1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cho tớ hỏi về việc đưa người lao động VN ra nước ngoài đào tạo trái phép!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi rain_onthesahara, 23/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hì, có thể KOJ đúng và có thể sai . Tôi cũng thế . Nhưng mà từ ngữ pháp lý của mình đa số là từ Hán Việt cả, nay đem chặt đi 1 từ rồi bảo là thuần Việt thì cũng khó tranh cãi .
    Tất cả các từ : Kiện tụng, kiện cáo, bị can, bị cáo, khởi tố, cáo buộc đều là từ Hán Việt mà ra .
    Nếu kiện tụng là từ Hán Việt thì kiện không thể nói là thuần Việt được .
    Ở đây chúng ta thảo luận là cốt mở mang kiến thức thêm thôi nhé, Tính tôi thích tìm hiểu chứ không cần ăn thua và vì thế đã đi hỏi, câu trả lời không rõ lăm và cũng có thể tôi đã sai, dù sao thì vẫn đưa giải thích của 1 người giỏi Hán Nôm như sau :
    Khởi tố và văn kiện chắc chắn là từ Hán Việt rồi.
    Khởi là "bắt đầu". Tố là "cáo mách".
    Kiện (件) cũng một chữ này có nhiều nghĩa. Trong đó có 2 nghĩa sau.
    - Món đồ đựng trong 1 gói.
    - Sự việc xảy ra.
    Đó là những từ em tra được trong từ điển Thiều Chửu. Chữ Kiện trong "Văn kiện" là nghĩa thứ nhất. Có nghĩa là "túi tài liệu", "túi hồ sơ".
    Còn để giải thích chữ "kiện" trong "kiện tụng" thì không thấy có chữ nào trong chữ Hán có nghĩa này.
    Em tra thử chữ "kiện" trong từ điển chữ Nôm cũng chỉ thấy 2 chữ Hán.
    1. Là chữ đã nói ở trên.
    2. Là chữ "kiện" trong "khang kiện"
    Vậy chắc hẳn là từ đơn thuần Việt không có chữ Kiện.
    Có lẽ là "kiện tụng" là một từ có các thành tố Hán được Việt hoá. Và chữ Kiện trong từ này là chữ 件 với nghĩa là "vụ việc".

Chia sẻ trang này