1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho những ai ... riêng mình...

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi tranchitrung, 08/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tranchitrung

    tranchitrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Bạn ĐLH hiểu nhầm ý của tôi nói rồi. Thực ra tôi nói thiếu từ, phải là "một tác phẩm như vậy có đáng gọi là một tác phẩm HAY hay không?"
    chứ tôi ko có ý nhạo bám TK ko xứng đáng được gọi là tác phẩm.
    Tôi thiết nghĩ, văn học là cái ghi lại từ con người, phần nào nếu gọi nó là tác phẩm tức nó phục vụ con người. Cái hạn chế của TK với thời nay quá rõ ràng, đọc TK lần đầu tiên tôi dám chắc ko mấy ai hiểu được vài phần, lại phải vì thế mà xem chú giải. Đó khác gì bạn đọc 1 bài luận tiếng Anh mà chỉ chăm chăm tra new words ?
    Công nhận TK là một tác phẩm văn học xuất sắc thời kỳ đó, nhưng nhìn chung, thời kỳ đó so với thời kỳ nay là cả một khoảng cách. Ngày ấy, có thể TK do ND viết ra là một đại tác phẩm, nhưng ngày nay thì sao ? Chúng ta học được gì ở TK ? Được cái gọi là nhân nghĩa, nhân đạo hay nghệ thuật tả cảnh ? Thực tế, những bài học đó trong TK có rất ít, ít hơn so với vô số tác phẩm của thế giới và văn học đương đại bây giờ.
    Điều tôi không đồng ý nhất ở TK là chi tiết về Thúy Kiều với 5 người đàn ông khác nhau. Tại sao với hoàn cảnh thời đó, TK ko tuẫn tiết theo chồng (như những liệt nữ khác trong lịch sử) mà lại đi theo hết người này đến kẻ khác ? Nếu vin vào cái gọi là hạnh phúc, tự do của người phụ nữ: Vậy xin lỗi, 1 phụ nữ ăn ở liên tục với 5 người đàn ông trong chỉ có vài chục năm như vợ như chồng thì thời nay gọi là gì ?
    Đó tất nhiên chỉ là những suy nghĩ mang tầm cá nhân, tôi hi vọng có một ai giải thích cho tôi được điều khúc mắc này.

    ================================================
    Beyond the door there's peace I'm sure,
    And I know there'll be no more
    tears in heaven...
  2. tranchitrung

    tranchitrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Chết thật, một mình chống lại ... mafia thế này
    Bàn về Văn học, hiển nhiên văn học không phải là một cái máy fotocopy, mà văn học chỉ sao chép những gì dựa trên con mắt của người viết văn. Mục đích viết văn là để thể hiện suy nghĩ, quan niệm, tình cảm của người viết lên văn chương. Đấy là cái cá nhân mà không thể nào phủ nhận.
    Nhưng bên cạnh đó còn một yếu tố rất quan trọng đánh giá lên tác phẩm đó là: tác phẩm để lại cho con người ta bài học gì ?
    Xét riêng TK, tôi cho rằng TK chỉ để lại được một bài học duy nhất là tố cáo chế độ phong kiến, một chế độ đã vùi dập con người hàng ngàn năm nay.
    Nhưng nhân vật chính ở đây là Thúy Kiều, cô đã làm gì ? TK xuất thân từ con nhà gia giáo, chấp nhận bán thân để cứu cha, thất thân với Mã Giám Sinh, phải bỏ lại mối tình đầu đẹp với Kim Trọng. Đến đây câu chuyện vẫn rất đẹp. Rồi bị lừa, TK làm trong lầu xanh, gặp Sở Khanh rồi đi theo Sở Khanh, đến đây câu chuyện vẫn rất đẹp. Ta vẫn còn có thể thông cảm cho TK vì một cuộc đời ngang trái như thế.
    Thế rồi, Kiều gặp Thúc Sinh, ăn ở với nhau như vợ như chồng, đồng ý rằng Thúc Sinh là người đầu tiên đối xử với Kiều như đối xử với người vợ.
    Thế nhưng khi gặp Từ Hải, hại Từ Hải chết, Kiều vẫn cam tâm tình nguyện ngồi gảy đàn cho Hồ Tôn Hiến- kẻ thù sát phu không độ trời chung của nàng, rồi lại cam chịu theo viên quan lại về làm lẽ thiếp. Cuối cùng khi Kim Trọng gặp lại nàng, nàng đã không nghĩ đến cô em, sau một hồi nghe khuyên giải đã đồng ý về làm vợ Kim.
    Đếm lại, hóa ra là ít nhất 7 người được gọi là "bạn" của Kiều: Kim, Mã, Sở, Thúc, Từ, Hồ, viên quan.
    Một người phụ nữ với 7 "đời" như thế, tôi không hiểu xã hội ngày nay gọi là gì?
    Đồng ý là trách một xã hội phong kiến đã vùi dập người con gái. Nhưng cũng trách phần nhiều là người con gái ấy đã vô hình chung tạo điều kiện cho bị vùi dập. Tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Nếu Kiều tuẫn tiết thực sự, sẽ chẳng ai cứu được. Bạn thử nghĩ xem, làm sao có thể cứu đựơc một người cố ý muốn chết ? Một cái đâm, một lần nhảy sông mà không chết, tôi nghi ngờ điều đó lắm. Tú bà không thể trói Kiều lại để nàng không tự đâm mình, và càng không thể lấy giẻ bịt mồm nàng lại để nàng không tự cắt lưỡi. Kiều có trăm ngàn phương thức tự tử mà sẽ không ai cứu được: cắn lưỡi, treo cổ, cầm dao đâm, nhảy lầu .... (nghe bạo lực nhưng phù hợp với thời ấy). Câu trả lời ư ? Chẳng qua nàng đã yếu lòng trước lời ngon ngọt dụ dỗ của Tú Bà, rồi sau đó chính nàng cam tâm làm đồ chơi cho bọn đàn ông trong lầu xanh đấy thôi ?
    Con người ta nếu đã tử tự thì sẽ tự tử một lần, về Thúy Kiều, nàng tự tử ba, bốn lần như thế khiến tôi hồ nghi. Nghe thì buồn cười nhưng có vẻ nó giống như trò dọa tự tử là hơn.
    Vì thế, tôi càng cho rằng chi tiết "Kiều đã nhiều lần toan tự tử nhưng không thành" là điều phi lý hết sức.
    to phaminhang: chúng ta học được gì ở TK ? Chúng ta học được ở đó là một xã hội phong kiến thốt nát bóp nghẹt từng hơi thở con người. Điều đó anh công nhận. Chúng ta thấy rằng xã hội đó phải bị đánh đổ, phải xóa bỏ hoàn toàn thì mới có văn minh nhân loại. Điều đó anh cũng công nhận.
    Nhưng: điều hạn chế nhất của TK là nhân vật chính TK lại là một con người quá thụ động, quá yếu đuối, quá mềm lòng và quá nông cạn. Dẫn chứng: "yếu đuối" => Sở Khanh dụ dỗ. "thụ động" => Tú Bà dùng lời ngon ngọt. "mềm lòng và nông cạn" -> nghe lời Hồ Tôn Hiến mà hại Từ Hải.
    Người ta đọc TK mà tức anh át, tức cái sự thối nát của CĐPK và tức cả cái thói đó của Thúy Kiều nữa.
    Vì thế, anh cho rằng cái lợi và cái hại của TK bù trừ cho nhau thì cái lợi ta học được chẳng có bao nhiêu.
    Nhìn chung trong một xã hội bất kỳ nào đó, chúng ta phải biết nhận thức cái đúng cái sai, chứ không thể chăm chăm tố cáo xã hội cũ mà tôn vinh xã hội mới (nói câu này sợ bị CA bắt quá).
    Nghệ thuật trong TK tôi đã nói ở bài dưới rồi, nhưng công nhận đó là một tác phẩm rất hay về ca từ. Nổi bật lên thời đó. Nhưng nhìn nhận khách quan: dân trí thời đó còn quá thấp nên ít ai viết được như Nguyễn Du, và Nguyễn Du cũng không phải đi làm quan nhiều nên có thời gian viết.
    Học văn và cảm thụ văn, yêu văn đi liền với nhau thật. Nhưng không có nghĩ là học thụ động, không có nghĩa là thầy cô dạy "Yêu Truyện Kiều" thế là cả lớp đồng thanh hô khẩu hiệu "Chúng em yêu Truyện Kiều". Điều đó là không đúng. Giáo dục ở VN ta có rất nhiều cái hay nhưng bên cạnh đó không tránh khỏi cái dở. Chúng ta học là học cho mình, muốn tìm hiểu căn cơ cốt kẽ của nó chứ không phải học những lớp mặt nạt, những ấn tượng bài học mà người khác đem lại quá nhiều.
    Chúng ta không cần là các nhà Kiều học, chúng ta thảo luận để nêu lên quan niệm của mình, tranh cãi là để đi đến cái đúng. Cần gì phải nói những câu như thế ?

    ================================================
    Beyond the door there's peace I'm sure,
    And I know there'll be no more
    tears in heaven...
  3. tranchitrung

    tranchitrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Quả thật khi đọc những dòng chị Lê Diệu Linh thì Chí Trung đã "ngộ" ra khá nhiều điều, một số khúc mắc đã được giải đáp, cám ơn chị rất nhiều.
    Dẫu sao thì CT vẫn có một thắc mắc về chuyện Kiều có 7 đời chồng, nhân vật chính của một tác phẩm có thể không có nhân cách sáng ngời, hành vi lỗi lạc, có thể bê tha như Chí Phèo... nhưng rốt cục trong câu chuyện, dưới ngòi bút của tác giả, cái nhân cách đó được bộc lộ ra.
    Đọc TK, chúng ta thấy Kiều những câu thơ miêu tả sự biến đổi nội tâm, tâm trạng cũng như các dòng chảy của cảm xúc trong Kiều. Nhưng cái đó có đủ không ? Nhân vật K đã làm được gì ? Một lần bán mình cứu cha. Xin đặt một câu hỏi: K nếu không đồng ý bán mình, liệu có được không ? K làm thế là tự nguyện hay miễn cưỡng hay chịu theo ép buộc ?
    Những lần qua lại với Kim Trọng, Sở Khanh, Thúc Sinh, Từ Hải, Kiều thật lòng, rất thật lòng phải không ? Lúc Thúc Sinh bị đem ra phán xét trước ba quan võ tướng của Từ Hải, lúc đấy Kiều đã sử xự như thế nào ?
    Như em đã nói, TK mà Nguyễn Du viết rõ ràng trong thời đó là một nghệ thuật đích thực. Nhưng cốt truyện lấy từ Kim Vân Kiều Truyện thì em lại cho rằng có vấn đề -> personality I meant.
    Có lẽ chúng ta đã dường như hơi lạc chủ đề, điều em muốn hỏi ở đây là: TK có tác dụng gì với giáo dục cho thế hệ học sinh Việt Nam hiện nay ? Phải chăng ngoài tác dụng nhân đạo, hướng cho con người đi đến cái đẹp của tâm hồn thì chúng ta học được gì nữa ?
    Tố cáo chế độ Phong kiến ư ? Cái đó quá rõ rồi, con người VN đã đi đến thế hệ thứ 3, thứ 4, họ quá hiểu rằng PK đã thành lịch sử.
    Đề cao phụ nữ ư? Trong VH Việt Nam chắc chắn có hàng trăm tác phẩm có giá trị đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ, cũng như các nỗi thống khổ họ phải chịu đựng (Chị Dậu..), cần gì phải lấy một tác phẩm đã cách chúng ta cả trăm năm ? -> em cho rằng ko phù hợp thời đại.
    Ngược lại, phải chăng chính thái độ của Kiều trong tình tiết 7 người chồng này có dẫn dắt một số cô gái trẻ vin vào đó để đi theo cuộc sống buông thả không ? Chúng ta quá rõ rằng giới trẻ hiện nay có thể say đắm, cuồng nhiệt nhưng rồi lại tắt ngấm như ngọn lửa rơm đó chứ ?
    Về cái chết, như em đã nghĩ "người ta muốn chết thật sự thì không ai ngăn cản được".
    Em cho rằng, một tác phẩm, đừng nhìn vào cái thành công của nó đạt được quá dập khuôn công thức như thế, ví dụ như một quyển sách cực hay ở VN, nó bị cấm ở Mỹ, thì ở Mỹ nó có phải là tuyệt phẩm nữa không ?
    Tranh luận, thảo luận ở đây cũng chỉ mong mình có một cái hiểu đúng đắn hơn, nói chuyện bình dân, đâu có mất gì, thiệt gì mà cứ phải lôi tư cách này, tư cách nọ, học vấn này, trình độ ra mà nói ? Nếu vậy, chẳng nhẽ chuyện phê bình văn học chỉ là của các Doctor và Professor ?

    ================================================
    Beyond the door there's peace I'm sure,
    And I know there'll be no more
    tears in heaven...
  4. tranchitrung

    tranchitrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Gửi em Trần Uyển Nhi:
    Thật sự anh cũng rất bất ngờ vì em, lần đầu tiên anh thấy một người ở lứa tuổi này có kiến thức Văn học rộng đến như vậy. Anh có lẽ không thể bằng em vì anh đọc sách VH thế giới và VN cổ điển không nhiều.
    Nhưng em nghĩ lại xem, thái độ của em đối với anh có phải là thái độ "chụp mũ" không ? Phải chăng vì "hiện tượng" anh post thơ, "hiện tượng" anh nói câu trên, cộng với một số định kiến mù mờ về anh mà em logic học suy ra rằng anh là kẻ như sau:
    "Nó làm tôi nhớ lại những chuyện nực cười đã từng xảy ra ở trường viết văn Nguyễn Du,khi một số những cây bút trẻ đã từng "Ô" lên đầy ngạc nhiên .. "Ô,Xuân Diệu là ai? Tôi chẳng biết người nào là Xuân Diệu cả ..." và "Chúng mày thấy thơ tao đã hơn được Đỗ Phủ và Lý Bạch chưa .. hơn thì tao mới làm,chứ chỉ ngang ngửa thôi thì chả bõ ...".
    Anh Trung ạ,nếu muốn đả phá một ai hoặc một vấn đề gì đó,hãy tìm hiểu cho kỹ,phải biết nghi ngờ chính cái Tôi trong bản thân.Quan trọng nhất,đó là hai chữ mà tôi muốn tặng riêng anh : Khiêm Tốn."
    Em hãy đọc lại xem, có câu nào anh nói đến thơ, văn của anh ở trong này không ? Không đúng không ? Anh có bao giờ tự so sánh mình với các tác gia, hay thậm chí chỉ là một nhà thơ quèn nào đó ? Anh có bao giờ nói một câu nào đại loại như "thơ tao hay" không ?
    Nói về một tác phẩm, anh, em, mọi người ở đây, có thể chúng ta không có khả năng sáng tác, ngồi cắn bút vò giấy cả tiếng đồng hồ không viết nổi một bài nào, nhưng khả năng cảm nhận thì chắc chắn ai cũng có, không cách này thì cách khác, không đúng thì cũng là sai, dẫu sao cũng là có sự cảm nhận phải không ?
    Vậy nói lên những cảm nhận của mình, cũng là nói lên sự suy nghĩ chủ quan, cá nhân, nói lên cả những sai lầm trong suy nghĩ nữa. Qua thảo luận, nói chuyện, để tìm hiểu hơn, thức tỉnh hơn nếu sai và một lần nữa khẳng định cái đúng của mình, điều đó có gì là xấu ?
    Em nên hiểu rằng, với cá nhân anh, anh không thích TK, vì thế nên việc học, việc đọc, việc cảm thụ và việc làm bài tập làm văn về TK là rất khó. Chứ không phải là ghét rồi vứt luôn vào sọt rác (có muốn vứt thì cũng phải đối phó với bài kiểm tra trên lớp chứ )
    TK của Nguyễn Du, anh không phải đả phá mà là muốn tranh luận, muốn tìm hiểu xem nó thực sự hay như thế nào mà nổi tiếng đến thế, trong khi bản thân mình lại không hiểu, thậm chí không thích. Cái Tôi trong bản thân nó đã lớn rồi, nghi ngờ nhưng không giải quyết được thì mới đem nó ra đây để mọi người cùng phán xét. Liệu em có đúng không khi nói anh như thể một kẻ chọc trời khuấy nước chẳng biết gì, làm được một tí thơ, có tý danh đã lên giọng kiêu ngạo ? Thái độ chụp mũ đó, phải chăng là hơi quá đáng ?
    Nói về "thích được nổi tiếng" thì đó lại là một sự chụp mũ nữa. Em bảo rằng" muốn nói ai thì phải hiểu người đó", vậy anh xin hỏi lại, em đã biết được gì về anh ngoài một cái tên Trần Chí Trung, ngoài việc post thơ và những lời rì rầm bàn tán của người khác ? Những điều đó, có đủ để em nhận xét về anh như vậy không ?
    Ở đây, anh hoàn toàn cũng có thể nói lại rằng em là một người kiêu ngạo, đọc được một số lượng tác phẩm rồi bắt đầu tự cho mình hiểu biết, đi "chụp mũ" người khác đó ? Rốt cục, chúng ta đã hiểu được bao nhiêu về nhau mà nói mạnh bạo như vậy ?
    Thú thật là anh không biết điển tích Người đốt đền và Chapman, nhưng có lẽ anh hiểu ý em nói. Nếu em cho rằng anh viết thơ để nổi tiếng, để lấy le này nọ thì có lẽ các nhà thơ trẻ, ờhm, đúng hơn là những người trẻ viết thơ đều bị chụp như vậy nhỉ ?
    Phải chăng đó là bản tính của người Việt Nam: chỉ biết công nhận cái được công nhận, không giành chỗ cho cái tôi được lên tiếng ? Phải chăng chúng ta nên có một cái nhìn đúng đắn về sự thật, đừng nên thấy nó đẹp, nó hào hoa, nó được mọi người tán tụng tức là nó tuyệt vời, hoàn hảo ?
    Các vị tiền bối ? Hãy nhìn họ như nhìn vào một CON NGƯỜI chứ đừng nhìn họ như nhìn một VỊ THÁNH.
    Tôi công nhận thành tích anh đạt được, nhưng tôi cũng phê bình, đánh giá anh không phải để hạ bệ anh mà để cho tôi, cho những người đánh giá anh hiểu đựơc anh hơn mà thôi. Một sự vật, hiện tượng, hi vọng em hãy nhìn nó bằng con mắt khách quan hơn, đừng vì những định kiến, những bài học, những câu chuyện mà em đã trải qua để rồi thấy nó na na, giông giống là "chụp mũ".
    Bàn về thơ, về văn, hay về một điều gì khác thì còn rất rất rất nhiều điều để nói, chỉ sợ lan man quá lạc chủ đề
    Chút suy nghi riêng tư, cũng là điều khúc mắc khó hiểu, nếu như mình có nói điều gì quá, mong mọi người và đặc biệt là Nhi thông cảm.

    ================================================
    Beyond the door there's peace I'm sure,
    And I know there'll be no more
    tears in heaven...
  5. tranchitrung

    tranchitrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Đêm...
    Đêm...
    Lại là đêm
    Khẽ trở mình
    Mở mắt
    Những trăng mờ
    Qua khe cửa
    Hiu hắt cơn gió đi khuya về
    Một ánh đèn ngủ quên trên phố
    Trong cơn mơ
    Tóc xanh giờ ủ rũ
    Bỗng nghe một chiếc lá nhỏ
    Rơi làm tỉnh hồn đêm...

    ================================================
    Beyond the door there's peace I'm sure,
    And I know there'll be no more
    tears in heaven...
  6. robot2051

    robot2051 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    Có Robot2051 đến xem chủ đề của các bác nè!
    Vào nói một câu cho vui nhà vui cửa thôi!Bye!
    IF YOU THINK YOU CAN,YOU CAN
    Ì YOU THINK YOU CAN'T,YOU RIGHT!

    LEARNING BY
    MISTAKE
  7. skylines

    skylines Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    tranchitrung: một con người rất thú vị trong cách khẳng định cái tôi và giữ vững lập trường riêng một cách bản lĩnh.
    tôi rất thích đọc bài của bạn bởi vì mỗi suy nghĩ của mình bạn đều nghĩ rất sâu và đầy đủ về nó,suy nghĩ rất cẩn thận và rất có trách nhiệm với ý tưởng của mình.
    cũng rất công bằng khi phê phán và nhận định nhưng có lẽ còn thiếu lòng nhân hậu,cái đấy thì không thể trách được vì nó không là phần bắt buộc trong mỗi người.
  8. tranchitrung

    tranchitrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Tết, muốn đi tìm cho mình chữ để treo. Nếu có, đó sẽ là hai chữ "Tâm" và "Chí".
    Ừhm, nhưng cứ gì treo chữ mới là có chữ ?

    ================================================
    Beyond the door there's peace I'm sure,
    And I know there'll be no more
    tears in heaven...
  9. tranchitrung

    tranchitrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Một lần ngồi ở quán nước khuya
    Im lặng nghe người đời tán chuyện
    Vinh, nhục, buồn, vui, thương, sầu, nhớ
    Chợt nhói lòng mình nỗi niềm riêng...

    ================================================
    Beyond the door there's peace I'm sure,
    And I know there'll be no more
    tears in heaven...
  10. tranchitrung

    tranchitrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Riêng em một ánh đèn khuya
    Riêng em bông hoa hồng bằng giấy
    Riêng em giữa mù sương nơi ấy
    Riêng chút tình loi lẻ xứ không anh
    Để giành em bờ tóc mỏng manh
    Đợi ngày về kết lại thành kỉ niệm
    Giữ cho mình hai bàn tay giá lạnh
    Chờ một mai ta tìm lại bên nhau
    Đời rồi sẽ lung linh những sắc màu
    Qua hơi thở em đem yêu thương đến
    Một lời nói, một nụ cười trìu mến
    Thức tỉnh những tháng ngày vốn riêng một, một tôi...

    ================================================
    Beyond the door there's peace I'm sure,
    And I know there'll be no more
    tears in heaven...

Chia sẻ trang này