1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chọn một cây guitar cho người bắt đầu học và cách bảo quản

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi hanoiguitarist, 26/07/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hanoiguitarist

    hanoiguitarist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Lựa chọn một cây đàn tốt và bảo quản đàn.
    Mong muốn của người học đàn là có một cây đàn tốt. Thường thì họ sẽ nhờ người quen có hiểu biết hoặc nhờ thày dạy đi chọn hộ. Đó là quyết định đúng đắn vì nếu không có hiểu biết cần thiết về ghi-ta thì khó mà mua được cây đàn tốt mà lại phù hợp. Với người bắt đầu học đàn thì cây đàn phù hợp là yêu cầu cực kỳ quan trọng, còn quan trọng hơn cả cây đàn “tốt”. Phần lớn họ cho rằng mới học thì chỉ dùng cây đàn loại vừa, rẻ thôi. Khi nào chơi kha khá sẽ mua cây đàn tốt hơn. Đó là quan niệm sai lầm ở chỗ: cây đàn tốt thì âm thanh sẽ hay, mà âm thanh hay thì người học đàn mới cảm nhận âm nhạc tốt hơn, hứng thú hơn mà nhờ đó việc học đàn sẽ hiệu quả hơn. Vì vậy, mua một cây ghi-ta khoảng bao nhiêu tiền cho người mới học hoàn toàn phụ thuộc vào mức đầu tư cho việc học đàn và mức độ tin cậy của ngưòi chọn đàn. Cây đàn cho người bắt đầu học ghi-ta vừa phải đảm bảo các yêu cầu về âm thanh mà lại phải dễ chơi. Cây đàn dễ chơi thì người có trình độ khá chơi sẽ không hay vì lực gảy của họ khỏe hơn nên âm thanh dễ bị rè. Vì vậy mà chọn cây đàn tốt và phù hợp với người bắt đầu học ghi-ta không đơn giản chút nào.
    Yếu tố đầu tiên để chọn đàn là kích thước. Đàn cỡ tiêu chuẩn như thường thấy là cho người khoảng 15 tuổi trở lên và gọi là cỡ 4/4. Nhỏ hơn một chút là cỡ 3/4 cho lứa tuổi 12-15 hoặc các cô gái lớn tuổi nhưng nhỏ người cũng dùng cỡ đàn này được. Có cỡ đàn nhơ nhỡ giữa 4/4 và 3/4 người ta gọi là đàn đam là để dành cho những phụ nữ nhỏ người. Cỡ cho lứa tuỏi 8-12 là 2/4, dưới 8 tuổi là cỡ 1/4. Tuy nhiên phân loại trên mang tính tương đối vì cùng tuổi nhưng kích thước cơ thể, tay và ngón tay các em rất khác nhau, có thể dùng cỡ lớn hay nhỏ hơn một chút không ảnh hưởng gì đến việc học đàn.
    Một cây đàn tốt là cây đàn sẽ cho âm thanh hay, ổn định theo thời tiết và thường thì nó sẽ đẹp bởi người thợ giỏi không thể làm ra cây đàn xấu. Cây đàn tốt là cây đàn được chế tác theo thiết kế tốt và gỗ tốt. Đàn chế tác hàng loạt (công nghiệp) sẽ sử dụng gỗ công nghiệp chuyên dụng làm đàn. Đàn chế tác đơn chiếc theo yêu cầu (đàn thửa) thường làm bằng gỗ tự nhiên. Đàn cao cấp cũng thường làm bằng gỗ tự nhiên nhưng không có nghĩa là làm bằng gỗ tự nhiên thì tốt hơn đàn bằng gỗ công nghiệp vì hay - dở còn phụ thuộc vào thiết kế và trình độ của nghệ nhân làm đàn. Đàn sản xuất tại các nước có nghề chế tác ghi-ta danh tiếng như các nước châu Âu, Mỹ hay Nhật bản đương nhiên có những ưu điểm nổi trội so với đàn của các nghệ nhân Việt nam nhưng khắc tinh đáng sợ cho những cây đàn ngoại tại Việt nam là khí hậu khắc nghiệt của vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng và ẩm rồi lại mùa lạnh và hanh khô. Cần của chúng dễ bị cong, vênh cần sau một thời gian mà thường rất khó sửa chữa để chúng trở lại là cây đàn đạt tiêu chuẩn. Cũng như trình độ của các ghệ sỹ ghi-ta Việt nam luôn bám sát trình độ chung của thế giới thì trình độ chế tác đàn của các nghệ nhân Việt nam của không thua kém thế giới bao nhiêu. Đàn Việt nam lại lợi thế hơn hẳn đàn ngoại ở chỗ chúng được chế tác tại Việt nam nên không ngại gì vấn đề khí hậu. Hơn nữa, nếu có trục trặc gì thì việc khắc phục bởi chính nghệ nhân chế tác nói chung là đơn giản. Thường những nghệ nhân chế tác đàn không muốn sửa cây đàn do người khác chế tác. Tâm lý đó cũng dễ hiểu vì đâu phải chỉ riêng trong ngành chế tác ghi-ta mà trong những ngành chế tác thủ công nói chung cũng hay có tâm lý như vậy.
    Có cây đàn tốt rồi thì ai cũng muốn nó bền, đẹp mãi. Các cụ thường nói “của bền tại người” thì với cây đàn cũng chẳng sai. Như những đồ gỗ gia dụng khác đàn ghi-ta rất cần sự ổn định về độ ẩm không khí xung quanh. Mặt ngoài đàn đã có lớp véc-ni bao phủ nên đã đảm bảo về mặt chống ẩm nhưng mặt bên trong các chi tiết gỗ không có lớp phủ nên cho vài túi hạt chống ẩm vào trong thân đàn sẽ góp phần đáng kể vào việc điều hòa độ ẩm. Người chơi ghi-ta đừng quên là mặt đàn là bộ phận quan trọng nhất để có âm thanh hay nên phải hết sức tránh thói quen thường gặp ở người mới học ghi-ta là chống những ngón tay rảnh của tay phải lên mặt đàn để làm điểm tựa cho các ngón khác gảy. Tập đàn xong nên cất ngay vào bao. Nếu đàn đắt tiền nên có hộp cứng. Hạn chế treo đàn trên tường. Nếu tạm dừng chơi đàn trong thời gian ngắn thì nên có giá để đàn. Sau khi tập đàn phải có khăn bằng vải cốt-tông để lau sạch mồ hôi trên dây và trên đàn. Một điều quan trọng bạn đừng quên là: khuy áo, nhất là áo khoác, và mặt khóa dây lưng là kẻ thù của những cây đàn đẹp. Khi bạn chơi đàn những vật đó dẽ cọ sát vào lớp véc-ni của thân đàn mà chẳng mấy mà bạn không nhận ra cây đàn đẹp đẽ của mình nữa.

Chia sẻ trang này