1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chọn bình nước nóng dung tích bao nhiêu là vừa ?

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi Chuotdong, 13/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    LVH chữ tím
    Với bình TT, tôi xin hỏi bạn H, bạn để dòng cao nhất là 17,...A trong 8, relay mới ngắt để làm gì??? Vì khi H để dòng tối đa thì nước ra khỏi vòi sẽ rất nóng, H không thể tắm được. Vấn đề này tôi xin đảm bảo với H đó. H không thể tắm được đâu!! (thế nên tôi mới nói là vặt lông gà... cần phải nhúng nước sôi)
    Đã dặn cậu phải đọc cho kỹ kẻo cả đời thắc mắc rồi mà cậu vẫn cứ quên làm mất thời gian quá , vặn hai thermostat max ở hai bình để so sánh trực quan về tình trạng ngốn điện chứ có ai bảo để tắm đâu .
    Cho 1 điểm môn đọc hiểu
    Rồi khi H để điều chỉnh nhiệt ở nấc giữa, dòng là gần 12A, cũng không để làm gì cả! Vì khi đó nhiệt độ nước ra khỏi vòi cũng còn khá nóng, H cũng không thể tắm được. H phải chỉnh điều chỉnh nhiệt về mức nhỏ hơn để bảo đảm rằng nước vừa đủ ẤM để TẮM. Và dòng này sẽ không đổi trong suốt thời gian tắm của H. Lúc này H hãy kẹp dòng xem Bao nhiêu A.??Thông số bao nhiêu A lúc này mới quan trong. Vì nó được dùng TẮM và đó là thực tế đấy H ạ. Và nữa, dòng này con được dùng để so sánh giữa hai loại bình nước.
    Oh no ! Cậu thiếu thực tế quá nặng rồi , vặn thermostat ở mức giữa , và dòng đạt 12 A là khi tắm đó , với các tỉnh phiá Bắc mùa đông còn phải vặn sâu hơn nữa một chút vì nước đầu vào quá lạnh , thiếu thực tế thì cứ hỏi thôi miễn sao đừng xấu hổ , rồi lại làm chuyện TROLL , chuyện lúc sát dầu tắm và ngắt điện không phải ai cũng hào hứng làm .
    Lần sau nhớ đọc kỹ nhé , tớ thích dành thơì gian cho bạn khác hơn là một ngươì copy nickname người khác và làm TROLL .
    Kẻ copy nickname người khác là kẻ bất lịch sự gây phiền cho ngươì có nick name đó vì phải giải thích với bạn bè .
    Những kẻ làm TROLL không hiểu được điều đó vì văn hoá TROLL rất hạn chế . Không có tư cách gì để nói chuyện văn hoá .
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 23:09 ngày 26/12/2005
  2. ahteivel

    ahteivel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0

    Nói chuyên môn ít dần đi và nói văn hoá hơi nhiều rồi đây!!
    Đến đây chắc H cũng đã vỡ ra nhiều điều!
    H so sánh trực quan về sự ngốn điện, sau đó để làm gì nữa?? Để H chứng minh với thiện hạ rằng : 4,7Kw > 1.5Kw-2,5Kw???!!!
    Không lẽ H là bố lại nhỏ tuổi hơn con mình đẻ ra??
    Rồi H viết rằng chỉ để xem nó ngốn điện chứ không phải để TẮM. Thế H mua bình nước nóng về nhà làm gì?
    Rồi cách lấy thời gian là 10 phút với bình TT, đúng là có sự ngộ nhận. H nên sửa lại thời gian này để cách tính của H sát với thực tế sử dụng hơn. Đây là lời góp ý chân thành của tôi đó. H tính lại, để mọi người không hiểu sai cùng H. Mọi người sẽ cám ơn H nhiều đó.
    Vặn thermostat ở mức giữa , và dòng đạt 12 A là khi tắm đó. tôi sẽ thảo luận cùng H sau.
    Trên đây H có nói nhiều đến văn hoá thảo luận, tôi cũng xin mạo muộn có ý kiến thế này :
    H nói về văn hoá thảo luận rất hay, nhưng...lại nhưng...khi H thảo luận thì rất "VÀO" văn hoá ( một người rất nổi tiếng quê ở Huế có nói là VÔ là VÀO!). H đừng làm xấu hình ảnh của mình trước công chúng. H đừng để mọi người nghĩ H đang "đóng rắn giả lươn" Hay " lưu manh giả danh trí thức". như vậy cũng sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều người rất có văn hoá thảo luận trên dđ này.
    Một lần nữa xin nhắc lại H rằng : Phàm đã làm người, khi nói gì, làm gì cũng phải suy nghĩ trước sau...
    H hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời nhé.
    Chúc H mọi sự như ý.
    P/S : à...à...
  3. Chuotdong

    Chuotdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Bạn nêu vấn đề rất thực tế đấy, nếu bình gián tiếp mà không bật ON liên tục trong khi tắm thì có nguy cơ bị hết nước nóng lúc nào không biết, đây chính là mục đích khi tôi nếu vấn đề này ra.
    Tôi đồng ý với việc bạn LVH nói là bình gián tiếp có thể chứa nước nóng 1-2 ngày, nhưng cho rằng sau đó cứ thế (vẫn OFF)mà đủ để bạn tắm 3-4 lần thì không thực tế lắm, có thể hiểu là bạn ở miền Nam nên ấm áp hơn nhiều nên không hiểu cái lạnh ở miền Bắc. Chưa kể nhiều người mùa đông mà không bao giờ cần tắm nước nóng cả.
    Hiện nay bình Ariston gián tiếp đều có công suất 2,5KW (trước dây đúng như LVH nói chỉ 1,5KW), điều này mong các bạn phân tích giúp là vì sao ? người dùng được lợi gì (nhanh có nước nóng hơn, tiết kiệm điện hơn ?!) mà nhà sản xuất lại điều chỉnh như vậy.
  4. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Bạn Chuotdong , thực tế LVH dùng bình 1.5 KW gián tiếp và bật trong 10 phút sau đó tắt OFF , chưa bao giờ thiếu nước nóng dùng cả ! Thậm chí người tắm sau vẫn còn đủ dùng mà không bao giờ phải bật ON liên tục . Đó là thực tế . Không hiểu các bình gián tiếp Ariston sau này chất lượng và xuất xứ ( China ? ) ra sao , nhưng bình của LVH dùng thì rất tốt .
    Ngoài ra LVH chưa hề viết dòng nào tắm được đến 3-4 lần , chỉ viết hai lần thôi , còn lần thứ ba nước nóng trong bình đã nguội đi chỉ còn ấm .
    Ở trong Nam là vậy ( tuỳ thời tiết ) nhưng ngoài Bắc sẽ khác .
    Vấn đề nhà sản xuất tăng công suất bình gián tiếp từ P1 = 1.5 Kw --> P2 =2.5 Kw không hẳn máy nào cũng tăng như vậy , thấy catalogue họ chia làm 3 mức 1.5 , 2 , 2.5 ...
    Công suất tăng thì dĩ nhiên điện trở tăng , khi nước được làm nóng trong hệ kín áp và cách nhiệt kín , đường cong biểu diễn nhiệt lượng Q sẽ tăng nhanh và gắt hơn .
    Noí chung thời gian làm nóng t2sẽ giảm xuống ( nhỏ hơn t1= 10 phút ) nhưng do công suất P2 lớn hơn nên tiêu hao điện sẽ là phép nhân thời gian t2 với P2
    Và bài toán so sánh sẽ là so sánh tích của P1t1 với P2t2
    Giả sử t1=10 phút bình P1 đủ nóng và t2 =6 phút cho bình P2 đủ nóng
    Thì 1.5 x ( 1/6) = 2.5 x( 1/10) = 0.25 KWh như vậy hai bình tiêu hao điện như nhau , nếu thời gian t2 lớn hơn 6 phút thì bình P2 sẽ không tiết kiệm điện hơn bình P1 .
    P/S : Mod , về nick Ahteivel
    Đây là nick cố tình copy nick ahteivel của LVH bên forum VNN3( hành động này rất kém văn hoá gây sự hiểu lầm ) để vào quậy phá bằng TROLL , đó là hành động thiếu lịch sự , ( nick này đã từng vào box điện làm TROLL và bị Mod bên đó xoá bài nhiều lần ) , cần lưu ý Mod box Kỹ Sư này về việc để hiện tượng TROLL tràn lan sẽ làm xấu đi chính hình ảnh của box .
    Freud ( nhà phân tâm học Áo ) từng nói " Những kẻ nghèo nàn về trí tuệ thường thích giở ngón chửi bới cá nhân ra để chống lại người khác " , và bài của Ahteivel bên trên đã đủ chứng minh cái ngón nghề anh ta thích dùng . Do đó lưu ý Mod muốn giữ box tốt thì không chỉ bằng lời lẽ mà nên cụ thể hoá bằng hành động theo quyền hạn của Mod , để giúp những vị TROLL sống có văn hoá hơn .
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 08:31 ngày 29/12/2005
  5. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Từ nôi dung của LevietHa được quoted ở trên ta xem Le viet Ha tắm được bao nhiêu lần sau 10 phút ON cái bình tắm...Thạch Sanh nhé:
    Lần 1:
    Lần 3:
    Rõ ràng với 1 bình 30 lít, sau 10 phút bật, Hà đã tắm được tới 3 lần vào 2 ngày liên tiếp...(!?!)
    Tuy nhiên tôi muốn đi tiếp để ngăn những ai chớ có chót dại mà nghe theo để xà bông vẫn bám đầy trên đầu trong khi nước hết nóng.
    Bây giờ ta thử tính toán xem với công suất bình đun 1,5KW Hà có thể làm nóng 30 lít nước trong 10 phút (0,17 giờ) tới nhiệt độ cao phải pha thêm nước lạnh, rồi còn thừa nước nóng, để dành tới hai lần tắm sau hay không nhé.
    Trước tiên ta có các dữ kiện cho một bài toán vật lý lớp...8 Q = mc(t2 - t1) như sau: m là khối lượng nước cần đun và bằng 30 lít; c là nhiệt dung riêng của nước bằng 0,5 Kcal/kg độ C; t1 là nhiệt độ nước trước khi đun, giả sử băng 20oC; t2 nhiệt độ cuối, cần tìm; Q nhiệt lượng đơn vị Kcal, cần để nâng m khối nước từ t1 lên t2 và bằng 1500 @0.17 giờ = 0.255KWh và bằng 0.255 x 860 Kcal = 220 Kcal (Ghi chú 1 kWh = 860 Kcal)
    Từ đó ta có t2 = (Q + mt1)/m*c = (220 + 30@20)/30*0.5 ~= 54.6 độ Xê[/b]
    Như vậy, với cái bình của cậu Hà công suất 1500W đun trong 10 phút thì nhiệt độ cuối trong bình là 55oC. Nhiệt độ này để tắm thì khá cao. Nếu ta pha với nước lạnh 20oC thì ta được khoảng 41 lít nước tắm. Lượng này vừa đủ chop một gã trai tầm cỡ tung bình có độ bẩn trung bình. Nếu dành cho Nữ thì e chỉ đủ sạch một nửa hôm sau tắm tiếp.
    Không biết ý kiến các kỹ sư khác thế nào?
  6. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Lần 2:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:tắt nước ....chiều về lại mở ra tắm ( không cần bật cầu dao ON )[/QUOTE]
    Lần 3:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:....sáng mai tiếp tục tắm( vẫn không bật cầu dao ON ) ....vẫn nóng [/QUOTE]
    Rõ ràng với 1 bình 30 lít, sau 10 phút bật, Hà đã tắm được tới 3 lần vào 2 ngày liên tiếp...(!?!)
    Tuy nhiên tôi muốn đi tiếp để ngăn những ai chớ có chót dại mà nghe theo để xà bông vẫn bám đầy trên đầu trong khi nước hết nóng.
    Bây giờ ta thử tính toán xem với công suất bình đun 1,5KW Hà có thể làm nóng 30 lít nước trong 10 phút (0,17 giờ) tới nhiệt độ cao phải pha thêm nước lạnh, rồi còn thừa nước nóng, để dành tới hai lần tắm sau hay không nhé.
    Trước tiên ta có các dữ kiện cho một bài toán vật lý lớp...8 Q = mc(t2 - t1) như sau: m là khối lượng nước cần đun và bằng 30 lít; c là nhiệt dung riêng của nước bằng 0,5 Kcal/kg độ C; t1 là nhiệt độ nước trước khi đun, giả sử băng 20oC; t2 nhiệt độ cuối, cần tìm; Q nhiệt lượng đơn vị Kcal, cần để nâng m khối nước từ t1 lên t2 và bằng 1500 @0.17 giờ = 0.255KWh và bằng 0.255 x 860 Kcal = 220 Kcal (Ghi chú 1 kWh = 860 Kcal)
    Từ đó ta có t2 = (Q + mt1)/m*c = (220 + 30@20)/30*0.5 ~= 54.6 độ Xê[/b]
    Như vậy, với cái bình của cậu Hà công suất 1500W đun trong 10 phút thì nhiệt độ cuối trong bình là 55oC. Nhiệt độ này để tắm thì khá cao. Nếu ta pha với nước lạnh 20oC thì ta được khoảng 41 lít nước tắm. Lượng này vừa đủ chop một gã trai tầm cỡ tung bình có độ bẩn trung bình. Nếu dành cho Nữ thì e chỉ đủ sạch một nửa hôm sau tắm tiếp.
    Không biết ý kiến các kỹ sư khác thế nào?
    [/QUOTE]
    Trước hết trong công thức tính trên bạn bỏ sót giá trị c ở tích mct1
    Nhưng cho dù không bỏ sót c thì bài toán của bạn vẫn sai vì bạn ngộ nhận công thức về nhiệt độ và nhiệt lượng trong bài toán với bình gián tiếp.
    LẠ !!! Phần này đã viết ở trước rất rõ ràng rồi mà không hiểu sao bạn vẫn còn thắc mắc này .
    Q= mc ( t2-t1) là công thức tuyến tính chỉ dùng được đối với hệ hở
    Chẳng hạn nó đúng với máy nước nóng trực tiếp vì nước không trong hệ kín , không chịu áp lực của hệ kín , không cách nhiệt và làm nóng xong chảy hẳn ra ngoài một cách tự do .
    Trong khi bình gián tiếp là một hệ kín hoàn toàn ( bình chịu áp lực nên rất mau đạt nhiệt độ cao , giống như nồi áp suất chỉ cần đun một tí là thịt đã mau nhừ ! ) , hơn nữa bình lại được cách nhiệt nên hạn chế tối đa tổn hao nhiệt trong quá trình gia nhiệt liên tục . Cách tính Q khác hoàn toàn ! Giá trị t1 không cố định như ở bình trực tiếp mà là một hàm theo thời gian . Cứ sau x giây t1 đã có một giá trị mới và cứ gia tăng liên tục . Đường biểu diễn không là đường tuyến tính như công thức đơn giản của bình trực tiếp mà là đường cong thoai thoải ban đầu và rất gắt sau cùng . ( Nhờ thế nên mới công suất thấp và tiết kiệm điện hơn bình trực tiếp đó )
    Bài toán tính Q ở bình gián tiếp là một bài toán phức tạp với các công thức của toán cao cấp , nếu bạn muốn tìm hiểu có thể đọc cuốn "Giáo trình nồi hơi" của NXB KH và kỹ thuật , hoặc " Lò Hơi " của Trung tâm Nhiệt và năng lượng mới - ĐH Bách Khoa TP HCM để biết được cách tính nhiệt lượng Q này .
    Sự ngộ nhận về phương pháp tính và công thức trên khiến bạn đã giải ra một đáp số bi kịch ! Nhiệt độ trong cái bình kín áp và cách nhiệt kia tăng nhanh hơn nhiều đấy ! Cái công thức vật lý lớp 8 thì làm sao giải quyết được !
    Rõ ràng thực tế lại diễn ra khác . Bạn vẫn chưa tin thực tế có lẽ vì bạn chưa dùng bình gián tiếp và ngộ nhận về cách tính ở trên .
    Ở ngoài Bắc thời tiết lạnh có thể chỉ tắm được một lần . Ở Sài Gòn thời tiết nóng nên chuyện có thể dùng hai lần tắm mà không cần bật cầu dao là chuyện hết sức bình thường , nhiệt độ nước đầu vào lớn hơn cái nhiệt độ 20 độ C mà bạn giả thiết nhiều , nhiều khi tắm lần thứ ba vẫn nóng nhưng nước sẽ chuyển sang ấm và mau nguội . Thường là sau hai lần tắm mới bật cầu dao ON . Để minh hoạ cho một số bạn phiá Bắc hiểu rõ thực tế này LVH xin chụp cái ảnh này để các bạn khỏi mất công cãi nhau mất thì giờ vì thiếu thực tế .
    [​IMG]
    Ở Sài Gòn nhiệt độ nước đầu vào là trên 28 độ C ( **** chiều ) - nhiệt kế đang chỉ 28,1 độ C - đo bằng nhiệt kế của hãng Supco ( USA ) trong 5 phút để lấy độ ổn định . ( đêm có thể hạ một hai độ )
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 16:31 ngày 29/12/2005
  7. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
  8. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Hê hê hê , bắt tớ trình diễn các công thức toán cao cấp tính toán về nhiệt học ở đây à , bó tay .com với cậu luôn , lười thế ! Đã giới thiệu mấy cuốn sách , tìm mà đọc nhá .
    Thôi ai không tin bình gián tiếp 1.5 KW tốn ít điện hơn thì cứ việc mua bình trực tiếp 4.5 KW về mà xài . Thế nhá ! Không ai cấm đâu , cuối tháng nhìn cái bill tiền điện cũng ..."vui" phết !
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 23:05 ngày 29/12/2005
    Được small_porcupine sửa chữa / chuyển vào 07:36 ngày 30/12/2005
  9. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Eo ôi, thương bạn Hà quá! Bị đập te tua mà vẫn hổng biết là mình bị te tua! Tớ ước ao được một lần như Hà quá, Hà ạ. Kệ M? thiên hạ, thằng nào nói cứ nói, ông chỉ biết là ông đúng còn chúng mày sai, hic hic!!! Nói vậy thôi, chứ tớ thấy Hà đáng yêu lắm. Ai cần gì, Hà giúp ngay, mà giúp rất nhiệt tình nữa. Nhưng?, tiếc quá!, Hà như người có đức (cứ tạm cho là thế đi) mà bất tài. Cái ?otội? đó so với ?otộị? có tài mà thất đức thì tương đương nhưng có khi nó còn nguy hiểm (cho n~ ai chót tin) gấp bội lần so với thất tài thất đức í chứ.
    Hà biết không, cái quan hệ giữa năng lượng cấp vào với sự tăng nhiệt độ của nước trong bình gián tiếp mà Hà diễn tả bằng 1 đoạn văn vô cùng trừu tượng ?oTrong khi bình gián tiếp là một hệ kín hoàn toàn ( bình chịu áp lực nên rất mau đạt nhiệt độ cao , giống như nồi áp suất chỉ cần đun một tí là thịt đã mau nhừ ! ) , hơn nữa bình lại được cách nhiệt nên hạn chế tối đa tổn hao nhiệt trong quá trình gia nhiệt liên tục . Cách tính Q khác hoàn toàn ! Giá trị t1 không cố định như ở bình trực tiếp mà là một hàm theo thời gian . Cứ sau x giây t1 đã có một giá trị mới và cứ gia tăng liên tục . Đường biểu diễn không là đường tuyến tính như công thức đơn giản của bình trực tiếp mà là đường cong thoai thoải ban đầu và rất gắt sau cùng??, để rồi Hà đi đến kết luận ?o (Nhờ thế nên mới công suất thấp và tiết kiệm điện hơn bình trực tiếp đó)? thực ra là một sự ngộ nhận. Nói người khác ngộ nhận là một điều dễ, chứng minh điều đó là một điều khó nhưng chứng minh cho Hà hiểu điều đó, thực ra là điều không thể thực hiên được (có lẽ tớ phải học thêm chữ ?oNhẫn? trong trường hợp này).
    Thôi, Tớ cũng cố một lần nữa xem sao vậy!
    Trước hết, hãy xem Hà nói gì và trong suy nghĩ đã ngộ nhận ở những điểm gì.
    Hà nói: ?oTrong khi bình gián tiếp là một hệ kín hoàn toàn?. Câu này đúng, ít ra là trong giai đoạn đốt nóng mà ta đang xét.
    Hà tiếp: ?obình chịu áp lực nên rất mau đạt nhiệt độ cao , giống như nồi áp suất chỉ cần đun một tí là thịt đã mau nhừ !? Câu này là ngộ nhận và ngộ nhân ở 2 chỗ. Chỗ thứ nhất, về hiện tượng thì nhiệt độ trong nồi áp suất cao hơn trong nồi thường, do đó thịt mau chín hơn là đúng nhưng về bản chất, cái nhiệt độ cao đó do ?obình chịu áp lực nên rất mau đạt nhiệt độ cao, tớ trích nguyên văn? thì sai hoàn toàn (tớ sẽ chứng minh sau). Đúng ra, trong trường hợp này phải giải thích là VÌ NỒI ÁP SUẤT LÀ HỆ KÍN NÊN NÓ ĐẠT ĐƯỢC ÁP SUẤT CAO HƠN ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN, NÊN NHIỆT ĐỘ SÔI CỦA NƯỚC CAO HƠN (chắc chúng ta vẫn nhớ bài học môn Khoa học thường thức lớp 6 là lên núi cao thì luộc trứng không chín?). Đối với một cái nồi ?ohở? vung, kể cả khi ta đun thoải mái, nếu nước không cạn thì nhiệt độ nước cũng chẳng tăng quá 100oC được. Chỗ thứ 2, cái độ kín của bình gián tiếp không thể đánh đồng với độ kín của nồi áp suất được. Nó thường nhỏ hơn rất nhiều.
    Tạm thời là thế, còn rất nhiều vấn đề Hà đã nói trong các bài trước mà tớ thấy ở đó có những sai lầm tương tự, nhưng chắc không thể lôi hết ra đây được vì ?ođây không phải là chỗ tranh khôn với nhau, trích nguyên văn?.
    Nào, hãy trở lại vấn đề và tìm quan hệ nhiêt độ - nhiệt lượng trong bình gián tiếp. Tốt nhất, hãy bắt đầu từ chính ý tưởng của Hà: ?oGiá trị t1 không cố định như ở bình trực tiếp mà là một hàm theo thời gian . Cứ sau x giây t1 đã có một giá trị mới và cứ gia tăng liên tục?. Đầu tiên ta ký hiệu cái ?ot1 không cố định? ấy bằng 1 hàm t(thời gian), tức nhiệt độ trung bình của nước trong bình phụ thuộc vào thời gian. Tiếp theo, ta ký hiệu t1, t2 tương ứng là nhiệt độ nước trong bình tại thời điểm đầu và cuối của quá trình đốt nóng.
    Ta có vi phân nhiệt lượng trong 1 khoảng thời gian d_thoi gian được tính theo công thức:
    dQ/d_thời gian=(dt/d_thoi gian)*C*M (1),
    với C là nhiệt dung riêng, M là khối lượng nước trong bình. Ở đây, dQ/d_thời gian có đơn vị tính là J/s hay W (thứ nguyên của công suất). Ta dễ nhận thấy trong quá trình đang xét dQ/d_thời gian là một hằng số (nó bằng chính công suất của sợi đốt, và có giá trị khoảng 1,5 hoặc 2,5 kW tuỳ loại bình), C là hằng số vì nó là tính chất của nước, M cũng là hằng số nốt vì là bình kín. Như vậy, dt/d_thời gian (tức tốc độ tăng nhiệt độ của nước trong bình) PHẢI LÀ HẰNG SỐ >>> Vậy nhiệt độ sẽ TĂNG MỘT CÁCH TUYẾN TÍNH chứ không thể ?olà đường cong thoai thoải ban đầu và rất gắt sau cùng, trích nguyên văn? như cách hiểu lõm bõm của Hà (xl, đừng cú tớ nhé!).
    Để tính nhiệt lượng cấp cho bình trong quá trình từ t1 đến t2, ta biến đổi công thức (1) bằng cách chuyển d_thời gian ở mẫu số vế bên trái sang bên phải; đại lượng này sẽ triệt tiêu với d_thời gian ở mẫu số vế bên phải và ta có:
    dQ=dt*C*M (2)
    Cuối cùng, chỉ việc tích phân 2 vế công thức (2) trong quá trình từ t1 đến t2, ta thu được:
    Q=(t2-t1)*C*M (3)
    Và công thức (3) này chính là cái mà bạn Levan57 đã đưa ra. Tuy nhiên khi áp dụng công thức này, Levan57 đã lấy C=0,5 kcal/kg.K là ko chính xác (=1 kcal/kgK=4.186 kJ/kgK mới chính xác).
    Đó là hệ kín, còn hệ hở thì sao? Hà cũng đã tự viết được rồi đấy chứ:
    Q=(t2-t1)*C*m (4)
    Vâng, thoạt nhìn thì (3), (4) na ná nhau (bình tĩnh, đừng ?odựng đứng lên cãi tớ?! na ná thôi Hà nhé). Tớ đã cố tình dùng ký hiệu M to và m nhỏ để chỉ khối lượng nước trong bình kín (M tính bằng đơn vị kg) và lưu lượng khối lượng nước ĐI QUA bình hở (m tính bằng đơn vị kg/s hoặc kg/h?) rồi đấy.
    Đơn giản có vậy, tớ hiểu thế, mọi người cũng hiểu thế và chắc chỉ có mỗi mình Hà, người tự khoe (khéo) là đã từng đi tây đi tàu, học giáo trình nọ kia, am hiểu toán cao cấp, trung cấp loạn xạ, kinh nghiệm thực tế đầy mình? là hiểu theo một cách ?oloằng ngoằng? không giống ai thôi.
    Thôi cứ thế đi, tớ cũng mất gần 1 h đồng hồ với Hà rồi. Giải thích như cho HS cấp 1 thế này rồi mà chưa ?othuần hoá? được Hà thì tớ đành bó tay. Tớ khuyên Hà chân thành, nếu chỉ là một thằng sell, hiểu về kỹ thuật lõm bõm (mỗi thứ biết 1 tí, thành ra chẳng biết j`) thì cứ thế đi, đừng ?ođánh võng? ở các box kỹ thuật làm gì, buồn cười lắm (đọc nhiều khi tớ cứ cố hình dung mình vừa giật nước bồn cầu mới chịu được đấy). Cách nói của Hà chỉ phù hợp với những cuộc ?ohội thảo? ngoài quán nước và chăn ?ogà? thôi (cũng lý thuyết, cũng đo đạc thực tế? như ai). May mà Hà làm cho Daikin, sản phẩm của người ta tốt sẵn rồi, sell có hót thêm vào cũng bằng thừa nên bây giờ mới còn răng mà nhai cơm đấy.
    Nếu Hà còn chút ?otrí khôn? thì sau bài này của tớ Hà nên ?olặn? một mạch mất tăm và ?ohoá than? vào một nick khác.
    Chúc vui và đừng giận tớ!
    Thân mến,
    BGĐK.
    Được ba_gia_dau_kho sửa chữa / chuyển vào 23:42 ngày 29/12/2005
    Được small_porcupine sửa chữa / chuyển vào 07:33 ngày 30/12/2005
  10. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    To All!

    - Chúng ta hòan tòan đồng ý với small_porcupine, familypearl và thuyenxaxu phải không các Bác!
    - Các Bác đã trình bày về "BÌNH NƯỚC NÓNG" mình thấy hay lắm, nếu như ở đây ta có sơ đồ chức năng của "BÌNH" thì sẽ dể hiểu hơn nhiều, "BÌNH NƯỚC NÓNG GIÁN TIẾP" có chức năng "ĐIỀU HÒA ... LƯU LƯỢNG" xét về mặt điều khiển và điều chỉnh thì vấn đề sẽ rất "thú vị" (là "thí dụ" về điều khiển PID).
    [​IMG]
    - Trong hình trên, mình nghĩ dòng chữ Mod. VID 30 R FE có ý nghĩa nào đó phải không các Bác.
    Thân!

Chia sẻ trang này