1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chốn Về

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Milou, 13/01/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Chốn Về

    Chốn Về
    _______________________________________________Cổ Ngư



    Tôi xúc động khi bác Từ, ông anh thứ hai của bố tôi, vỗ vai thân mật nói: - Bác sang thăm Paris lần này là để giối già đấy cháu ạ! Cả đời cứ mơ tưởng được nhìn thấy sông Seine, bây giờ có chết tức thì, bác cũng thoả da..

    - Ấy ấy, bác đừng có nói gở, lỡ mà thành sự thật, khổ cho cháu lắm bác ơi!

    Bác cười . Giống hệt nụ cười bố tôi . Có người nói đó là nụ cười của ông nội, thấy hết cả răng lợi hàm trên.

    - Bác nói là nói thế thôi, theo văn chương câu cú, chứ bác còn khoẻ như vâm thế này, chết làm sao được, mày đừng có lo!

    Bác cháu tôi đang đứng trên đồi Montmartre, ngay dưới chân nhà thờ Thánh Tâm. Bác Từ vung tay chỉ, say sưa nói như chính mình là hướng dẫn viên du li.ch.

    - Chỗ có hai cái tháp vuông xa xa kia là Notre Dame, cháu nhi?? Cái đỉnh tròn tròn ở gần, bác nghĩ là vòm điện Panthéon. Tháp Eiffel đâu không thấy, chắc là bị khối nhà này che mất rồi, còn cái mái óng ánh mặt trời bên góc phải, có đúng là điện Invalides không cháu ?

    - Đúng đó bác. Dân Pháp chơi sang, bây giờ có cái mốt thích dát vàng. Vòm điện Invalides, mấy pho tượng hai đầu cầu Alexandre đệ tam, rồi mới đây, đỉnh của cây cột Obélisque dựng trên quảng trường Concorde, trước vườn Tuileries nữa đó bác! Biết đâu vài năm tới, bác lại có dịp sang Paris, sẽ thấy cả cái tháp Eiffel cũng được dát vàng nốt!

    - Cần gì cháu, tháp Eiffel rực đèn trong đêm, đâu có khác gì đã được dát vàng.

    Bác Từ quả có óc nhận xét và tài tưởng tươ.ng. Tôi đã ngắm cái tháp Eiffel ấy sáng đèn từ chân đến đỉnh bao nhiêu lần, mê vẻ đẹp huyền hoặc trong đêm của nó, nhưng thực tình, chưa bao giờ có ý liên tưởng giữa vàng và ánh sáng cả. Bác Từ hỏi tôi:

    - Cái khối cao cao đen đen kia là gì hả cháu ?

    Tôi nhìn theo hướng tay chỉ. Một vệt sậm nghễu nghện trên nền trời xanh lơ . Một khối cứng, đặc, đối chọi hẳn với cái thanh mảnh đầy khoảng không của tháp Eiffel.

    - Tháp Montparnasse, ngôi building cao nhất Paris đấy bác ạ!

    - Chả đẹp!

    Phục bác Từ lăn lóc! Bác nói đúng phóc ý tôi . Nếu có quyền, chắc tôi sẽ bứng cái toà nhà vô duyên ấy đem bỏ vào cùng rọ với anh em của nó ở khu La Défense . Tháp Montparnasse như ngón tay giữa chổng ngược hỗn hào trên cái nền khá bằng phẳng mái đá đen ống khói đỏ của Paris. Cái ngón tay ngỗ nghịch thách thức, chẳng khác nào chiếc gai trước mắt, ngứa ngáy khó chịu ... Thôi, quên nó đi! Tôi quay nhìn bác Từ. Hai tay nắm chặt lan can, tóc râu phất phơ trong gió, bác đang tận hưởng những giây phút của ranh giới giữa mộng và thực, của mơ ước ấp ủ bao năm với cái hiện tại nhìn thấy, sờ được. Bác đến cùng Paris lần đầu, nhưng đâu đó đã tha thiết nỗi nhớ nhung của một ngày trở về chốn cũ. Paris, đối với bác, như người tình chưa từng gặp, nay bỗng đột ngột nồng nàn một nụ hôn. Paris đã biết chờ đợi bác. Và bác Từ của tôi chung tình, không thốt lời phụ rẫy với một Paris dầy dẫy những con đường nhỏ hẹp, cong queo, gập ghềnh đá lót, một Paris nâu xỉn vì rêu bụi thời gian và ô nhiễm đô thi.. Bác Từ và Paris ôm choàng lấy nhau bằng vòng tay khít khao đầy cảm thông của một đời chờ đợi . Cần gì vẻ hào nhoáng bên ngoài . Cần gì những đại lộ thênh thang, những thương xá giăng đèn kết hoa, những cửa hàng rực rỡ sang tro.ng. Chỉ cần tấm lòng. Đã bao lần tôi buồn nản khi dẫn mấy người anh em họ từ Mỹ hay Việt Nam sang, đi một vòng thăm Paris. Thành phố chỉ nhận được ở họ những cái biũ môi, những cái nhìn khinh thị hoặc câu ỡTưởng gì... ữ không ngớt thốt ra từ cửa miê.ng. Không có sự đồng cảm. Chẳng hiểu vì cái nếp quen của cuộc sống khiến họ dị ứng với cảnh quang mới, hay vì lũ mặc cảm tự tôn, tự ti lẩn khuất đâu đó ngăn không cho trái tim họ rung theo nhịp đập của Paris. Hoặc biết đâu, những vẽ vời viển vông trong trí tưởng về một kinh đô ánh sáng lơ lửng giữa trời đã biến Paris thành thần tượng sụp đổ ngay từ khi vừa chạm mặt. Hiểu được nhau đâu phải lúc nào cũng dễ dàng...

    - Mình đi, cháu!

    - Vâng ạ!

    Chúng tôi chậm rãi leo lên những bậc thang vàng lá muà thu . Sau khi viếng nhà thờ Thánh Tâm, tôi sẽ đưa bác Từ thăm Place du Tertre, khu vực của những họa sĩ vẽ tranh ngoài trời, rồi vào một cái quán nhỏ, vưà nhâm nhi cà-phê hoặc sô-cô-la nóng, vưà nhìn thiên hạ chen chúc nhau trong những cửa hàng bán đồ lưu niệm hay xuôi ngược theo mấy con dốc hẹp dựng đứng. Ở đây gió ***g lô.ng. Gió đánh rối mớ tóc và chòm râu bạc của bác Từ, cũng không quên quất vào mặt tôi những lằn buốt nhức. Năm nay dường như muà đông đến sớm. Cách đây hai ngày, có lúc tuyết và lá đã vèo vèo bay cạnh nhau . Tôi quấn chặt khăn quàng, kéo cao cổ áo khoác, tay thọc sâu trong túi, cúi đầu bước.

    - Bác lạnh nhiều không ạ?

    - Lạnh, nhưng bác thích. Ở mãi Sài Gòn với Cali, làm sao bác tìm được cái không khí này . Nhìn mày, lại nhớ đến thời trai trẻ của bác ở Hà Nội, cũng áo măng-tô, cũng khăn phu-la, bác lại còn diện cả nón phớt nữa đấy nhé!

    - Bố cháu bảo, thời đó, bao nhiêu con gái đẹp Hà Nội, bác quen hết!

    - ****** chỉ được cái cứ nói thượng nói tướng lên thôi . Bác quen nhiều, nhưng quen hết thế nào được!

    - Cháu chỉ mơ được một phần mười cái đào hoa của bác thôi, là cũng đã sướng mê tơi lên rồi!

    - Mày bết thế cơ à?

    Tôi nhìn bác Từ cười cười, hơi quê quê . Cái thằng tôi nhát hơn thỏ đế, từ thuở bé đã được mẹ dạy: gặp con gái bằng lưá hay lớn hơn vài tuổi phải gọi bằng chị, xưng em, lớn hơn chút nữa, phải gọi bằng cô, xưng cháu, cho ... lễ phép, để chứng tỏ mình là con nhà có giáo dục. Cái cách xưng hô nghiêm trang kính cẩn ấy đã làm tôi hụt mất tất cả những dịp may . Có nàng nhìn tôi thương hại, có nàng tỏ vẻ khó chịu ra mặt, cũng có nàng thở dài tiếc rẻ. Tôi biến thành một con chó nhỏ, tự giam mình trong chiếc ***g pha lê tinh khiết, cứ giương mắt nhìn những người thiếu nữ lướt qua bên cạnh, ngó tôi rồi ngoảnh mặt bước đi . Với bạn gái cùng lưá đã thế, ngay cả đến khi tiếp chuyện với những cô nàng trẻ tuổi hơn, cứ hễ mở miệng là chữ ỡtôiữ nhảy ra trước và chữ ỡcôữ lục tục tiếp chân theo, khô không khốc, thẳng đuồn đuột như anh lính hô nghiêm nghỉ trước khi chào cờ. Cứ trơ thổ địa mãi vì sự dị ứng của bầy con gái, tôi đâm ra bực tức rồi sinh thù hận cái khuôn phép nền nếp đã bo bo giữ lấy từ bấy lâu nay . Cuối cùng, tôi cũng ghè được cái vỏ ốc nặng oằn lưng ấy vào đá, đập cho vỡ tan đi .

    - Nhưng, ít ra bây giờ, cháu cũng phải có bồ rồi chứ? Mấy anh mấy chị nhà bác lập gia đình hết cả rồi còn gì...

    - Vâng ạ!

    - Đầm hay Việt, mày nói cho bác nghe được không?

    - Da.... đảo ạ!

    - Ha??

    - Bạn gái của cháu gốc đảo Réunion...

    - Da đen?

    - Dạ, ngăm ngăm, có lai chút trắng, chút Tàu ...

    - Bố ****** có ý kiến gì không?

    - Bố cháu chẳng nói gì, nhưng mẹ cháu không bằng lòng ra mặt. Cháu chỉ dám đưa cô ấy về nhà giới thiệu có một lần rồi ...

    - Bác hỏi là hỏi thế thôi, chứ bác đã đoán trước được thái độ của bố ****** rồi! Thế... cháu tính sao ?

    - Cứ dây dưa cù nhầy bác ạ! Cháu hiểu lòng bố mẹ, nhưng với cô ấy, cháu cảm thấy thật thoải mái, dễ chịu, không mắc miú khó khăn như khi tiếp xúc với con gái Việt Nam. Hơn nữa, tụi cháu thương nhau lắm, một tuần mà không gặp được nhau là nhớ phát điên phát sốt lên...

    Bác Từ nhìn tôi, ánh mắt thông cảm.

    - Để bác sẽ nói giúp cho cháu . Bác hiểu tình cảnh của mày . Ngày xưa, ****** phạm hai cái tội ỡtày đìnhữ, vừa là người Nam, lại vừa theo đạo gốc, ông bà nội cứ lắc đầu nguầy nguậy, bác Cả với bác phải nói vào mãi mới xong. Có lúc tưởng đã không thành...

    - Cảm ơn bác, bố mẹ mà bằng lòng nhận cô ấy làm dâu, thế nào cháu cũng mua vé mời hai bác sang đây dự đám cưới, lại còn để dành cả cái thủ lợn cho ông mai nữa ...

    Bác Từ vỗ mạnh vào lưng tôi, cười ha hả:

    - Mày đã hứa thế thì làm sao mà bác không mê! Được trở lại Paris thêm một lần nữa ... Mà phải nhớ tổ chức đám cưới vào muà xuân nghe cháu, bác nghe nói muà xuân ở Paris đẹp lắm, hoa nở khắp nơi ...

    Bác Từ bỗng im bặt. Tôi biết bác lại đang rơi vào cõi riêng. Còn hồn tôi bỗng dưng nhảy muá. Tôi mong được gặp em ngay, để kể cho em nghe về lời hứa của bác Từ, để nhìn đôi mắt nâu của em long lanh, những sợi lông mi cong mượt, và đôi môi em mềm mại quyến rũ. Tôi nhớ em biết chừng nào, và tôi hiểu, tôi yêu em nhiều lắm!

    Bác cháu tôi bước đến khu vẽ tranh. Vắng ngắt. Dăm ba bức tranh lắt lay trong gió. Vài người họa sĩ đứng co ro, vưà tán chuyện vưà thở khói vào mặt nhau . Đâu có tên du khách điên khùng nào chịu ngồi trân người trong cái lạnh cắt da này dăm phút để làm mẫu cho những nét bút phác họa lại chân dung. Chân xoải nhanh, áo mũ tùm hụp, họ bước qua, lướt qua, tia mắt quét một đường lên tranh treo, lên mặt người vẽ, lên mấy khung bố dở dang bày biện nét cọ thô, vài mảnh croquis lằng ngoằng đường chì mảnh. Tôi không hiểu với thời tiết này, một ngày làm việc ngoài trời của người họa sĩ khu Montmartre đem lại cho anh bao nhiêu tiền, hay đó chỉ là thói quen, là tính lãng mạn, là lòng yêu nghề, là cái không khí thân thuộc mà anh không thể thiếu được, phải hít thở để sống còn và tạo tác. Du khách đến rồi đi, bỏ tiền vào túi người họa sĩ và mang về một bức tranh, vài tấm chân dung vẽ theo lối truyền thần hoặc hí họa, như chứng tích một chuyến viếng thăm Paris, để có thể sẽ treo chúng dọc theo cầu thang lên gác, trong nhà bếp, trong phòng ngủ hay xếp xó, rồi quên bẵng chúng đi trong một đáy va-li hoặc góc kho tối tăm nào đó. Còn ỡchàng ve ve hát suốt muà hèữ kia, may ra cũng biết tích góp chút ít phòng bị cho ngày đông, chắc không đến nỗi phải tìm đến chị kiến cần cù nhưng ích kỷ, ngửa nón xin chút tình thương. Những chàng ve ve - họa sĩ đồi Montmartre, đứng trên cao gió thốc mà hứng dùm cái lạnh cho Paris...

    Bác Từ đứng tần ngần mãi trước bức tranh nhỏ xiú vẽ cảnh đường phố với một tiệm bán bánh mì. Rồi bác chép miệng, dứt khoát phẩy tay:

    - Đi, cháu . Bác thấy cái miniature này xinh xinh, nhưng đã lỡ cằn nhằn bác gái chuyện đi đến đâu cũng tha những thứ lắt nhắt về tích đầy nhà, thành ra ... thôi!

    - Bác thích thì cháu mua biếu bác, biếu cả hai bác luôn thể.

    - Không, không... Thôi mình đi, cháu!

    Ai đó nói cái tên đôi khi cũng vận vào số mệnh con người, tôi nghĩ chắc không đúng với trường hợp của bác Từ. Bác Từ của tôi chẳng từ tốn cũng không từ từ! Bác kéo tôi băng qua Paris, từ bắc xuống nam, từ hữu ngạn qua tả ngạn. Bác muốn thăm cho bằng hết các ngóc ngách, viếng cho bằng sạch những di tích của thành phố ngàn năm này . Đi cùng bác, Paris-như-tôi-biết bỗng hoá lạ, hoá mới, biến đổi đến không ngờ. Tôi đang khám phá lại một nơi chốn mà qua bao năm chung chạ ơ thờ, tôi đã sống vội, sống lướt trên bề mặt với con mắt khép hờ, với đôi tai vô cảm và những thói quen đông cứng. Bác Từ tặng tôi cả Paris của bác, Paris-trong-sách, Paris-trong-phim, Paris-trong-nhạc, Paris-trong-mơ . Tôi, thoáng ân hận, tặng lại bác một Paris thô sần, trần trụi hơn. Paris với những dãy ghế gỗ tầm thường trong nhà thờ Đức Bà, không bọc nhung đỏ, chẳng gấm xanh. Paris rác rưởi, *** chó, mặt người trong métro lạnh như tiền, hè phố vắng nụ cười, những quán cà-phê kề cà cả ngày chuyện văn nghệ đóng cửa dần, những tiệm fast food mọc ra khắp nơi với đầy ắp người vưà vội ăn vưà vội suy tính công việc. Nhưng tôi biết, như một người từng trải, bác Từ đã bỏ qua hết những lỗi lầm nhỏ nhặt của người tình chung. Paris, trong mắt bắc, đôi khi còn óng ả cả một chút nắng Sài Gòn. - Phố này giống đường Nguyễn Huệ quá cháu nhi?? Khúc hồi nãy lại hao hao Tự Do . Bác có cảm tưởng như mình sắp về nhà. Sắp về nhà...

    Bác Từ lẩm bẩm một mình những gì, tôi không nghe rõ. Bác nói thầm với bác, hay với Paris, với Sài Gòn, với ai ? Tôi tôn trọng những giây phút ấy . Người già có nhiều hành động mà bọn trẻ không hiểu nổi, hay chưa thể hiểu nổi . Hệ quy chiếu mỗi thời mỗi đổi, mỗi thế hệ một khác đi . Chúng tôi nối gót nhau đi trên con đường có hai đầu sinh-tử, nhưng đôi khi không bước chồng lên dấu mà tẽ ngang, rẽ nhánh, bẻ vòng, nhảy quãng. Bọn trẻ thành người già. Người già đi đến cuối đường, bước qua cửa tử. Một thế hệ mới vưà nảy sinh. Tôi đứng giữa con đường một chiều (hay trong những vòng luân hồi xoắn ốc, tùy theo hệ quy chiếu), nhớ lời bố mẹ dạy: phải kính trọng người lớn tuổi . Vâng! Nhưng còn thói quen ngoan ngoãn nghe theo lời răn đe của họ, những người lớn tuổi, từ lâu tôi đã quên, từ lúc tôi nghĩ đã tự mở riêng cho mình một lối đi, chưa ai có dịp bước qua, sao vội lấy kinh nghiệm từng trải của đời họ ra mà áp đặt? Một câu khuyên bảo . Xin nhận lãnh và xin phân tích. Một cưỡng bức vâng lời . Xin từ chối thẳng thừng. Con đường tôi khai phá, tôi đi, và tôi chịu trách nhiệm về những gai sắc, đá nhọn cũng như hoa thơm **** lạ trên ấy . Con đường mà tôi hy vọng, một ngày nào đó, sẽ hoan giao và trùng chặp lên con đường đời của người tôi yêu ...

    - Này, cháu! Không hiểu sao mấy tháng gần đây, bác lại lẩn thẩn nghĩ nhiều về cái chết, lại còn nghĩ đến cái xác phàm này sau ngày chết nữa mới buồn cười chứ! Mày biết tính bác, chân chạy, nên không muốn nằm im dưới mộ tí nào cả! Bác cũng chẳng đủ kiên nhẫn để ngồi trên kệ sớm tối ngẫm kinh trong chuà. Nghe bác gái dọa mà bác hết cả hồn! Bác chỉ muốn được thiêu, rồi đem tro rải hết xuống biển, vưà sạch, vưà mát. Biết đâu sóng Thái Bình Dương lại cuốn tro của bác từ bờ bên này rải đều vào cát biển xứ mình ở bờ bên kia . Bác về nhà, thảnh thơi . Bác về Sầm Sơn, bác về Long Hải . Mày còn nhớ Long Hải không, cháu ? Làm sao tôi quên được cái sướng mê người của thằng bé con lon ton cầm vợt chạy theo ông bác đi bắt tôm bắt cá? Những con hàu sống bác dạy tôi nạy, vắt chanh vào, ăn tươi . Những vỏ ốc tù và nặng chịch bác mua lại của lũ trẻ làng chài, tặng tôi hớn hở. Bác Từ của tôi ngày ấy cao lớn, vạm vỡ, da màu đồng, mắt sáng. Tôi nhiều lần được công kênh ngồi trên đôi vai rộng vững chắc của bác, nhìn ra biển. Biển ban ngày xanh như ngọc, giáp với trời ở nơi có cánh buồm nâu thấp thoáng. Biển ban đêm đen mịn, đầy sao và lân tinh, chông chênh ngọn đèn người câu mực. Bác Từ dạy tôi bơi, ôm nước vào người, yêu biển đầy lòng. Bác dạy tôi, thằng bé thành thị cứng khô trong xi-măng cốt sắt, gạch ngói và bụi bậm, mở hồn mở trí vào thiên nhiên bao la, cảm điều hùng vĩ, mến cõi thoáng đạt. Long Hải với bác Từ. Tuổi thơ và một chút cay cay ở đầu mũi .

    - Nhớ chứ ạ! Thỉnh thoảng cháu vẫn nằm mơ thấy được về Long Hải, chạy nhông nhông nghịch sóng như ngày xưa .

    - Ừ, lúc ấy mày bé tí, chim chỉ bằng quả ớt! Bây giờ cao hơn bác gần cả cái đầu rồi! Mà này, cháu, bác nhờ cháu điều này nhé. Khi nào bác chết, mày cố nài bác gái với các anh các chị đem thiêu bác rồi thả tro ra biển, cháu nhé!

    Tôi nhìn những gợn sóng sông Seine sóng sánh phản chiếu trong cặp mắt đùng đục của bác Từ, mỉm cười đồng loã:

    - Vâng, thưa bác, cháu hứa!


    Cổ Ngư
    Saint-Quentin-En-Yvelines



Chia sẻ trang này