1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho mình xin bản "Định mệnh" của cụ Beethoven với

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi hura0909, 04/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    bác banuvo quote nhầm rồi, k0 fải bài đấy của Icq mà bài đấy của alicelestevnn
    Vẫn chưa hết uất ức chuyện Martenzi lợi dụng chức quyền đàn áp quần chúng, xoá bài quần chúng. Ngày 11/01/06 Lu Ba ga Zi!!!
    Được Yes_Iam_here sửa chữa / chuyển vào 14:07 ngày 13/01/2006
  2. banuvo

    banuvo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Yes đã nhắc, đúng là tôi nhầm lẫn. Các mod đã lẽ ra phải xoá những bài bổ báng những bậc vĩ nhân đó trước mới đúng.
    To Martenzi: em chỉ lại anh cách vào forum nhé. Gởi vào mail : nstpostman@yahoo.com
  3. banuvo

    banuvo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Thông cảm, chưa biết sử dụng, nhờ Martenzi xoá dùm anh bài trên. Mail của anh là: ndtpostman@yahoo.com
    Tán thêm một chút về Beethoven.
    Bản concerto no.5 có lẽ vẫn còn những vấn đề khúc mắc về cái tên "hoàng đế" của nó. Năm 1809, Carl Czerny biểu diễn xong, ông phát biểu một câu:" the Emperor of concerto", nhưng đồn thổi đã đời, đến khi nó đến tai của Beethoven thành là :" The concerto of Emperor". Mà lúc đó, từ này để chỉ Napoleon. Beethoven vô cùng giận dữ về điều này, kể từ đó, ông không thích Czerny nữa, mặc dù Czerny là một trong ba học trò yêu quí nhất của Beethoven. Điều này cũng lý giải cho việc lúc B qua đời, xung quanh ông chỉ có 2 người bạn thân.
    Có nhiều tài liệu cho rằng nó liên quan đến Napoleon, nhưng thường hiểu lầm là nó miêu tả sự đón chào một hoàng đế mới. Điều này là hoàn toàn sai. Bản thân B rất ghét người P, vì đạo quân xâm lược của vị hoàng đế đó gieo rắc kinh hoàng khắp Châu Âu. B chỉ ưu thích người London, điều này được chứng minh là người Anh rất am hiểu nhạc của B. Vài ngày trước khi chết, B nhận được một số tiền lớn đến từ Hội âm nhạc London. B rất xúc động về nghĩa cử này, và ông hứa sẽ viết tặng cho họ 1 bản giao hưởng như người thầy Haydn đã từng làm. Đáng tiếc là B đã không thể thực hiện được.
    Nói tiếp về bản "hoàng đế". F. Liszt là học trò của B, ông đã học trong trường học của B. 5 /1821, Liszt đã hiên ngang đánh bản concerto này chào mừng sự kiệt Napoleon I .... đai.
    Sau khi bản concerto này ra đời, thì không ai có thể viết được một bản nào tuyệt vời đến như vậy. Chỉ có Chopin đã làm được một điều tương tự ở chương II mà thôi.
  4. icqseabridge

    icqseabridge Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Thật không vậy? Tôi lại thấy thích bản của Grieg, Brahms No.2 và Rach 3 hơn. Bản thân những bản đó cũng có cấu trúc và sự phức tạp trong trình tấu không kém cạnh gì so với bản của Beethoven. Thậm chí, giai điệu còn có nhiều điểm sáng tạo và phong phú hơn. Tuy nhiên, cả ba ông đều là những nhạc sỹ lãng mạn điển hình (trừ Brahm có một cái gì đó thực sự tiếp nối tinh thần âm nhạc tràn đầy sức mạnh đấu tranh của Beethoven) và dẫn đến những so sánh trên là khập khiễng, nhưng sau Beethoven cũng chẳng còn nhạc sỹ nào còn lại của trường phái cổ điển Viên vượt qua đỉnh cao đó. Vả lại, tôi cũng cho rằng bản Concerto này đã mang tinh thần của chủ nghĩa lãng mạn, cho dù mang tên "Concerto Emperor" và chương I mang màu sắc anh hùng ở chủ đề thứ nhất cũng như trong các phần diễn tấu của toàn dàn nhạc. Nhưng trong chủ đề thứ 2 và chủ đề phụ có thể thấy rõ tính nội tâm, trữ tình, và chiêm nghiệm.
    Nghe bản Concerto này, cảm giác của tôi rất lạ. Nghe lần đầu thì không sao, nhưng đến lần thứ hai, thứ ba... thì thấy rất quen, cứ thể như mình sinh ra đã được nghe những giai điệu này rồi. Nghe nốt này lập tức hiểu ngay nốt sau phải như thế, không thể khác được. Tiếp tục nghe tiếp thì thấy nhàm dần. Nhưng nếu không nghe nữa thì không thể nào tái hiện được trình tự của bản nhạc.
    Có phải vì thế mới là nhạc của Beethoven không. Những motif đơn giản, ngắn gọn, nếu tách riêng chúng ra thì thấy rất bình thường. Nhưng cấu trúc và sức sáng tạo phi thường trong những biến tấu đã tạo nên một tổng thể mà chỉ mình Beethoven mới có thể làm được và làm chủ được.
  5. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    hmm !
    tình hình là vài bài viết có vấn đề ,tuminhtran đã xóa và tớ đã xóa thêm ,không biết ổn chưa !
    mong là không phải phiền admin nữa !
    lưu ý là nghiêm cấm đả động đến chính trị nhá !
    em ko hiểu bác banuvo hỏi cách vào forum là sao ?
  6. banuvo

    banuvo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    To Icq: câu trích dẫn đó không phải của tôi. Nó là câu nói của Rachmaninov khi ông trả lời câu hỏi của các học sinh.
    Bản " Emperor" ấy tuyệt vời về cả tính nghệ thuật lẫn nội dung. Chính cái cách mà bạn nói là từng note đã hiện sẵn trong đầu đã nói lên tất cả. Người đời sau chỉ có Chopin là viết được một chương 2 êm đềm tuyệt vời như là Beethoven đã từng làm.
    To Martenzi: lúc nào gặp nhau, anh sẽ nói lại. Ok ?

Chia sẻ trang này