1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho tôi hỏi !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi rindut, 11/03/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rindut

    rindut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Cho tôi hỏi !

    Tôi nghe nói là TQ đã lấy 1 phần đất ở phỉa bắc nước ta , Không biết tin này có đáng tin không ? Chờ ý kiến của các chú .
    Chào

    Quynh

    Được sửa chữa bởi - rindut vào 11/03/2002 17:08
  2. lekien

    lekien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2001
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Hình như Bộ Ngoại Giao đã có trả lời trên mạng rồi mà.Không cẩn thận lại bị xoá đấy.
    ANSWERS BY MOFA'S SPOKESWOMAN PHAN THUY THANH
    TO JOURNALISTS ON 5 FEBRUARY 2002
    Vietnam News Agency: Please provide Vietnam's reaction to assertions that Vietnam made concessions in negotiating and concluding the land border treaty between Vietnam and China.
    Answer:
    The negotiations on border and territory issues between Vietnam and China, including the land border issue were held on the basis of respect for fundamental principles of international law as stated in the United Nations Charter and the 1970 Statement on principles of friendly relations among nations, especially principle of respect for independence, sovereignty and territorial integrity of one another, equality, mutual benefit and non-interference into the internal affairs of one another.
    During negotiations, Vietnam and China based on the 1887 and 1895 French-Qing conventions and attached minutes of border delimitation and demarcation as well as properly planted border markers to solve the land border issue. With regard to the areas belonging to one side according to the treaties but controlled by the other side, the latter had to give them back to the former uncon***ionally. With regard to border rivers and streams, the two sides solved the issue according to the following principle: the conventions shall apply to the sections which are clearly provided for by the French-Qing conventions, international practices shall apply to the sections which are not clearly provided for by the French-Qing conventions, specifically on the rivers and streams navigated by vessels, the boundary line goes along the center of the main navigational currents and on the rivers and streams unnavigated by vessels, the boundary line goes along the center of the currents or main currents.
    It is necessary to affirm that the outcomes which resulted from friendly negotiations on the basis of sympathy and mutual understanding are satisfactory and equitable for both sides. The land border treaty between Vietnam and China signed in Hanoi on 30 December 1999 more clearly reaffirmed the border line established in history. The conclusion of this treaty has an important significance, laying foundations for building the Vietnam-China land border into one of peace, friendship and long-term stability. Also it was a new step forward in building a peaceful and stable environment in the region, enabling each respective country to concentrate resources on national construction and development.
    Back
    Updated on 02/06/2002 at 10:58 AM
  3. rindut

    rindut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Chịu , hổng hiểu gì hết ! Chắc chú này tưởng tui là người Mỹ !!!!
    Quynh
  4. trandainghia

    trandainghia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi !
    Người Mỹ.
    Làm ơn dịch qua Tiếng Việt cho những bà con học tiếng Khơme, Hoa, Pháp ......... còn đọc đuợc

    He he
  5. lekien

    lekien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2001
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Ai chuyển sang Unicode dùm
    Ngêi Ph¸t ng«n Bé Ngo¹i giao Vi?-t Nam,
    Bµ Phan Thuý Thanh, tr lêi phãng viªn ngµy 05 th¸ng 02 n¨m 2002
    Phãng viªn Th«ng tÊn x· Vi?-t Nam hái: Xin cho biÕt phn øng cña Vi?-t Nam vÒ nh÷ng th«ng tin nãi "Vi?-t Nam cã nh÷ng nhîng bé trong ®µm ph¸n vµ ký kÕt Hi?-p íc biªn giíi trªn ®Êt liÒn Vi?-t Nam - Trung Quèc"?
    Tr lêi:
    "C¸c cuéc ®µm ph¸n vÒ c¸c vÊn ®Ò biªn giíi, l·nh thæ gi÷a Vi?-t Nam vµ Trung Quèc trong thêi gian qua, trong ®ã cã vÊn ®Ò biªn giíi trªn ®Êt liÒn ®· ®îc tiÕn hµnh trªn c së t«n träng c¸c nguyªn t¾c c bn cña lu?
    Được sửa chữa bởi - lekien vào 13/03/2002 18:13
  6. xulia

    xulia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    603
    Đã được thích:
    0
    cơ mà tui vẫn thấy người ta bảo là bán thật cơ đấy . mặc dù ko dám tin nhưng mà ko có lửa làm sao có khói
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Em nghĩ thì làm gì có chuyện bán hay mua. Có chăng là mỗi bên nhường nhịn nhau chút it thôi. Em cung nghe nói là ở bên Trung Quốc, người dân cũng bảo là chính phủ họ cắt đất cho VN để lấy lòng VN đấy!!! Các bác nghĩ như thế nào ạ?

  8. vhkt

    vhkt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Cho dẫn chứng đi bạn
    Ai hiểu tiếng trung chịu khó xem mấy trang Web Tàu tìm hiểu cái (nhớ là cả đài loan nữa) cho mở rộng tầm mắt
    Vhkt
  9. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Xem để biết thôi, chứ còn Bộ Ngoại Giao nói cái gì thì cũng không đáng tin lắm.
    ''Phân định biên giới vì mục tiêu bảo vệ lãnh thổ và tạo môi trường hữu nghị''
    (10:11:00 02-02-02)

    Thứ trưởng
    Lê Công Phụng

    Dưới đây là nội dung cuộc trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng dành cho phóng viên VASC Orient trong chiều 28/1/2002. Cuộc phỏng vấn xoay quanh việc phân định đường biên giới hữu nghị hoà bình giữa Việt Nam và các nước láng giềng.
    - Thưa ông, trong mấy ngày gần đây có khá nhiều website được thiết lập ở nước ngoài, một loạt những bài được viết ở trong nước của những người tự xưng là ''những người vì dân chủ ở Việt Nam'' có nói nhiều đến hiệp định biên giới giữa ta và Trung Quốc, trong khi Hiệp định trên bộ đã ký vào ngày 30/12/1999, còn Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã ký vào ngày 25/12/2000. Vậy, xin được hỏi ông thực chất con số ''hơn 700 km2'' mà họ nêu ra là thế nào?
    - Có lẽ là dư luận rất quan tâm, ngay cả những người nói là ''Việt Nam bán đất, người Việt Nam cắt đất cho Trung Quốc'' thì phần nào cũng thể hiện sự quan tâm của họ đối với đất nước, với Việt Nam. Nhưng trong đó cũng không ít người có ý xấu, kích động tinh thần dân tộc, gây phức tạp cho quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
    Về biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, mọi người đều biết là thực dân Pháp và triều đình nhà Thanh đã hoạch định và phân giới cắm mốc theo 2 thỏa ước cách đây hơn 100 năm, tức là vào các năm 1887 và 1895. Theo 2 công ước đó, biên giới Việt Nam và Trung Quốc đã được phân định toàn bộ từ Tây sang Đông trên chiều dài trên dưới 1.300 cây số, và đã cắm trên 300 cột mốc. Trong hơn 100 năm qua, đã diễn ra rất nhiều biến thiên về con người, của thiên nhiên, của các sự kiện chính trị, và vì vậy đường biên giới không còn nguyên vẹn như lúc nhà Thanh và thực dân Pháp phân định một thế kỷ trước. Trong tình hình như vậy, nước CHXHCN Việt Nam chúng ta và nước CHND Trung Hoa có nhu cầu cùng xác định lại đường biên giới, để làm sao mà thực hiện quản lý, làm sao mà duy trì được ổn định nhằm phát triển kinh tế và quan trọng hơn là nhằm xây dựng một mối quan hệ hữu nghị láng giềng hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì chúng ta ngày nay và vì thế hệ sau này.
    Đàm phán lại lần này thì căn cứ để phân định đường biên giới là dựa chủ yếu vào các công ước đã được ký cách đây 100 năm. Và khi chúng ta và Trung Quốc đưa ra bản đồ chủ trương của mình (có nghĩa là theo chúng ta đường biên giới chỗ nào là đúng, theo Trung Quốc đường biên giới chỗ nào là đúng), hai bên chênh nhau 227 km2 tại 164 điểm. Và 227 km2 đó nằm trên quãng 400 cây số. Còn 900 cây số chiều dài còn lại thì hai bên nhất trí với nhau theo phân định của bản đồ Pháp - Thanh.
    Trong 227 km2 đó, chúng ta đàm phán với Trung Quốc từ năm 1993, đi đến ký kết ngày 30/12/1999. Chúng ta được khoảng trên dưới 113 km2 và Trung Quốc được trên dưới 114 km2. Như vậy có thể nói, qua cuộc đàm phán thương lượng đi đến ký kết Hiệp định trên bộ, chúng ta và Trung Quốc đã đạt kết quả được công bằng và thỏa đáng.
    Nói chuyện chúng ta mất 700 km2, theo tôi nghĩ, hoàn toàn không thực tế. Bởi lẽ là chúng ta dựa trên đường biên giới mà thực dân Pháp và nhà Thanh đã phân định với nhau hơn 100 năm nay, chỉ đàm phán về 227 km2 thôi. Vậy thì làm sao có chuyện chúng ta nhường đất 700 cây số vuông trên bàn đàm phán! Việc chúng ta phải có nhân nhượng ở điểm này ở điểm khác, Trung Quốc cũng có nhân nhượng ở điểm này điểm khác bởi lẽ cái quan trọng nhất là dân cư. Dân chúng ta và dân Trung Quốc sống sát biên giới, có họ hàng với nhau, có huyết thống với nhau, chuyện di cư đi lại trên 100 năm như vậy là chuyện rất tự nhiên. Mà do tự nhiên như vậy cho nên bây giờ chúng ta mới cần phân định để ổn định, phân định để giữ hòa bình, phân định để tạo điều kiện cho nhân dân hai bên đường biên có cuộc sống ổn định. Có những chỗ nếu như dân cư bên Trung Quốc có sang ta một vài trăm mét thì chúng ta cũng chấp nhận để họ được ổn định. Ngược lại, có nhiều chỗ dân Việt Nam lấy vợ, lấy chồng rồi kéo sang bên phía Trung Quốc, cách đường biên giới từ thời Pháp - Thanh dăm bảy trăm mét, bạn cũng chấp nhận.
    Chúng ta cũng cần khẳng định một điều nữa là trong chuyện phân định biên giới như thế này, không thể có thắng hay thua được. Chúng ta không hề có ý định nhằm giành chiến thắng trong phân định biên giới với Trung Quốc và chắc chắn chúng ta cũng không chấp nhận phía Trung Quốc giành thắng lợi trong phân định biên giới với chúng ta. Chúng tôi nghĩ rằng người dân chúng ta rất quan tâm, các địa phương cũng rất quan tâm. Nhưng mà mối quan tâm ấy cũng cần đúng mức, không nên làm hoặc nói một cái gì đó không thực tế - nó chỉ gây ra những phức tạp trong quan hệ, gây xáo động trong suy nghĩ của người dân là hoàn toàn không có lợi. Nói là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc mà đưa ra những lập luận không thực tế, thì có khi lại vô tình gây hại cho đất nước.
    - Thưa ông, cả hai bản Hiệp định chúng ta đã ký đã 1-2 năm nay, vậy nhưng lúc này các ý kiến trái chiều mới ồn ào lên. Vậy thời điểm này là có lý do gì không?
    - Về Vịnh Bắc Bộ chúng ta đã phân định được hơn 1 năm nay. Hai bên đang tiếp tục đàm phán một số việc kỹ thuật có liên quan đến hợp tác ngành cá, Việt Nam và Trung Quốc cũng chưa duyệt phê chuẩn Hiệp định phân Vịnh Bắc Bộ. Thế còn Hiệp định biên giới trên bộ, chúng ta đã ký được 2 năm nay và cuối năm 2001 đã bắt đầu chính thức cắm mốc. Việc người ta nêu lên vào thời điểm này, chúng tôi cho là có gắn với sự kiện nước ta cắm cột mốc đầu tiên biên giới với Trung Quốc.
    Thứ hai là trong tình hình hiện nay, rất nhiều lực lượng thù địch từ bên ngoài đang tìm cách gây khó khăn cho Chính phủ và nhân dân chúng ta trong việc phát triển quan hệ đối ngoại.
    Thứ ba, chúng ta sẽ tiếp tục đàm phán về biên giới với Lào để bổ sung những gì mà chúng ta và Lào chưa làm xong; chúng ta đang tiếp tục đàm phán biên giới với Campuchia; chúng ta tiếp tục đàm phán với Malaysia và chúng ta cũng đang đấu tranh rất là mạnh với các bên liên quan trong vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Cho nên, rất có thể nói người ta nêu ra vấn đề biên giới lúc này để cảnh báo rằng Việt Nam không thể có những người có liên quan, không được tùy tiện bán đất, bán lãnh thổ cho nước ngoài. Nếu những người có ý kiến như vậy hiểu được yêu cầu của nhân dân Việt Nam là làm sao có đường biên giới hòa bình vì hữu nghị và ổn định với các nước láng giềng - vì chỉ có như vậy chúng ta mới tập trung được sức lực để xây dựng phát triển - thì chắc là họ không nói lãnh đạo Việt Nam, ********************** đang tìm cách bán đất, bán chủ quyền cho người nước ngoài. Chúng ta làm là vì dân, vì đất nước và theo truyền thống ông cha chúng ta, một tấc chúng ta cũng không nhường và một li về biên giới lãnh thổ quốc gia chúng ta không thể dành cho ai được. Với tinh thần như vậy, trong quá trình đàm phán chúng ta cũng đã làm rất nghiêm túc. Chúng tôi cũng không phê phán những người Việt Nam luôn luôn nêu ra những yêu cầu rất cao về đất đai, nhưng rõ ràng là giành thêm đất người khác thì chúng ta cũng không muốn. Đường lối Đảng và Chính phủ chúng ta hiện nay là phù hợp với lợi ích lớn nhất của dân tộc: giữ đất và bảo vệ lãnh thổ chủ quyền, tạo không khí hòa bình để tập trung vào công cuộc xây dựng đất nước.
    - Thưa ông, có một chi tiết mà rất nhiều người nói đến, người ta nói đến thác Bản Giốc, mục Nam Quan. Thưa ông, ở trong đó có cái gì là sự thật và có cái gì thực ra chỉ là sự phóng đại mang màu sắc cảm tính là nhiều?
    - Về thác Bản Giốc, thì đây là điều rất phức tạp. Chúng tôi cũng rất lạ là trong sách sử của chúng ta và Trung Quốc từ năm 1960 đến nay, không ai nói thác Bản Giốc có phần là của Trung Quốc. Ngay Trung Quốc cũng không nói đấy là của Trung Quốc. Còn đối với chúng ta, thác này đã đi vào sử sách, nhất là sách giáo khoa của học sinh, thành di tích, điểm du lịch được nhiều người ưa chuộng.
    Đây là điều mà chúng tôi rất khó hiểu, bởi lẽ trong công ước giữa nhà Thanh và Pháp, thác Bản Giốc chỉ thuộc về chúng ta có 1/3 thôi; và theo thực trạng cột mốc được cắm từ thời nhà Thanh, thì chúng ta cũng chỉ được 1/3 thác.
    - Tức là cột mốc đang tồn tại đã được cắm từ thời Thanh?
    - Đúng vậy. Cột mốc đang tồn tại đã được cắm từ thời Thanh, xác định chỉ có chưa được một nửa thác Bản Giốc là ở bên phía ta. Theo quy định quốc tế, khi phân giới cắm mốc thì thác được coi như 1 dòng sông, 1 dòng suối. Đã là sông suối thì đường biên giới đi qua luồng chính, tức là chỗ tàu thuyền đi lại được. Còn đối với sông suối nơi tàu thuyền không đi lại được, thì đường biên giới phải đi theo rãnh sâu nhất.
    - Chẳng nhẽ tất cả các khách du lịch, trong đó có những người có trách nhiệm, đi thăm thác Bản Giốc mà không phát hiện ra cột mốc nằm đó hay sao?
    - Cột mốc không nằm sát Bản Giốc. Khi chúng tôi khảo sát thì mới thấy cột mốc nằm trên một cồn nhỏ ở giữa suối, cách đấy khoảng mấy trăm mét. Vì vậy nên cũng không mấy ai quan tâm đến cột mốc ở thác Bản Giốc.
    Trước tình hình như vậy, chúng tôi nghĩ rằng trong đàm phán phải hợp lý, thỏa đáng phù hợp với mặt pháp lý. Chúng ta phải căn cứ vào những thỏa thuận pháp lý Thanh - Pháp, căn cứ vào biểu đồ, căn cứ vào cột mốc hiện có mà dân địa phương nói là cột mốc đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi cả. Cuối cùng, lãnh đạo chúng ta cũng nhất trí trong tất cả các điều kiện ấy, không thể đòi hỏi thác Bản Giốc phải là của chúng ta hoàn toàn được.
    Lẽ ra theo thực tiễn thì chúng ta chỉ được 1/3. Nhưng sau đàm phán, chúng ta và bạn đã thỏa thuận thác Bản Giốc được chia đôi, mỗi bên được 50%. Hiện nay cả 2 bên đang tiến hành khai thác du lịch phía bên mình.
    Ở chỗ này, nếu nói chúng ta bán đất thì hoàn toàn vô lý. Pháp lý lẫn thực tiễn đều không cho phép chúng ta giữ chủ quyền trên toàn bộ thác Bản Giốc.
    - Còn về mục Nam Quan. Đi bộ từ Hữu nghị quan tới cột mốc số 0 đến vài trăm mét. Thực tế sự sai lệch này là như thế nào?
    - Trong sử sách, trong văn thơ đều nói đất của chúng ta kéo dài từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mau. Mục Nam Quan ở đây nếu nói là cái cổng thì cũng là một cách, nhưng nếu nói là khu vực thì cũng là một cách nói. Giống như đại đa số các cửa khẩu biên giới, ''cửa khẩu'' theo nghĩa rộng thường bao gồm hai cửa khẩu.
    - Và thường chúng thường cách nhau bao nhiêu mét?
    - Ví dụ như ở Bắc Luân thì hai cửa khẩu cách nhau khoảng 100m. Còn các khu vực trên đất liền, sát với sông suối, thì tùy địa hình của từng bên. Chúng ta cũng biết là ải Nam Quan là cuối khúc sông. Nếu chúng ta bắt đầu tính biên giới từ chân tường hoặc chia đôi cửa mục Nam Quan thì cũng không được. Còn cột mốc số không - nhân dân Lạng Sơn báo cáo với Trung ương, Chính phủ và các nhà đàm phán rằng cột mốc có từ khi những người già còn chưa ra đời. Chúng ta tôn trọng cơ sở pháp lý đã có, tôn trọng thực tiễn, nhất là vì lâu nay quản lý đã như vậy. Cho nên hiện nay chúng ta công nhận mục Nam Quan là của Trung Quốc, cách cột mốc số 0 trên 200m.
    Tính cột mốc số 0 trở về phía Nam là lãnh thổ của Việt Nam. Từ cột mốc số 0 trở về phía Bắc là của Trung Quốc.
    Xem tiếp:
    http://www.vnn.vn/pls/news/cate$.htpreview(1,41868)
  10. trandainghia

    trandainghia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Dẫn chứng đi nhé. Phải là nguồn tin đáng tin câỵ đấy nhé. Tiếng Anh hay Hoa đều đuợc. Còn không thì xoá bài này đi nhé.

    He he
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này