1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho Trung Quốc thuê rừng biên giới ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hungdao101, 14/02/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. xuanhuy310

    xuanhuy310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2004
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Thưa MR Hoàng. Có lẽ Mit- tơ bị ngấm quá nhiều nghị quyết với chủ trương , Một đảng viên của những năm 50 chăng. Thế kỷ 21 rồi, để tồn tại chúng ta không thể sống theo kiểu rừng tú mãi đưọc, cái gì cũng kêu gọi trong nhà bảo nhau, xử lý nội bộ. Mãi có khá đưọc đâu. Ủng hộ tướng ĐSN. Vấn đề dễ nhận thấy là vấn đề rấtd quan trọng không đưọc mang ra quốc hội, không công khai rộng rãi. Sao trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay.
    Đồng chí biết gì về tình hình khai thác than ở Quảng Ninh. Rất nhầm lẫn khi cho rằng than tốt được giao hết cho TKV. Chỉ là những vỉa than dầy. Néu khai thác hầm lò thì khoảng cách từ vách=> trụ khoảng từ 2m trở lên thì TKV Quản lý. Còn lại thì các laọi công ty mẹ con cháu các khai thác tẹt ga. Tập hợp bọn này nằm dưới công ty thương mại và dịch vụ của TKV> Và Indevco là thằng tập hợp than này lại, hợp thực hoá phần lớn dưới kiểu tận thu than ĐỒI CHáy. Nhìn chung là đầu đuôi rất dài, nói đoạn giữa là cái gì biết ít bác nói it thôi.
    Nói thế để thấy rằng tài nguytên chúng ta rất dồi dào, chưa ai khẳng định chắc chắn rằng trong hàng trăm nghìn ha đất kia không có khoiáng sản quý cả.
    Hơn nữa, hàng trăm nghìn ha rừng đầu nguồn, một khi có biến lại nắm trong tay nước ngoài là hết sức nguy hiểm. CHỉ cần động tác nhẹ nhàng là khai thác đồng laọi cùng thời điểm trước mùa mưa. hay .....vô tình rừng bị cháy........
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Vấn đề gây tranh cãi hiện tại là về mặt đường lối, chủ trương của Đảng chứ không phải là vấn đề vi phạm pháp luật. Ký cho thuê rừng thì tỉnh làm hoàn toàn đúng luật pháp. Nhưng về mặt đường lối chung của Đảng thì có nhiều người cho rằng không đúng đường lối, thiếu dân chủ (1 số cán bộ địa phương bên AN-QĐ có lên tiếng phản đối nhưng vô hiệu).
    Do đó bác Đồng Sỹ Nguyên đưa kiến nghị theo chiều dọc của Đảng thay vì đâm đơn kiện ở toà án tỉnh, hay khiếu nại tố cáo với cơ quan công quyền. Xử lý sẽ chủ yếu về mặt đảng nếu xác nhận sai đường lối thì cảnh cáo, điều chuyển công tác khác hoặc cho về vườn luôn nếu phát hiện "có vấn đề", nếu có chứng cứ rõ ràng thì có thể dùng đến công cụ pháp lý. Hoặc cũng có thể là chẳng xử lý gì nếu địa phương giải trình lý do của mình rõ ràng, hợp lý. Ban bí thư là cơ quan chuyên trách xử lý sự vụ hằng ngày của Đảng sẽ lo chuyện này.
    Luật VN hiện tại cho địa phương gần như toàn quyền về quy hoạch, sử dụng đất đai trong địa phương mình. Các dự án lớn ảnh hưởng liên tỉnh, suất đầu tư cao thì phải ra quốc hội như thủy địện Sơn La, đường HCM. Chuyện thuê rừng này thì khó mà nại lý do lũ lụt nên gây ảnh hưởng liên tỉnh được do chỉ có rừng phòng hộ mới có tác dụng ngăn lũ, điều tiết dòng chảy. Mà chưa có ai dại đến mức cho thuê rừng phòng hộ cả.
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 10:02 ngày 02/03/2010
  3. vyhachit

    vyhachit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    62
    là Đảng viên thì lúc ngủ cũng là Đảng viên, chứ không có kiểu thích thì bỏ tư cách Đảng viên để làm không đúng với luật.
    Tướng ĐSN lên tiếng cũng là vì trách nhiệm của 1 Đảng viên, còn đúng sai dư lào thì nhà em chịu, không bàn được
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Người Việt Nam là: Trong ấm ngoài êm.
    Hay: Khôn ngoan đá đáp người ngoài
    Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
    Ở trong đó có tình thương yêu đồng bào. Có tình yêu quê hương đất nước.
    Ở trong đó, ta có sự thông cảm với bạn bè năm châu. Hợp tác làm ăn, nhưng không có nghĩa là không xem xét xem ai là người tốt, người xấu. Ai có âm mưu và ai không có. Ta không phải là đế quốc, bá quyền. Ta yêu Hoà Bình, yêu nhân loại. Bạn tốt thì chơi, bạn xấu thì né. Thằng nào mà có ý đập ta, ta đập tới nơi tới chốn.
    Khi bạn ''bè'' chưa có động thái quân sự nào gây hại, Ta hoàn toàn chủ động và tỏ rõ thiện chí. Lời lẽ ngoại giao có quyền ''vung vít''. Nhưng như thế có nghĩa là ta không có quyền chủ động của ta. Ta là gì là mặc ta - độc lập - tự do và hướng tới văn minh phổ quát của nhân loại - CNXH.
    Ta không hại ai, nhưng đừng ai hại đến ta.
    Nói như thế để thấy rằng không hề có mâu thuẫn trong lời nói ngoại giao và hành động nội bộ. Đề phòng Tàu, cảnh giác Tàu là không hề mâu thuẫn với 16 chữ vàng và 4 tốt. Bởi vì sao? Con người hoàn toàn có thể bị thay đổi. Trong một hoàn cảnh nào đó, ví dụ một cơn cúm thôi chẳng hạn, nó hoàn toàn có thể khiến con người đưa ra một ''quyết định'' ngu ngốc và ''khác thường''. Và thực sự nguy hiểm khi người ấy lại đang cầm trong tay những công cụ ''sát thương''.
    Công cụ đó là gì? Là những nguy cơ, là những ''âm mưu'' có thể có do một ai đấy của bạn tạo ra, âm thầm.
    Như vậy, hạn chế ''nguy cơ'' đến từ phía bạn cũng là một cách giúp bạn, cũng là một cách thực hiện tốt tinh thần ngoại giao.
    Tôi nhớ hồi nhỏ, đang học. Thấy thằng bạn có một con dao nhọn, trạm chổ rất đẹp. Mình thích ơi là thích. Xin nó, nó kiên quyết không cho. Mình giận. Nhưng rồi cuối cùng vẫn chơi với nhau, càng thân thiết hơn vì sau này đã hiểu ý của nó - Nó sợ mình làm bậy.
    Đó là cách làm của những người bạn, còn những người khác thậm chí là cừu thù, vẫn phải ''gác'' chuyện quá khứ, lịch sử để sống chung với nhau, nhưng đừng hòng nói rằng họ để một ly sơ hở có lợi cho đối phương nhá. Nằm mơ.

  5. xuanhuy310

    xuanhuy310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2004
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Chưa có giấy phép, công ty nước ngoài hối hả trồng rừng
    Cập nhật lúc 07:11, Thứ Ba, 02/03/2010 (GMT+7)
    ,
    ?" Thông tin từ UBND xã Đông Quan (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) cho VietNamNet biết, hiện Công ty Innov Green (Hồng Kông ?" Trung Quốc) có chi nhánh tại Lạng Sơn đã tiến hành trồng thử nghiệm 60 ha tại đây nhưng đã được cấp phép hay không thì họ không biết. UBND xã chỉ nhận được chỉ đạo từ tỉnh và huyện là đồng ý cho doanh nghiệp này tiến hành trồng rừng. Ngoài ra, tại huyện Lộc Bình, công ty này cũng đã trồng rừng tại 3 xã khác.
    Tướng Đồng Sỹ Nguyên cảnh báo việc cho nước ngoài thuê rừng
    Tận mắt chứng kiến việc giao đất rừng cho người nước ngoài

    Những lời hứa hẹn?

    Chị Khiết ở thôn Song Sài đưa chúng tôi băng qua nhiều đồi núi đến địa điểm công ty Innov Green đã thuê chị và người dân trồng bạch đàn nhưng vẫn còn nợ tiền người dân. Ảnh: Vũ Điệp

    Thông tin thực tế về những rừng cây bạch đàn đã được Công ty Innov Green thuê người dân ở thôn Song Sài trồng nhưng chưa thanh toán hết tiền công cho người dân, ông Vi Sỹ Phóng, Chủ tịch UBND xã Đông Quan thừa nhận đúng là có chuyện trên.

    Ông cho biết, hiện tại công ty này đã trồng được 60 ha cây bạch đàn tại thôn Song Sài, còn ở thôn Nà Lâu cũng đã đi khảo sát rồi nhưng chưa giải phóng mặt bằng xong nên vẫn chưa triển khai. Hình thức là tự ?ohợp đồng bằng miệng? với người dân thông qua một vài nhà thầu. Một số nhà thầu đã thanh toán 65% tiền công cho dân.

    Tuy vậy thực tế một số người dân ?olàm thuê trên đất của mình? ở thôn Song Sài cho biết, trong thời gian họ làm thuê cho công ty này trông rừng chỉ thỉnh thoảng nhận được một vài trăm tiền tạm ứng, còn lại đến bây giờ họ vẫn đang bị nợ. Có hộ 1 triệu có hộ hơn, nhưng cùng chung hoàn cảnh là không nhận được lời hứa hẹn sẽ trả dứt điểm vào khi nào.

    Xã Đông Quan có 4500 dân gồm 974 hộ, 7 thôn bản, tổng diện tích Công ty Innov Green đã tiến hành khảo sát và thuê lại tại đây là 1390 ha trên địa bàn 4 thôn là: Song Sài, Bản Nùng, Nà Lâu và Phiêng Ét. Trong đó 2 thôn Song Sài và Phiềng Ét là hẻo lánh và khó khăn nhất, chưa có đường và điện.

    Khi chúng tôi hỏi: UBND xã có biết công ty nước ngoài này dựa vào cơ sở nào để tiến hành trồng rừng thử nghiệm trên địa bàn thì ông Phỏng mới cho biết: ?oDự án đã làm xong đâu, mới chỉ trồng thí nghiệm. Được sự đồng ý của tỉnh và của huyện vào đầu tư ở đây?.

    ?oSố diện tích mới trồng đấy có giấy phép hay chưa thì chúng tôi không được biết, họ không qua xã. Chúng tôi được chỉ đạo từ tỉnh và huyện là đã đồng ý cho công ty này vào trồng thử nghiệm. Hôm họp ở huyện, lãnh đạo có nói: Do dân mình nên cứ để đất trống đồi núi trọc, cho doanh nghiệp vào họ làm?, ông Phỏng nói thêm.


    Anh Lành Văn Nga đang chỉ vào khu rừng rộng 60 ha mà doanh nghiệp nước ngoài này đã trồng bạch đàn. Anh cho biết sẽ không giao đất cho công ty này mà để lại cho con cháu anh. Ảnh: Duy Tuấn


    Tuy vậy, một lúc sau vị Chủ tịch xã này lại nói tiếp rằng dự án trồng rừng này vẫn chưa được tỉnh cấp phép. Tỉnh Lạng Sơn có giao cho huyện hướng dân cho xã đi khảo sát đất rừng rồi trình lên để cấp. ?oNhưng giờ đã trình đã cấp gì đâu mà họ đã trồng rồi, cả ở huyện Tràng Định cũng tiến hành trồng rồi. Vừa rồi Sở Tài nguyên Môi trường cũng nói là chưa cấp gì đâu nhưng cứ cho họ (Cty Innov Green - Nv) làm đi?, ông Phỏng cho biết.

    Ông Phỏng cũng cho biết, công ty nước ngoài này đã vào địa bàn xã Đông Quan khảo sát để thuê đất từ năm 2007. ?oDự án sẽ thuê đất trồng gỗ nguyên liệu cao cấp trong vòng 50 năm. Tự họ (Cty Innov Green - NV) làm, tự vào thuê đất nhà nước, thuê dân mình làm công nhân, họ trả cho người dân theo hợp đồng hàng năm, bảo vệ rừng cho họ. Sau này họ bán sản phẩm thì sẽ cho phần trăm. Họ bảo thế?.

    ?oDự án họ bảo vào trồng rừng thì sẽ mở con đường, kéo điện vào khu vực khó khăn cho 2 thôn. Dân rất thích đường được mở, công ty này còn hứa sẽ xây dựng công trình công cộng, nhà văn hoá, trường học cho dân mình và tạo việc làm cho người dân?, ông Phỏng kể về những lời hứa của dự án khi thành công.

    Còn chị Vi Thị Khoản, cán bộ địa chính xã Đông Quan thì thông tin rằng: ?oHôm đi họp dự án này vào ngày 28/5/2009, lãnh đạo Sở NN&PTNT phát biểu rằng hoàn toàn nhất trí với việc trồng rừng của Cty Inov Green và cho trồng. Tôi hỏi chưa có quyết định thì làm thế nào thì người đó nói tiếp trồng đến đâu giao đến đấy?.


    Con đường dài 7km mà công ty có nguồn gốc từ nước ngoài này mới làm được mấy trăm mét thì bị người dân không cho làm nữa do họ chưa nhận được tiền đền bù. Chị Vi Thị Lơ cũng như nhiều người dân khác ở Đông Quan ban đầu đã tin vào những lời hứa hẹn của dự án. Họ đều muốn có đường, có điện nên đã giao đất cho dự án... Ảnh: Duy Tuấn


    Không chỉ nợ tiền trồng bạch đàn của người dân làm thuê, hiện con đường nối liền từ thôn Nà Xã vào đến khu vực trồng rừng dài 7km do dự án này thực hiện mới chỉ làm được mấy trăm mét vì vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, chưa đền bù đất đai cho người dân bị lấy đất.

    Chị Vi Thị Lơ, một người dân thôn Nà Xá là người mất đất nhiều nhất trong việc làm đường với diện tích hơn 2000 m2 đất có rừng thông. ?oNăm ngoái, chúng tôi đồng ý cho mở đường và họ hứa với chúng tôi là sẽ trả tiền đền bù trước 15/10/2009 nhưng đến hẹn không thấy tiền nên người dân chúng tôi không cho làm nữa?, chị Lơ cho biết.

    Dự án nước ngoài chồng lên dự án trong nước

    Chị Vi Thị Khoản, cán bộ địa chính xã Đông Quan cho biết, hiện tại UBND xã đã nhận được bản đồ khu đất do huyện và tỉnh gửi xuống về việc cho Cty Innov Green Lạng Sơn thuê đất trồng rừng tại địa bàn xã Đông Quan. Tuy vậy, đến nay chị và Chủ tịch xã vẫn chưa ký vào bản đồ đó bởi hiện tại 2 dự án trồng rừng trước đây tại xã vẫn chưa được thanh lý.

    Đầu tiên là Dự án trồng rừng nguyên liệu giấy do UBND tỉnh Lạng Sơn triển khai từ năm 2004 nhưng đã thất bại. Dự án này giao cho người dân ở thôn Song Sài và Nà Lâu trồng cây thông trồng 225 ha cây thông tại thôn Nà Lâu và Song Sài.

    Tuy vậy, khi đã trồng phủ kín số đất đồi trên thì người dân được nhà nước thuê trồng không được thanh toán. Số hộ dân bị nợ lên tới 60 hộ. Ông Khoảng cho biết: Dân đi trồng rồi nhưng nhà nước không trả tiền cho dân nên không ai bảo vệ, có thời điểm bị cháy gần hết nay chỉ còn ít cây, nay dân tự quản lấy. Tôi cũng đã kêu nhiều lần lên tỉnh rồi nhưng vẫn không được.



    Chủ tịch, cán bộ địa chính xã Đông Quan và tấm bản đồ khu đất ở 2 thôn trong xã đang còn nhiều khúc mắc. Họ nói sẽ không ký vào những bản đồ này khi mà dự án cũ chưa được thanh lý, người dân vẫn đang còn bị nợ tiền. Toàn bộ dự án chủ yếu thông qua tỉnh và huyện, họ, những người sát với dân với rừng nhất chỉ nhận được chỉ đạo từ trên và làm theo. Ảnh: Vũ Điệp


    Cán bộ xã xác nhận, chỉ có người dân ở thôn Nà Lâu được cấp sổ xanh từ trước còn ở thôn Song Sài, người dân nhận đất trồng rừng 5 năm nay nhưng vẫn chưa được cấp giấy tờ. Tuy họ không phải là chủ nhưng họ là những người đã sử dụng đất rừng lâu năm.

    Theo cán bộ địa chính xã này thì hiện tại dự án trên vẫn chưa được thanh lý, người dân vẫn đang quản lý số rừng có mật độ khoảng 50 cây thông/1ha này. Ngoài ra, tại thôn Bản Nùng và Phiềng Ét còn có 1 dự án trồng rừng khác của Lâm trường Lộc Bình (Dự án 661) thuê dân trồng rừng vẫn chưa được thanh lý.

    Dự án cũ chưa xong, dân đang còn bị nhà nước nợ tiền thì xã Đông Quan lại nhận được thêm dự án mới cho người nước ngoài thuê rừng chồng lên cả phần diện tích rừng cũ đã có dân sử dụng.


    Trường học với lá cờ Tổ quốc nằm giữa núi rừng Lạngg Sơn. Chúng tôi thấy cảm động khi người nông dân chỉ mới học hết lớp 3 Lành Văn Nga nói rằng: "Mình không giao đất cho công ty của Trung Quốc đâu, giữ đất là giữ nước nữa". Ảnh: Duy Tuấn


    Thế nhưng, trong 2 bản đồ khu đất do Liên đoàn quan trắc địa hình lập ra tại 4 thôn ở Đông Quan thì đều chú thích rằng gần 1000 ha đất đồi tại 4 thôn Song Sài, Nà Lâu, Phiềng Ét và Bản Nùng đều chưa sử dụng (?!) Đó là chưa kể đến việc tại thôn Nà Lâu, người dân đã được cấp sổ xanh từ lâu.

    Do việc dự án cũ chưa thanh lý nên UBND xã Đông Quan vẫn chưa ký xác nhận vào 2 tấm bản đồ này. ?oHôm vừa rồi, phòng TNMT huyện Lộc Bình có điện vào 3 lần cho xã giục ký vào bản đồ, hồ sơ để cho công ty nước ngoài thuê đất nhưng chúng tôi vẫn không ký. Việc thắc mắc: thứ nhất chưa thanh lý 2 dự án trước kia, hai nữa là chồng chéo với việc giao đất lâm nghiệp vừa rồi vẫn chưa được giải đáp?, cán bộ xã Đông Quan thông tin thêm.

    Điều đáng lưu ý là tại xã Đông Quan, năm 2002 tỉnh Lạng Sơn đã quy hoạch một thao trường rộng 38 ha. Chủ tịch xã này đã xác nhận thông tin trên và cho biết địa điểm của thao trường cách UBND xã khoảng 1 km.

    Ngoài xã Đông Quan, tại huyện Lộc Bình còn có thêm 3 xã khác là Hữu Lân, Minh Phát và Nam Quan, Công ty Innov Green cũng đã tiến hành trồng rừng thử nghiệm.

  6. unknown01

    unknown01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    55
    Chi tiết bác DSN kể đến khu đất của Đồ Sơn thấy cắm cọc như mốc biên giới không cho người Việt vào, đến khi chính bác ấy làm căng mới xong, tôi thấy không được rõ ràng.

    Cứ phải đối chiếu theo luật (VN và quốc tế mà VN tham gia) và bản hợp đồng với công ty kia. Có sai phạm gì thì truy ở đó.
    Còn trong trường hợp thông thường, làm sao người ta cho vào được. Không có trát toà, không phải trường hợp khẩn cấp theo luật định đến ************* cũng không được vào nữa là công an.
    Ở VN công an chỗ khác muốn đến nhà ai mà không báo trước (như bắt khẩn cấp), theo luật cũng phải có công an khu vực và đại diện tổ dân phố đi kèm, để tránh lừa đảo.
    Bác DSN lúc đến Đồ sơn chắc đã là người về hưu, dân thường không có trách nhiệm gì, không được cho vào tôi cũng không thấy có gì sai phạm cả.
    Cònn nếu khu đất đó có cái ảnh biển cấm "người VN không được vào" thì chắc hội TQ kia toi đặc từ lâu rồi
  7. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Ở Việt Nam ta, theo tớ nhìn nhận thì nên tách bạch nhiều chuyện, và thảo luận trao đổi cũng nên tách bạch, quy hết vào một chỗ là chết dí ...
    Chuyên thuê đất trồng rừng khác với thuê rừng, bản thân thuê rừng cũng có nhều thứ để nói nữa.
    Hôm nay có bài này:
    http://vietnamnet.vn/psks/201003/Chua-co-giay-phep-cty-nuoc-ngoai-da-hoi-ha-trong-rung-896666/
    Có một chi tiết đáng chú ý là sự xâm phạm vào quy hoạch, cái này ở VIệt Nam ta là thường xuyên, chủ trương trồng rừng là đúng, ai trồng cũng được, nhưng rõ ràng cán bộ cấp dưới VN mà cụ thể ở các tỉnh là có vẻ im ỉm ngó lơ làm càn, càn xong làm liều .... đến khi bung bét thì được vạ má sưng. Cái này thì ở trong ngành nào cũng bị hết. Nói chung là rất chán.
  8. unknown01

    unknown01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    55
    Thực ra muốn phá vụ này một cách hợp pháp khá đơn giản, có khi chưa cần phải cãi cọ nhau về các luật an ninh quốc phòng, đầu tư, WTO.
    Ở VN chỉ cần chịu khó "soi" thì có cái gì mà không có sai phạm, như chưa có giấy phép, vi phạm luật người nước ngoài thường trú, xả rác thải, trốn thuế.... Cả ngàn cái cớ để huỷ hợp đồng.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chuyện này, như Bác nói cũng chỉ là một phần phải giải quyết thôi.
    Đó là đối nội. Hình như Bác chỉ nói về mặt đường lối làm kinh tế mà chưa nói tới vấn đề QP!?
    Theo tôi, ngoài nó ra nó còn có trách nhiệm về ANQP nữa. Tức là ý thức về ANQP.
  10. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Cái này ở Đồ Sơn bạn nào biết thì nên kể ra nhé, sòng bạc Đồ Sơn có quy định cấm người Việt Nam vào trong sảnh đánh bài nếu không có giấy tờ bảo lãnh - hoạc hộ chiếu, hoặc anh phải là công dân nước ngòai.
    Bản thân tớ vào nhiều lần rồi, và thường thì phải có yêu cầu trước đề nghị vào, lúc ấy họ mới cho vào. Mình vào trong thì có thể đứng ở sảnh tham quan khách đánh bạc nhiều kiểu ... hoặc là đánh với mấy cái máy xèng kim loại phía ngoài, nước non đủ cả. Chụp ảnh bị hạn chế. Đó là nói phỉa trong.
    Còn ở phía ngòai thì chụp vô tư, thoải con gà mái, chả có gì đáng lăn tăn.
    Chả biết có phải ông ĐSN nói thế hay ông nói kiểu nào mà viết ra thế, chứ đối diện khúc quanh của sòng bạc ở quả đồi là khu quân sự, có cái barie to tướng nằm chình ình đấy. Nó cắm mốc gì gì có tí chủ quyền mà mẩy anh chả bao giờ tản bộ để xem nó viết gì thì cách hết sạch cho về nhà nuôi gà đi chứ để làm gì.
    Hơn nữa, việc kinh doanh sòng bạc ở Vtệt Nam đâu phải dễ dàng và đơn giản như nơi khác, người Việt bị hạn chế tham gia âu cũng là điều tốt.
    Xung quanh chuyện sòng bạc này cũng vô số khôi hài, thời kì hoàng kim khách du lịch Trung Quốc vào miền Bắc nó tới đây đánh bạc như trời trời, đi đường bộ từ Lạng Sơn hoặc Móng Cái về đánh bát nháo, thua sạch chiếu, có đoàn nó đánh hết sạch, sớm ra nhẹ nhàng kéo nhau chạy sạch bách từ 1h00 sáng, khỏi trả đồng nào KS.
    Đồ Sơn, Hà Nội giờ còn không ít khách sạn mà khách TQ qua ở dạo đấy xù tiền thẳng cẳng đến nay vẫn chưa trả ... hết đòi.

Chia sẻ trang này