1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chọn bình nước nóng dung tích bao nhiêu là vừa ?

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi Chuotdong, 13/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Bạn mua lọai nào thế , hiệu gì vậy ?
    Các nhà thiết kế luôn thiết kế thơì gian trễ ( tức mức different cho thermostat ) để tiết kiệm điện . Khi bình hạ thấp hơn nhiệt độ setting thì bình không làm nóng nước ngay trở lại mà phải hạ thấp hơn từ 5- 10 độ C mới hoạt động đun nước trở lại .
    Còn nếu không có mức different này , nếu ai quên cúp cầu dao , bình sẽ hoạt động liên tục tốn tiền điện lắm , chưa kể có thể gây nóng dài hạn bộ phận van an toàn và có thể bị nổ xì !
    Bạn nào đó hỏi tắm bình gián tiếp tại sao an toàn hơn .
    An toan hơn vì ta có thể cúp cầu dao mà vẫn có nước nóng để tắm do bình đã có lớp cách nhiệt . Khi đó bình có bị rò vỏ thì cũng không bị điện giật ( vì ta đã ngắt nguồn ) . Đôí với bình gián tiếp đó là ưu điểm nổi bật .
    Bình nước nóng trực tiếp tốn điện hơn bình gián tiếp .
    Gọi A (tt) , P(tt) là điện năng và công suất tiêu thụ điện của bình trực tiếp và A(gt) , P(gt) là điệnnăng tiêu thụ điện của bình gián tiếp .
    A(tt) = P(tt) x t1
    A(gt)=P(gt) x t2
    t1là thơì gian tắm ở bình trực tiếp ( tạm cho bằng 10 phút )
    t2 là thơì gian mở điện cho bình gián tiếp để đun nước nóng ( sau đó cúp cầu dao lại , ta cũng tạm cho là 10 phút )
    Vơí giả sử ở cả hai bình đều để thermostat ở mức đủ cao sao cho chúng hoạt động trên 10 phút . ( nhưng thí nghiệm này thì ta khống chế bài toán ở mức 10 phút )
    Từ công thưc trên ta thấy vì P(tt) = 4.5 KW > P(gt)=1.5 -2.5 KW
    Do đó A(tt) > A(gt)
    Sở dĩ công suất P(tt) luôn lớn hơn P(gt) vì phải làm nóng trực tiếp dòng nước lạnh và thoát ra ( dòng nước không được cách nhiệt và thoát ngay ra môi trường ngoài ) , trong khi bình gián tiếp nhờ có bình cách nhiệt nên không cần công suất quá lớn . Nước thoát là nước hoà giữa nóng và lạnh chứ không phải dòng nước nóng trực tiếp như ở bình trực tiếp .

  2. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Trời!!!!
  3. mexichlo

    mexichlo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Là sao ạ, bạn nói kỹ hơn được không?
  4. Chuotdong

    Chuotdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Tôi muốn nói đến việc đối với bình gián tiếp lúc để đun liên tục ngay cả khi đang tắm thì giả sử sau 10 phút tắm xong luôn thừa 1 lượng nuớc nóng bằng dung tích của bình, có lẽ đây là nguyên nhân chính nên chọn bình có dung tích vừa phải thôi.
    Còn trường hợp dùng kiểu khi tắm ngắt aptomat thì cũng hơi bất tiện (như trường hợp dùng bình 15lít đang trao đổi ở đây) có nguy cơ thiếu nước nóng lúc nào không biết.
  5. ahteivel

    ahteivel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất : Cách tính của bạn LVH mới chỉ dừng lại ở lý thuyết thôi. Mà từ lý thuyết đến thực tế là khoảng cách khá xa bạn ạ. Bạn hãy thử đo thực tế xem thế nào? P(tt) = 4,5 Kw, nhưng bạn thử kẹp dòng xem nó bằng bao nhiêu?
    Thứ hai : Về cách lấy thời gian 10'' để tính của bạn LVH cũng có sự ngộ nhận!!
    P/S : à...à...!!
  6. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Trước hết thơì gian là 10 phút chứ không phải 10 giây .
    Đó là bài toán đơn giản hoá và bình đẳng để so sánh mức tiêu thụ cụ thể và trực quan nhất .
    Các chế độ hoạt động theo thermostat sẽ phức tạp hơn nhưng không cần thiết phải dài dòng .
    Về chuyện dòng điện thì và chuyện thực tế thì anh bạn có kiến thức thực tế nào hay hơn thì viết lên cho anh em chiêm ngưỡng và học tập . Nhân tiện xem luôn cái " khoảng cách khá xa" về kiến thức thực tế của anh bạn . Dòng điện hai bên thế nào ? Trả lời xem :-))
    P/S :Cần phải xin thông báo cho các bạn trong box biết là Le Viet Ha có tham dự ( thỉnh thoảng) bên forum http://diendan.vietnamnet.vn/forum.asp?forumid=17 vơí cái nick là ahteivel ( cách viết đôi xứng qua trục đứng Ahteivel | leviethA )
    Còn anh bạn Ahteivel mà LVH đã trả lời trên là ngươì khác hoàn toàn ( vì sao anh ta thích lấy nick Ahteivel và vào trong TTVNonline này thì trong thời buổi có kẻ khoái đóng vai TROLL trên net , chúng ta không có gì lạ . Ahteivel đã làm TROLL trên box điện và bị xoá bài nhiều lần )
    Mà không biết cậu Ahteivel này có hiểu Troll là gì không nhỉ :-))
  7. ahteivel

    ahteivel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn LVH!
    Chúng ta cùng nhau trao đổi nhé (không dám tranh luận đâu, nghe đao to ... quá).
    Thứ nhất : Tôi đã nói cách thực hiện thực tế khác lý thuyết như thế nào, chắc bạn LVH biết. Bạn nên làm, bạn sẽ nhớ lâu.
    Thứ hai : Vâng, tôi đồng ý với bạn là 10 phút. Nhưng tôi cũng không đồng ý với bạn là 10 phút đâu!
    Với Bình(gt), 10 phút để đun nóng nước như bạn nói là rất chính xác. sau đó bạn tắt điện và ... TẮM. Ôi, nước ấm quá...dễ chịu quá...
    Với Bình(tt), 10 phút để đun nóng nước và tắm luôn (Vì tắt điện thì nước hết nóng-thế mới gọi là bình trực tiếp!). Không biết bạn LVH đã đọc chuyện cổ tich Tắm Cám chưa? Trong chuyện có đoạn Chị Tấm đun nước nóng tắm cho em Cám để có nước da trắng muốt, sau thành trắng ởn. Ghê quá!
    Nếu bạn LVH cứ lấy P(tt) = 4,5 Kw trong suốt 10 phút để TẮM thì không khác gì người ta làm cách để vặt lông gà (mặc dù đang có H5N1!!).
    Tôi xin có ý kiến nhỏ thế chắc bạn LVH hiểu và điều chỉnh lại cách tính cho sát thực tế một chút.
    P/S : à...à...!!
    Đang nói về chuyên môn, mong bạn không đi lạc đề.
  8. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Đúng là cậu Ahteivel này vào đây chỉ làm TROLL , hôm trước đã vào box điện làm TROLL bị delete bài hôm nay lại mò vào đây . Coi chừng chính bạn đang bị tăng xông đấy ? :-)))
    Thôi , bây giờ nếu muốn bàn vào topic thì bàn còn không thì LVH không có chút thời gian nào để giúp ngươì như bạn .
    Trở về topic :
    1- Nào kinh nghiệm thực tế của Ahteivel về dòng điện của máy nước nóng trực tiếp và gián tiếp là gì ?
    2- Ngộ nhận về thời gian 10 phút là như thế nào ? Theo Ahteivel thì mấy phút là hợp lý ? Tại sao ?
    3- Mở hai máy nước nóng một cái 4.5KW 30 lít gián tiếp trong 10 phút và tắt đi và một cái 1.5 KW trực tiếp để cùng mức thermostat trong 10 phút ( thơì gian tắm trung bình ) thì maý nào tốn điện hơn , dòng bên nào lớn hơn ? Theo trình độ thực tế đầy kinh nghiệm của Ahteivel thì trả lời như thế nào .
    Định hỏi một số câu nữa ...nhưng sợ cậu lại đánh trống lảng như lần trước nên thôi , tạm thế đã .
    Đó nếu muốn góp ý góp tứ kỹ thuật gì thì cứ góp ý góp tứ vào topic và những câu hỏi này , đúng sẽ có người đọc - học và cảm ơn . Sai sẽ có phản biện . Thế mới là thảo luận văn hoá .
    Còn chuyện ngoài lề như " tăng xông" ( cậu tự sáng tác ra ) và các chuyện TROLL khác thì miễn bàn .
    Nếu còn làm TROLL nữa thì xem như đây là lời trao đổi cuối cùng với cậu .
    ===============================================
    Nhân tiện link cái định nghĩa TROLL để cậu dễ lĩnh hội
    http://en.wikipedia.org/wiki/Internet_troll
  9. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Định ko nói nhưng thấy cậu LVH có vẻ "tinh tướng" nên tớ có vài lời như sau:
    1) H nói là "Các nhà thiết kế luôn thiết kế thơì gian trễ ( tức mức different cho thermostat ) để tiết kiệm điện. Khi bình hạ thấp hơn nhiệt độ setting thì bình không làm nóng nước ngay trở lại mà phải hạ thấp hơn từ 5- 10 độ C mới hoạt động đun nước trở lại . ", đoạn này sai hoàn toàn ở 3 khía cạnh:
    1a) Thời gian trễ và mức different cho thermostat là 2 cái hoàn toàn khác nhau (trước hết chúng khác nhau về thứ nguyên hay đơn vị đo),
    1b) Cái mức different đó trong điều khiển nta gọi là Offset (hay dung sai điều khiển). NÓ CẦN THIẾT ĐỂ BỘ ĐIỀU KHIỂN KIỂU ON/OFF HOẠT ĐỘNG ỔN ĐỊNH (nếu không có thì bộ đk on/off sẽ đóng/mở liên tục >>> hỏng thiết bị) chứ KHÔNG PHẢI ĐỂ TIẾT KIỆM ĐIỆN. Ngược lại nếu OFFSET đặt lớn quá, hệ thống SẼ PHẢI CHỊU 1 TỔN THẤT NĂNG LƯỢNG DO PHẢI ĐUN NƯỚC NÓNG QUÁ MỨC YÊU CẦU (ví dụ mình cần nước nóng có nhiệt độ tối thiểu la 35oC để tắm thì do có offset = 5oC, nước trong bình thường xuyên phải đun đến 40oC)
    1c) Trong thực tế (của bình nóng lạnh) OFFSET chỉ vào khoảng 2oC thôi chứ không đến 5oC hay 10oC như H nói đâu.
    2) H kết luận "Bình nước nóng trực tiếp tốn điện hơn bình gián tiếp" là SAI HOÀN TOÀN. Nếu không tin, ae làm quả ọp lai VỚI PHẦN THƯỞNG LÀ 10 Triệu VNĐ cho người thắng cuộc. Luật chơi như sau: chuẩn bị 2 bình trực tiếp/gián tiếp để so sánh; tớ chọn bình trực tiếp, H chọn bình gián tiếp; bình gián tiếp của H muốn bật trước bao nhiêu lâu cũng được; sau đó, mỗi người phải dùng thiết bị của mình ĐỂ CHẾ 15 LÍT NƯỚC ẨM Ở NHIỆT ĐỘ 40oC; đo điện năng tiêu thụ bằng công tơ điện ở đầu vào và người thắng cuộc là người có chỉ số kWh nhỏ hơn. Cậu dám chơi không???
    3) Đoạn H chứng minh cho kết luận của mình "Gọi A (tt) , P(tt) là điện năng và công suất tiêu thụ điện của bình trực tiếp và A(gt) , P(gt) là điệnnăng tiêu thụ điện của bình gián tiếp .
    A(tt) = P(tt) x t1
    A(gt)=P(gt) x t2
    t1là thơì gian tắm ở bình trực tiếp ( tạm cho bằng 10 phút )
    t2 là thơì gian mở điện cho bình gián tiếp để đun nước nóng ( sau đó cúp cầu dao lại , ta cũng tạm cho là 10 phút )
    Vơí giả sử ở cả hai bình đều để thermostat ở mức đủ cao sao cho chúng hoạt động trên 10 phút . ( nhưng thí nghiệm này thì ta khống chế bài toán ở mức 10 phút )
    Từ công thưc trên ta thấy vì P(tt) = 4.5 KW > P(gt)=1.5 -2.5 KW
    Do đó A(tt) > A(gt)" thì thật là nực cười ở chỗ H "quên" mất rằng cái bình gián tiếp nó cũng có thermostat nên TRONG SUỐT THỜI GIAN SỬ DỤNG (theo ví dụ H đưa là 10'') DÂY ĐỐT CỦA BÌNH GIÁN TIẾP NÓ CŨNG BỊ CẮT CHỨ KHÔNG HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC.
    4) Đoạn lý giải phía sau "Sở dĩ công suất P(tt) luôn lớn hơn P(gt) vì phải làm nóng trực tiếp dòng nước lạnh và thoát ra ( dòng nước không được cách nhiệt và thoát ngay ra môi trường ngoài ) , trong khi bình gián tiếp nhờ có bình cách nhiệt nên không cần công suất quá lớn . Nước thoát là nước hoà giữa nóng và lạnh chứ không phải dòng nước nóng trực tiếp như ở bình trực tiếp . " thì còn nực cười hơn. Vì câu nói này mà lần đâu tiên tớ chỉ đưa 1 câu "TRỜI!!!" to tướng thôi. Vì sao H biết ko? Vì tớ biết tớ có nói, H cũng cóc hiểu.
    Còn đây là lập luận của tớ: bình gián tiếp tốn điện hơn vì sau khi sử dụng nó luôn bị tồn một lượng nước nóng VỚI THỂ TÍCH BẰNG DUNG TÍCH BÌNH (30L chẳng hạn) VÀ NHIỆT ĐỘ BẰNG NHIỆT ĐỘ TỐI THIỂU ĐỂ CÓ THỂ SỬ DỤNG. Và vì bình trực tiếp CÓ DUNG TÍCH BÉ HƠN NHIỀU so với bình gián tiếp nên sự mất mát năng lượng kiểu này cũng nhỏ hơn.
    Chú ý: so sánh của tớ chỉ đúng (và sẽ càng rõ nhận biết) KHI NHIỆT ĐỘ CẦN ĐỂ SỬ DỤNG (CÀNG) LỚN HƠN NHIỆT ĐỘ NƯỚC VÀO. Nhưng, điều kiện đó cũng hợp lý vì khi nhiệt độ nước vào đã đủ ấm để sử dụng thì... cần cóc gì bình nóng lạnh.
    Vài lời với LVH, hãy học cách "lắng nghe"!!!
  10. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    ( chữ tím của LVH , chữ xanh của cậu bà già nha )
    Định ko nói nhưng thấy cậu LVH có vẻ "tinh tướng" nên tớ có vài lời như sau:
    Trước hết , lại phải nhắc nhở cậu thêm một lần thứ ba : thảo luận văn hoá là thảo luận vào topic của nhau chứ không phải chỉ trích cá nhân nhau . LVH không rõ nghĩa chữ " tinh tướng" miền Bắc nhưng chắc đó không phải là tính từ trong thảo luận lịch sự . Lần sau có thể bỏ những từ như thế này ra nếu cậu đã lĩnh hội . OK
    1) H nói là "Các nhà thiết kế luôn thiết kế thơì gian trễ ( tức mức different cho thermostat ) để tiết kiệm điện. Khi bình hạ thấp hơn nhiệt độ setting thì bình không làm nóng nước ngay trở lại mà phải hạ thấp hơn từ 5- 10 độ C mới hoạt động đun nước trở lại . ", đoạn này sai hoàn toàn ở 3 khía cạnh:
    1a) Thời gian trễ và mức different cho thermostat là 2 cái hoàn toàn khác nhau (trước hết chúng khác nhau về thứ nguyên hay đơn vị đo),
    1b) Cái mức different đó trong điều khiển nta gọi là Offset (hay dung sai điều khiển). NÓ CẦN THIẾT ĐỂ BỘ ĐIỀU KHIỂN KIỂU ON/OFF HOẠT ĐỘNG ỔN ĐỊNH (nếu không có thì bộ đk on/off sẽ đóng/mở liên tục >>> hỏng thiết bị) chứ KHÔNG PHẢI ĐỂ TIẾT KIỆM ĐIỆN. Ngược lại nếu OFFSET đặt lớn quá, hệ thống SẼ PHẢI CHỊU 1 TỔN THẤT NĂNG LƯỢNG DO PHẢI ĐUN NƯỚC NÓNG QUÁ MỨC YÊU CẦU (ví dụ mình cần nước nóng có nhiệt độ tối thiểu la 35oC để tắm thì do có offset = 5oC, nước trong bình thường xuyên phải đun đến 40oC)
    Cậu đi quá sâu vào chi tiết ( thứ nguyên ...) , đối với các thermostat kỹ thuật hay các thiết bị điều chỉnh công suất khác ..thì khái niệm điều chỉnh vi sai không có gì phải bàn , trong lĩnh vực dân dụng chỉ cần hiểu là mức different cũng đủ bao quát nghĩa .
    Offset thermostat vừa đảm bảo không hư hỏng tiếp điểm và cả nhiệm vụ tiết kiệm điện nữa , ngươì ta có thể tắm với mức nước ấm 40 độ C nhưng vào một thời điểm mà nước ( hoà chung nóng lạnh ) đạt chỉ 36 độ C ngươì ta vẫn có thể tắm được mà không cần bật cầu dao ( với bình ginán tiếp ) , như vậy tiết kiệm điện đáng kể thay vì phải bật cho nóng đúng 40 độ C và có thể bị dư một lượng nước nóng trong bình không cần dùng sau khi tắm .
    1c) Trong thực tế (của bình nóng lạnh) OFFSET chỉ vào khoảng 2oC thôi chứ không đến 5oC hay 10oC như H nói đâu.
    OH oh ! , tuỳ hãng và đôí vơí bình trực tiếp thì không noí làm gì , nhưng với bình gián tiếp thì CÒN TUỲ DUNG TÍCH BÌNH , dung tích bình lớn mức offset là 5 độ C là hoàn toàn bình thường vì còn quá nhiều nước ấm trong bình nên nhà thiết kế để offset lớn nhằm tránh phải tồn lượng nước nóng trong bình khi dùng không hết . Nếu khi nào có dịp vào SG tớ sẽ dẫn cậu vào Sheraton Hotel mà xem thực tế
    2) H kết luận "Bình nước nóng trực tiếp tốn điện hơn bình gián tiếp" là SAI HOÀN TOÀN. Nếu không tin, ae làm quả ọp lai VỚI PHẦN THƯỞNG LÀ 10 Triệu VNĐ cho người thắng cuộc. Luật chơi như sau: chuẩn bị 2 bình trực tiếp/gián tiếp để so sánh; tớ chọn bình trực tiếp, H chọn bình gián tiếp; bình gián tiếp của H muốn bật trước bao nhiêu lâu cũng được; sau đó, mỗi người phải dùng thiết bị của mình ĐỂ CHẾ 15 LÍT NƯỚC ẨM Ở NHIỆT ĐỘ 40oC; đo điện năng tiêu thụ bằng công tơ điện ở đầu vào và người thắng cuộc là người có chỉ số kWh nhỏ hơn. Cậu dám chơi không???
    Chết cậu thật , sao cậu sơ hở thế hả bà già đau khổ ! 10 triệu quả là món tiền lớn và tớ cũng có máu "cờ bạc" lắm ( hồi bên Pháp từng ghi xổ số đua ngựa cho Tonton và thắng 60 ngàn Fr đấy :-)) Nhưng nỡ lòng nào lấy 10 triệu của cậu - một thành viên TTVNonline !
    Thậm chí ra bài toán mà không cần đá động đến công suất và dòng nữa à !!! Sơ hở quá đi mất !
    Và còn một khác biệt nữa là không gian so sánh:
    1- Hoạt động liên tục nghĩa là set thermostat đủ lớn để 2 máy không ngắt ( như bài trước đã viết của LVH ) trong 10 phút .
    2- Hoạt động theo điều khiển của thermostat .
    Máy nước nóng trực tiếp trong 10 phút hoạt động tắm , thực tế hiếm khi nào thermostat có cơ hội nhảy lắm ( bạn nào đã dùng là thấy ngay thôi ) và nếu nhảy một cái thì hầu như phải đóng lại ngay sau đó , hầu như điện phải cấp liên tục cho nó vì dừng một cái là nước nguội ngay , do đó dùng máy nước nóng trực tiếp rất bất lợi về điện là vì vậy .
    Máy gián tiếp thì thoả mái hơn vì offset có thể 5 độ C ngươì ta vẫn đủ nước ấm trong bình dung tích lớn để xài . Chính vì vậy mà thermostat ở máy gián tiếp nhảy thì thường phải đợi tương đối lâu hơn nó mới hoạt động đóng trở lại , đó là dụng ý của nhà thiết kế .
    Cuối cùng là một số hình ảnh thực tế : so sánh trực diện hai máy nước nóng Ariston , máy trực tiếp 4.5 KW và máy gián tiếp to đùng 30 lít ( nhưng công suất chỉ 1.5 KW thôi )
    [​IMG]
    Chỉ ở mức thermostat lưng chừng thôi ( bạn xem dấu chấm trên núm xoay ) , dòng ở máy trực tiếp đã vọt lên gần 12 A . ( Am pe kìm hiện 11.81 A )
    [​IMG]
    Khi để thermostat ở mức cao nhất ( xem dấu chấm trên núm xoay để ở mức max ) , dòng vọt lên 17.53A
    [​IMG]
    Sau tám phút liên tục , thermostat không ngắt và dòng giảm xuống chút ít nhưng vẫn ở mức trên 17 A ( Am pe kìm hiện 17.24 A )
    [​IMG]
    bây giờ quay sang máy gián tiếp , dù để thermostat ở mức maximum như thế này ....
    [​IMG]
    Nhưng dòng ở máy gián tiếp tối đa cũng chỉ hơn 5 A .( Am pe kìm hiện 5.77 A )
    3) Đoạn H chứng minh cho kết luận của mình "Gọi A (tt) , P(tt) là điện năng và công suất tiêu thụ điện của bình trực tiếp và A(gt) , P(gt) là điệnnăng tiêu thụ điện của bình gián tiếp .
    A(tt) = P(tt) x t1
    A(gt)=P(gt) x t2
    t1là thơì gian tắm ở bình trực tiếp ( tạm cho bằng 10 phút )
    t2 là thơì gian mở điện cho bình gián tiếp để đun nước nóng ( sau đó cúp cầu dao lại , ta cũng tạm cho là 10 phút )
    Vơí giả sử ở cả hai bình đều để thermostat ở mức đủ cao sao cho chúng hoạt động trên 10 phút . ( nhưng thí nghiệm này thì ta khống chế bài toán ở mức 10 phút )
    Từ công thưc trên ta thấy vì P(tt) = 4.5 KW > P(gt)=1.5 -2.5 KW
    Do đó A(tt) > A(gt)" thì thật là nực cười ở chỗ H "quên" mất rằng cái bình gián tiếp nó cũng có thermostat nên TRONG SUỐT THỜI GIAN SỬ DỤNG (theo ví dụ H đưa là 10'') DÂY ĐỐT CỦA BÌNH GIÁN TIẾP NÓ CŨNG BỊ CẮT CHỨ KHÔNG HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC.
    Có gì đâu mà phải nực cười , cậu đọc bài không kỹ nhất là cái đoạn màu đỏ kìa , đã giả sử set thermostat đủ lớn để hai máy hoạt động liên tục 10 phút thì còn ngắt với nghiếc thermostat gì ở đây nữa :-)))
    4) Đoạn lý giải phía sau "Sở dĩ công suất P(tt) luôn lớn hơn P(gt) vì phải làm nóng trực tiếp dòng nước lạnh và thoát ra ( dòng nước không được cách nhiệt và thoát ngay ra môi trường ngoài ) , trong khi bình gián tiếp nhờ có bình cách nhiệt nên không cần công suất quá lớn . Nước thoát là nước hoà giữa nóng và lạnh chứ không phải dòng nước nóng trực tiếp như ở bình trực tiếp . " thì còn nực cười hơn. Vì câu nói này mà lần đâu tiên tớ chỉ đưa 1 câu "TRỜI!!!" to tướng thôi. Vì sao H biết ko? Vì tớ biết tớ có nói, H cũng cóc hiểu.
    Còn đây là lập luận của tớ: bình gián tiếp tốn điện hơn vì sau khi sử dụng nó luôn bị tồn một lượng nước nóng VỚI THỂ TÍCH BẰNG DUNG TÍCH BÌNH (30L chẳng hạn) VÀ NHIỆT ĐỘ BẰNG NHIỆT ĐỘ TỐI THIỂU ĐỂ CÓ THỂ SỬ DỤNG. Và vì bình trực tiếp CÓ DUNG TÍCH BÉ HƠN NHIỀU so với bình gián tiếp nên sự mất mát năng lượng kiểu này cũng nhỏ hơn.
    Chú ý: so sánh của tớ chỉ đúng (và sẽ càng rõ nhận biết) KHI NHIỆT ĐỘ CẦN ĐỂ SỬ DỤNG (CÀNG) LỚN HƠN NHIỆT ĐỘ NƯỚC VÀO. Nhưng, điều kiện đó cũng hợp lý vì khi nhiệt độ nước vào đã đủ ấm để sử dụng thì... cần cóc gì bình nóng lạnh.
    Vài lời với LVH, hãy học cách "lắng nghe"!!!
    Oh hô , sau khi lắng nghe , đến lượt LVH kêu ...TRỜI luôn vì cậu không biết sử dụng bình gián tiếp an toàn và tiết kiệm điện rồi ! Cái này do lỗi thiếu thực tế . Đối với bình gián tiếp sau 10 phút bật cầu dao lên , đến khi tớ tắm thì lại cúp cầu dao rồi cậu ạ !!!! ( tận dụng hết nước nóng trong bình để tránh bỏ sót) Làm sao còn tốn thêm miếng điện nào được cơ chứ . :-))))
    Đó cũng là khác biệt cơ bản giữa hai máy nước nóng đấy bạn thân mến ạ , máy trực tiếp thì phải làm việc với dòng điện khắc nghiệt hầu như liên tục vì không có ..."bầu" , máy gián tiếp thì nhờ có " bầu" nên các thông số khác hoàn toàn và tiết kiệm đáng kể về điện.
    Hê hê !
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 12:04 ngày 24/12/2005

Chia sẻ trang này