1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho Trung Quốc thuê rừng biên giới ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hungdao101, 14/02/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chaubauxau

    chaubauxau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195

    Luật đầu tư số 59/2005/QH - Chương V
    ....
    Điều 30. Lĩnh vực cấm đầu tư
    1. Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng.
    2. Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
    3. Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.
    4. Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế.
    .....
  3. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    luật thì là luật nhưng mà có thực hiện ko mới là quan trong hay là lại phép vua thua lệ làng , chơi kiểu lách luật thì cũng vậy . các ông nhà ta toàn chơi theo kiểu chảm trước tấu sau , rồi đi sửa sai thế mới tài
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ủa, nếu thế thì khác gì những điều kia thành vô nghĩa??
    Thế thì còn gì là luật?
    Như thế Ông nào cũng coi trời bằng vung, thích làm gì thì làm, hậu quả gì thì mặc kệ? Chịu, không ai kiểm soát được những cá nhân?
    Thật là nguy hiểm.
    Bác Hồ nói: ''Dân tộc VN là một, nước VN là một''.
    Tức là mấy Ông ''thiểu số'' kia thích ''lệ gì thì lệ'', nếu đã coi mình là một phần của DT VN thì trước hết và trên hết phải theo pháp luật VN. Dám làm khác ư? Mọi việc làm phải đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất dân tộc, văn hoá.
  5. nguyenxuanphu

    nguyenxuanphu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    208
    Nói chung phải lo chủ quyền đã, còn nhân quyền thì từ từ hoàn thiện ....(câu này nghe wen...wen...)
    Tóm lại không cho khựa thuê cái gì sất ......
  6. hoadaols

    hoadaols Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    203
    ''Giật mình'' khi nghe thông tin cho nước ngoài thuê đất
    Giật mình và bất ngờ!

    Trước thông tin về việc UBND tỉnh Lạng Sơn cấp phép cho Công ty Innov Green Lạng Sơn (thuộc tập đoàn Innov Green) đến thuê đất trồng rừng 50 năm, dư luận đang quan tâm đến việc dự án đó có ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề an ninh quốc phòng khu vực biên giới, phóng viên VietNamNet đã có buổi làm việc với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn để hiểu rõ hơn vấn đề.
    Làm việc với chúng tôi có Đại tá Hoàng Công Hàm (Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn) và Trung tá Nguyễn Việt Thắng (Trưởng ban trinh sát).

    Tuy vậy, điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là việc lãnh đạo quân sự tỉnh này không hề biết tới việc có doanh nghiệp nước ngoài đến thuê đất với thời hạn 50 năm tại tỉnh Lạng Sơn. Ông Hàm cho biết ông và Bộ chỉ huy tỉnh chưa nghe về dự án này bao giờ.

    ?oChúng tôi chưa nắm được dự án thuê nhiều ha rừng của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh và cũng chưa thấy ai báo cáo về vấn đề đó?, ông Hàm cho biết.

    Ông Hàm khá bất ngờ trước thông tin về dự án khi biết không chỉ doanh nghiệp nước ngoài này đã được cấp phép đầu tư thuê đất với diện tích dự kiến là 63.000 ha trong thời hạn 50 năm mà đã tiến hành trồng thử nghiệm ở nhiều địa phương.

    Còn Trưởng ban trinh sát tỉnh đội Lạng Sơn Nguyễn Việt Thắng cũng đã rà soát các dự án mà cơ quan này nắm được trong những năm qua thì cũng không thấy có tên công ty này với nội dung trên.
    ?oHọ chưa qua một cấp nào của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thẩm định cấp dự án nhất là về rừng dọc biên giới. Tất cả các dự án lớn như thế thì chắc chắn phải báo cáo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Chúng tôi không được báo cáo thì làm sao chúng tôi tham mưu được. Dự án trồng rừng 50 năm có người nước ngoài là ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng rồi?, ông Hàm khẳng định.

    Ông Hàm cũng nói thêm, những dự án trồng rừng có ảnh hưởng liên quan đến an ninh quốc phòng thì nếu được tham gia thì Bộ chủ huy quân sự tỉnh sẽ bác bỏ ngay và không cho phép.
    ?oNghe công ty nước ngoài đầu tư 50 năm là chúng tôi hơi hoảng. Các khu vực về rừng núi dọc các tuyến biên giới mình phải phủ các đồi xanh.Trước đây trong chiến tranh ?orừng vây bộ đội rừng vây quân thù", nay rừng phải được phủ xanh.

    Rừng là thế mạnh của miền núi tại sao lại để cho dự án nước ngoài trồng cây vào đấy. Họ thuê 50 năm thì mình khó mà kiểm soát được. Họ sử dụng trồng rừng 50 năm thì sẽ ảnh hưởng đến thế trận quân sự phòng thủ của nước ta. Phòng thủ ở đây tôi nói riêng về vấn đề biên giới. Không thể để vấn đề người nước ngoài trồng rừng như thế được, vì đây là vấn đề rất nhạy cảm?.

    Lợi bất cập hại (?!)

    Ông Hàm cũng cho biết rằng, có thể đưa dự án trồng rừng vào đó có thể phát triển được kinh tế khu vực tạo công ăn việc làm cho dân vì người dân cảm thấy rằng chưa bao giờ có dự án lớn như thế vào các xã vùng sâu vùng xa chủ yếu là đồi núi trọc. Nhìn thấy trước mắt như thế nhưng cho thuê 50 năm họ làm những gì không đúng như chủ trương xóa đói giảm nghèo thì sao?. Dân mình chưa nắm được cái lợi bất cập hại nên nhiều người đã giao đất cho công ty người nước ngoài.
    Công ty TNHH một thành viên Innov Green Lạng Sơn (Innov Green Lạng Sơn) thuộc tập đoàn Invov Green (giấy xác nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký công ty số 198 do Bộ Thương mại, Vương quốc Campuchia cấp ngày 25/02/2004, người đại diện theo pháp luật là ông Wu Gwo Wei có quốc tịch Trung Quốc).

    Tại Giấy chứng nhận đầu tư số 14104300056 chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 21/2/2008; chứng nhận thay đổi đầu tư lần thứ 1 ngày 12/3/2009 do ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn ký.

    Nội dung dự án đầu tư ?Trồng rừng gỗ nguyên liệu cao cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn? với quy mô dự kiến 63.000ha. Địa điểm đầu tư thực hiện dự án: tại 49 xã thuộc 7 huyện: Văn Quan, Tràng Định, Lộc Bình, Chi Lăng, Cao Lộc, Bắc Sơn và Đình Lập.

    Vốn đầu tư dự án 800 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư. (Nguồn: Sở KHĐT Lạng Sơn).
    Vị Tham mưu trưởng tỉnh đội Lạng Sơn thông tin thêm, một số cơ quan có dự án liên quan đến quốc phòng an ninh là ngại mời Bộ chỉ huy quân sự tỉnh họp.
    Cụ thể như công văn của UBND huyện Lộc Bình về việc chấp thuận địa điểm xin thuê đất của Cty Innov Green Lạng Sơn chỉ gửi UBND tỉnh, Sở Tài nguyên Môi trường nhưng lại không gửi Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.

    ?oChúng tôi giật mình cũng đúng thôi, những cái gì liên quan đến các khu công nghiệp lớn thì hồ sơ rất kỹ, những dự án 5-10 năm thì các cấp các ngành họp bàn rất là nhiều mới triển khai thế nhưng đối với dự án này cho thuê đất tới 50 năm mà lại có yếu tố nước ngoài thì cơ quan quân sự lại không được biết?
    Nói về việc làm ăn với công ty nước ngoài thường được bỏ qua vì họ biết rằng liên quan đến an ninh quốc phòng là khả năng bị bác ngay?, ông Hàm nói thêm.

    Thông tin về thao trường bắn của tỉnh đội nằm trên địa bàn xã Đông Quan cũng đã được lãnh đạo Bộ chỉ huy quân sự xác nhận. Thao trường bắn này đang được cơ quan quân sự xin dự án với diện tích gần 40ha và đã diễn tập tại đây nhiều lần.

    Chúng tôi đặt ra một ví dụ nếu tại một huyện Lộc Bình hay tại một huyện nào đó đã được UBND tỉnh cho thuê đất trồng rừng lâu năm nếu khi kiểm tra lại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thấy khu vực đó ảnh hưởng đến anh ninh quốc phòng thì sẽ xử lý như thế nào?
    Ông Hàm cho biết: Chúng tôi sẽ có ý kiến với các cơ quan liên quan, tiến hành ngồi họp với nhau, rà soát lại các quy trình như thế đã đồng bộ chưa? Đồng bộ ở chỗ là quân sự quản lý về an ninh quốc phòng nhất là khu vực biên giới. Và yếu tố ảnh hưởng tới quốc phòng an ninh các anh không cung cấp cho chúng tôi.
    ?oNếu trong số diện tích đó có khoảng 10.000 ha ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng thì chúng tôi sẽ đấu tranh để loại trừ dần nó đi. Quan điểm của chúng tôi là đã ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng thì không bao giờ cho thuê, nhất là thuê với thời gian 50 năm?, ông Hàm nói.

    Lãnh đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn nói tiếp, trước mắt do chưa nắm rõ dự án này ở những vị trí thế nào nên chưa kết luận được nó ảnh hưởng cụ thể tới vấn đề an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia trên địa bàn tỉnh, và hứa sẽ cho người kiểm tra những thông tin về dự án của Công ty Innov Green Lạng Sơn.
    http://vietnamnet.vn/psks/201003/Giat-minh-khi-nghe-thong-tin-cho-nuoc-ngoai-thue-dat-898805/
    Không phải làm bậy là gì. Không thể biện minh được, đừng có lôi Luật ra bào chữa vì có làm đúng Luật đâu.
    Phải thu hồi lại thôi, đền tiền cũng phải làm, coi đó là tiền ngu cũng được vì trước đến nay VN mình mất tiền ngu cũng nhiều rồi.
  7. SinhTinhLuc

    SinhTinhLuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=368368&ChannelID=3
    Thứ Hai, 15/03/2010, 08:49 (GMT+7)
    Đất rừng không đủ giao cho dân
    TT - Gặp gỡ đầu tuần với Tuổi Trẻ về chuyện trồng rừng và hiệu quả của việc trồng rừng, GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung - viện trưởng Viện Quản lý bảo vệ rừng và chứng chỉ rừng - nói:
    "Quan điểm của tôi là nên để cho người VN làm, vì nước ta là một trong số các nước mật độ dân số lớn nhất thế giới.
    Nếu bây giờ mình cho nước ngoài thuê thì có thể có lợi, vì có những nơi mình chưa đủ sức khai phá, chưa đủ tiền đầu tư. Nhưng 5-10 năm sau khi mình cần đến đất rừng như một đối tượng sản xuất quan trọng thì lúc bấy giờ người ta thuê mất rồi. Như vậy xét về lâu dài thì không có lợi"
    Ông Nguyễn Ngọc Lung
    - Là người thực hiện xuyên suốt chương trình, dự án 327 (sau này là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng) nên tôi hiểu rất kỹ và quan tâm đến những cảnh báo về một số tỉnh cho nước ngoài thuê rừng.
    Khi biết được thực tế trên, tôi lập tức viết thư điện tử cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là Cục Lâm nghiệp. Và cuối cùng Thủ tướng đã có kết luận, yêu cầu các địa phương rà soát lại và không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới. Đây là điều đáng mừng.
    * Khi thiết kế dự án 5 triệu ha rừng, chúng ta có đặt ra việc giao đất rừng cho nước ngoài thuê như là một giải pháp hay không?
    - Hoàn toàn không có. Khi xây dựng đề án 5 triệu ha rừng, không có kế hoạch cho nước ngoài thuê, chỉ có số tiền mà 23 nước và tổ chức quốc tế cam kết ủng hộ chúng ta lâu dài qua các dự án được đưa vào dự toán như một khoản của ngân sách.
    * Ông đánh giá thế nào về giá trị kinh tế ở những khu đất rừng 10 tỉnh đã cho nước ngoài thuê, có phải phần lớn diện tích đó là rừng đầu nguồn?
    - Thật ra phần lớn rừng đã cho thuê là rừng sản xuất chứ không phải rừng đầu nguồn.
    Từ lâu chúng ta đã đóng cửa rừng tự nhiên, đồng thời có những quy định nghiêm ngặt về việc bảo vệ rừng đầu nguồn. Do đó, các công ty nước ngoài muốn vào trồng rừng nguyên liệu thì phải thuê rừng sản xuất. Chỉ một số ít diện tích rừng đầu nguồn được cho thuê để làm dịch vụ sinh thái, môi trường chứ không phải để lấy gỗ.
    * Nếu không giao cho nước ngoài làm thì có lãng phí?
    - Tôi khẳng định diện tích đất trống, đồi núi trọc ở nước ta hiện nay không lớn. Mấy năm nay kinh tế lâm nghiệp phát triển, bất cứ ai trồng rừng cũng có lãi nên nông dân không để đất hoang đâu.
    Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, chúng ta đang xác lập một quỹ đất để giao cho cộng đồng quản lý với hai mục đích là giữ cho đất rừng khỏi mất và đáp ứng nhu cầu về lâm sản của người dân vùng sâu vùng xa.
    Để có được quỹ đất này, Nhà nước phải tiến hành thu hồi diện tích các lâm trường trước nay khai thác không hiệu quả rồi giao cho cộng đồng dân cư, nhưng dẫu đã thu hồi tới nửa triệu ha cũng chưa đủ để giao cho đồng bào dân tộc ở những vùng sâu vùng xa.
    Chưa đủ quỹ đất giao cho người dân mà cho nước ngoài thuê thì người dân sẽ thiệt thòi.
    * Như vậy thưa ông, cho nước ngoài thuê rừng có phải là nghịch lý?
    - Đây rõ ràng là một nghịch lý. Đất không đủ để giao cho dân mà đem cho nước ngoài thuê là không ổn.
    Tôi cũng muốn nhắc đến chuyện mấy năm trước đây chúng ta muốn tạo thêm 100.000ha đất ở Tây nguyên để trồng cao su mà chưa có sự chuẩn bị trước về quy hoạch, do đó không ít nơi người ta đã chuyển các diện tích rừng nghèo kiệt có khả năng tái sinh sang đất trồng cao su.
    Phá rừng tự nhiên để trồng cao su thì các nhà khoa học nói rằng chúng ta đã đổi một hệ sinh thái bảo vệ con người để lấy kinh tế nuôi con người. Tất nhiên cả hai giá trị đó đều cần thiết, nhưng đối với mỗi khu rừng thì giá trị này cần ưu tiên hơn giá trị kia. Người quản lý phải biết được điều đó chứ cứ lấy rừng nghèo kiệt để làm rừng trồng thì có lợi về kinh tế nhưng chưa chắc đã lợi về môi trường.
    Cơn bão số 9 năm ngoái chứng minh khi đã lấy rừng tự nhiên làm việc khác rồi thì không có cách gì để thoát lũ lụt.
    * Về câu chuyện bảo vệ và phát triển rừng từ phía người dân, có ý kiến cho rằng nếu cứ để cuộc sống của dân vùng có rừng, gần rừng nghèo đói thì khó giữ được rừng, ông nghĩ sao?
    - Nếu mình nói đời sống người dân thấp cho nên mất rừng, dân không chú ý đến phòng chống cháy, chăm sóc rừng mà chỉ chặt gỗ, săn bắn thú thì chỉ đúng 50%.
    Tôi cam đoan rằng nếu Nhà nước hỗ trợ theo kiểu cấp không cho đồng bào miền núi đủ ăn đủ mặc để họ không đụng chạm đến rừng nữa thì đó là một giải pháp sai lầm. Bởi vì cư dân sống ở rừng không chỉ có ăn uống mà mọi hoạt động văn hóa cũng gắn với rừng, chẳng hạn việc săn thú hay chọn cây làm nhà đều có tục lệ cả.
    Ngay ở những nước giàu hơn mình rất nhiều cũng không thể lập tức ngăn cản được nạn đốt rừng làm rẫy và săn thú.
    Từ thực tế đó, chúng ta cần thực hiện hai cách: một là giúp đỡ kinh tế, hai là làm cho người dân bỏ tập tục phá rừng làm nương rẫy, săn bắn. Cách thứ hai khó hơn bởi vì phải làm cho người dân tự nguyện chứ không phải là ép buộc.
    LÊ KIÊN thực hiện
  8. Vaiuthitbap

    Vaiuthitbap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2009
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Việc 10 tỉnh tự ý cho người Trung Quốc thuê đất: Vì sao các tỉnh dám làm liều đến như vậy?
    Đọc thông tin do hai vị tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh nêu việc 10 tỉnh cho người Trung Quốc thuê đất ở đầu nguồn trong 50 năm? (Bauxite Việt Nam), tôi thực sự bị sốc. Vì sao các tỉnh dám tự ý làm liều đến như vậy? Tôi nghĩ đây là một chủ đề lớn, mong các cơ quan hữu trách và những người hiểu sâu, biết rộng phân tích cho rõ, nhằm cải cách việc quản lý đất nước cho có kỷ cương, không thì thậm nguy!
    Trong khi chờ đợi, tôi xin thử lý giải việc này.
    1. Lãnh đạo các tỉnh đó có biết việc này là sai trái và ẩn chứa nhiều hậu họa khôn lường không? Họ có biết người TQ nhiều mưu sâu, kế hiểm, không từ một thủ đoạn xảo trá và trắng trợn nào để lấn chiếm biên giới, biển đảo của VN không? Tôi tin là họ không thể ngu muội đến mức không biết tâm địa của người TQ và những hậu họa sẽ xảy ra cho dân, cho nước từ việc cho thuê đất 50 năm ở những nơi phên dậu, hiểm yếu của quốc gia. Chắc chắn các cán bộ tỉnh, nhất là các Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh, đủ trình độ, đủ thông tin để biết rõ điều này.
    2. Họ biết rõ việc làm đó sai, hậu quả khôn lường, sao họ vẫn dám làm? Theo tôi có ba lý do:
    (1) Họ tin rằng có làm sai cũng không sợ bị trừng phạt. Hoặc có bị trừng phạt cũng chỉ qua loa, không sao hết. Khi tâm lý này được lặp đi, lặp lại, và thành bản tính thì người ta càng hành động tùy tiện, trắng trợn.
    (2) Món lợi từ việc làm liều quá lớn, át cả nỗi sợ hãi, giống như những kẻ trong đường dây buôn ma túy.
    (3) Cả hai lý do trên cộng lại. Trường hợp 10 tỉnh này chắc là vậy. Khi không sợ bị trừng phạt mà lại có lợi lớn thì không việc gì họ không dám làm.
    3. Nhưng tại sao Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh lại không sợ bị trừng phạt? Đây là câu hỏi chính cần lý giải rõ hơn.
    Nhớ lại, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải có câu nói: ?zTrên bảo dưới không nghe?, khi ông than phiền về việc các chủ trương, mệnh lệnh của Chính phủ không được các bộ, các ngành và các địa phương thực hiện nghiêm túc. Hệ lụy của tình trạng ?ztrên bảo dưới không nghe?, trên đe, dưới không hãi đó ngày càng trầm trọng dẫn đến: dưới làm loạn, trên chẳng dám cản!
    ?zDưới? trực tiếp của Thủ tướng gồm các Bộ trưởng và các Chủ tịch UBND tỉnh (bao gồm cả các thành phố trực thuộc Trung ương).
    Các Bộ trưởng dù sao cũng còn thường xuyên họp Chính phủ, còn phải điều trần trước Quốc hội nên có lẽ mức độ ?zkhông nghe? có đỡ hơn. Tuy vậy cũng vẫn có hiện tượng các Bộ cấp phép ?zloạn các dự án sân golf?, ?zloạn các dự án treo?, ?zloạn các trường đại học?, rồi ?zloạn giá đất, giá sữa, giá vàng?, ?zloạn các cuộc thi hoa hậu?, ?zloạn các lễ hội, festival?? mà báo chí đã nói nhiều.
    Nhưng cái ?zloạn? ở các tỉnh mới âm thầm và đáng sợ. Khi phát hiện ra ?zloạn? thì cả một cánh rừng đã bị triệt phá, cả một khu mỏ đã bị khai thác tan hoang, cả một vùng ruộng đất nông nghiệp màu mỡ biến thành các dự án treo, thành sân golf, cả hàng triệu người nông dân mất đất, thất nghiệp và bao nhiêu dòng sông, hồ nước đã bị giết chết! Rồi 10 tỉnh (có thể còn hơn) cho TQ thuê đất như chuyện đã rồi?
    Mỗi tỉnh có địa giới, có lãnh thổ như là một ?zquốc gia riêng?. Nhà nước trung ương có cái gì thì bộ máy tỉnh cũng có cái đó. Cũng có nghị quyết đại hội Tỉnh đảng bộ, có Hội đồng nhân dân, quân đội, công an, tòa án, đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí? Tóm lại, tỉnh có hệ thống chính trị quyền lực, có công cụ chuyên chính để thực thi quyền lực trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh để ?zgiữ vững ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn? và ?zđẩy mạnh phát triển kinh tế phù hợp đặc thù của địa phương?? Cấp trên thấy tỉnh ?zgiữ vững ổn định chính trị, xã hội?, GDP tăng trưởng ?zkhá? và luôn tỏ thái độ ủng hộ tích cực? là yên tâm rồi. Đó là những điều kiện để tỉnh tự tung, tự tác. Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh có quyền lực như vua ở địa phương.
    Nhưng tại sao Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh lại không sợ bị trừng phạt khi làm sai?
    Có một số lý do:
    (1) Vì dựa vào ?ztập thể lãnh đạo?, ?znghị quyết tập thể?? nên có sai lầm, cá nhân không sợ chịu trách nhiệm. Với những việc mà hậu quả của nó 5-10 năm sau mới lộ ra, khi họ đã hết nhiệm kỳ hoặc chuyển đi (chứ nói gì đến 50 năm sau!), thì càng không sợ.
    (2) Nếu có chịu trừng phạt thì cá nhân cũng chỉ bị ?zphê bình, kiểm điểm nghiêm khắc?, rồi vẫn được tiếp tục tại vị để ?zquyết tâm khắc phục hậu quả?, hoặc được điều chuyển đến chỗ mới có khi còn bở béo hơn.
    (3) Hãn hữu có bị trừng phạt nặng hơn nữa thì cũng chỉ đến bị khiển trách, cảnh cáo, cho nghỉ công tác. Mà các của cải, bổng lộc đã có không hề bị suy suyển? Ở nhiều nước, Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, Tỉnh trưởng? tham nhũng bị dư luận lên án, bị lôi ra tòa? Nhiều người xấu hổ phải tự tử. Còn ở ta thì tuyệt đối không! Tuyệt đối an toàn! Văn hóa xấu hổ không có đã đành mà lòng yêu nước tối thiểu trong giáo dục công dân sơ đẳng cũng không có nốt. Họ đã trở thành thứ người gì vậy? Không thể hiểu nữa.
    (4) Cấp trên không thể và không dám trừng phạt họ còn vì nhiều mối quan hệ quyền lực, lợi ích, quan hệ xã hội ràng buộc phức tạp. Rút dây sợ động rừng. Có nhiều thế lực, ô dù đan xen nhau, cài cấy vào nhau? Vì thế nhiều vụ việc cấp trên biết cấp dưới làm bậy mà phải lờ đi, phải đùn đẩy, phải ra sức bênh che, phải cho rơi vào im lặng rồi? để lâu hóa bùn! Cứ thế cấp dưới ngày càng có nhiều kinh nghiệm để tạo ra sự an toàn, để không cần sợ cấp trên?
    Chả thế mà Thủ tướng đã tự hào tuyên bố ?ztôi chưa kỷ luật một đồng chí nào!?.
    (còn nữa)
  9. Vaiuthitbap

    Vaiuthitbap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2009
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp)
    - Thế còn pháp luật? Không sợ! Các cơ quan pháp luật địa phương đều là công cụ chuyên chính dưới sự lãnh đạo toàn diện và triệt để của Tỉnh ủy. Các cơ quan pháp luật cấp trên cũng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng? Vả lại cấp bộ, ngành trung ương không thể đụng đến các Bí thư tỉnh/thành! Đầu gà còn hơn đuôi trâu! Huỳnh Ngọc Sĩ mà không có người Nhật khui ra và không có sức ép của Chính phủ Nhật dọa cắt ODA cho VN thì các cơ quan pháp luật VN có dám đụng đến? Mà có đụng đến cũng đã phải bàn bạc mãi, rất ?zquyết tâm?, ?zquyết liệt? mới tìm ra được cái tội: ?zlợi dụng chức vụ?, cho thuê nhà giá cao nhưng khai ít, để chiếm đoạt mấy trăm triệu đồng chia nhau! Nhìn xem, ông Sĩ mới chỉ là cán bộ ?ztép riu? so với Bí thư Thành ủy hay Chủ tịch tỉnh! Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang còn gọi điện ?zkhiển trách? vị đại biểu Quốc hội dám nói đụng đến tỉnh của ông!
    - Họ không sợ dân sao?
    Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Chính quyền của dân, do dân, vì dân. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Tất cả những điều tốt đẹp, thiêng liêng ấy đều bị họ biến thành những khẩu hiệu suông. Dân có thể và dám làm gì họ ư? Toàn bộ hệ thống chính trị địa phương truyền đạt chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, Ủy ban để mọi cán bộ và người dân ?zquán triệt?. Còn những điều có tính nội bộ thì cấm các báo, đài đưa tin ?ztùy tiện?, cấm cán bộ phát ngôn ?zbừa bãi?! Người nào làm trái chủ trương là gây tâm lý ?zhoang mang? trong dân, đe dọa ?zsự ổn định chính trị ?" xã hội? của địa phương, các cơ quan chức năng bằng mọi biện pháp nghiệp vụ phải điều tra, phát hiện kịp thời, giải quyết nhanh gọn, triệt để, thực hiện đúng ?zquyết tâm của trên?. Đến con cụ Cù Huy Cận, TS luật Cù Huy Hà Vũ, sống ở giữa Thủ đô, giáp Quảng trường Ba Đình, cạnh các cơ quan TƯ Đảng, Chính phủ, cạnh sứ quán nhiều nước, mà Chủ tịch phường còn đến quát nạt ?zMày có muốn làm luật sư nữa không?? và cho dân phòng đến đập phá tường rào? Thử hỏi người dân ở làng quê hẻo lánh có dám ?zbiết?, dám ?zbàn?, dám ?zkiểm tra?, dám ?zlàm chủ? sai ý chính quyền được không!?
    Điều nguy hiểm là những người trực tiếp đập phá ấy không cần biết đúng sai, phải trái, chỉ biết triệt để chấp hành chỉ thị của ?ztrên?! Và cấp trên khôn lắm, những vụ việc ?znhạy cảm? thường chỉ thị miệng, để không có bằng chứng, nếu bí quá thì bắt cấp dưới chịu tội thay. Dân bức xúc đi kiện thì đơn kiện gửi lên trên lại được chuyển về cấp cơ sở giải quyết! Nhiều trường hợp ?zbên nguyên? thành ?zbên bị?! Dân đi kiện vượt cấp ít người biết đường đi, nước bước, và thường không đủ điều kiện tiền của, thời gian? theo đuổi. Mà giỏi lắm có theo đuổi thắng được kiện thì người dân thắng kiện được đền bù chút ít từ công quỹ ?" cũng là tiền dân, còn cán bộ chẳng sao cả!
    - Họ có sợ dư luận, báo chí không? Có chút e ngại. Vì hầu hết các vụ việc tham nhũng, tiêu cực đều do báo chí phanh phui. Việc chống tham nhũng từ các tổ chức Đảng, đoàn thể cơ sở và cơ quan cấp trên đều rất ít hiệu quả. Nhưng báo chí phải đi theo đúng lề bên phải mà cơ quan quản lý đã vạch sẵn ranh giới, nhất là các báo, đài của tỉnh! Vả lại báo chí chỉ phát hiện, còn điều tra, xét xử lại thuộc về các cơ quan pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do đó có xử tội được Bí thư, Chủ tịch tỉnh nào đâu. Họ sợ báo chí nhưng không sợ luật pháp! Vả lại những báo ?zngoài luồng? được họ coi như luận điệu của ?zbọn *********?, âm mưu ?zbôi nhọ cán bộ?, ?zgây mất lòng tin của dân vào lãnh đạo?? và? cấm loan truyền những thông tin ngoài luồng!
    Tóm lại, hệ thống tổ chức chính trị và cơ chế hoạt động của nó tạo cho lãnh đạo ở tỉnh không chỉ có những chiếc phao an toàn mà còn có những vũ khí nguy hiểm để trừng trị đối thủ, bảo vệ cá nhân, duy trì quyền lực của họ. Vì thế họ rất lộng quyền, hống hách, phớt lờ cấp trên, coi thường pháp luật, khinh dân, coi thường công luận?
    Tôi muốn trở lại vụ án Nông trường Sông Hậu (NTSH) để thấy oai quyền của tỉnh ghê gớm thế nào.
    Ngày 20/3/2008 Văn phòng Tỉnh ủy Cần Thơ có công văn số 91-TB/VPTU do Phó Chánh VP Đinh Công Út ký, thể hiện ý kiến đồng chí Bí thư Thành ủy và đồng chí Phó Bí thư thường trực?, chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra những nội dung vi phạm? đã rõ? về tội? (xem Google, Vụ án bà Ba Sương, có hơn 2 triệu kết quả).
    Khi nghe tin Tỉnh ủy Cần Thơ chỉ đạo xử lý vụ NTSH, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã gửi thư khuyên can, nhắc nhở; cựu Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ cũng có thư góp ý; dư luận xã hội xôn xao không đồng thuận?
    Nhưng ngày 14/4/2008 UBND Tỉnh ra quyết định cho bà Ba Sương, Giám đốc NTSH nghỉ hưu, ngày 15/4/2008 khởi tố vụ án, ngày 15/8/2009 đưa ra xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa, các Luật sư đều chứng minh bà Sương vô tội và trình tự điều tra, tố tụng có nhiều sai phạm. Nhưng tòa án cứ tuyên 8 năm tù cho bà Sương?
    Trong phiên tòa, hàng trăm người dân đã khóc thương cô Ba Sương. Dư luận rất bất bình, khi so sánh vụ án bà Sương với vụ án ông Sĩ. Hàng trăm tờ báo ?ztrong luồng? lên tiếng, hàng nghìn bài báo và ý kiến bạn đọc phân tích ở mọi khía cạnh, cho đây là vụ án thất nhân tâm. Dư luận xã hội sâu, rộng và gay gắt: ?zHọ nã đạn vào quá khứ?, ?zĐòn chí mạng đánh vào chế độ?, ?zĐạp đổ biểu tượng người anh hùng thời kỳ đổi mới?, ?zCú đánh kết liễu nền kinh tế tập thể??, ?zTình người có còn không?, ?zNước mắt cha con người anh hùng?, ?zNước mắt của người dân trong phiên tòa?? Không biết bao nhiêu người đã rơi nước mắt khi đọc những bài báo ấy. Không chỉ trên báo, hơn 500 hộ dân ở NTSH đã ký đơn xin cho bà Ba Sương vô tội, vì ?zquỹ đen? có từ 30 năm nay, thời cha bà làm Giám đốc, quỹ đó chỉ lo cho đời sống nhân viên, bà không lập quỹ để tham ô, vụ lợi? Và 110 người dân ký đơn xin đi tù thay cho ?zcô Ba?? Bà Sương kiên quyết kháng án và tuyên bố sẽ tự tử, vì bà và các Luật sư đều chứng minh bà không phạm tội. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có đơn kêu oan cho bà Sương, gửi đến các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm ở trung ương và địa phương? Nhưng phớt lờ tất cả, ngày 19/11/2009 Tòa phúc thẩm Cần Thơ vẫn y án 8 năm tù cho bà Sương!
    Đỉnh điểm của phản ứng xã hội là báo chí, cử tri yêu cầu *************, Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Viện trưởng Viện KSND tối cao, Bộ trưởng Công an và hàng chục đại biểu Quốc hội lên tiếng. Tất cả đều nói sẽ quan tâm xem xét vụ án. Nguyên Phó ************* Nguyễn Thị Bình, Trưởng ban Dân vận Trung ương Hà Thị Khiết tỏ rõ thái độ thương cảm, bênh vực người nữ anh hùng; hàng trăm tờ báo lại đăng hàng loạt bài của các nhà báo tên tuổi, hàng ngàn ý kiến bạn đọc gửi đến các cơ quan truyền thông với phản ứng quyết liệt hơn?
    Lúc đó Bí thư Thành ủy Cần Thơ đang họp Quốc hội tại Hà Nội đã được các nhà báo vây lấy để chụp hình, phỏng vấn. Với bộ mặt tươi, thái độ bình thản, ông bảo các cơ quan pháp luật đang làm, ông chưa có ý kiến gì! Ngay sau đó về Cần Thơ, ông họp các cơ quan chịu trách nhiệm về vụ án, tuyên bố trước các nhà báo: vụ án NTSH còn lọt tội, sẽ tiếp tục điều tra, truy tố thêm nhiều tội nữa!?
    Qua vụ án NTSH đủ thấy oai quyền của lãnh đạo tỉnh ghê như thế nào!
    Vì sao họ dám coi thường tất cả và tự tin đến như vậy? Vì họ đã quen không sợ gì cả, và việc lấy mấy ngàn ha đất của NTSH cho các dự án quá hấp dẫn họ, như một số bài báo đã phân tích.
    Đó là những vụ án điều tra xét xử ?ztừ trên chỉ đạo xuống?, được làm rất khẩn trương, rốt ráo, đúng thời hạn là hoàn thành ?znhiệm vụ trên giao?. Còn những vụ án ?zkhông may cấp trên bị lộ?, cấp dưới điều tra ?zngược lên? thì phức tạp, dây dưa, khó khăn, bế tắc và cứ? để lâu?! (Chúng ta hãy đợi xem vụ án quan đầu tỉnh Hà Giang bị tố mua dâm các cháu học sinh, được điều tra, xét xử thế nào).
    Cũng phải nói thêm rằng, những người tử tế làm việc dưới trướng các lãnh đạo tỉnh độc đoán, lộng quyền rất khổ. Còn nhớ, năm 2000, tôi được cử đi điều tra việc các Sở Giáo dục thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng về quản lý chặt chẽ, nghiêm túc vấn đề miễn thi đại học cho những học sinh giỏi trong 3 năm học trung học phổ thông. Có 3 Giám đốc sở GD nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị đã bị ?ztai nạn? giống nhau. Giám đốc 1, bị Phó Chủ tịch tỉnh gọi điện quát: Con tôi thiếu có 1 điểm mà anh không giải quyết được à? Điểm ở trong tay các anh chứ ở đâu? Các anh có muốn đòi tỉnh đầu tư cho GD nữa không?? Giám đốc 2, sau khi báo cáo tình hình GD trước HĐND Tỉnh, bị Bí thư tỉnh mắng: năm ngoái có hơn 200 cháu được tuyển thẳng vào đại học, năm nay còn 170 cháu. Thế là thành tích tụt lùi. Nghiêm chỉnh thực hiện cái gì? Ngu thì có!? Giám đốc 3, bị Chủ tịch tỉnh mắng: nhìn sang tỉnh bên xem, năm ngoái nó được 185 học sinh vào thẳng đại học; năm nay nó 220. Còn tỉnh mình, năm ngoái 240, năm nay 180. Nó lãnh đạo khôn khéo, con em được nhờ. Mình đầu óc máy móc, thiển cận, lại thiếu tình thương con em nhân dân, nên gây thiệt thòi cho các cháu, cho phong trào. Như thế còn lãnh đạo cái gì! Giám đốc này uất ức phát khóc và xin từ chức? Cả ba Giám đốc sở này đều kiến nghị Bộ bỏ việc tuyển thẳng này đi, nó chỉ tạo thêm sự gian dối? Tôi cũng gặp một học sinh cũ, nay là Hiệu trưởng trường THPT, anh than phiền về một nữ giáo viên vô kỷ luật, làm ảnh hưởng đến xây dựng kỷ cương nhà trường. Tôi thắc mắc, giáo viên quá thể như vậy, sao không đuổi ra khỏi trường? Anh thở dài, thầy ơi, nó sẽ đuổi em trước khi em đuổi nó. Nó là con gái Chủ tịch tỉnh!
    Mạc Văn Trang
    http://boxitvn.blogspot.com/2010/03/viec-10-tinh-tu-y-cho-nguoi-trung-quoc.html
    --------------------
    Phải lôi một số tay ăn hối lộ làm càn ra xử để làm gương
  10. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    phó chủ tịch tỉnh lạng sơn trả lời phỏng vấn phóng viên VNnet .
    đọc xong thấy :
    1 trình độ lùn kiểu văn hoá i - tờ
    2 vô trách nhiệm
    3 hành xủ kiểu ( luật vua thua lệ làng - trảm trước tấu sau )
    4 kiến thức nông cạn - đối đáp bất cần -> bí trả lời thì nổi đoá ...
    chỉ 1 câu thôi đã thấy rõ sự cô trách nhiệm và cách nghĩ hủ lậu ,
    50 năm sau ai lãnh đạo người đó đi mà quản lí
    vậy là ị ra để người của 50 năm sau đi dọn ???
    mời các bác đọc hộ chứ tôi đọc xong phản cảm quá
    http://mekongnet.ru/index.php?mod=News&sid=24931
    Được dodien1305 sửa chữa / chuyển vào 16:12 ngày 17/03/2010

Chia sẻ trang này