1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chờ Người cộng sự lên sóng VTV

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi 8663843, 03/10/2013.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 8663843

    8663843 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2013
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Huỳnh Đông đảm nhận diễn xuất cùng lúc 2 nhân vật Phan Bội Châu và giám đốc Thành Nam. Đạo diễn Phạm Thanh Phong cho rằng Huỳnh Đông vào vai Phan Bội Châu tốt từ tạo hình đến diễn xuất Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} .
    Người cộng sự, bộ phim *** được chờ đợi nhất trong năm của VTV, sẽ chính thức lên sóng vào 20 giờ ngày 29-9 trên kênh VTV1 và phát cùng ngày tại Nhật Bản.
    Công phu và tâm huyết
    Người cộng sự được coi là dự án hợp tác toàn diện giữa VTV và TBS (Nhật Bản), được đầu tư kỹ lưỡng cả về thiết bị kỹ thuật, nhân sự đoàn phim, diễn viên 2 nước và kinh phí sản xuất.
    Thời lượng chỉ 120 phút nhưng để tái hiện chuyện phim ở cả hiện tại và quá khứ, nhóm sản xuất của VTV và TBS đã dành ra hơn 4 tháng chuẩn bị, khảo sát nhiều bối cảnh ở Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Hội An.
    [​IMG]

    Tại Nhật Bản, bối cảnh xem phim cũng trải dài ở cả miền Đông và Tây, từ các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Kyoto đến những khu vực lân cận như Shiga, Yokohama, Nagoya… Hai tháng quay phim ở Nhật và Việt Nam, dù có những ngày ê kíp làm phim “phải làm việc đến giờ thứ 25, thậm chí hơn” như lời đạo diễn Phạm Thanh Phong nhưng tất cả đều hào hứng, nghiêm túc trong công việc.
    Phạm Thanh Phong cho rằng sở dĩ phim có thể quay trong vòng 2 tháng vì tất cả đã chuẩn bị rất kỹ. Chẳng hạn, khi xác định một bối cảnh quay ở Hội An, Huế hoặc Vân Đồn, người Nhật đã bay sang 4 lần, đến tận nơi tính toán, bàn bạc với phía Việt Nam. Khi ê-kíp Nhật về nước, phía Việt Nam lập tức chuẩn bị mọi đạo cụ, từ đôi đũa, quần áo, guốc cho đến bối cảnh bờ biển.
    Phục trang phim cũng được đầu tư, thiết kế, đo may cho các diễn viên, quần chúng cả Nhật Bản và Việt Nam với gần 2.000 bộ để bảo đảm tính chân thực cho câu chuyện lịch sử. Tuy chỉ là bộ phim truyền hình nhưng ê-kíp sản xuất đã lựa chọn và sử dụng 3 máy quay hiện đại F55 để đạt chất lượng hình ảnh HD. Đây là thiết bị máy quay chuyên dùng cho các phim truyện điện ảnh.
    Dàn diễn viên chất lượng
    Không chỉ được đánh giá cao về kỹ thuật, bộ phim còn quy tụ một dàn diễn viên chất lượng của cả Việt Nam và Nhật Bản với yêu cầu thu âm đồng bộ. Huỳnh Đông đảm nhận cùng lúc diễn xuất 2 nhân vật là Phan Bội Châu và giám đốc Thành Nam. Phía Nhật Bản, Higashiyama - một diễn viên nổi tiếng, thậm chí được coi là đại diện hình ảnh của đất nước hoa anh đào - cũng thể hiện 2 vai: bác sĩ Sakitaro và doanh nhân Tetsuya.
    Các diễn viên Nhật Bản khác tham gia bộ phim cũng đều là những người rất nổi tiếng: Emi Takei (vai y tá Akane), đại diện hình ảnh cho một hãng mỹ phẩm nổi tiếng Nhật Bản; diễn viên nhí Ashida Mana (vai bé Sakura), một trong 10 trẻ em nổi tiếng nhất Nhật. Gần đây, Ashida Mana đã sang Hollywood đảm nhận vai diễn trong siêu phẩm bom tấn mới công chiếu Pacific Rim.
    Phía Việt Nam, ngoài Huỳnh Đông còn có Lan Phương, Hồng Đăng, Bình Minh…
    Dù đạo diễn người Nhật Ayato Matsuda cho hay làm việc với diễn viên Việt mất gấp 3 lần thời gian vì rào cản ngôn ngữ nhưng ông đánh giá rất cao những nỗ lực của Huỳnh Đông. Đạo diễn Phạm Thanh Phong cũng cho rằng Huỳnh Đông vào vai Phan Bội Châu tốt từ tạo hình đến diễn xuất. Dù rất khó khăn với việc học tiếng Nhật nhưng trong một cảnh quay khó - cụ Phan gặp bác sĩ Sakitaro Asaba trước khi về nước, Huỳnh Đông đã diễn và phát âm tiếng Nhật rất chuẩn nên chỉ cần quay một lần là xong. Trong cuộc họp báo ra mắt phim, Huỳnh Đông cho hay đây thực sự là cảnh quay khiến anh lo lắng nhất.
    Tuy là phim đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao 2 nước nhưng Người cộng sự không sa vào giao đãi mà là một câu chuyện lịch sử - chính trị tầm vóc lớn. Dù kịch bản do phía Nhật Bản viết nhưng theo đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC), đơn vị thực hiện bộ phim phía Việt Nam - ngoài tư liệu mà những người làm phim tìm hiểu từ các chuyên gia, còn có thêm sự cố vấn lịch sử của GS Thương Châu.
    “Chúng tôi tìm hiểu tất cả để từ đó bàn và thống nhất với phía bạn những tình huống, chi tiết sự kiện chính trong câu chuyện về Phan Bội Châu” - dạo diễn Đỗ Thanh Hải cho hay.

Chia sẻ trang này