1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho tớ hỏi về thuyết Tương Đối

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi PuPeo, 20/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    Bom atom có rồi................ chừng nào có bom L nhể ?
  2. Rache

    Rache Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    0
    em chỉ tìm được "Chuyện vui danh nhân,thi nhân" và "108 nhân vật làm thay đổi ls thế giới". K0 tìm được 1 tài liệu nào nói về mối liên hệ giữa 2 quả bom và câu nói kia. Các bác tìm được thì paste link lên đây hộ em, tiếng Anh , tiếng Đức em đều đọc được. Em đang cần gấp lắm. Thx các bác trước
  3. muadong_hanoi

    muadong_hanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/09/2005
    Bài viết:
    2.103
    Đã được thích:
    0
    Ai bảo bạn là những cuốn sách đó ko có đủ nội dung về thuyết tương đối. Tìm hiểu về thuyết TĐ ko chỉ đọc về nội dung của nó mà cần tìm hiểu về quan điểm của các nhà khoa học từ trước đó nữa .Mình tin là bạn còn chưa đọc cuốn lịch sử vật lý nữa vì nếu đọc rồi chắc bạn sẽ ko nói như vậy.
  4. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Xin trích cuốn LƯỢC SỬ THỜI GIAN của Stephen Hawking:
    1. Thuyết tương đối hẹp:
    Tiên đề cơ bản của thuyết tương đối hẹp được phát biểu như sau: Mọi định luật của khoa học là như nhau đối với tất cả những người quan sát chuyển động tự do, bất kể vận tốc của họ là bao nhiêu.
    Điều này đúng đối với các định luật của Newton về chuyển động, nhưng bây giờ lý thuyết đó được mở rộng ra bao hàm cả lý thuyết của Maxwell và vận tốc ánh sáng: Mọi người quan sát đều đo được vận tốc ánh sáng có giá trị hoàn toàn như nhau, bất kể họ chuyển động với tốc độ nào.
    Ý tưởng đơn giản đó có một số hệ quả rất đáng chú ý. Có lẽ nổi tiếng nhất là hệ quả về sự tương đương của khối lượng và năng lượng, được đúc kết trong phương trình nổi tiếng của Einstein: E = mc2 và định luật nói rằng không có vật nào có thể chuyển động nhanh hơn ánh sáng.
    Thuyết tương đối hẹp buộc chúng ta phải thay đổi một cách căn bản những ý niệm của chúng ta về không gian và thời gian. Chúng ta buộc phải chấp nhận rằng thời gian không hoàn toàn tách rời và độc lập với không gian mà kết hợp với nó thành một đối tượng gọi là không - thời gian. Lý thuyết tương đối hẹp rất thành công trong việc giải thích sự như nhau của vận tốc ánh sáng đối với mọi người quan sát. Tuy nhiên, lý thuyết này lại không hòa hợp với thuyết hấp dẫn của Newton, rằng các vật hút nhau với một lực phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng. Điều này có nghĩa là nếu làm cho một vật chuyển động thì lực tác dụng lên các vật khác sẽ thay đổi ngay lập tức. Hay nói một cách khác, các tác dụng hấp dẫn truyền với vận tốc vô hạn, thay vì nó bằng hoặc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng như thuyết tương đối hẹp đòi hỏi.
    2. Thuyết tương đối rộng:
    Vào năm 1915, Einstein đã đưa ra được một lý thuyết mà ngày nay chúng ta gọi là thuyết tương đối rộng (hay thuyết tương đối tổng quát). Ông đã đưa ra một giả thiết có tính chất cách mạng, rằng hấp dẫn không phải là một lực giống như những lực khác mà là kết quả của sự kiện không - thời gian không phẳng như ta vẫn tưởng, mà nó cong hay ?ovênh? đi do sự phân bố của khối lượng và năng lượng trong nó.
    Thường thì rất khó quan sát hiệu ứng này, bởi vì ánh sáng của mặt trời làm cho ta không thể quan sát được những ngôi sao có vị trí biểu kiến ở gần mặt trời trên bầu trời. Tuy nhiên, điều này có thể làm được trong thời gian có nhật thực, khi mà ánh sáng mặt trời bị mặt trăng chắn mất. Nhưng tiên đoán của Einstein không được kiểm chứng ngay lập tức trong năm 1915 vì cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất lúc đó đang lan rộng, và phải tới tận năm 1919 một đoàn thám hiểm Anh khi quan sát nhật thực ở Tây Phi đã chứng tỏ được rằng ánh sáng thực sự bị lệch do mặt trời đúng như lý thuyết đã dự đoán.
    Một tiên đoán khác của thuyết tương đối rộng là thời gian dường như chạy chậm hơn khi ở gần những vật có khối lượng lớn như trái đất. Đó là bởi vì một mối liên hệ giữa năng lượng của ánh sáng và tần số của nó: năng lượng càng lớn thì tần số càng cao. Khi ánh sáng truyền hướng lên trong trường hấp dẫn của trái đất, nó sẽ mất năng lượng và vì thế tần số của nó giảm. (Điều này có nghĩa là khoảng thời gian giữa hai đỉnh sóng liên tiếp tăng lên). Đối với người ở trên cao, mọi chuyện ở phía dưới xảy ra chậm chạp hơn. Điều tiên đoán này đã được kiểm chứng vào năm 1962 bằng cách dùng hai đồng hồ rất chính xác: một đặt ở đỉnh và một đặt ở chân một tháp nước. Đồng hồ ở chân tháp, gần trái đất hơn, chạy chậm hơn - hoàn toàn phù hợp với thuyết tương đối rộng.
    Trước năm 1915, không gian và thời gian được xem là một sân khấu cố định, nơi diễn ra mọi sự kiện và không chịu ảnh hưởng bởi những điều xảy ra trong nó. Điều này đúng thậm chí cả với thuyết tương đối hẹp. Các vật chuyển động, các lực hút và đẩy, nhưng không gian và thời gian vẫn liên tục và không bị ảnh hưởng gì. Và ý nghĩ cho rằng không gian và thời gian cứ tiếp tục như thế mãi mãi cũng là chuyện tự nhiên. Tuy nhiên, tình hình hoàn toàn khác trong thuyết tương đối rộng. Bây giờ không gian và thời gian là những đại lượng động lực: khi một vật chuyển động hoặc một lực tác dụng, chúng đều ảnh hưởng tới độ cong của không gian và thời gian, và đáp lại, cấu trúc của không - thời gian sẽ ảnh hưởng tới cách thức mà các vật chuyển động và các lực tác dụng. Không gian và thời gian không chỉ có tác động mà còn bị tác động bởi mọi điều xảy ra trong vũ trụ. Chính vì người ta không thể nói về các sự kiện trong vũ trụ mà không có khái niệm về không gian và thời gian, nên trong thuyết tương đối rộng sẽ trở nên vô nghĩa nếu nói về không gian và thời gian ở ngoài giới hạn của vũ trụ.
    Được dcl202 sửa chữa / chuyển vào 07:52 ngày 10/11/2005
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    bạn @muadong_hanoi thân mến ơi, cái cuốn đó tôi đọc lâu lắm rồi. Ai chả biết đọc về quan điểm cũng quan trọng nhưng mà đọc để biết về một lí thuyết thì khác. Chắc chắn chả ai chỉ đọc mấy cuốn đó mà dám mở miệng bảo mình có biét về thuyết tương đối (cả các lí thuyết khác cũng tương tự thôi), cungchã khác gì mấy chú học hết quyển sách lớp 12 tự nhận là mình đã học qua về cơ học lượng tử đâu. Còn nếu muốn đọc chi tiết về quan điểm của các nhà vật lí và cả sự suy diễn của Einstein thì khuyên bạn nên tìm đọc cuốn "Câu chuyện về một phương trình thâu tóm cả vũ trụ" (nguyên bản: "God''s Equation" - phuơng trình của Chúa), có nói rất rõ và có cả sự có mặt của phương trình trường và hằng số vũ trụ Einstein đấy. Tuy nhiên tôi vẫn phải nói là cuốn đó chỉ là giới thiệu vè kể chuyện, tuy có nhắc nhiều đến các luận điểm của thuyết này nhưng chưa thể coi là một cuốn sách giúp bạn tìm hiểu về một lí thuyết vật lí.
  6. levanthinh

    levanthinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    chào các bạn qua theo dõi ý kiến và quan diêm của các bạn , cũng là người học khoa vật lí tôi hoan toàn đồng ý với ý kiến của bạn RAGNAROK những cuốn sách tiếng việt giới thiệu chủ yêu là giới thiệu, kể chuyện và nhập môn để biêt lí thuyết tương đối nói ề cái gì thôi còn nhiều vấn đề ẩn chứa trong đó mà tài liệu tiêng việt rất hiếm, chỉ có một số giáo trình trong trường tự nhiên đề caạp sâu hơn thôi. xin chào bye!!!
  7. newtoneinstein

    newtoneinstein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    to RANGAROK: Không ngờ bác vẫn còn nhớ kẻ vô danh này! Trong website đó có nhiều sách hay lắm, chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Nga, đôi khi có cả tiếng Tàu và tiếng Đức nhưng tớ không nhớ là có tiếng Pháp không!
    Tình hình nghiên cứu của tớ thì khá là..."chậm tiến"; tớ mới viết được khoảng 10 trang (bài báo "Một cái nhìn mới về Không-Thời gian và trường hấp dẫn") mà không biết có publish được không.
    Về cơ bản tớ không cho rằng nguyên lý tương đương là đúng đắn.
    to Rache: Cái mà chúng ta vẫn gọi là không-thời gian cong được Einstein mô tả một cách định tính như sau: [tớ đã bác bỏ lập luận này của Einstein trong bài báo nói trên]
    Tưởng tượng có một nhà du hành đang trôi nổi trong khoảng không bao la cùng với con tàu vũ trụ của anh ta (xem rằng con tàu ở cách xa các thiên hà, các ngôi sao, các hành tinh...)
    Khi động cơ của tàu không hoạt động, rõ ràng mọi thứ trong con tàu đều ở vào trạng thái không trọng lượng, hệ qui chiếu gắn với tàu lúc này đương nhiên là quán tính. Giả sử nhà du hành kích hoạt động cơ và cho tàu tăng tốc sao cho chân của anh ta cũng cảm thấy một lực giống như khi anh ta đang đứng trên Trái Đất. Có nghĩa là nếu anh ta thả một quả táo nó cũng sẽ rơi xuống sàn tàu với gia tốc g=9.8 m/s/s như ở trên mặt đất vậy. Einstein cho rằng: nếu không có một tín hiệu nào từ bên ngoài có thể lọt vào con tàu thì nhà du hành vũ trụ không thể làm bất cứ một thí nghiệm nào để có thể khẳng định là mình đang ở trong con tàu đang bay với gia tốc không đổi g hay là mình đang cùng con tàu đứng yên trên mặt đất (nơi có gia tốc trọng trường là g). Có nghĩa là theo Einstein, gia tốc trọng trường chẳng khác gì gia tốc tương đối giữa các hệ qui chiếu! Einstein còn đề xuất thêm một thí nghiệm với ánh sáng như sau: Nếu nhà du hành (đang bay cùng tàu vũ trụ với gia tốc không đổi) phát ra một tia sáng thì do anh ta đang chuyển động có gia tốc nên anh ta sẽ thấy quĩ đạo của ánh sáng bị cong đi (như hòn đá bay theo hình parabola). Và vì hệ qui chiếu gắn với tàu chuyển động có gia tốc là tương đương với hệ qui chiếu gắn với người đang đứng yên trên mặt đất nên người đứng trên mặt đất cũng phải thấy tia sáng bị bẻ cong.
    Trên đây là thí nghiệm tưởng tượng mà Einstein đưa ra để "phác hoạ" cho nguyên lý tương đương. Còn cái gọi là không gian cong đã được Lobasevsky, Boylai, Riemann phát minh ra từ khá lâu rồi.
    Theo quan điểm của tớ: chỉ có người đứng trên mặt đất mới thấy tia sáng bị bẻ cong còn người đang bay nhanh dần đều thì vẫn phải thấy ánh sáng đi theo đường thẳng! Nhưng ở đây cũng cần lưu ý một điều sau: một đường là "thẳng" trong hệ qui chiếu này thì chưa chắc nó đã "thẳng" trong hệ qui chiếu khác (trong trường hợp 2 hệ qui chiếu có chuyển động tương đối không đều). Bằng thí nghiệm đo vận tốc ánh sáng, anh ta hoàn toàn có thể biết mình đang ở trong trường hấp dẫn hay là đang "bay" có gia tốc!
  8. seagullvt

    seagullvt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    [tui nghe noí nuoc ngoaì phóng ve tinh len khong gian de kiem tra xem thuyet tuong doi co dung hay khong . tui van chua biet ket qua the nao.ai biet thong tin gi moi ve viec nay thi bao cho tui biet dzí.thanks

Chia sẻ trang này