1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chọn bình nước nóng dung tích bao nhiêu là vừa ?

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi Chuotdong, 13/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
  2. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Đây không phải là một ví dụ đúng. Tôi sẽ chỉ ra những số liệu không hợp lý của cậu:
    Thứ nhất, để so sánh lượng điện tiêu thụ (Kwh), ta cần phải dựa vào lượng nước cần thiết dùng để tắm. cả hai trường hợp, gián tiếp và trực tiếp, thì người tắm đều sử dụng một lượng nước bằng nhau. Không nên dựa vào công suất thiết bị để so sánh.
    Thứ 2, Bình gián tiếp phải có thời gian đun trước khi tắm từ 10 tới 15 phút. Ngoài ra, trong khi tắm, lượng nước lạnh thường xuyên bổ xung vào bình đun để bù lại số nước nóng bị lấy ra ngoài nên có thể nói bình tiêu thụ điện hầu như liên tục trong khoảng thời gian này. Do đó thời gian đun của bình gián tiếp sẽ dài hơn bình trực tiếp.
    Tôi lấy làm lạ vì lập luận này. Đối với cả hai loại bình thì nước thoát ra khỏi vòi tắm là như nhau về nhiệt độ cho một người tắm. Ví dụ nếu tôi sử dụng bình gián tiếp thì nước thoát ra khỏi hoa sen tôi chọn là khoảng 35oC. Khi tôi dùng bình trực tiếp thì tôi cũng phải chỉnh núm điều chỉnh để có được nhiệt độ ấy. Vậy thì, nếu cậu nói dòng nước ra của bình trực tiếp không được cách nhiệt thì dòng nước ra của bình gián tiếp, cũng với nhiệt độ ấy, có được cách nhiệt hay không?
    Nói về sự mất nhiệt của nước, tôi xin nói ngay là đối với bình trực tiếp, nước được đun nóng lên ngay tới nhiệt độ người tắm cần nên nó không có thời gian để mất nhiệt (đường ống từ bình ra vòi tắm ngắn). Trong khi đó đối với bình gián tiếp, mặc dù nước nóng đun trong bình được cách nhiệt những vẫn xảy ra hiện tượng mất nhiệt trong bình và trên đường ống khá dài từ bình xuống van, từ van xuống vòi.
    Còn việc mất nhiệt của nước sau khi thoát khỏi vòi như cậu nói là không có ý nghĩa. Nhiệt đó mất đi đâu? Nhiệt đó truyền cho ngọc thể của người tắm chứ đi đâu nữa?
    Tôi quay trở lại cái thứ nhất trên kia của tôi để muốn vạch ra rằng bình gián tiếp tốn điện hơn bình trực tiếp như sau:
    Cho cả hai loại bình, lượng nước thoát ra khỏi vòi cần để cho một người tắm đủ, là như nhau và bằng, ví dụ 60 lít.
    Chênh lệch nhiệt độ mà cả hai bình cần tạo ra cho nước (ví dụ từ 15oC lên 40oC) là 25oC. (Đối với bình gián tiếp, nhiệt độ có thể lớn hơn 100oC. Tuy nhiên, nước có nhiệt độ này đã được hòa với nước lạnh để cho ra khỏi vòi nhiệt độ 40oC)
    Do đó ta có lượng nhiệt để đun 60 lít cho cả hai loại (giả sử hiệu suất nhiệt bằng nhau) theo một công thức cấp 2 là: 60 x (40 - 15) =1.500 (Kcal) hay bằng xấp xỉ 1,7 Kwh. Nếu tính tới đây thì chi phí điện năng của hai loại là như nhau. Thế nhưng...
    Thế nhưng đối với bình đun gián tiếp, sau khi tắm xong luôn luôn còn lại một lượng nước nóng bằng dung tích bình và nhiệt độ của nước trong bình cũng khá lớn, xấp xỉ 60 - 70oC. Tức là bình 15 lít thì lượng nước thừa là 15 lít, bình 30 lít lượng nước thừa là 30 lít. Ứng với khối lượng nước ấy là một lượng nhiệt bị mất đi. Bằng công thức q= m(t2 - t1) ta có thể tính được lượng điện lãng phí nằm trong khối nước nóng trên.
  3. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    ( LVH chữ tím nha )
    Bình đun gián tiếp có khả năng này nhưng tôi không nghĩ nó có thể giữ nóng được cả ngày hoặc tới hai ngày. Ta có thể làm thí nghiệm để đánh giá điều này. Nếu khả năng duy trì nhiệt độ của nước trong bình là ưu điểm thì nó lại trở thành nhược điểm về tiêu hao điện. Khi ta không ngắt công tắc sau khi tắm xong, rơ le nhiệt sẽ tự động đóng mạch để duy trì nhiệt độ đặt của nước trong bình khi nhiệt độ đó giảm xuống.
    Bạn không nghĩ là nó giữ nóng được cả ngày à ! Thú vị thật , đây cũng là một minh chứng hùng hồn minh họa " cảm giác của chúng ta" và "thực tế sự kiện" thường có khoảng cách . Cảm giác con ngươì noí chung hay đánh lừa chính chúng ta là vì vậy .
    Thưa với bạn là nó thậm chí có thể giữ nóng tới hai ngày và đó là một sự thật , LVH mở máy tắm nước nóng gián tiếp trong 10 phút , sau đó OFF công tác cầu dao , tắm ....tắt nước ....chiều về lại mở ra tắm ( không cần bật cầu dao ON ) vẫn nóng ....sáng mai tiếp tục tắm( vẫn không bật cầu dao ON ) ....vẫn nóng và lúc này nước nguội đi một chút nhưng lớp cách nhiệt thật tuyệt vời vì nó vẫn đủ giữ nước nóng ở mức cần thiết .
    Thú thật là khi LVH chưa dùng máy nước nóng gián tiếp , chuyện này LVH cũng không thể tin nhưng nó lại là sự thật đấy bạn ạ . Mọi ngươì cứ ám ảnh lượng nước nóng thừa sẽ làm tốn điện nhưng thực tế lại chằng phải bật cầu dao ON cho những 2 lần tắm kế thì chúng ta quá tiết kiệm điện .

    Thực ra đối với cả hai loại trực tiếp và gián tiếp bi giờ nhà chế tạo đều gắn rơ le chống dòng rò, tức là nếu dòng rò đạt tới một giá trị nào đấy thì rơ le này hoạt động, ngắt thiết bị ra khỏi nguồn. Nên sự so sánh này không có ý nghĩa.
    Rất ý nghĩa về mặt an toàn và tiết kiệm điện đấy bạn ạ , máy nước nóng trực tiếp khi tắm , ta OFF cầu dao thì an toàn tuyệt đối hơn ELCB , nước vẫn nóng , đó là một thực tế mà chỉ khi bạn dùng máy nước nóng gián tiếp mới được hưởng thụ cảm giác này thôi , giải thích bằng chữ bạn cũng khó cảm nhận được .

    LVH wrote : 3- Công suất thấp ( khoảng 1500W cho bình 15 lít ) so vơí 3500- 4500 w ở máy nước nóng trực tiếp , do đó tiết kiệm điện hơn . [/quote]
    Levant wrote : Điều này hoàn toàn không đúng, không nên nghĩ công suất bình đun nước nhỏ thì tiết kiệm hơn. Tiêu hao điện năng của bình bằng công suất thiết bị nhân với thời gian. Nếu lượng nước cần để tắm như nhau và thiết bị nào có công suất nhỏ hơn thì thời gian đun phải kéo dài hơn.
    Oh no no no ! So sánh như vậy là sai hoàn toàn rồi , có lẽ đây chính là điểm hiểu lầm chính yếu của một vài bạn .Thời gian đun kéo dài hơn chỉ đúng với bài toán đun nước trong 2 cái nồi sắt không cách nhiệt , áp lực hở ....còn bầu nước nóng gián tiếp vừa được cách nhiệt vừa được tăng áp tương đối nên nước mau nóng lắm bạn ơi !!! ( hệ kín tương tự nồi áp suất )

    LVH wrote :Có người đã " hoá giải" nhược điểm này bằng cách bật công tắc ON suốt ngày ( khi nào đủ độ nóng thermostat tự ngắt điện , khi đi làm về chỉ việc gạt nút OFF là có thể vào tắm ngay , vừa an toàn vừa không phải chờ .
    Le van wrote : Chính việc để ON suốt ngày sẽ gây tốn điện vì khi nhiệt độ của nước tụt xuống một mức nào đó thì rơ le nhiệt sẽ đóng lại cấp nguồn, ngay cả khi không có ai tắm táp.
    Đúng , đó là cái cách của những người không biết dùng máy nước nóng gián tiếp , vừa tốn điện vừa nguy hiểm , đây cũng là ý nghĩ làm vướng vài bạn cho nên hiọ dễ kết luận máy gián tiếp sẽ tốn điện hơn
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 15:47 ngày 24/12/2005
  4. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    LVH vẫn là chữ tím cho dễ theo dõi nha
    Tôi lấy làm lạ vì lập luận này. Đối với cả hai loại bình thì nước thoát ra khỏi vòi tắm là như nhau về nhiệt độ cho một người tắm. Ví dụ nếu tôi sử dụng bình gián tiếp thì nước thoát ra khỏi hoa sen tôi chọn là khoảng 35oC. Khi tôi dùng bình trực tiếp thì tôi cũng phải chỉnh núm điều chỉnh để có được nhiệt độ ấy. Vậy thì, nếu cậu nói dòng nước ra của bình trực tiếp không được cách nhiệt thì dòng nước ra của bình gián tiếp, cũng với nhiệt độ ấy, có được cách nhiệt hay không?
    Nói về sự mất nhiệt của nước, tôi xin nói ngay là đối với bình trực tiếp, nước được đun nóng lên ngay tới nhiệt độ người tắm cần nên nó không có thời gian để mất nhiệt (đường ống từ bình ra vòi tắm ngắn). Trong khi đó đối với bình gián tiếp, mặc dù nước nóng đun trong bình được cách nhiệt những vẫn xảy ra hiện tượng mất nhiệt trong bình và trên đường ống khá dài từ bình xuống van, từ van xuống vòi.
    Còn việc mất nhiệt của nước sau khi thoát khỏi vòi như cậu nói là không có ý nghĩa. Nhiệt đó mất đi đâu? Nhiệt đó truyền cho ngọc thể của người tắm chứ đi đâu nữa?
    Tôi quay trở lại cái thứ nhất trên kia của tôi để muốn vạch ra rằng bình gián tiếp tốn điện hơn bình trực tiếp như sau:
    Cho cả hai loại bình, lượng nước thoát ra khỏi vòi cần để cho một người tắm đủ, là như nhau và bằng, ví dụ 60 lít.
    Chênh lệch nhiệt độ mà cả hai bình cần tạo ra cho nước (ví dụ từ 15oC lên 40oC) là 25oC. (Đối với bình gián tiếp, nhiệt độ có thể lớn hơn 100oC. Tuy nhiên, nước có nhiệt độ này đã được hòa với nước lạnh để cho ra khỏi vòi nhiệt độ 40oC)
    Do đó ta có lượng nhiệt để đun 60 lít cho cả hai loại (giả sử hiệu suất nhiệt bằng nhau) theo một công thức cấp 2 là: 60 x (40 - 15) =1.500 (Kcal) hay bằng xấp xỉ 1,7 Kwh. Nếu tính tới đây thì chi phí điện năng của hai loại là như nhau. Thế nhưng...
    Thế nhưng đối với bình đun gián tiếp, sau khi tắm xong luôn luôn còn lại một lượng nước nóng bằng dung tích bình và nhiệt độ của nước trong bình cũng khá lớn, xấp xỉ 60 - 70oC. Tức là bình 15 lít thì lượng nước thừa là 15 lít, bình 30 lít lượng nước thừa là 30 lít. Ứng với khối lượng nước ấy là một lượng nhiệt bị mất đi. Bằng công thức q= m(t2 - t1) ta có thể tính được lượng điện lãng phí nằm trong khối nước nóng trên.
    Vâng vâng , bạn đã dùng công thức đúng nhưng là đúng cho bình nước nóng trực tiếp thôi
    Q = mc Delta t , cái Delta t kia chính là vấn đề
    Ở bình nước nóng trực tiếp Delta t = t2-t1 = 40-15 ( lấy con số thí dụ của bạn ) , nhiệt độ đầu vào t1 luôn là hằng số
    Trong khi ở máy gián tiếp khi ta bật ON cầu dao cho đến khi ngắt OFF , Delta t lại là hàm biến thiên theo thời gian .Nó là F(t) = Delta (t) cơ , nhiệt độ đầu vào lúc đầu là t1= 15 nhưng sau một thời gian nó là tx >t1 ( vì được cách nhiệt và là hệ kín áp ) , tx tăng rất nhanh khiến Q đối với bình gián tiếp trở thành hàm Q(t) chứ không phải Q thông thường như bình trực tiếp .
    Và như vậy tới đây bạn dễ dàng thấy vì sao công suất bình gián tiếp không cần lớn là vì vậy .
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 16:11 ngày 24/12/2005
  5. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Bình nhà bạn loại 30 hay 15 lít? Tớ chỉ thắc mắc mỗi một điều rằng khi bạn OFF công tắc rồi, sau đó tận chiều bạn tắm (Tắm chứ không rửa, vì rửa chắc mất ít nước, một bát chẳng hạn) mà nước chỉ nguội đi một chút. Rồi sáng hôm sau bạn lại tắm nữa, nước lại chỉ nguội đi một chút nữa...Té ra cái bình nước nóng của cậu là CÁI BÌNH THẠCH SANH à. Tớ nghĩ rất nhiều người ở đây đã sài cái bình nước nóng gián tiếp, chẳng lẽ người ta tin những điều ngô nghê ở trên sao? Sau khi bạn tắm mỗi lần như vậy thì cái nước lạnh bên ngoài nó không tràn vào sao?
    Tốt nhất, nếu bạn muốn thuyết phục người khác là mình đúng, bạn hãy làm một thí nghiệm đi. Sử dụng nhiệt kế đo đàng hoàng. Tớ cũng sẽ làm một thí nghiệm tương tự. Sau đó tớ sẽ không tranh luận nữa.
  6. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì vấn đề này chẳng cần tranh luận cũng không cần thuyết phục . Bạn sử dụng đi thì sẽ hiểu chứ noí bằng chữ và số bạn có hình dung ra đâu .
    1-Bạn nên chú ý : nước giữ nóng trong bình gián tiếp thường có nhiệt độ rất cao , nếu bạn gạt vòi sai có thể làm bỏng bạn như chơi ! Lượng mà nó cần hoà vào nước lạnh không đáng kể.
    2- Bình nước nóng của LVH không phải là bình Thạch Sanh , sau khi tắm ba lần thì nó cũng cần mở cầu dao ON , nó là bình 30 lít .
    Nhưng noí như vậy để cho bạn hình dung sự lợi hại của cái bình được cách nhiệt và giữ áp này . Nếu mở ON 10 phút sau đó tắt OFF và không dùng nó , cho đến ngày mai nó vẫn nóng và suy suyển không đáng kể . Đó là một sự thật và bạn nên mua một cái 30 lít về mà thí nghiệm . Thực tế vẫn hơn 1000 lần lời noí lý thuyết .
    Chúc bạn tìm được kết quả mỹ mãn .
    Khi dùng bình gián tiếp , bạn có cảm giác rất thú vị và sung sướng ở chỗ ngay cả khi cúp điện nguyên ngày bạn VẪN CÓ NƯỚC NÓNG ĐỂ DÙNG ( và dùng rất an toàn ! ) nhờ đã bật ON ngày hôm trước , đó chính là một ưu điểm mà chẳng máy trực tiếp nào bì nổi !
    P/S : LVH rất thông cảm với vài bạn chưa có cơ hội dùng máy nước nóng gián tiếp nên biết các bạn hình dung về điều này là khó khăn .
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 17:51 ngày 24/12/2005
  7. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Cậu tự tin thế!?
    Nhà tớ dùng 7 bình gián tiếp + 1 bình trực tiếp làm backup cho bộ đun nước = năng lượng mặt trời.
    Tranh luận với cậu khó quá, thôi kể chuyện vui vậy:
    Nhà nghiên cứu nọ dạy được một con bọ biết nhảy theo hiệu lệnh bằng âm thanh. Sau đó, ông ta đem con bọ làm một thí nghiêm. Trong thí nghiệm đó ông vặt từng chân con bọ đi và khi con bọ chẳng còn 1 cái chân nào nữa, nó không nhảy theo hiệu lênh bằng âm thanh được nữa. Ông kết luận: chức năng "nghe" của loài bọ này nằm ở chân. Quá đúng phải không LVH.
    Nên Close cái Topic này lại thì hơn!!!!
  8. LonelySun

    LonelySun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2004
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    3
    Hic, cái topic hay thế này, đề nghị một số bác tập trung vào thảo luận chuyên môn, không được tập trung chỉ trích con người nhé!
    Em cũng đang dùng bình nước nóng gián tiếp của Ariston, loại bao nhiêu lít thì em không rõ lắm (các anh chị hướng dẫn em cách xem dung tích với, hic).
    Em là người mù tịt về chuyên môn các loại bình nước nóng, và chỉ đưa ra ý kiến qua thực tế sử dụng. Em thấy thế này nhé, nếu mà bật ON khoảng 10 phút rồi chuyển OFF, thì nước chỉ đủ dùng để tắm và gội đầu thôi, còn sau đó thì nước chỉ hơi âm ấm thôi, đủ để rửa tay thì thấy ấm chứ nếu dùng để tắm trong mùa đông này thì không thể. Còn nếu mà bật khoảng 30 phút, thì sau khi tắm gội buổi sáng, thì buổi chiều về vẫn có thể đủ nước để tắm. Chỉ tắm nhanh thôi nhé, còn sau đó thì nước bị lạnh dần (chắc do nước lạnh tràn vào).
    Lần nữa tha thiết yêu cầu các bác tập trung vào chuyên môn nhé. Cá nhân em rất thích chủ đề này, bởi vì em không biết gì về bình nước nóng cả, nhiều khi dùng cứ nghĩ chẳng may bị rò rỉ điện thì cũng sợ.
    Chúc các bác Giáng Sinh vui vẻ!
    Được LonelySun sửa chữa / chuyển vào 21:46 ngày 24/12/2005
  9. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Hi bạn , nhân tiện cho LVH hỏi bạn là male hay fermale , tại fermale thường tắm kỹ lắm . :-))
    Bình nước nóng gián tiếp 30 lít mỗi lần tắm chỉ cần 10 lít nước nóng 70 độ là có thể tắm 3 lần , nếu ngoài trơì quá lạnh thì có thể tắm 2 lần . Nếu tắm một lần mà đã hết nóng thì bạn chỉnh thermostat ( cái núm xoay ) lên giá trị cao hơn một chút nước sẽ nóng hơn , tối đa có thể lên 90 độ đến 100 độ ( tuỳ thiết bị thermostat sử dụng ở mỗi hãng . )
    Ariston sử dụng loại 90 độ nhưng Picenza dùng cả loại 90 - 100 độ C
    [​IMG]
    Thermostat ( chỉ phần núm xoay là nằm bên ngoài bạn có thể nhìn thấy )
    Thường các hãng có bảng thông số tra model ra dung tích bình . Tuy nhiên nếu bạn không có catalogue thì có thể dùng thước đo kích thước ngoài và tính toán như sau .
    Lấy thí dụ D x W x T = 45cm x 45 cm x 25 cm
    Ta trừ lớp cách nhiệt PU khoảng 5 cm sẽ được các kích thước trong là 40 cm x 40 cm x 20cm
    Thể tích V = 0.4 x 0.4 x 0.2 = 0.032 mét khối = 32 lít
    Trừ thể tích các góc cạnh và thermostat chiếm chỗ khoảng 2 lít thì dung tích bình là 30 lít .
    [​IMG]
    Bên trong một máy nước nóng gián tiếp với lớp cách nhiệt PU
    Bình nước nóng gián tiếp là thiết bị gia nhiệt trong hệ kín ( cách nhiệt và kín áp ) nên nhiệt độ tăng rất nhanh , nhiệt lượng đạt được là một hàm theo nhiệt độ đầu vào ( biến thiên theo đường cong thoai thoải lúc đầu và rất gắt lúc sau ) chứ không phải đường tuyến tính như bình trực tiếp , và vì là không gian kín ( kín áp như trong nồi áp suất ) nên nhiệt độ đạt được càng tăng cao nhanh chóng . Chính vì lợi thế này mà nó tiêu thụ điện ít hơn bình trực tiếp . Công suất đều nhỏ hơn bình trực tiếp khoảng 50 % - 60% , dòng chỉ bằng 1/2 - 1/3 bằng trực tiếp , do đó bình gián tiếp ít gây sự cố quá tải cho các CB hơn so với bình trực tiếp .
    Ngoài ra luôn cúp OFF cầu dao khi đã gia nhiệt cho bình sẽ giúp ngươì sử dụng an toàn hơn rất nhiều so với bình trực tiếp dùng ELCB.( Xem thêm về lắp ELCB tại đây : http://www3.ttvnol.com/dtvt/597795/trang-3.ttvn )
    Theo Lê Việt Hà thì sự nguy hiểm nhất đối với bình nước nóng trực tiếp không phải là mối đe doạ từ điện ( nếu bạn biết cách sử dụng an toàn như đã noí ở trên ) mà là mối đe dọa từ áp suất bình .
    Đôí với bình gián tiếp , các hãng chế tạo đã thiết kế vỏ sắt có sức chịu áp suất khoảng 8 bar , tuy nhiên van an toàn 1/2 inch của bình sẽ nhảy ở mức 4-5 bar để bảo vệ thiết bị và người sử dụng .
    Van an toàn có dạng chữ T 3 ngả , ngã giữa được trét hoá chất dẻo và nó sẽ bung nếu quá áp .
    [​IMG]
    Van an toàn bình nước nóng gián tiếp kiểu mới .
    Cần chú ý mấy anh thợ lắp không có chuyên môn hay lắp nhầm van an toàn qua bên ống nóng ! ( ngõ màu đỏ ) , dĩ nhiên lắp như thế có sự cố thì van vẫn hoạt động nhưng lại ...rất nguy hiểm vơí ngươì sử dụng , vì nước phọt ra sẽ là nước nóng 70-90 độ C !
    Van an toàn phải lắp bên đường ống lạnh ( màu xanh ) để tránh gây bỏng cho ngươì sử dụng nếu bình gặp sự cố .
    [​IMG]
    Lắp nhầm vị trí van an toàn là một việc sơ suất chết người đối với các anh thợ thiếu kinh nghiệm . Cần phải lắp nó vào đường ống xanh như hình trên .
    Ngươì tiêu dùng nên mua bình ở các hãng uy tín như Picenza , Ariston ( Italy ) ...đừng ham hàng China giá rẻ , hàng China có lớp cách nhiệt kém hơn hàng Italy rất nhiều do đó mau mất nhiệt , tốn điện . Chưa kể van an toàn là loại không đáng tin cậy .
    [​IMG]
    Heater
    [​IMG]
    Một số bình đời mới như hãng Rossi của Italy có đồng hồ thể hiện nhiệt độ ngay trên bình , bảo hành những ....7 năm !
    Hy vọng thỏa mãn phần nào những thắc mắc của bạn
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 23:50 ngày 24/12/2005
  10. ahteivel

    ahteivel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này