1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Chốn vắng" của Dương thu Hương

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Talking_blue, 03/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Talking_blue

    Talking_blue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    "Chốn vắng" của Dương thu Hương

    tôi rất thích các tác phẩm của Duong Thu Huong nhưng khi đọc "Chốn vắng" thấy hơi thất vọng.
    Duong thu Hương rất thành công ở những đoạn phân tích tâm lí nhân vật, độc thoại nội tâm, tình tiết câu chuyện khá hấp dẫn và thú vị nhưng tôi có cảm giác "Chốn vắng" là một bản sao của "chuyện tình kể trước lúc rạng đông". vẫn là câu hỏi về tình yêu liệu có thể bị ép buộc bởi xã hội và chế độ, bộ ba Miên Hoan và Bôn sao giống bộ ba trong "chuyện tình kể trước lúc rạng đông" thế, sao cặp vợ chồng Xa và Soan giống vợ chồng anh thợ rèn trong truyện này thế? Nếu như ai chưa đọc "chuyện tình kể trước lúc rạng đông" sẽ đánh giá khá cao "chốn vắng" của Dương Thu Hương.
    Đọc chuyện của Dương thu Hương thấy bà hình như bị ám ảnh bởi chế độ quan liêu bao cấp, tham nhũng, cửa quyền ở việt nam, nhất là trong những năm 80. Thấy con người vì nghèo mà thành hèn, thấy những kẻ vô tài vô đức nắm quyền.
    nhân vật Bôn (hay Bốn) trong truyện làm tôi thấy thương hơn ghét. Một người lính xa vợ sau 14 năm món quà duy nhất là một bánh xà phòng camay anh để dành trong balô trong 9 năm trời. cuộc sống sau chiến tranh làm anh ta hèn hạ đến kinh khủng. Vẫn biết đấy là cuộc sống nhưng sao hình tượng người bộ đội ***** sao buồn thế, sợ thế.
    truyện của Dương thu Hương bị cấm xuất bản ở vn, tác phẩm chốn vắng" xuất bản ở pháp dưới tựa đề "terre des oublis".
    tôi có một thắc mắc nho nhỏ : bố của Hoan là một trí thức, tại sao ông lại đặt tên con trai mình là Hoan?Thường các bậc nho sĩ xưa rất quan trọng cái tên của con cái vì nó nói lên mong ước của cha mẹ. theo tiếng Hán việt từ Hoan có phải giống như trong từ "hoan lạc" không? tôi không rành về vụ này lắm, bạn nào có thể giải thích được không?
  2. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Đơn giản là tư duy, hiểu biết của DTH về xã hội VN chỉ dừng lại ở thập niên 80 mất rồi. Bà đã chìm nghỉm trong lòng thù hận chế độ, con người VN do chính bà dựng nên. Tư duy đã cùn, định kiến hẹp hòi, hiểu biết hạn chế nên DTH ngày nay chỉ còn được sử dụng trong việc mạ thủ ( chỉ biết chửi và chửi )của 1 số lực lượng thù địch VN mà thôi. Còn trong văn học DTH đi vào ngõ cụt rồi.
    Tiếc cho 1 giọng văn.
  3. Codaikhongten

    Codaikhongten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Đúng lắm, ngay từ hồi DTH được được chính phủ Pháp tặng Bắc đẩu bội tinh (xin lỗi nếu nhớ nhầm) về những "đóng góp" cho nhân quyền thì bà ta đã lầm tưởng mình là nữ hoàng văn học nước nhà.
    Mượn câu của Hoài Thanh "chí lớn nhưng tài mọn" để hỏi vậy bà ta để lại cái gì cho văn học? Không lẽ mỗi truyện ngắn "Chuyện tình kể trước lúc rạng đông" sống được mấy năm (ý nói không phải giá trị lâu dài)?
    Tôi cũng không phải tín đồ của CNCS nhưng dị ứng với những loại người thế này. Văn chả thấy đâu toàn lảm nhảm rẻ tiền về CT.
    PS: Phạm Thị Hoài cũng ở dạng tương tự nhưng cao hơn 1/vài bậc.
  4. EmXinhKhong

    EmXinhKhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Tôi không quan niệm như các bạn. Sòng phẳng mà nói, ở thập niên 80, trong văn đàn, chẳng ai là không thích truyện DTH, ngưỡng mộ cách viết của chị ấy, nhưng khi chị dính dáng đến chính trị, thì người ta dè chừng.
    DTH đã có những tác phẩm hay, thậm chí là lột tả được đời sống thực của toàn xã hội "con phe" ...Sau này, chị ấy viết có đuối đi thật, nhưng không thể phủ nhận hoàn toàn "tài văn" của chị ấy.
    Đừng phủ nhận kiểu trẻ con như thế!

    Thật ra, Phạm Thị Hoài ra nước ngoài viết chán hơn thời ở trong nước, PTH vẫn là một cái đỉnh của văn học Việt. Tôi thích DTH, PTH, vẫn yêu và ngưỡng mộ tài văn của họ.
    Riêng trong nước, tôi chỉ có thể thích được mỗi văn của Nguyễn Bình Phương
    Được EmXinhKhong sửa chữa / chuyển vào 13:17 ngày 04/07/2006
  5. Codaikhongten

    Codaikhongten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Trẻ con xin nói mấy lời trẻ con.
    Ở thập niên 80 thì tôi là 1 trong những người đọc DTH tương đối say mê. Tính số truyện ngắn và tiểu thuyết đã đọc của bà ấy có lẽ tôi cũng có phần được tham gia vào việc bình luận về "văn tài" này. Xin lỗi là văn tài vẫn phải đưa vào " " đồng thời lại phải nặn óc để xét cái được/không được ở 1 số truyện ngắn (nhấn mạnh) và cùng lắm là 2 cuốn TT "Những thiên đường mù" & "Quãng đời đánh mất" thì hơi bị... mất hứng cho trận Ý-Đức sắp diễn ra. Thời tôi yêu bà ấy và cả thời bà ấy xứng đáng được yêu qua mất rồi.
    PS:-pTH làm dáng lắm, 1 cô gái đẹp cứ cười toe toét mãi trông cũng phản cảm.
    -NBP viết cũng được nhưng quyển gì mới ra được tung hô nhiều mà tôi đọc không vào.
    -Vẫn là những lời trẻ con.
  6. EmXinhKhong

    EmXinhKhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Công nhận là trẻ con!
  7. Talking_blue

    Talking_blue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    tôi cũng đồng ý với bạn mabun là duong thu huong dừng lại ở những năm 80
    không ai phủ nhận tài năng của DTH nhưng càng ngày thấy càng đuối quá, í tưởng và suy nghĩ cũ
    DTH diễn tả tâm lí nhân vật rất hay, tôi thấy người phụ nữ trong truyện của bà rất đẹp : miên trong "chốn vắng", hạnh hoa trong "chuyện tình kể trước lúc rạng đông", linh trong "bên kia bờ ảo vọng", tính cách của họ rất giống nhau : kiêu hãnh, tự trọng, bướng bỉnh, hy sinh cho người khác, tôi nhớ trong "bên kia bờ ảo vọng" dương thu hương miêu tả linh có tâm hồn "như một viên kim cương", tôi thích những người phụ nữ trong chuyện của bà, đẹp từ hình dáng đến tâm hồn
  8. Nolf

    Nolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Có khi phải xét lại cái định nghĩa "tâm hồn đẹp" cái nhỉ???
    Codaikhongten sinh thời nào mà thập niên 80 thế kỉ trước đã đọc DTH vậy. Thời đó hình như mình còn "cởi truồng tắm mưa", nếu biết DTH là gì thì chết liền á...
    PS Codaikhongten: Làm dáng cũng được, xinh cũng tốt, xấu cũng hay. Có truyện tử tế mà đọc là được. Như hôm nay mình vớ phải quyển "Thăng Long nổi giận" của Nguyễn Hoàng Hải thì phải (nghe quảng cáo là nằm trong bộ 4 tập), đọc được vài trang chỉ muốn đập quyển sách vào mẹt thằng nào cho xuất bản cái cuốn đấy, vừa tốn tiền Nhà nước in, vừa tốn tiền phát hành, vừa tốn công đọc của người đọc, tốn chỗ lưu trữ và tốn thời gian lên đây chửi... Chán!
    Được Nolf sửa chữa / chuyển vào 05:30 ngày 07/07/2006
  9. Codaikhongten

    Codaikhongten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    *Có 2 giả thiết:
    -Có thể mình rất nhiều tuổi (đúng tới 99%)
    -Đọc truyện sớm là điều không tốt (đúng 1% vì xin xem câu tiếp theo), VD: năm lớp 6 đã đọc "Miếng da lừa" (hồi đó sách truyện hiếm lắm), đọc xong đã chẳng hiểu gì mà đầu óc nặng nề u ám đến tận bây giờ.
    **Đồng ý là PTH có 1 căn bản tri thức rất cao mình biết bà ta đầu tiên bởi TN "Câu chuyện về những con số". Đọc rất nhân bản nhưng càng về sau đọc càng thấy... ngại. Câu văn cứ lấp la lấp lánh khoe đủ loại kiến thức triết học, lịch sử, nghệ thuật... cổ kim Đông Tây như văn của Đi đơ rô hay Vôn te thời thế kỷ Ánh sáng. Nhưng tinh thần nhân văn đến đâu, có "lòi" ra được cái gì không, bản thân tớ cảm thấy rất ít. Chối cái làm dáng ở chỗ ấy.
    PS: người đàn bà đẹp quý nhất ở sự chân thành, mộc mạc chứ khi cô/chị/bà ta đắp lên mặt đủ loại son phấn cao cấp và nói chuyện với bạn lúc nào cũng tôi học trường này ra, tôi hiểu biết thế này, bạn/anh/ông có hiểu tôi nói gì không? "Vặn mình" mà "nhả ngọc phun châu" mỗi câu nói mà đôi khi chả hiểu mình vừa nói gì.
    Tớ không thích và đây là sở thích cá nhân.
    "Tuổi thọ" những người làm văn chương ở VN ngắn ngủi đến đáng buồn. Và thời của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài đã qua. Tiếc lắm.
  10. Nolf

    Nolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Đọc những gì bác viết thì chưa cảm nhận được cái sự già cho lắm, hoặc giả già không đi với tuổi
    Đọc càng ngày càng thấy khó. Mình đọc hết bộ Tam Quốc từ khi chưa đi học lớp 1 lận (nói chắc không ai tin). Từ đó đến giờ đọc lại không dưới 3 lần, mà mỗi lần lại thấy nó khác khác cái lần trước mình đọc...
    Cái tuổi thọ văn chương ý mà, nó cũng là di truyền dân tộc trong tư duy thôi. Người Việt mình vốn vẫn thế, không cứ gì trong văn chương nghệ thuật, mà mọi cái đều thế mà. Gọi là tư duy luỹ tre làng cũng đúng, dù thời đại kĩ thuật số rồi, nhưng cái di truyền tư duy ấy không phải 1-2 thập kỉ mà thay đổi được đâu, bác cũng chả nên buồn làm gì...

Chia sẻ trang này