1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho pê tông vững chắc nhất ?

Chủ đề trong 'Xây dựng' bởi thanh786, 03/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Cho pê tông vững chắc nhất ?

    xin hỏi là để pêtông có kết cấu vửng chắc nhất thì cần có sự phối trộn ximang ,cát ,sạn theo tỉ lệ nào (kg ximang ,m3 cát, m3 sạn)
  2. Tropical_Jungle

    Tropical_Jungle Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    1.833
    Đã được thích:
    317
    Phải thiết kế cấp phối để ra được bê tông có độ đặc chắc nhất. Các loại vật liệu cát, đá phải có chất lượng tốt thì hai thứ này phải được thí nghiệm để có được cấp phối thành phần hạt, từ đó mới qua các bài tính toán sao cho hỗn hợp có độ "đặc" lớn nhất. Có nghĩa là đá to làm bộ khung xương (thế nên đá phải cường độ cao và sần sùi góc cạnh thì tốt), đá nhỏ chui vào các khe của đá to, đá nhỏ hơn lại chui vào kín các khe nhỏ...cứ như thế và cát sẽ chui nốt vào các khe bé tí của đá, còn xi măng sẽ liên kết giữa các hạt cốt liệu lại với nhau....Việc đảm bảo chất lượng bê tông sao là tổng hợp của nhiều công tác phức tạp, chẳng hạn còn liên quan đến hàm lượng nước, rồi nhiệt độ, rồi bảo dưỡng sau khi đổ...nói chung là giải thích sơ bộ như thế..còn cụ thể thì nó khá phức tạp chứ không dễ dàng như những gì vừa nói....
  3. eskimot09

    eskimot09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Đọc câu hỏi của bạn tôi đoán có lẽ bạn không phải dân xây dựng? Cái sự phối trộn như bạn nói có thuật ngữ trong xd là cấp phối. Sẽ không có 1 cấp phối khả dĩ gọi là cho ra 1 hỗn hợp BT đặc chắc nhất. Nếu bạn hỏi chỉ để làm nhà của mình thì hãy dùng cái tỉ lệ 1:2:3 (1 xi, 2 cát, 3 đá) mà những người thợ xd vẫn làm theo thói quen và kinh nghiệm. Tỉ lệ này nếu quy đổi ra lượng thì đại khái 1m3 BT sẽ bao gồm 300-350kg xi măng, 0,45-0,50 m3 cát, 0,8-0,9 m3 đá. Mác BT trộn bằng tay theo cái tỉ lệ tương đối này của thợ làm nhà dân có lẽ khoảng 200 hay hơn 1 chút (200kg/cm2 - cường độ chịu nén nếu bạn ko phải dân xd)
    Còn nếu câu hỏi của bạn là về BT chính quy trong xd thì có rất nhiều yêu cầu để đảm bảo BT tốt. Đầu tiên là chất lượng vật liệu bao gồm xi măng, cát, đá, nước, phụ gia. Xi măng thì xuất xứ rõ ràng có chứng chỉ được công nhận, có các kết quả thí nghiệm, có độ mịn (finess) và thời gian bắt đầu và kết thúc ninh kết (initial & final set) đạt yêu cầu (để đủ thời gian đầm nén và hoàn thành các phản ứng hóa học trong BT). Cát đá phải từ các mỏ được chấp nhận, khi kiểm tra mỏ phải lấy mẫu tại mỏ và đưa đi thực hiện rất nhiều loại thí nghiệm: đối với đá là các thí nghiệm thành phần hạt (để đảm bảo các hạt có kích cỡ khác nhau có hàm lượng 1 cách hợp lý để chen đầy trong hỗn hợp BT), cường độ Los-Angeles (chịu va đập), cường độ chịu nén, chỉ tiêu Atterberg, hàm lượng hạt thoi dẹt (để tránh trong BT có quá nhiều viên đá quá dẹt hoặc quá thoi lảm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của BT), với cát là các thí nghiệm thành phần hạt, hàm lượng bùn sét và tạp chất hữu cơ. Nước thì cứ nước sinh hoạt là ok, nếu không phải kiểm tra thành phần hóa học xem hàm lượng clorua (Cl2), sunphat (SO4)... có cao quá qui định ko, ngoài ra còn phải kiểm tra bằng cách so sánh với nước sạch xem khi trộn thời gian băt đầu ninh kết và cường độ BT có quá khác biệt không. Với 1 vài công trình đặc biệt ví dụ các công trình quan trọng ở biển, có khi còn yêu cầu loại BT bền sunphat. Lúc này phải kiểm tra và hạn chế hàm lượng sunphat trong đá, cát, xi măng nữa.
    Trên đây mới là yêu cầu chất lượng riêng rẽ của từng loại vật liệu cấu thành BT. Để ra 1 mác BT 200, 250, 300... cần phải thiết kế cấp phối. Công việc này đòi hỏi 1 số tiêu chí tối thiểu sau đây: hàm lượng xi măng tối thiểu và tối đa (tránh BT quá dòn) với từng loại mác BT (vd mác 300 phải có tối thiểu 380kg xi măng/1m3) vì nếu không có qui định này, người thiết kế có thể đưa ra 1 cấp phối dùng ít hơn 380kg xi măng nhưng vẫn cho ra BT thí nghiệm đạt mác 300 (nhưng thực tế thi công khó đạt yêu cầu), tỉ lệ nước/xi măng tối đa (vì nếu quá nhiều nước sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng BT).
    Sau khi đã có thiết kế cấp phối rồi thì phải chứng minh là cấp phối ok = cách trộn thử (trial mix) trong phòng thí nghiệm, đúc mẫu, kiểm tra cường độ nén 1,3,7,28 ngày. BT mác 200 khi thử mẫu phải đạt tối thiểu 200(1+1/3)=267 (tính đến sự chênh lệch giữa các điều kiện phòng thí nghiệm và thực tế hiện trường).
    Tiếp theo là đến giai đoạn trộn BT bằng trạm trộn hoặc máy trộn. Lúc này phải kiểm tra độ ẩm của cát đá trước khi trộn. Căn cứ vào độ ẩm thực tế này mà giảm đi lượng nước cho vào trộn (vì khi thiết kế cấp phối và trộn thử thì để các độ ẩm này = 0). Nhiệt độ của nước khi trộn cũng phải kiểm tra (ví dụ tiêu chuẩn Nhật qui định nhiệt độ này < 25oC, nếu cao hơn phải cho đá vào hoặc chờ đến lúc giảm xuống dưới yêu cầu mới được trộn).
    Tiếp theo nữa là công tác đổ và đầm nén. Thực ra phương pháp đổ và đầm BT quyết định độ đặc chắc của BT và cấp phối thiết kế. Nôm na thế này, trong hỗn hợp BT, nước chỉ có tác dụng gây ra và tham gia các phản ứng hóa học để xi măng linh kết với cát đá. Sau khi các phản ứng này đã xảy ra, nước sẽ thừa và thoát ra ngoài BT bằng cách đầm. Nếu không thoát ra được nước sẽ đọng lại trong BT và tạo thành các lỗ rỗng khí sau khi BT đông kết. Bởi vậy BT càng dễ đặc chắc khi dùng càng ít nước (gọi là BT độ sụt thấp). Nhưng như vậy sẽ gây khó khăn cho việc đổ và đầm. Nếu đổ bằng bơm (độ sụt cỡ >8 thường là 12-16) thì không thể dùng BT độ sụt thấp vì lúc đó không bơm được. Và BT độ sụt thấp cũng chỉ thích hợp cho các biện pháp đầm đặc biệt ví dụ quay ly tâm (cột điện, ống cống), rung ép (ống cống), đầm lăn (đập tràn ở thủy điện Sơn La sẽ dùng phương pháp này)... Bởi vậy người ta chỉ qui định dùng BT độ sụt thấp cho các cấu kiện quan trọng ví như cọc, ống cống, cột điện, lõi đập...
    Cuối cùng là công tác bảo dưỡng. Công tác này cực kỳ quan trọng và đóng góp lớn trong việc đảm bảo BT đủ cường độ hay không. Lý do là vì các phản ứng hóa học chưa hoàn toàn kết thúc sau khi BT đông kết mà còn xẩy ra trong nhiều ngày sau đặc biệt trong 7 ngày đầu tiên sau khi đổ nên BT cần nước để các phản ứng nói trên được thực hiện trọn vẹn.
    Sơ sơ thế thôi nhé. Tóm lại là để ra được 1m3 BT đúng tiêu chuẩn cần phải làm rất nhiều việc. Nhưng những việc nói trên chỉ được thực hiện nghiêm túc ở các dự án có vốn, nhà thầu và tư vấn quốc tế thôi. Còn các dự án nhà thầu, tư vấn VN (ngay cả những đơn vị lớn nhất của 2 bộ xd, gtvt như CCxx, Tedi...) cũng vứt Sorry nếu động chạm đến ai đó
    (các thông số dùng ở trên chỉ là để ví dụ)
    Được eskimot09 sửa chữa / chuyển vào 10:48 ngày 05/12/2005
  4. lehop

    lehop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2003
    Bài viết:
    348
    Đã được thích:
    0
    Vững chắc nhất để làm gì chứ tuỳ theo phạm vi sử dụng ma làm thôi bạn ạ,đừng lãng phí ma cũng đừng tiết kiệm quá.
    >http://www.ttvnonline.net/xaydung/604805.ttvn
  5. raklei

    raklei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Công trình XD vùng biển không nhất thiết phải sử dụng đến BT bền sunfat đâu nhé, bạn xem tiêu chuẩn mới nhất TCXDVN 327:2004. Theo các tài liệu nghiên mới gần đây thì đối với công trình vùng biển vấn đề ăn mòn cốt thép do clo đáng quan tâm hơn. Nhưng đối với công trình BT không cốt thép vẫn phải có yêu cầu bền sunphat.
    Nếu có yêu cầu chống ăn mòn sunfat (giả dụ trong vùng nước chua phèn ..) thì việc hạn chế hàm lượng sunphát trong đá, cát, xi măng .. cũng không đảm bảo, mà phải dùng xi măng có hàm lượng C3A nhỏ.
  6. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    (tôi không trích toàn văn bài viết của bạn vì dài quá, )
    Muốn chất lượng bê tông tốt mà quên nói đến vai trò của phụ gia (admixture) là thiếu rùi.
    Hiện nay có rất nhiều loại phụ gia và bạn có thể liên hệ Công ty kinh doanh phụ gia xây dựng để được tư vấn về cách dùng phụ gia trong bê tông cho từng yêu cầu cụ thể.
    Sika là công ty của Thụy Sỹ rất nổi tiếng về lãnh vực này, bạn vào đây xem thử nào www.sika.com.vn
    Hay là PM cho tôi, hehhe, tranh thủ quảng cáo cho công ty không bit cuối năm sếp có bit mà tăng bonus không. hehheh
  7. raklei

    raklei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Chị Yumi mà biết chú ko làm việc toàn vào mạng chat chit lung tung thế này sẽ thưởng chú nghỉ việc sớm trước tết.
  8. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    5.672
    Đã được thích:
    2.328
    Thế phụ gia Sika có hơn MBT Degussa gì ko?
    Chất lượng the same mà xiền có vẻ cao hơn
    Còn việc 1m3 khối BT tiêu chuẩn với hàng chục gạch đầu dòng là SÁCH VỞ. Cứ đúng tỉ lệ và đầm, bảo dưỡng tương đối là được.
  9. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    Úi giời, chơi mà hù. Chị ấy mà biết có khi chị ấy còn cám ơn tớ ấy chứ lị
    Chất lượng của sản phẩm thuộc tập đoàn Sika tất nhiên là không cần phải bàn cãi rồi. Cứ mua về xài đi thôi, khỏi phải đắn đo so sánh chi cho mệt. Người ta chiếm đến 75% thị phần phụ gia cao cấp ở VN mà lị.
  10. raklei

    raklei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Chú chắc mới đi làm à ?
    Ở VN chất lượng là một chuyện, mua bán lại là chuyện khác đặc biệt trong lĩnh vực phụ gia xây dựng.
    Trừ những cái lẻ tẻ không đáng kể, những cái chuyện mua bán số lượng lớn đâu phải cứ thích là mua về xài, đắn đo này nọ nhiều khi muốn mua cũng đâu có được mua.
    Chú bàn chuyện về xây dựng qua forum ketcau.com bàn hay hơn đây nhiều.

Chia sẻ trang này