1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho tiền người ăn xin...

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi alibaba29_10, 12/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alibaba29_10

    alibaba29_10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Cho tiền người ăn xin...

    Ra đi từ vùng quê nghèo, lên thành phố học, tôi cũng nghèo như bao sinh viên nghèo khác. Nhưng số phận tôi có lẽ may mắn khi tôi có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, Cha Mẹ tôi luôn lo lắng và quan tâm đến hai chị em tôi, giành hết cho chúng tôi những gì tốt đẹp nhất mà họ có thể. Bởi thế cuộc sống xa nhà của tôi cũng không đến nỗi cơ cực, đôi khi nhìn những sinh viên khác, nhiều người có hoàn cảnh rất khó khăn nhưng vẫn học tốt, vì thế nên tôi nhận ra thân phận mình.
    Tôi là con một, nên được cả gia đình cưng chiều từ nhỏ, tôi được ăn ngon, mặc đẹp hơn chị gái, ngoài giờ học tôi không phải làm bất cứ việc gì ngoài việc rong chơi với lũ bạn cùng xóm, mà hình như cả trong con mắt những đứa bạn, tôi cũng là một người được cưng chiều, có lẽ vì những bộ quần áo mới và cách đứng nhìn của tôi.
    Ngày tôi còn nhỏ thì Cha Mẹ làm nghề nông, sau này khi chúng tôi đều đi học xa nhà thì họ chuyển ra thị trấn làm nghề buôn bán. Từ nhỏ tôi bị ảnh hưởng bởi cách sống của cả Cha và Mẹ, Cha tôi là người thông minh và chăm chỉ, còn Mẹ là người hiền hậu và thật thà, thương người nữa. Tôi còn nhớ những lần có đoàn người ăn xin ở miền trong đến quê tôi, Mẹ tôi bao giờ cũng là người tận tình với họ, cho họ mỗi người nhiều gạo nhất. Có lần gặp gia đình người ăn xin đến nhà tôi đúng vào lúc gia đình tôi đang ăn cơm, Cha Mẹ tôi cũng không ngại ngần mời họ ngồi ăn cơm cùng, những lúc ấy tôi cảm thấy rất vui và có nhiều cảm xúc, tôi nghĩ mình như thượng đế hoặc một điều gì đó tương tự đang ban phước lành cho họ vậy.
    Sau này khi xa nhà, tuy rằng luôn thiếu thốn về tiền bạc nhưng tôi không bao giờ ngoảnh mặt với người ăn xin nào khi họ ngửa tay xin tôi trên vỉa hè hay đến tận xóm trọ. Mỗi lần như thế tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc, như vừa chia sẻ điều gì lớn lao lắm, như vừa làm được một điều tốt...cuộc sống của tôi cứ thế trôi đi.
    Rồi tôi ra trường, trong thời gian thực tập chờ thi tốt nghiệp tôi có tranh thủ thời gian làm bồi bàn ở một nhà hàng lớn tp Hải Phòng, lần đầu tiên đi làm tôi học hỏi được rất nhiều điều từ cuộc sống và cảm thấy mình trưởng thành hơn nhiều, tuy nhiên chính quãng thời gian này đã làm cho tôi thay đổi và suy nghĩ nhiều về tấm lòng của con người và những người ăn xin.
    Thấy tôi nhanh nhẹn, ông chủ cho tôi làm ca đêm chuyên phục vụ những người giàu có và luôn trong tình trạng say sỉn. Làm bồi bàn ở một thành phố lớn, về đêm cũng thật nhiều phiền phức và rối rắm. Đủ các loại thành phần, tầng lớp, từ những đại gia kếch xù đến những cô gái bao trơ trẽn, những kẻ giang hồ máu lạnh, những thái độ, tâm trạng , hỉ nộ ái ố ...tất cả trút hết lên người bồi bàn. Và bên ngoài, mặc cho mưa gió hay bão bùng, cứ như lịch,đến hẹn lại lên, chừng 3-5'' một lần lại có một người ăn xin đi qua. Người ăn xin ở đây cũng khác lạ những người ăn xin mà tôi đã găp. Có đủ các thành phần ăn xin khác nhau, có người già, trẻ con, đàn ông, đàn bà, thanh niên cũng có, và còn có cả những em bé sơ sinh được người lớn mang đi theo? Phải chăng là họ muốn làm chạnh lòng thực khách? Tôi mới đến, chưa hiểu gì, nhìn người ăn xin lếch thếch qua lại mà buồn ruời rượi vì không đủ tiền để cho vì quá nhiều người ăn xin, có lần tôi giám lấy trộm thức ăn thừa để cho một người phụ nữ con mọn đang địu con trên lưng, hành động của tôi làm cho những người làm cùng thấy khó chịu hay sao ấy, tôi cảm thấy họ khó hiểu.
    Nhưng rồi thời gian trôi đi, công việc và cuộc sống bon chen nơi thành thị làm cho tôi hiểu thêm nhiều điều nữa mà một cậu nhóc sinh viên không thể hiểu được.
    Một đêm làm việc như bao đêm khác, những người ăn xin vẫn xuất hiện đều đặn, tôi đã quen với sự có mặt của họ trên vỉa hè quanh nhà hàng và tôi luôn tạo điều kiện cho họ có thể lấy thức ăn thừa hoặc tranh thủ xin tiền khách những bàn ăn bên ngoài mỗi khi ông chủ đi vắng.
    Nhưng đêm nay thì lại khác.
    Người phụ nữ địu em bé nhỏ trên lưng vừa rời đây đi sang nhà hàng khác, một lát sau tiếng ầm ĩ bên kia đã vang lên làm ồn ào thêm cả đường phố. Ban đầu tôi tưởng là đám thanh niên gây gổ đánh nhau, nhưng nhìn kỹ mới nhận ra người đàn bà, bây giờ chỉ còn một mình, đứa bé bị vứt sang một bên, đang lu loa kêu gào, khóc lóc chửi bới, có lẽ bị thằng bảo vệ nhà hàng bên đưổi đi hoặc thậm tệ hơn. Càng lúc tôi càng không tin vào tai mình, người này mọi ngày hiền dịu, luôn mang trên mặt sự đau khổ, cầu khẩn, van xin...Thế mà hôm nay, mụ chửi bới, ăn vạ y như một con đàn bà xóm bến xe đang đòi tiền một thằng nghiện vậy,lại thằng thanh niên ăn xin quanh đấy cũng ra thêm vào vài câu đèo xíu...Tất cả những lời lẽ chợ búa, giang hồ tuôn ra..
    Tôi cảm thấy nặng nề, thất vọng và chán nản hơn bao giờ hết.
    Bao nhiêu cảm xúc tan tành, tin yêu và tấm lòng những từ mà tôi không muốn nghĩ đến lúc này. Dù đó là chủ nghĩa sống của tôi.
  2. HDR

    HDR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Rất bình thường trong đời sống..
  3. alibaba29_10

    alibaba29_10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Những ngày sau đó, tôi thay đổi hẳn với những người ăn xin, tôi tỏ ra lạnh lùng và thờ ơ, đôi khi tôi đuổi họ đi hay quát mằng họ. Tôi đã mất niềm tin vào cuộc sống, không còn tin vào tấm lòng của con người nữa. Tôi cảm thấy lạc lõng và bất hạnh, tôi không quen sống như thế này, có một đêm tôi đã khóc. Từ đấy, gặp những người ăn xin, dù là hoàn cảnh có cảm thương đến thế nào, tôi cũng nhất định không cho một xu.
    Rồi tôi cũng tốt nghiệp và có một công việc chính thức, giờ đây tôi đã trở thành một người có thu nhập ổn định, có một công việc để làm, một tương lai để vươn đến. Lâu rồi, cứ mải mê với công việc và quan hệ, tôi đã quên đi mất cảm giác hôm nào với những người ăn xin.
    Có lần gặp người ăn xin, tôi đã suy nghĩ rất nhiều, tôi đag phân vân và tranh đấu, có nên cho họ chút đỉnh để họ ấm lòng? Nhưng ngộ nhỡ họ là người xấu, họ vì nghiện ngập vì lười biếng,v.v...thì sao? Mình sẽ lại là một kẻ ngốc, có người sẽ chê cười hành động " đẹp " của mình?...
    Tôi đã suy nghĩ nhiều về điều này, ít ra thì nó cũng là một cảm xúc trong tâm hồn tôi. Rồi tôi quyết định sẽ lại sống như xưa, sẽ cho tiền bất kỳ những người ăn xin nào khi gặp trên vỉa hè, gặp ở bất kỳ nơi đâu, khi họ đã ngửa tay xin...Tôi vin vào một cớ, dù họ có thế nào, điều đó không quan trọng bằng việc họ ngày ngày lang thang trên mọi nẻo đường, bán mặt cho trời, cơm liêu, nước lọ đi xin khất những đồng xu lẻ...Có lần, vừa cho một thằng bé mấy xu lẻ ở một bến xe, lát sau tôi đã thấy nó phì phèo điếu thuốc lá, cười nói, giở dọng chợ búa, đàn anh với đám bạn. Lần này tôi không buồn, có thể vì không được học hành, không được nuôi nấng tử tế nên nó mới thế, hãy thông cảm cho nó vậy.
    Tôi bây giờ, mỗi lần cho tiền người ăn xin không còn nhiều cảm xúc như trước nữa, cái cảm xúc ấy đã mãi mãi ra đi rồi, không bao giờ quay lại với tôi, nhưng tôi vẫn là tôi như xưa, vẫn cho tiền những người ăn xin, mỗi lần như thế tôi lại mong mỏi tìm lại chút cảm giác xưa kia...
    P/s: Đây là những cảm xúc chân thật của mình, mình mong được chia sẻ và nhận được sự cảm thông từ mọi người. Bài viết cũng như lời kể về một quãng đời mình, mang nhiều tính cá nhân, có phần thô thiển, mong được bỏ qua.
    Thân ái.
  4. lacoste_vn

    lacoste_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.516
    Đã được thích:
    0
    nhìn thấy thương thì cho thôi, mặc dù nhiều trường hợp mih bị lừa đấy
  5. HDR

    HDR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Phật dạy và chỉ cho con người ta 2 điều: Giác ngộ và Giải thoát.
    Những gì bạn trải qua đó chỉ là một thời trẻ của bạn, chưa có cái nhìn đa chiều.
    Quan trọng là tự bản thân biết thế nào là đúng, sai hay chỉ cần thỏa mãn cái đức trong đời sống mà thôi, tôi nghĩ ko cần lăn tăn như thế.
  6. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Bạn biết ko, có cho nhiều hay cho ít rồi họ cũng vẫn thế, vẫn đi ăn xin và sống lay lắt, ko làm gì..
    đồng tiền làm ra không phải dễ, đồng tiền cho đi ko nhiều nhặn gì nhưng là sự chia sẻ, ko suy nghĩ, ko tính toán và ko tự hào vì mình làm dc điều gì đó. Nhưng tôi không bao giờ cho những người ăn xin khỏe mạnh. Họ là những người thật lười và đáng cười chê.
  7. anhvtt

    anhvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2008
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Mình thì thích những người đi bán vé số hay đi hát dạo hơn những người đi ăn xin . Mặc dù không biết sự thật đằng sau của họ như thế nào nhưng dù sao họ cũng có lao động . Và những đồng tiền dù ít ỏi nhưng cũng đủ mang lại niềm vui cho họ .
    Những người ăn xin có người là giả tạo, là cố tình hành nghề lười biếng . Nhưng có rất nhiều người là cùng cực , không thể làm việc gì khác vì sức khoẻ . Những người như thế thật không thể cầm lòng được .
    Lúc trước ngay ngã tư PN có một ông cụ ngồi thổi sáo bên lề đường , hay một cụ bà cõng một cụ bà khác đi xin . Nếu ai thấy 2 hình ảnh đó thì không thể nào quên được .
    Vẫn biết đồng tiền mình làm ra cực khổ nhưng bỏ ra giúp đỡ những người đáng được giúp đỡ thì thật không lãng phí chút nào . Mình chỉ tiếc không có tiền nhiều để đi làm từ thiên như mấy đại gia thôi .
    Nhưng mà vẫn thắc mắc , việc quyên góp, làm từ thiện ở nước mình , theo mình nghĩ rất rất là nhiều nhưng sao lại vẫn còn quá nhiều người nghèo khổ lang thang xin ăn ngoài đường như vậy nhỉ
  8. c_sui06

    c_sui06 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    0
    Đường đông. 1 ông già nhỏ bé nhìn xa trông chỉ như 1 đứa bé 13-14 tuổi đang vác 1 bao tải to. Ngồi xuống hè chờ 120 giây đèn đỏ, đợi qua đường, ông rút từ trong túi ra 1 chai nước, tiện tay vứt cái mũ bên cạnh.
    Dừng đèn đỏ, mình nhìn và tự hỏi "Có nên cho tiền ông già ko nhỉ?". 1 thằng bé đang ngồi sau xe mẹ chạy ra đưa ông già chai trà xanh 0 độ mát lạnh của nó.
    "Ông uống cho đỡ mệt đi ông"
    "Thằng mất dạy, mày có biết bao nhiêu tiền 1 chai ko mà cho nó."
    Mọi ng quanh sang nhìn ng phụ nữ, mẹ thằng ku. Chị ta hãy còn trẻ, đi xe Dylan và ăn mặc rất mô-đen. Thằng bé sợ hãi quay lại xe.
    1 anh thanh niên lại gần và quẳng 1 nghìn vào cái mũ của ông già. "Tôi chuyển nốt bao tải này sang bên kia đường là có tiền chú ạ. Tôi không phải ăn xin. Cám ơn chú!"
    15 giây nữa là đèn xanh. Mọi ng đều ko nhìn vào đèn như mọi khi mà nhìn ông già, khuôn mặt đen đúa và nh nếp nhăn.
    Đèn xanh. Rất nhiều người tạt vào và đưa ông già tiền.
    "Cụ cầm đi, tôi biếu cụ"
    Vì chả có nhiều nên mình cũng chỉ đưa được ông cụ 5 nghìn. Thấy ông cụ khóc, vừa khóc vừa cảm ơn mọi người.
    "Mày có nhanh chân bê sang đây ko, hay phải để tao sang bê hộ mày. Hay là chê tiền hả thằng kia?"- giọng của 1 ng đàn ông phía bên kia đường. Có lẽ là ng đã thuê ông cụ vác hàng.
    Vác bao tải lên vai, ông cụ không chùi nước mắt mà mỉm cười nhìn về phía những ng đã biếu cụ tiến. Những chiếc xe đã dần mất dạng, chỉ còn vài người đang ngoái lại.
    Mắt mình cay cay, cảm giác lẫn lộn ko biết là vui hay buồn.
    Ăn xin hay ko ăn xin, cho hay ko cho...
  9. catxk

    catxk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    1.963
    Đã được thích:
    0
    Trừ người già , không bao giờ cho tiền ăn xin .Nhưng ăn xin cũng có nhiều loại lắm bạn ạh . Không chỉ người nghèo khó mới ăn xin đâu , thể loại gọi là xin đểu ấy mà
    Được catxk sửa chữa / chuyển vào 21:58 ngày 12/07/2008
  10. chip_quay

    chip_quay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    4.495
    Đã được thích:
    0
    Một lần cho một bà cụ 2 nghìn. Lúc lên xe, bạn bảo mình "Có những người ăn xin một ngày thu nhập được đến mấy trăm nghìn". Chỉ im lặng... ừ, biết là thế, nhưng với một bà cụ, và bà kiên nhẫn ngồi đó-bên vệ đường, thì 2 nghìn có phải là quá nhiều cho bà không?
    Tâm thiện, hành thiện, hữu thiện báo!

Chia sẻ trang này