1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho Trung Quốc thuê rừng biên giới ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hungdao101, 14/02/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Thù? tướng "hoàfn binh"?
    ĐĂ lĂ 1 kết quả tất yếu.
    Đ'i 'ầu vĂ chủ 'Tng gia tfng cfng thẳng v>i Trung qu'c lĂ mTt hĂnh vi khĂng khĂn ngoan, Ăt nhất thĂ cũng lĂ trong tĂnh hĂnh sắp t. chức Đại hTi Đảng. KhĂng ch? v>i Trung qu'c, mĂ v>i cả Hoa kỳ vĂ EU,..... Vi?t nam sẽ cĂn trĂnh gĂy thĂm cfng thẳng, vĂ dụ như trong vấn 'ề cải thi?n dĂn chủ vĂ n hĂn quyền.
    Tư>ng Đ"ng Sỹ NguyĂn vĂ tư>ng Vĩnh cĂ lẽ 'Ă s>m dự 'oĂn 'ược cĂi kết cục nĂy. Do vậy, hai vng 'Ă quyết 'i, nhưng cĂng luận vĂ nhĂn dĂn chưa thf quĂn.
    CĂng luận sẽ thay chĂnh phủ giĂm sĂt cĂc dự Ăn nĂy.
    Mu'n chĂnh phủ hủy cĂc quyết 'i 1 s' khu vực mĂ nếu giao rừng thĂ sẽ cĂ ảnh hưYng xấu t>i an ninh qu'c gia, nhất 'i thời 'ifm mĂ quan h? Vi?t - Trung cfng thẳng. z thời 'ifm 'Ă, vi?c thu h"i quyết 'i phĂa Trung qu'c trong những vấn 'ề khĂc. T>i khi quan h? Vi?t - Trung n"ng ấm trY lại thĂ chuy?n 'Ă kết thĂc nĂn khĂng thf lật ngược lại quyết '<nh 'ược nữa.
  2. canhsattre

    canhsattre Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2007
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    đài RFA là đài phát thanh châu á tự do.đây là một đài phát thanh của các thế lực ********* nước ngoài, được sự tài trợ của mốt số quốc gia hoạt động nhằm xuyên tạc và làm sai lệc tình hình trong nước
  3. SinhTinhLuc

    SinhTinhLuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Cho thuê đất rừng thuộc quy hoạch quốc phòng
    Cập nhật lúc 14:05, Thứ Hai, 29/03/2010 (GMT+7)

    Công an, Quân đội lên tiếng, tỉnh" phớt lờ"?
    Vùng đất mà Công ty INNOV GREEN thuê, thuộc huyện biên giới phía tây Nghệ An, là vùng đất nhạy cảm và giáp với các khu vực nằm trong chiến lược phòng thủ an ninh, quốc phòng. Quan ngạn về vấn đề trên, công an và quân đội đều lên tiếng nhằm tránh ra sự phức tạp về lâu về dài.
    Vùng đất nghèo Cắm Muộn (huyện Quế Phong, Nghệ An) liệu có "đổi đời" nhờ dự án cho thuê đất rừng 50 năm này?
    Ngày 09/2/2007, Tỉnh uỷ Nghệ An có công văn số 702- CV/TU với nội dung ?ođồng ý chủ trương cho phép Công ty TNHH INNOV GREEN đầu tư dự án trồng rừng nguyên liệu và chế biến sản phẩm rừng trồng tại Nghệ An với điều kiện, phương thức thực hiện như đề nghị của UBND tỉnh?.
    Đến ngày 02/5/2007, Công an tỉnh Nghệ An có công văn 702/CAT-PA17 về việc báo cáo tình hình dự án trồng rừng của công ty INNOV GREEN gửi Thường trực Tỉnh uỷ: trong đó đề xuất ?okhông nên cho triển khai dự án này tại Nghệ An?.
    Ngày 29/5/2008, bất chấp ý kiến tham mưu của Công an tỉnh, Thường trực Tỉnh uỷ lại khẳng định việc ?onên cho thuê? bằng cách tiếp tục ra công văn số 1449-CV/TU, nội dung: Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan tổ chức thực hiện dự án trồng rừng nguyên liệu của công ty TNHH INNOV GREEN theo đúng thông báo số 526- TB/TU, ngày 17/3/2008, của Thường trực Tỉnh uỷ và các quy định của pháp luật.
    Tiếp đó, ngày 18/9/2008, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 có công văn số 1379/BTL- TaC nêu ?ohuyện Quế Phong có 5 xã (Thông Thụ, Nậm Giải, Châu Thôn, Tri Lễ và Nậm Nhoóng) nằm trong vùng CT229 và vùng quy hoạch quốc phòng cho nhiệm vụ phòng thủ và bảo vệ tổ quốc trên địa bàn Quân khu 4?.
    Điều này đã được báo trước, song các xã được Quân khu 4 cho rằng nằm trong vùng quy hoạch quốc phòng thì chính quyền vẫn cho Công ty nước ngoài thuê đất. Cụ thể là xã Nậm Nhoóng.
    Công văn số 175/BC- UBND, ngày 09/9/2009, của huyện Quế Phong nêu rõ: Do có tranh chấp về đường địa giới hành chính giữa 2 xã Cắm Muộn và Nậm Nhoóng, theo bản đồ hành chính thì bản Na Khích thuộc xã Cắm Muộn, nhưng người dân bản Na Khích từ xưa tới nay vẫn sinh sống với xã Nậm Nhoóng.
    Trong lúc chờ Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thì UBND huyện Quế Phong đã có Quyết định số 1818/QĐ-UBND, ngày 22/9/2004 về việc tạm thời xác định địa giới hành chính chưa thống nhất giữa 2 xã Cắm Muộn và Nậm Nhoóng. Trong đó tạm giao cho xã Nậm Nhoóng quản lý 1500ha đất ở bản Na Khích (trong 1500ha đất có trên 300ha đã giao co Công ty TNHH INNOV GREEN).
    Ngày 03/8/2009, UBND huyện Quế Phong có Công văn số 268/UBND-TNMT về việc trồng rừng của Công ty INNOV GREEN, đề nghị UBND xã Nậm Nhoóng tạo điều kiện để công ty triển khai dự án. Các chế độ ưu đãi của công ty tại khu vực này do xã Nậm Nhoóng sử dụng.
    Công văn của Tỉnh ủy Nghệ An đồng ý chủ trương cho công ty Innov Green vào thuê đất trồng rừng tại tỉnh này.
    Trong Quyết định số 180/QĐ- UBND.ĐC, ngày 28/5/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc cho Công ty TNHH INNOV GREEN thuê đất, tổng số 978,5846ha tỉnh Nghệ An cho thuê được chia làm 2 thửa (thửa đất số 250, tờ bản đồ số 1, diện tích 309,1595ha, và thửa đất số 33, tờ bản đồ số 4, diện tích 669,4269ha).
    Điều đặc biệt là trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Công ty INNOV GREEN tại xã Cắm Muộn chỉ có diện tích đất ở thửa đất số 33. Điều này cho thấy diện tích đất thửa số 250 không thuộc xã Cắm Muộn quản lý.
    Nghiêm trọng hơn, xã Nậm Nhoóng nằm trong vùng CT229 và quy hoạch quốc phòng cho nhiệm vụ phòng thủ và bảo vệ tổ quốc.
    Như vậy, việc phận cấp quản lý rừng và thủ tục trình tự cấp đất ?odễ dãi? đã dẫn đến tình trạng ?onhầm lẫn? tai hại.
    ?oDưới tham mưu lên chứ mình làm sao mà biết được??
    Trước thực tế vùng đất cho doanh nghiệp nước ngoài thuê có khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, và gần với các vùng phòng thủ quốc gia, VietNamNet đã có cuộc trao đổi trực tiếp với ông Nguyễn Đình Chi, Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Nghệ An - người trực tiếp ký quyết định cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất.
    Ông Nguyễn Đình Chi cho biết: ?oVề mặt an ninh, quốc phòng, chúng tôi làm rất chặt chẽ đã lấy ý kiến của công an, quân sự, làm đầy đủ thủ tục?.
    Đưa vấn đề mà công an Nghệ An tham mưu tại Công văn số 702/CAT-PA17 ?okhông nên cho tổ chức dự án tại Nghệ An? mà tỉnh vẫn cho thuê, ông Chi cho rằng: ?oCông an chỉ là một ý kiến thôi, chúng tôi rất tôn trọng, trên cơ sở đó chúng tôi kiểm tra lại?.
    Đồng thời ông Chi khẳng định: Vùng đất cho thuê không phải vùng an ninh - quốc phòng, không phải vùng biên giới.
    Để vào tới vùng đất mà công ty Innov Green thuê đất trồng rừng 50 năm ở Nghệ An, nhóm phóng viên VietNamNet đã mất nhiều giờ lội ruộng cắt rừng như thế này.
    Trao đổi với chúng tôi về vị trí cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất gần các khu an ninh, quốc phòng liệu có ảnh hưởng gì không, ông Chi cho hay: ?oViệc đó là việc của an ninh, quốc phòng, không phải việc của chúng tôi. Trước khi giao đất tỉnh đã có ý kiến, công an có ý kiến rồi, quân sự đã có ý kiến rồi... Việc khoảng cách bao nhiêu, quân sự ảnh hưởng bao nhiêu mình không nắm được. Dưới tham mưu lên chứ mình làm sao mà biết được. Còn thực tiễn có ảnh hưởng hay không là việc của họ, mình ngồi đây làm sao mà biết được? (?!)
    Ngoài ra vấn đề liên quan đến xã Nậm Nhoóng thì ông Chi phân bua: ?oTỉnh không cho thuê đất ở Nậm Nhoóng, nếu có vấn đề đó thì chính quyền địa phương cấp dưới cấp" chứ ông không biết" (?!)
    *
    Nhóm PV Điều tra

  4. 0anh89th

    0anh89th Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    7
    ngẩm thấy việc cho trung cộng thuê rừng thật tai hại ,chẳng khác nào dùng tiền "vơ vét" đất đai canh tác tại các nước nghèo để nuôi dân nước mình - một hình thức ?ochủ nghĩa thực dân hiện đại?.
    Với 9% đất trồng trọt của thế giới, Trung Quốc phải nuôi hơn 20% dân số địa cầu và giải quyết việc làm cho 40% nông dân trên toàn thế giới . với 1 đất nước nhiều dân như vậy việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu rất bức thiết cho sự phát triển . tình cờ em đọc đuợc 1 cuốn sách trên thư viên trường về chính sách thuê đất ở hải ngoại thấy TQ rất nham hiểm ,thâu tóm đất đai sứ người để nuôi dân mình ; ở hải ngoại như Kazactan đã nhượng quyền khai thác 400 km2 đất cho Trung Quốc. Bộ trưởng Nông nghiệp nước này còn tuyên bố vẫn còn nhiều khoảng đất rộng gấp rưỡi diện tích của Israel đang chờ các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với Nga, Trung Quốc đã mua lại hơn 80.000 hécta với giá chưa đầy 22 triệu USD. Trên thực tế từ lâu nay, Bắc Kinh đã coi nhiều vùng đất của Nga nằm sát biên giới hai nước là ?omột tỉnh miền Bắc? của Trung Quốc. Ngày càng có nhiều tiếng nói ở Nga cũng như Kazactan chỉ trích chính quyền mang những "mảnh đất của tổ tiên để lại" dâng cho Trung Quốc để rồi tự biến mình phụ thuộc vào Bắc Kinh.
    Tại châu Á, không riêng gì VN từ năm 2000, nhiều tập đoàn nông nghiệp của Trung Quốc đã đẩy mạnh các chương trình hợp tác tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Myanmar, Campuchia .Riêng đối với Philippines, chính sách thuê mua đất của Trung Quốc đi xa hơn hết: Bắc Kinh và Manila đã ký nhiều thỏa thuận cho phép các tập đoàn của Trung Quốc sử dụng đến 1,24 triệu hécta đất đai tại nước này.
    Tại châu Phi, nhiều tập đoàn nông nghiệp Trung Quốc đã coi Mozambique, Zambia là ?osân nhà? của họ, Trung Quốc đang có kế hoạch đưa khoảng 100 triệu nhân công: từ nông dân đến các nhà nghiên cứu Trung Quốc sang châu lục này từ nay đến cuối năm 2015.Các dự án đầu tư của tư nhân dường như chiếm ưu thế hơn và được chính phủ hỗ trợ một cách gián tiếp. Trung Quốc đã đầu tư vốn vào trồng cây dầu cọ để lấy nhiên liệu sinh học trên diện tích 2,8 triệu hécta tại Congo. Tại Zambia, Trung Quốc cũng đang đề nghị được tăng diện tích trồng cây dầu cọ lên 2 triệu hécta;
    nhưng Việt Nam tỏ ra là một trong số ít quốc gia còn đứng vững và có ý thức giữ gìn chủ quyền quốc gia. Tuy vậy, để vượt qua hàng rào kiểm duyệt của chính phủ và dư luận, không ít nhà đầu tư Trung Quốc ?oliên doanh? với người Việt, với nhiều đất nông nghiệp tốt đã bị biến thành các khu chế xuất mà nhiều năm qua vẫn bị ?otreo? chẳng có hoạt động gì., trên những trục đường lên phía Bắc, nhiều công trình nhỏ do người Việt sở hữu nhưng lại do lao động giản đơn Trung Quốc thi công. Chính phủ đã thắt chặt visa và các yêu cầu về giấy phép làm việc đối với người Trung Quốc; đã trục xuất 182 lao động Trung Quốc làm việc bất hợp pháp tại một dự án ở Việt Nam. Nhưng còn phải ngăn chặn những người sang kiếm việc làm bằng visa du lịch với sự tiếp tay có ý thức hay vô thức của các ?odoanh nhân? bản địa hám lợi.cho TQ thuê đất không những hũy hoại môi trường ( vì chính sách sử dụng triệt để tài nguyên đất ) mà còn liên quan đến an ninh quốc phòng khi trung quốc đưa công nhân của mình 1 cách ồ ạt vào như vậy . mong rằng đừng để đến lúc các hàng rào điện tử giăng kín các khu đất cho thuê và các binh lính được tranh bị tận răng đi sâu áp tải các chuyến xe chở nguyên liệi ra khỏi lảnh thổ của mình là được.

  5. 0vuongmac

    0vuongmac Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    30
  6. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Tờ giải trình của chính phủ về việc cho thuê rừng biên giới:
    Một trong những vấn đề ?onóng? được các đại biểu Quốc hội chất vấn tại kỳ họp Quốc hội lần này, đó là việc cho nước ngoài thuê đất rừng tràn lan. Sáng nay, 10-6, Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội về vấn đề này. Báo cáo này cho rằng, các tỉnh đã thực hiện đúng pháp luật về việc cho nước ngoài thuê đất rừng.
    11 doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam khảo sát và đầu tư trồng rừng
    Theo Bộ Nông nghiệp ?" Phát triển Nông thôn (NN - PTNN), từ báo cáo của các địa phương, đến tháng 12-2009, đã có 11 doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam để khảo sát và đầu tư trồng rừng ở 10 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Khánh Hoà và Bình Dương. Lạng Sơn là tỉnh có nhiều DN Trung Quốc vào khai thác nhất (3 doanh nghiệp). Trong đó, có 8 doanh nghiệp đã khảo sát và được UBND các tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư, gồm hai doanh nghiệp Trung Quốc, hai doanh nghiệp Hàn Quốc, hai doanh nghiệp Đài Loan và 1 doanh nghiệp Nhật Bản.
    UBND 10 tỉnh đã cấp giấy chứng nhận cho nước ngoài đầu tư trên diện tích 305.353,4 ha. Trong đó, riêng Công ty InnovGreen đã chiếm tới 87% diện tích (264.848 ha) tại 5 tỉnh (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam và Kon Tum).
    Tuy nhiên, hiện các tỉnh mới ra quyết định cho phép khai thác 22,824,45 ha (bằng 11% diện tích rừng được cấp giấy chứng nhận). Trong đó, chỉ có 15.664,45 ha được phép cho nước ngoài thuê 50 năm. Lạng Sơn cho thuê 485,7 ha; Quảng Ninh cho thuê 3.378,5 ha. Hiện có thêm 3 doanh nghiệp của Nhật Bản, Thụy Điển, Phần Lan đang khảo sát để lập dự án.
    Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trồng rừng ở Việt Nam theo nhiều hình thức khác nhau, như cho thuê đất trồng rừng; chỉ liên doanh liên kết trồng rừng hoặc kết hợp cả hai. Diện tích đã cho thuê là 15.664 ha (5,2%) và diện tích cấp phép liên doanh, liên kết giữa các nhà đầu tư với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước là 18.160 ha (bằng 5,7%).
    Cấp phép đầu tư với quy mô, diện tích vượt quá khả năng thực tế
    Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, các tỉnh đã thực hiện đúng quy định Nhà nước về thu hút đầu tư phát triển rừng. Các dự án đầu tư trồng rừng 100% vốn nước ngoài chủ yếu thực hiện sau năm 2006, khi Luật Đầu tư có hiệu lực (việc cấp giấy chứng nhận đã được phân cấp cho tỉnh, xác định đầu tư cho lâm nghiệp ở miền núi là một trong những lĩnh vực được ưu tiên, khuyến khích).
    Theo Bộ NN-PTNT, các tỉnh đã thực hiện chặt chẽ trình tự, thủ tục cho thuê. Hầu hết diện tích đất cho thuê và liên doanh, liên kết để trồng rừng đều là đất được quy hoạch để phát triển rừng sản xuất, chưa phát hiện có việc cho thuê rừng hay đất rừng phòng hộ. Các dự án đều đã được thẩm định về quốc phòng, an ninh. Hơn nữa, đa số dự án đều ở vùng đất khó khăn. Một số dự án nằm ở khu vực sát biên giới.
    Tuy vậy, Bộ NN ?" PTNT cũng phải thừa nhận, trong quá trình xây dựng dự án, do chưa nắm chắc khả năng về đất đai, chủ yếu dựa theo báo cáo của huyện và xã nên nhiều tỉnh đã cấp phép đầu tư với quy mô, diện tích vượt quá khả năng thực tế. Trong đó, dự kiến cho thuê cả những diện tích đất đã có chủ, rừng tự nhiên.
    Về hiệu quả khai thác, trừ một số dự án của InnovGreen và Công ty TNHH Tài nguyên ?" Khoáng sản Hối Thăng (Hồng Kông) tuy được cấp phép từ 2008 nhưng tới nay vẫn chưa triển khai thì hầu như các dự án đều đang được thực hiện. Hoạt động của các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập để cải thiện đời sống người dân trong vùng có dự án. Có doanh nghiệp đã đầu tư làm đường nông thôn. Việc sử dụng người nước ngoài không nhiều.
    Giải thích về mối lo cho thuê đất rừng có thể khiến người nước ngoài đổ vào Việt Nam, Bộ NN ?" PTNN cho biết, trong số 74 cán bộ kỹ thuật làm việc cho Công ty InnovGreen ở Lạng Sơn chỉ có 4 người Trung Quốc, Quảng Ninh có 9 người, còn lại chủ yếu dân địa phương.
    Xem xét thu hồi một số giấy phép
    Từ bức xúc của dư luận, Bộ NN - PTNT cam kết, một số doanh nghiệp được cấp giấy nhưng chưa khai thác sẽ được xem xét thu hồi giấy phép. Chẳng hạn, Công ty Champion (Đài Loan) tuy được cấp phép thuê đất rừng ở Lạng Sơn nhưng nhà đầu tư thường xuyên vắng mặt, không tiến hành khảo sát và làm thủ tục triển khai dự án nên UBND tỉnh Lạng Sơn dự kiến sẽ thu hồi giấy phép trong năm 2010. Hoặc, Công ty InnovGreen tuy chưa được tỉnh Lạng Sơn cho thuê đất nhưng lại có công văn cho phép thực hiện thủ tục thuê đất và tiến hành trồng rừng tại đất của thôn bản trên địa bàn các huyện Lộc Bình, Cao Lộc, Tràng Định. Trong diện tích đó có 160 ha ở Lộc Bình, vốn là đất của dân tham gia dự án trồng rừng làm nguyên liệu giấy đến nay vẫn chưa được thanh lý xong.
    Chính việc cho phép một doanh nghiệp mới vào khai thác mà chưa có thoả thuận với dân đã dấy lên tâm lý lo ngại trong nhân dân. Trước việc này, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ kiểm tra đánh giá và tìm hướng giải quyết, đồng thời yêu cầu các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho thuê mới.
    Trao đổi với SGGP, đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk), Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) đều cho biết sẽ chất vấn về vấn đề này trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Cao Đức Phát vào ngày mai, 11-6. Các đại biểu này cho rằng, việc để các địa phương cho thuê đất trồng rừng mà Bộ không kiểm soát, chỉ ?ovỡ? vấn đề khi báo chí vào cuộc là vấn đề phải được làm rõ.
    Link gốc:
    http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2010/6/228096/
  7. hieusuda1

    hieusuda1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    15
    Các Bác lo thàng khựa ở tiền phương mà quên lo bọn Mõ,Bổn ,Nam Triều đang thịt các mớ đất ngon từ Ba vì tới Cà mau,số lượng công ti boon này lập thì Khựa còn thua xa.Chưa kể một lượng lớn các công nhân,trí thức đạng làm việc cho cái lũ này.Mình chỉ cần chống đối là thất nghiệp đầy đường ngay.Các bác cứ mải tránh đạn đồng trong khi đó gặp đạn bọc đường thì trơ ra cho nó bắn.Đấy mấy nô đất nông nghiệp ,cái mưu sinh của hàng triệu nông dân đang bị bọn nó thầu hết.Bây giờ người nông dân chỉ còn cách ra thành thì kiếm sống.Các bác cứ tập trung chống khựa đi,rồi mai sau dân quê có học lên thành phống sống,còn dân thành phố gốc sẽ được đưa vào các khu ổ chuột.Với số dân vn đông như vậy thì lấy quái ra đất sống,rồi nam thanh niên việt nam sẽ cúi đầu làm việc nhưcửu vãn chi Mõ,BBổn,Ntriều,còn phụ nữ việt nam đã ít nên sẽ yêu tiên được xuất khẩu sang Mõ,nhật ,nTriều,nới đang có nhu cầu.

    =&gt;Tương lai đen tối quá,bao nhiêu thành tựu văn hoá con người của CNXH bị vứt đi đâu rồi.
    Ai đi tiền phương nỡ nào bỏ quyên hậu phương
  8. txdai148

    txdai148 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    0
    Hết rừng giờ lại tới biển Hjxhjx:
    Khánh Hòa cho nước ngoài thuê hơn 1.000 ha mặt biển:
    Hơn 1.000 ha mặt biển tại khu vực vịnh Vân Phong (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà) được giao cho các doanh nghiệp nước ngoài thuê dài hạn để nuôi trồng thuỷ sản: nuôi trai lấy ngọc, nuôi cá. Tuy nhiên, chưa một người dân bản địa nào được cho thuê mặt biển để nuôi trồng thuỷ sản
    Ông Đào Văn Lương, trưởng phòng NN&PTNT huyện Vạn Ninh, cho biết thêm hiện nay, nhiều hộ dân ở cùng đầm Nha Phu (huyện Ninh Hoà), đang gặp khó khi đề nghị giao mặt nước để thành lập các tổ liên kết sản xuất.
    Tuy nhiên, việc giao mặt nước cho các tổ chức, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài đã được thực hiện từ 5 ?" 6 năm nay.

    Không kể những vùng biển dành cho du lịch, tại vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh có đến 1.000ha mặt biển đã giao cho những doanh nghiệp nước ngoài để nuôi trồng thuỷ sản.
    Doanh nghiệp thuê diện tích lớn nhất, lâu năm nhất là Công ty TNHH Ngọc Trai Nha Trang của Đài Loan với 442ha. Mục đích ban ban đầu của công ty này là nuôi ngọc trai, nhưng do thua lỗ nên họ chuyển sang nuôi cá bớp.
    Ngoài ra, còn có những doanh nghiệp nước ngoài khác như Công ty Ngọc Trai Việt Nam (Nhật Bản) thuê 300ha; Công ty Ngọc Trai Nha Trang (Nhật Bản) 130ha; Công ty Marifarm (Na Uy) 136ha? để nuôi ngọc trai, cá ***g?
    Chưa hết, ở các huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa, hàng ngàn ha mặt nước cũng được "trao" vào tay các ông chủ nước ngoài để kinh doanh du lịch, công nghiệp đóng tàu?
    Trả lời về vấn đề này, ông Huỳnh Ngọc Thơ - Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Vạn Ninh nói: Chỉ "biết" 2 dự án, số còn lại không nắm được vì không được cấp trên thông báo (!?). Còn khi được hỏi về tổng diện tích mặt biển của huyện Vạn Ninh và của vịnh Vân Phong, ông Thơ cũng? lắc đầu.
    Tiến sĩ Nguyễn Tác An, nguyên viện trưởng viện Hải dương học Nha Trang, hiện là chủ tịch ủy ban Quốc gia chương trình Hải dương học liên Chính phủ, Unesco bày tỏ: ?oĐối với vịnh Vân Phong, cần xem xét cẩn trọng từng trường hợp cụ thể, nhất định không nên cho thuê vài chục năm, vì sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và sinh thái.
    Nếu người ta thuê để làm bảo tồn hải dương, thì rất hoan nghênh, nhưng để nuôi trồng, thì phải xem lại, bởi như vậy sẽ tạo sức ép rất lớn cho môi trường?.
    http://bee.net.vn/channel/1983/201008/Khanh-Hoa-cho-nuoc-ngoai-thue-hon-1000-ha-mat-bien-1763675/
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Sax! Đúng là.... chết mất thôi.
    Hết cho thuê rừng... lại sang cho thuê biển.
    http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=1037
    Hết cho thuê rừng, lại cho thuê biển
    Cập nhật lúc: 8/17/2010 10:23:02 AM (GMT+7)
    Thuận Hải (tổng hợp)
    Từ thực hiện chủ trương cho ngư dân thuê diện tích mặt biển để nuôi trồng thủy sản (Quyết định 123), đến nay một số địa phương đã và đang có xu hướng ưu tiên cho các chủ đầu tư nước ngoài thuê để kinh doanh dịch vụ du lịch, công nghiệp và khai thác thủy hải sản. Người dân ở Khánh Hòa đang bị gạt ra ngoài nhường chỗ cho nhà đầu tư nước ngoài.
    Từ giao cho ngư dân ?
    Việc chính quyền các địa phương cấp phép đầu tư cho các chủ dự án ven biển kinh doanh khách sạn; nhà hàng; resort; nuôi trồng thủy sản đang có nguy cơ mặt biển ven bờ bị ?obăm nhỏ và phong tỏa?. Diện tích mặt nước ven bờ từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa; Ninh Thuận; Vũng Tàu; Kiên Giang; Phú Quốc đang chuyển dần sang quyền sử dụng của các ông chủ tư nhân. Một phần không nhỏ trong số đó là nhà đầu tư nước ngòai.
    Ông Nguyễn Chu Hồi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ TN - MT là Bộ chủ quản và chịu trách nhiệm trực tiếp về vấn đề này) cho biết: Ý tưởng giao quyền sử dụng mặt nước cho người nuôi trồng và khai thác thuỷ sản xuất phát từ QĐ123 của Chính phủ năm 2006 với đối tượng là ngư dân, phạm vi giải quyết mới chỉ dừng ở ngành thuỷ sản. Sau quyết định đó, ngành thủy sản đã cho tiến hành thử ở một số địa phương như Quảng Ninh, Bình Thuận, Kiên Giang?
    Ngay khi ban hành QĐ này, nhiều ngành đã cho rằng rất khó khả thi vì một vùng biển không phải là đối tượng sử dụng của riêng ngành thuỷ sản, và cũng không phải chỉ có ngư dân là người hưởng lợi, mà bản chất của hệ thống tài nguyên biển - ven biển này là đối tượng sử dụng của nhiều ngành, các ngành và người hưởng dụng khác nhau sẽ cùng khai thác du lịch, bảo tồn, thuỷ sản, giao thông đường biển,?Mặt biển, hải đảo hay nói rộng ra là không gian biển, đó là những hệ thống tài nguyên chia sẻ, nhiều ngành khai thác mà chỉ giao cho một ngành, một đối tượng sử dụng là khó khả thi.
    Trên thực tế, các hệ thống tài nguyên biển như vậy đang được sử dụng đa ngành, nhưng lại chỉ được quản lý theo kiểu đơn ngành khiến mâu thuẫn lợi ích nảy sinh. Thực tế đã có một số địa phương khi giao mặt biển cho một ngành thì hiện tượng khai thác triệt để đã nẩy sinh, khai thác gấp với suy nghĩ ?omúc thật nhanh kẻo mai kia nghị quyết thay đổi lại đem giao cho ngành khác là mất cơ hội?.
    Cũng theo ông Hồi, hiệu quả khai thác, sử dụng một ?ođơn vị biển? của ta so với thế giới mới chỉ bằng 1/130. Chúng ta vẫn đang có thói quen khai thác những thứ thô sơ, chứ chưa nghĩ đến việc khai thác các giá trị dịch vụ của biển để có của ăn, của để. Điều vừa nói cũng có nghĩa là quy hoạch sử dụng biển, hải đảo phải đi trước một bước để sử dụng biển đạt mục tiêu: đa ngành, đa mục đích, đa lợi ích.
    ?.chuyển sang nhà đầu tư nước ngoài:
    Quảng Ninh và Khánh Hòa là những địa phương đầu tiên giao mặt nước biển cho dân. Mục đích chính của mô hình này hướng tới là khi giao mặt nước biển, ngư dân có chủ quyền về diện tích được giao để yên tâm đầu tư sản xuất đồng thời họ cũng được thuê diện tích mặt nước và được thế chấp, vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất, được bồi thường nếu xảy ra tranh chấp. Sổ đỏ trên biển khi ấy thực sự sẽ là ?osổ vàng? với những quyền lợi tương tự như sổ đỏ trên đất liền.
    Từ chủ trương cho người trong nước thuê nuôi trồng thủy sản, huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) đã ?oxé rào? cấp phép cho các doanh nghiệp nước ngòai thuê diện tích mặt nước. Trên địa bàn huyện có tới 19 dự án nuôi trồng thủy sản, dự án ít cũng vài ha, nhiều như Cty TNHH Việt Mỹ nuôi trồng thủy sản ở xã Quan Lạn 506 ha, Cty TNHH Bạch Đằng nuôi tôm công nghiệp ở xã Bình Dân 237 ha, dự án của Cty ToDi ở xã Đài Xuyên 569 ha, dự án nuôi ngọc trai của Cty TNHH Taiheyo Shinju ở xã Bản Sen Đông Xá 30 ha?Tổng hợp lại là một diện tích khổng lồ.
    Các bãi tắm đẹp ven biển ở Đà Nẵng; Quảng Nam; Ninh Thuận; Phú Quốc cũng đã và đang được giao cho các nhà đầu tư trong và ngòai nước tự khoanh vùng hoặc thuê dài hạn. Nhiều đọan bờ biển đã trở thành bất khả xâm phạm không chỉ đối với du khách và ngay cả chính những cư dân sở tại.
    Hầu hết cơ sở pháp lý của những dự án này đều làm theo quyết định của ủy ban nhân dân, đơn vị được giao sớm nhất là từ năm 1999. Theo ông Hồi, dường như những dự án này giống như quyết định đầu tư chứ không phải cấp giấy phép sử dụng mặt biển. Nhưng giờ có nói về việc cho thuê này có khi địa phương lại ?ocãi? rằng không có luật thì tạm làm thử, vậy thôi ?...
    Còn ở tỉnh Khánh Hòa, chỉ riêng lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, tại vịnh Vân Phong có trên 1.000ha mặt biển đã được giao cho các doanh nghiệp nước ngoài với thời hạn tối đa 20 năm.
    Doanh nghiệp thuê diện tích lớn nhất, lâu năm nhất là Công ty TNHH Ngọc Trai Nha Trang của Đài Loan với 442ha. Ngoài ra, còn có những doanh nghiệp nước ngoài khác như Công ty Ngọc Trai Việt Nam (Nhật Bản) thuê 300ha; Công ty Ngọc Trai Nha Trang (Nhật Bản) 130ha; Công ty Marifarm (Na Uy) 136ha? để nuôi ngọc trai, cá ***g?
    Chưa hết, ở các huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa, hàng ngàn ha mặt nước cũng được "trao" vào tay các ông chủ nước ngoài để kinh doanh du lịch, công nghiệp đóng tàu?
    Khi được hỏi về tình hình cho thuê mặt biển ở địa phương, ông Huỳnh Ngọc Thơ - Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Vạn Ninh nói: Chỉ biết 2 dự án, số còn lại không nắm được vì không được cấp trên thông báo (!?). Còn khi được hỏi về tổng diện tích mặt biển của huyện Vạn Ninh và của vịnh Vân Phong, ông Thơ cũng? lắc đầu.
    Ông Đào Văn Lương - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Vạn Ninh cho biết: Thực hiện chủ trương giao mặt biển, mặt nước cho dân nuôi trồng thủy sản, huyện đã hoàn chỉnh quy hoạch cụ thể. Tuy nhiên, đến nay chưa có hộ dân nào được giao.
    Trả lời về vấn đề chậm trễ cấp mặt nước, mặt biển cho dân, bà Lương Thị Hải - Phó Chủ tịch huyện Vạn Ninh cho biết: Đã có những hộ dân gửi đơn lên UBND huyện xin được giao mặt nước, mặt biển. Huyện đã chuyển đơn sang Phòng Tài nguyên - Môi trường đề nghị tham mưu nhưng chưa thấy trả lời.
    Được biết, không chỉ ở huyện Vạn Ninh, nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản ở cùng đầm Nha Phu, huyện Ninh Hòa cũng đang gặp khó khi đề nghị giao mặt nước để thành lập các tổ liên kết sản xuất.
    Lợi bất cập hại
    GS - TS Nguyễn Tác An - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Chương trình Hải dương học liên chính phủ, bày tỏ: Hiện nay, mật độ dân số nước ta ở các vùng ven biển rất đông nên phần nhiều đã bị khai thác quá mức. Do đó, việc cho nước ngoài vào thuê mặt biển sẽ càng gây căng thẳng, mất an ninh. Rõ ràng, khi thuê được rồi, các ông chủ nước ngoài sẽ ngăn lại, làm mất quyền giao thông, mất quyền khai thác tại vùng biển quê hương của người dân. Bên cạnh đó, việc thuê mặt biển để kinh doanh quy mô lớn có thể gây những tác động khôn lường về môi trường.
    Cũng theo ông An, việc cho thuê mặt biển để kinh doanh là việc không nên làm. Rõ ràng nếu chỉ để thu một số tiền ít ỏi từ việc cho thuê mặt biển mà làm mất chủ quyền cả một vùng biển rộng lớn thì đúng là một việc không đáng làm. Nếu không suy xét cẩn trọng, chúng ta sẽ phải trả giá đắt trong hiện tại và tương lai.
    Còn ông Nguyễn Chu Hồi thì cho rằng: biển còn là câu chuyện dài, câu chuyện không của riêng ai, một công việc đại sự của cả dân tộc. Đừng để, một kẻ chặt mấy cây gỗ rừng có thể bị xử tù, còn đang tâm phá tan lòng biển lại không ai thấy!
  10. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0

    Bộ, biển có hết rồi, còn thiếu nhõn Không nữa thui. [​IMG]
    Bác đến từ Sao Hỏa mở topic "Chiến tranh Nhân dân trên Không" nữa đi cho nó có đôi ạ [​IMG]

    Chiến tranh nhân dân trên biển.
    http://ttvnol.com/forum/gdqp/1226003.ttvn

Chia sẻ trang này