1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chơi Thư Pháp thì phải chơi chữ Quốc ngữ

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi caysao1, 13/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caysao1

    caysao1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Chơi Thư Pháp thì phải chơi chữ Quốc ngữ

    Người Việt đã chọn chữ cái latin cho tiếng của mình, thì khi chơi thư pháp cũng phải chơi chữ quốc ngữ. Thư pháp nghĩa là dùng chữ quốc ngữ. Nếu dùng chữ Hán mà chơi thư pháp là loạn.

    Nếu dùng chữ Hán thì phải gọi bằng từ của Trung Quốc, phải dùng từ "thư pháp" của Trung Quốc.

    Nhật bản cũng chơi thư pháp nhưng dùng chữ của nó, chứ không dùng chữ Trung Quốc. Người chơi chữ phải tôn trọng chữ của mình. Nếu mình là Việt mà chơi chữ Hán thì không thể nào thực hiện thư pháp. Thư pháp việt chơi chữ việt, thư pháp trung quốc thì chơi chữ trung quốc; không được có sự lẫn lộn.

    Đương nhiên với những người có gốc Trung Quốc thì vẫn dùng từ Hán, Thanh hay Minh gì đó khi chơi, nhưng xin vui lòng đừng gọi đó là thư pháp, mà dùng từ Trung Quốc cho nó.

    Tôi tin chắc trong diễn đàn này hơn 75% là thành viên có Trung Quốc chảy trong máu mình. Tôi không biết mọi người quyết định như thế nào. Nhưng tôi mặc dầu có máu tàu trong người (1/2 từ cha, và 1/8 từ mẹ), đã quyết định chọn mình là người việt hoàn toàn. Tôi nói lên điều này vì tôi biết rằng khi ý kiến phân biệt về thư pháp này nêu ra thì sẽ rất nhiều người có sự mâu thuẫn nội tâm.

    Chúc một ngày thanh tịnh với thư pháp
    Tranh luận tự do.
  2. tooi

    tooi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Bài này viết sai quá nhiều chỗ và có vấn đề về tư duy lôgíc. Thế mà cũng bàn về Thư pháp!!!!
  3. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Chẹp chẹp ... Bớ làng trên xóm dưới ra mà coi này ...
    Chán thế , bạn ơi,caysao1 ơi ...bạn đang ở vùng văn hoá nào thế ???? Đề nghị Mod chuyển sang public thôi , chứ thế này mà cũng nói được có mà toi ...
  4. caysao1

    caysao1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    tooi,
    sai và không logic chổ nào, bạn tô màu nhưng không nói hay giải thích, thì lời nói của bạn không có nghĩa gì
    bàn về Thư pháp
    người chơi thư pháp bàn thư pháp là phụ, đọc sách và bàn chính tri và triết học mới là chuyện chính của họ.
    loa_ken_den_si
    chứ thế này mà cũng nói được có mà toi
    ít nhất thì tôi cũng có biện luận chứ không nói không không
    nếu cả hai không đưa ra lí do thì, cả hai là kẻ nịn tàu, chơi để theo cho vui mà không hiểu
    Chúc một ngày thanh tịnh với thư pháp
    Tranh luận tự do.
  5. tooi

    tooi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Người Việt chọn chữ Latin để làm chữ viết thì "chơi" thư pháp Hán "loạn" ở chỗ nào khi, biết đâu rằng từ đường nhà bác cũng có hoành phi câu đối thờ tổ tiên bằng chữ Hán đấy!
    Nhật Bản dùng chữ của nó trong Thư pháp cũng chỉ 1 phần thôi. Còn lại là dùng chữ Hán. Hiểu biết của bác về Thư pháp Nhật chỉ bằng cái móng tay mà thôi.
    Người Việt "thực hiện Thư pháp Hán". Xin hỏi "thực hiện thư pháp " là cái gì vậy?
    Người nào biết Thư pháp Quốc ngữ thì viết thư pháp quốc ngữ, biết Thư pháp Hán thì viết Thư pháp Hán. Làm gì có sự lẫn lộn ở đây?
    ": Đương nhiên với những người có gốc Trung Quốc thì vẫn dùng từ Hán, Thanh hay Minh gì đó khi chơi, nhưng xin vui lòng đừng gọi đó là thư pháp, mà dùng từ Trung Quốc cho nó. "
    Xin vui lòng giải thích xem nhà bác định diễn đạt câu này với ý gì?
    Bác nói những thứ cũ rích và lộn xộn rồi bảo người khác "mâu thuẫn nội tâm" là sao?
    Nói chung những thứ bác nói như trẻ con. Đừng viết ra còn tốt hơn.
  6. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    ặ tặỏằYng bĂc Tooi lỏằ>n rỏằ"i , bỏÊo ban dỏĐn bĂc ặĂi ...
  7. tooi

    tooi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Thư pháp là môn nghệ thuật rất cổ, xuất hiện trong "lục nghệ". Học thư pháp mà "bàn Thư pháp là phụ"? Chả hiểu nhà bác nghĩ thế nào mà viết được câu đó. Thật là nực cười.
    nếu cả hai không đưa ra lí do thì, cả hai là kẻ nịn tàu, chơi để theo cho vui mà không hiểu
    Câu nguyên văn này của nhà bác càng bộc lộ rõ sự kém hiểu biết về Thư pháp mà thôi!!! Về nhà học lại đi nhé.
  8. Helloweener

    Helloweener Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Em chẳng hiểu gì về thư pháp, chỉ thích ngắm thôi. Dám mạo muội vào ăn theo vài câu thôi.
    Em vẫn thích được nhìn thư pháp chữ Hán hơn, dù sao đó cũng là chữ tượng hình, em cảm giác người viết giống như đang vẽ một bức tranh, hơn nữa ẩn chứa trong chữ tượng hình cũng có ý nghĩa riêng. Người viết đặt nhiều tâm tư tình cảm nhiều vào bức hoạ.
    Còn về chữ Quốc Ngữ, em mù tịt. Em cứ thấy khó đọc thế nào ấy.
    Vì thế em vẫn ủng hộ thư pháp chữ Hán hơn...
  9. caysao1

    caysao1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Nói chung những thứ bác nói như trẻ con
    Thật là nực cười
    Câu nguyên văn này của nhà bác càng bộc lộ rõ sự kém hiểu biết về Thư pháp mà thôi!!! Về nhà học lại đi nhé.
    cả 3 câu trên có nói lên cũng chẳng làm được gì. tôi có thể tô màu nói mấy câu tương tự. tooi đập vô một câu, tôi đập vô một câu khác, đến mai cũng chưa xong.
    thực hiện Thư pháp Hán tooi muốn bà thế nào thì nói tôi rõ, chứ tôi không hiểu là tooi không hiểu chổ nào.
    Nhật Bản dùng chữ của nó trong Thư pháp cũng chỉ 1 phần thôi. Còn lại là dùng chữ Hán.
    đúng không sai, link dưới là cuộc biểu diễn của một nghệ nhân nhật nói về thư pháp và dùng chữ tq.
    http://youtube.com/watch?v=Sn9d__q91Xg
    sỡ dĩ có sự việc này vì chữ viết nhật là sự biến thể từ tq. Nhưng chữ việt hiện tại thì không.
    biết đâu rằng từ đường nhà bác cũng có hoành phi câu đối thờ tổ tiên bằng chữ Hán đấy!
    đó là sự ảnh hưởng từ quá khứ. Không thể thay đổi mà củng không thể phủ nhận. Nhưng việc viết chữ hán đâu phải là vì yêu chữ hán mà vì sự đô hộ, và đồng hoá. Thí dụ ví von như sau: một bà mẹ có đứa con, đưa con bả có máu của một người giàu. Nhưng đứa con đó không phải là sự mong muốn của bả, mà là một sự cưỡng hiếp. Bà mẹ đó chính là người việt gốc, và đứa con là chúng ta hiện tại.
    Thư pháp là môn nghệ thuật rất cổ, xuất hiện trong "lục nghệ". Học thư pháp mà "bàn Thư pháp là phụ"?
    kém hiểu biết về Thư pháp mà thôi!!! Về nhà học lại đi nhé
    vậy cho hỏi, về học cái gì, và cái đó có liên quan gì đến thư pháp. Những người chơi thư pháp là những người học sâu hiểu rộng, chơi thư pháp để thể hiện điều đó. Chơi với bạn,khen thư pháp rồi khen người viết, hỏi người viết, và xem cảnh đẹp, làm thơ bàn sự. Chứ ai chơi chữ rồi bàn chữ đẹp, đẹp.
    những người có gốc Trung Quốc thì vẫn dùng từ Hán, Thanh hay Minh gì đó khi chơi
    nói cái này bởi vì thống trị, làm vua nước tq, không chỉ là người hán, nhà thanh là một ví dụ. Hơn nữa mỗi triều đại vua lên lại có sự thay đổi, vài khu vực khác lại có kiểu chữ khác. (nếu sự khác biệt này mà theo kiểu của châu âu như font này font nọ thì không nói chi)
    Thư pháp Hán
    đừng gọi đó là thư pháp, mà dùng từ Trung Quốc cho nó
    ví dụ như sau.
    gấp giấy ở nhật ---> origami; các nước châu âu ----> paperfolding
    vẽ tranh bằng mực ở nhật là -----> sumi-e; vẽ tranh bằng mực ở tq -----> ???
    thư pháp ở tq ----> ???
    Đừng viết ra còn tốt hơn. không viết mình không biết mà người cũng không biết. Thì mọi thứ sẽ đi vễ đâu. Muốn thành công thì phải bộc lộ chính mình. tooi phải biết rằng, khi vào forum này thì, tooi không còn trên núi nữa, mà nằm đang trong xã hội, có sự tranh chấp, đòi hỏi, hơn thua và đúng sai. Đó là vì sao mà có nói có viết chứ không thể nào mà "Đừng viết ra còn tốt hơn"
    tôi tóm lại câu nói bắt đằu sự tranh luận là như sau:
    thư pháp ----->chữ quốc ngữ và gọi đó là "thư pháp"
    thư pháp hán------>chữ hán và gọi đó là "????"
    phân biệt rõ như thế này chứng tỏ ta biết về tq, hiểu về nghệ thuật này của tq, và đồng thời ta cũng có cái ta, một nét đẹp riêng.
    chúc một ngày thanh tịnh với thư pháp
    tranh luận tự do
    Được caysao1 sửa chữa / chuyển vào 22:26 ngày 15/12/2006
  10. Tieu__Long

    Tieu__Long Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Tôi không thực sự đồng ý với bạn. Đương nhiên chúng ra đáng sử dụng chữ quốc ngữ, tuy nhiên cần nhìn nhần một sự thật khách quan là thư pháp quốc ngữ không mang lại tính biểu đạt cao về thị giác và chắc chắn cũng không mang lại cái gọi là thăng hoa trong việc định "thần" cho tác phẩm. Điều đó tôi khẳng định.
    Việc vay mượn khá nhiều nguyên tắc của chữ Thư pháp Hán của một số người cũng chỉ gói gọn trong phạm vi cá nhân, mỗi người có một cách thể hiện khác nhau, chính điều này khiến thư pháp quốc ngữ không có được vị thế chắc chắn trong lòng người yêu nghệ thuật thư pháp. Có chăng chỉ là một nhóm người yêu thích và thích nổi tiếng nhanh qua con chữ.
    Tôi hoàn toản ủng hộ hướng đi của phân môn này, tuy nhiên chắc cũng còn lâu nữa nó mới khẳng định được mình. Không phải là người dân Việt phải chơi thư pháp quốc ngữ như bạn nói. Theo tôi biết, thư pháp tại Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đều bắt nguồn từ những nguyên tắc, lối viết của người Trung Hoa, nếu có biết chữ bản xứ cũng chỉ là song song với thư pháp Hán. Tôi dám chắc, chỉ chữ Hán mới làm nên sự thành công của Thư pháp-Một môn nghệ thuật mang tính chất bác học cao, chứ không đơn thuần chỉ là chép chữ, sử dụng bút lông viết chữ đã là viết thư pháp.
    Quay lại vấn đề Hán hay Quốc ngữ, theo tôi thời điểm này, ở ngoài Bắc thiên nhiều về Hán hơn quốc ngữ, trong Nam thì ngược lại. Âu cũng là xu thế, mong rằng mỗi người đều có cách nhìn nhận riêng và ủng hộ cả hai loại hình thể hiện chữ viết trên.
    Thân ái!

Chia sẻ trang này