật thú vị và đầy lôi cuốn, đơn giản vì nó không giống của tôi. Nó cũng không giống của mỗi thành viên trong dàn nhạc giao hưởng, cũng không giống các nhạc trưởng, và quan trọng nhất là không giống với Beethoven. Cứ nói những gì các bạn nghĩ, vì đó là điều nên làm, để mỗi người thấy được những khía cạnh khác, bằng một con mắt khác. Nhưng Âm nhạc là Âm nhạc, và cái thứ tưởng là rất chung ấy lại rất riêng. Hoàn Hảo và Kỳ Diệu

    Ấy có lẽ là vì thế mà tôi yêu âm nhạc lắm. Có lẽ vì thế mà các bạn cũng vậy. Cứ yêu và tiếp tục yêu, yêu cả âm nhạc trong cuc_sat, trong goimuathubaydi, trong cobeo, trong Tuminhtran, trong meongoansister...trong toocky nữa. Với tôi đó là thứ kỳ diệu nhất trên đời. Sẽ chẳng bao giờ tôi nghe được thứ âm nhạc trong người khác. Nhưng phải yêu sự khác nhau, nếu muốn yêu nhạc cổ điển. Tôi nghĩ Beethoven cũng yêu cách mà hàng triệu người sống cách xa hàng thế kỷ cảm nhận về âm nhạc của ông.
    Nếu bạn là một nhạc sĩ, như Beethoven chẳng hạn, bạn có ngồi viết một bài văn thật dài, và kể ra câu truyện mà bạn ẩn dấu trong tác phẩm của mình không? Tôi thì không. Nó như là một kho báu, phải đợi những nghệ sĩ thực sự, những thính giả thực sự tìm thấy. Và cái kho báu ấy với mỗi người, là một thứ khác nhau.
    Beethoven sẽ không cần phải viết về tính chất âm nhạc của mình. Vì đã có các bạn đấy. Những trái tim đáng mến ạ. Bạn thấy đấu tranh? Bạn thấy tình yêu? Bạn thấy thơ? Bạn thấy tranh?
    Tôi sẽ chẳng nhận xét gì đâu, mà sẽ lắng nghe và thầm chúc mừng bạn. Không phải ai cũng thấy được những thứ đó.
    Vui!
  5. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Die Menschen mẳssen kÔmpfen, um nie mehr kÔmpfen zu mẳssen...

    An die Freude
    F.Schiller
    Freude, schảner Gảtterfunken
    Tochter aus Elysium.
    Wir betreten freuertrunken,
    Himmlische, dein Heiligtum!
    Deine Zauber binden wieder,
    Was die Mode streng geteilt;
    Alle Menschen werden Brẳder,
    Wo dein sanfter Flẳgel weilt.
    Wem der groYe Wurf gelungen,
    Eines Freundes Freund zu sein,
    Wer ein holdes Weib errungen,
    Mische seinen Jubel ein!
    Ja, wer auch nur eine Seele
    Sein nennt auf dem Erdenrund!
    Und wer''s nie gekonnt, der stehle
    Weinend sich aus diesem Bund!
    Freude trinken alle Wesen
    An den Brẳsten der Natur;
    Alle Guten, alle Bảsen
    Folgen ihrer Rosenspur.
    KẳYe gab sie uns und Reben,
    Einen Freund, geprẳft im Tod;
    Wollust war dem Wurm gegeben,
    Und der Cherub steht vor Gott.
    Froh, wie seine Sonnen fliegen
    Durch des Himmels prÔcht''gen Plan,
    Laufet, Brẳder, eure Bahn,
    Freudig, wie ein Held zum Siegen.
    Seid umschlungen, Millionen!
    Diesen KuY der ganzen Welt!
    Brẳder ẳber''m Sternenzelt
    MuY ein lieber Vater wohnen.
    Ihr stẳzt nieder, Millionen?
    Ahnest du den Schảpfer, Welt?
    Such'' ihn ẳber''m Sternenzelt!
    ober Sternen muY er wohnen.​
    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 04:02 ngày 12/01/2006
  6. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Quay lại topic thì đã bị khoá. TuMinhTran ơi, mọi việc không phức tạp đến thế đâu, nếu mod cần khóa topic và xóa bài, thì phải khóa những bài thiếu văn hoá, dung tục và phản tinh thần của nhạc cổ điển chứ. Trong âm nhạc cũng như lĩnh vực khác, cần phải có sự tranh luận và qua tranh luận, người ta mới cùng vỡ ra vấn đề và tiến gần tới sự thật hay chân lý chứ.
    Thôi thì bàn tiếp vấn đề đi chứ nhỉ
    Tối hôm qua, meo đang nghe 19 bản Rhapsodi Hungary của Franz Liszt và nghiền ngẫm một vài tài liệu về văn học hậu hiện đại thì phát hiện ra trong đống tài liệu ấy, có đoạn liên quan về nhạc cổ điển. Nói đúng hơn, về thứ chủ nghĩa hình thức mà nhiều người đã mắc phải (trong đó có cả meongoan cũng bị mắc trong một thời gian ngắn). Đây là tài liệu ngiên cứu của nhà hoạt động văn học Mikhail Epstein (qua phần dịch của dịch giả Đào Tuấn Ảnh về hậu hiện đại, trong đó nhắc đến thứ chủ nghĩa hình thức và ?ophê bình mới? đã xuất hiện trong những thập niên đầu của thế kỷ 20. Xin trích dẫn luôn để các bạn tham khảo:
    ?oPhê bình những năm 1920-1930, mà đại diện là những trường phái có ảnh hưởng, như trường phái hình thức Nga và ?ophê bình mới? Anh-Mỹ, có những thể nghiệm loại bỏ (hoặc cho vào ngoặc kép) tất cả những yếu tố lịch sử, xã hội, tiểu sử, tâm lí ?oxâm nhập? vào văn học, và lọc ra những yếu tố thuần văn chương, kiểu như các hạt cơ bản của ?ovật chất? văn học, những thuộc chất của ?otính văn học? không thể phân chia hơn nữa.
    Phê bình làm công việc dọn sạch tất cả những vỉa tầng bao bọc văn học, đó là các trường phái khai sáng, lãng mạn, hiện thực, tượng trưng và các trường phái khác của phê bình văn học thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tức là giải phóng văn học khỏi những nội dung ngoài văn chương và hướng tới hình thức thuần khiết, tới ?othủ pháp tự thân?, tới văn bản như nó vốn có.
    Tất cả những cái mà truyền thống coi là thiết yếu đối với văn học: hiện thực lịch sử được phản ánh trong nó, thế giới quan của tác giả được thể hiện trong nó, sự tác động của nó đối với những xu hướng tri thức của thời đại, thực tại cao cả được đoán định bởi những suy tưởng tượng trưng, - tất cả những cái đó đều bị coi là ấu trĩ và cũ mốt, ?oáp đặt? cho văn học.
    Tuy nhiên, theo mức độ văn học tách khỏi những thứ ?ophi văn học? và trở thành văn bản thuần túy, văn bản này hoàn toàn nằm trong quyền lực của nhà phê bình, chính xác hơn, được sinh ra bởi bản thân phê bình. Văn bản trở thành một thứ sản phẩm ?otiệt trùng? được tạo ra trong các phòng thí nghiệm phê bình cùng với việc tháo rỡ văn học thành từng bộ phận và loại bỏ ?otính lịch sử?, ?otiểu sử?, ?ovăn hóa?, ?oxúc cảm?, ?otriết lý? như những thứ kết hợp không hữu cơ, có hại cho văn bản.
    Cũng như vậy, cơ học lượng tử phá vỡ khách thể vật lí, nguyên tử, thành những hạt cấu thành nhỏ hơn, làm cho sự tồn tại khách quan của chúng biến mất dần và bản thân chúng trở thành hình chiếu lí tưởng của các phương thức quan sát, các tính năng của các thiết bị vật lí.
    Chính vì những thành phần thuần túy văn bản, những kí hiệu, được tách khỏi văn học, rũ khỏi mọi ý nghĩa do chủ quan nhà văn đưa vào và dưới tác động của những điều kiện lịch sử bên ngoài, nên những kí hiệu đó được ấn định đúng như những kí hiệu, có nghĩa chúng mang một ý nghĩa nào đó (hoặc được gán khả năng có nghĩa) chính là do nhà phê bình.
    Chính là anh ta đã xác định ý nghĩa của các kí hiệu đó, những kí hiệu trước đó đã được tách ra khỏi mọi ý nghĩa. Kết quả đầy nghịch lí của sự ?otẩy rửa? văn học đó chính là sự lệ thuộc lớn hơn của nó đối với bản thân phê bình và phương pháp lý giải. Cả chủ nghĩa hình thức lẫn phê bình mới đã làm cho văn học chỉ có thể hiểu được đối với người đọc thông qua bản thân phê bình.
    Văn học hiện diện như một hệ thống các thủ pháp và kí hiệu thuần túy mà phê bình bổ sung vào nội dung theo những phương pháp phân tích khác nhau. Nói cách khác, phê bình đã đẩy văn học ra khỏi lĩnh vực vốn dĩ của nó, thay thế quyền lực của nhà văn bằng quyền lực của nhà phê bình đối với đầu óc người đọc.
    Nhà phê bình người Anh George Stein nhận xét: ?oNếu xưa nay người ta coi nhà phê bình như nô bộc của nhà thơ, thì ngày nay hắn trở thành ông chủ của nhà thơ?(5). Theo ý kiến của nhà văn Saul Bellow, phê bình ?ogặp gỡ người đọc bằng bariere ngăn cách của sự lý giải. Còn công chúng thì ngoan ngoãn chịu sự hướng dẫn độc quyền của các chuyên gia - ?onhững kẻ mà thiếu họ sẽ không hiểu nổi văn học?. Theo các nhà văn thì rốt cuộc các nhà phê bình đã thay thế họ?.
    Vậy là, cũng như với văn học, người thưởng thức âm nhạc cũng sẽ đi vào ngõ cụt nếu bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa hình thức (bản thân việc cáo chung của chủ nghĩa hình thức trong thế kỷ 20 đã nói lên sự yếu kém nội tại của chính nó). Âm nhạc nếu sa vào chủ nghĩa hình thức, sau khi được thanh lọc để hướng tới ?othủ pháp tự thân? và ?ovăn bản thuần khiết? sẽ còn lại những gì? Là những ký hiệu vô hồn và thiếu cảm xúc. Trong khi đó, âm nhạc ra đời là để ghi lại tình cảm, tư tưởng... của nhà soạn nhạc để truyền tải đến người nghe. Hơn nữa, âm nhạc (cũng như các loại hình văn học nghệ thuật khác) là một sáng tạo từ con người và cũng vì con người nên theo tôi, nếu khư khư giữ lấy những suy nghĩ về một ?ovăn bản thuần khiết?, ?oâm nhạc vị âm nhạc?, ?onghệ thuật thuần khiết? thì e rằng sẽ lại sa vào con đường sai lầm của Milan Kundera về một thế giới thuần tuý nghệ thuật thôi.
  7. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    To Toocky:
    "Và các bạn ạ, cái thứ âm nhạc mà các bạn đang nói tới ấy với tôi thật thú vị và đầy lôi cuốn, đơn giản vì nó không giống của tôi. Nó cũng không giống của mỗi thành viên trong dàn nhạc giao hưởng, cũng không giống các nhạc trưởng, và quan trọng nhất là không giống với Beethoven. Cứ nói những gì các bạn nghĩ, vì đó là điều nên làm, để mỗi người thấy được những khía cạnh khác, bằng một con mắt khác. Nhưng Âm nhạc là Âm nhạc, và cái thứ tưởng là rất chung ấy lại rất riêng. Hoàn Hảo và Kỳ Diệu"
    Em gái thân yêu ơi, không phải cứ thành viên của dàn nhạc giao hưởng là có suy nghĩ đúng đắn và chuẩn mực về nhạc cổ điển đâu. Thậm chí, một thành viên của dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam còn thú nhận rằng, nhiều bạn bè của anh ta chỉ biết về âm nhạc một cách thuần tuý và thiếu hẳn kiến thức nền tảng về hội học, văn học, văn hóa, lịch sử... Nghĩa là còn rất lơ mơ về văn hóa Hy-La (quá xa xôi chăng?), thậm chí là các tác phẩm được lấy làm cảm hứng cho âm nhạc nữa cơ.
    Nhìn rộng ra, thiếu hẳn kiến thức nền tảng, thiếu hẳn bản lĩnh biết tiếp nhận, xử lý thông tin, thiếu hẳn một lập trường vững vàng, thiếu hẳn sự trăn trở, suy tư về một bản nhạc, một vấn đề tưởng như đã cũ mòn thì làm sao có thể hoạt động nghệ thuật có kết quả tốt được (không riêng về âm nhạc và còn rất nhiều lĩnh vực khác của xã hội).
    Mà nếu em cứ "âm nhạc thuần khiết" thì e rằng, lại vấp phải lối mòn sai lầm thôi, em gái ạ.
    Đấy, trên con đường của ta đi, có bao nhiêu là điều xảy ra, chưa biết đúng sai thế nào. Điều quan trọng là chị thấy ở em có cái nhìn cầu thị và trân trọng những suy nghĩ của người khác (không phải người hoạt động nghệ thuật nào cũng có đâu). Hy vọng rằng, nó sẽ tiếp tục giúp em đi tới và trưởng thành!
    To ttt_quantum: Hôm nào chị phải thọ giáo em về chuyện "bí kíp" lượng tử thôi. Đọc mấy cái lý thuyết về hậu hiện đại, thấy liên quan tới vật lý nhiều quá, mà chị vốn dĩ lại "giỏi" mấy môn tự nhiên. Hẹn tới ngày "Hoa sơn luận kiếm" tới nhé, sẽ hội ngộ cùng các tổng đàn quen thuộc.
  8. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    sạch bong!..thôi xong!!! The war was end! hehe, bây h lại liên tưởng đến bài "Tiếng chổi tre ":
    "...Anh lao công (Trần Minh Tú)
    Đêm đông
    Quét rác..."
  9. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Em cảm ơn chị . Còn về vấn đề chị nói em thấy rất đúng. Một người nghệ sĩ thực sự - một thành viên dàn nhạc, hay là nghệ sĩ độc tấu đi chăng nữa đều cần phải có hiểu biết sâu sắc về tác phẩm. Giống như người đi tìm kho báu, phải cẩn thận tìm hiểu, tốn bao sức lực mới đào được chiếc hộp âm nhạc lên, bao nhiêu công sức nữa mới mở được khoá, và rồi trí tưởng tượng và những câu chuyện của chính bản thân họ sẽ là thứ quà tặng quý giá nằm bên trong chiếc hộp ấy.
    Âm nhạc kỳ diệu cũng là vì vậy. Vì chỉ cảm nhận và biểu diễn theo bản năng thì sẽ không đủ, thậm chí sai lệch, những người hoạt động nghệ thuật phải đọc nhiều, biết nhiều, học hỏi nhiều, Càng hiểu biết về cuộc sống, thì trí tưởng tượng từ đó càng giàu có, màu sắc, những vẫn đảm bảo tính logic. Những câu chuyện đằng trong âm nhạc mà mình tìm ra sẽ ngày một hay. Cách kể chuyện, cách biểu diễn và giao tiếp bằng âm nhạc với khán giả cũng đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm.
    Nếu một người tự gọi mình là nghệ sĩ, lại không hiểu biết về chính tác phẩm mình đang chơi, thì em nghĩ đó lại là một vấn đề khác. Cái em đang muốn trình bày, là đối với mỗi nghệ sĩ chân chính, hay những người yêu nhạc cổ điển thực sự, thì âm nhạc là khác nhau. Đơn giản vì mỗi người là một cá tính,một hiểu biết, một bản năng, một trí tưởng tượng khác nhau. Âm nhạc trong họ vì thế mà cũng thây đổi đi. Không có gì gọi là " Âm nhạc thuần khiết " cả, bởi nó không tồn tại, nếu không có người biểu diễn, nó không trực tiếp từ tác giá - khán giả như văn thơ hay hội hoạ, nó là thứ không nắm bắt được, nhưng lại mạnh mẽ vô cùng. Không có ai làm được một nghệ sĩ thực thụ nếu không là một con người thực thụ với hiểu biết và lập trường, cá tính của riêng mình. Về phía khán giả cũng vậy. Để thưởng thức được âm nhạc cũng phải hiểu biết, những cảm nhận cũng sẽ sâu sắc hơn. Nhưng cái hay là ở chỗ, nó không phải là " đúng và căn bản"
    Và tóm lại, đừng so sánh " Âm nhạc Beethoven" nếu đó là " Âm nhạc Beethoven trong bạn "
    Mong chị và mọi người tiếp tục chỉ bảo ạ
  10. banuvo

    banuvo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    To TuMinhTran: theo tôi bản piano sonata no.8 " Pathétique" không hẳn là đã gọi là bi thương. Nên gọi nó là " Xúc động " thì đúng hơn. Bởi vì bản nhạc này Beethoven viết dành tặng cho một vị hoàng thân, thời gian này, Beethoven đang muốn gây dựng tiếng tăm của mình trong giới nghệ sĩ. Riêng bản nhạc, cũng khó mà nói đến góc độ bi thương.
    Lúc sinh thời, Beethoven không ưa gì lắm giới quí tộc. Năm 1795 ông đến Viên để gặp hoàng tử Lichnowsky để được giúp đỡ. Lich là một người rất hâm mộ âm nhạc và là người bảo trợ chính cho âm nhạc thành Viên. Những căn hộ của ông luôn luôn có những nhạc sĩ ở.
    Sau khi Beethoven đến, Lich đã rất ngạc nhiên về người nghệ sĩ trẻ này. Sau đó vài ngày ( tôi không nhớ rõ lắm, hình như vào tối thứ sáu ), Lich đã tổ chức một buổi concert nhỏ ngay tại phòng khách của mình, dành riêng cho Beethoven. Tất cả các nhân vật có ảnh hưởng đến nền âm nhạc Viên hôm đó điều rất bất ngờ với những gì mà B trình diễn. Đến nỗi, vợ chồng Lich đã dành hẳn cho B một tầng trệt để B tiện việc học tập và sáng tác.
    Từ lúc đó, B phải làm quen với những bộ quần áo sang trọng, và những bữa ăn đầy nem công chả phượng. Nó không hề thích hợp với tính cách của ông chút nào. Ông ở đó được khoảng 2 tháng thì xin ra ở một căn phòng nhỏ trong thành phố.
    Từ 1800 đến 1806, Lich tài trợ mỗi năm cho B khoảng 4000 đồng phơđin. 1806, ông gặp phải những rắc rối về tài chính. Lich đưa B về sống tại quê của ông ở Tenesia ( o biết viết có đúng không ). B tỏ ra khá bực mình với những hành động thân thiện của Lich với quân đội Pháp.
    Một buổi tối, Lich bảo B chuẩn bị biểu diễn vì bữa ăn tối nay có đón tiếp những sĩ quan P. Gần như ngay lập tức, B nổi giận và la hét vang nhà, ông kịch liệt phản đối ý tưởng này của Lich. Ngay đêm đó, ông đi bộ thẳng về thị trấn gần đó ( khoảng 10 dặm đường).
    Sau khi trở về lại căn phòng nhỏ của mình. B đã đập vỡ tan bức tượng bán thân của Lich. Kể từ đó ông không bao giờ muốn gặp lại Lich nữa.
    Phần về hoàng tử Lich, sau lần đó ông đã thay đổi quan điểm của mình. Ông đã dốc hết tiền bạc và của cải cho cuộc đấu tranh chống lại đạo quân viễn chinh P xâm chiếm Viên. Về sau thất bại, gia đình ông kháng kiệt, ông lui về sống trong một căn nhà nhỏ ngoài thành Viên. Ông thường lui tới căn phòng của B để nghe tiếng đàn piano. Nhưng B không một lần cho Lich vào trong phòng. Lich thường nói với người hầu của mình rằng:" chỉ cần ông được nghe tiếng đàn của B là đủ mãn nguyện ".
    Từ đó về sau, trong những bản thảo, B thường để lại hàng chữ:" Ở đây có rất nhiều hoàng thân, và những nhà quí tộc. Nhưng chỉ có duy nhất một mình B".
    Những nội dung này tôi dịch từ các tài liệu từ các web về Beethoven.
    To Apomethe: có định trở về mái nhà xưa không vậy ? Nếu cậu không muốn về, thì làm ơn qua đó dọn giúp lại cái box giùm tôi với.
    Đệ Tử nhà Phật, pháp danh: Thích ... Cổ Điển
    Được martenzi sửa chữa / chuyển vào 18:29 ngày 13/01/2006

Chia sẻ trang này