1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chống dã thú

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Tuyet_Ma_Nu, 20/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tuyet_Ma_Nu

    Tuyet_Ma_Nu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Chưa nói đến gấu với hổ chú Sỹ Héo ạ, trước khi đấu với con bò tót ấy, ông ta đã nghiên cứu kỹ mấy năm về thói quen sinh hoạt của nó rồi.
    AK47 hay M16 thì nói làm gì... ở đây chị nói tay không cơ muh.
    Cách đây mấy năm, vườn thú HN sổng con gấu, nhoằng cái chết 2 người, một người bị vồ toạc từ vai xuống hông. Một bị tát bay mặt.
    Hình như có lần Thảo Cầm Viên SG cũng sổng con hắc tinh tinh. Àh... mà VX tam tinh có thể ứng dụng với loài linh trưởng, vì lúc lao vào chiến nó đứng 2 chân, có trung lộ, tay dài tha hồ niêm dính.
    Đấy là chị chưa kể đến cá mập.
  2. sihyeu

    sihyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Vâng, còn có cả ô tô tải nữa chị ạ đánh lại nó khó lắm, một năm có hàng trăm người chết với nó đấy!
    Tay ko thì chỉ có giới hạn thôi, vô hạn thì cần gì vũ khí nữa, cứ ngồi nhà mà quần bao cát, mộc nhân, hoa quyền tú cước thôi.
    Mà chị đang ở HK à? Sao bọn em chưa nghe bao giờ về chị nhỉ, chị làm vài dòng về bản thân đi, cho dễ nói chuyện!
  3. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Cô bé ma mãnh gì đó không biết tay chơi VXDTA chuyên niêm cá xinh à? Cá xấu y ta không chơi...
  4. chentaibk

    chentaibk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    + Nhưng mà vẫn thiếu, còn con voi còi nữa chứ, nó nặng hơn người có tý thôi.
    _ Kiến hạ voi, người bóp chết kiến ( ý lộn phun thuốc diệt côn trùng ) -> người hạ voi
    _ Nếu bị sư tử Hà Đông vồ thì nằm im cho vồ. Ngu gì chống cự
  5. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    hihi, nói dai nói dài thành nói dại. Thở 1 câu hóa ngô nghê.
  6. Tuyet_Ma_Nu

    Tuyet_Ma_Nu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    uh.. hồi chị đóng Quỷ Bảo, dân tị nạn VN chạy sang HK chê bọn chị võ Tàu thua võ Việt. Bây giờ về hưu rồi sang VN tìm hiểu võ cổ truyền xem có gì đặc sắc không...
    có lẽ chị sẽ học thử một lớp vật cổ truyền xem sao.
  7. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0

    Xin phép bạn tuyet_ma_nu ! Trong vòng 24 giờ nữa BQT sẽ xoá Topic này
    Trân trọng !
  8. Nguyen_Son

    Nguyen_Son Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/06/2002
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Võ sư Trần Kim Hùng
    Người thôn Trường Định, huyện Bình Khê (Tây Sơn), tỉnh Bình Định. Ông tổ tên là Trần Văn Xuân, người đã cùng họ Phan, họ Từ, họ Nguyễn tạo lập nên thôn Trường Định.
    Tổ Trần Văn Xuân sanh được sáu người con trai. Trưởng nam tên Trần Văn Đức. Cụ Đức sanh được hai trai là Trần Kim Khánh và Trần Kim Hùng. Hai anh em có hai thể chất khác nhau. Kim Khánh thì gầy gò yếu ớt. Kim Hùng lại vóc vạc nở nang. Kim Hùng có sức mạnh lạ thường. Lúc 10 tuổi đã gánh nổi một gánh lúa của người lớn, chạy từ ruộng về nhà một hơi không nghỉ chân.
    Một hôm, Kim Hùng theo người trong thôn đi hái trái chà là chín trong núi Chà Rang. Mãi đến chiều vẫn không thấy về. Người nhà thất kinh chia nhau đi tìm.
    Nùi Chà Rang là một hòn thổ sơn nằm phía Tây Bắc thôn Trường Định, núi không cao lại không có cây to, rừng rậm mà chỉ mọc toàn bụi chà là. Trên núi, ngoài giống chim tu hú không còn giống vật gì có thể làm hại người. Đi tìm khắp nơi, lùng từng bụi rậm, ngày qua ngày mà vẫn không thấy tăm hơi Kim Hùng. Sau lần đến các vùng xung quanh mà vẫn không tìm ra tung tích. Đành khóc mà về.
    Mười năm sau, thình lình Kim Hùng trở về. Ai nấy đều sững sờ, tưởng rằng mình nằm mộng.
    Kim Hùng đã trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, thân hình lực lưỡng. Vui mừng không sao tả xiết, Kim Hùng bèn kể đại lược những gì đã xảy đến cho mình từ khi lên núi Chà Rang hái chà là:
    Lên núi Chà Rang, chàng cặm cụi hái trái chà là. Ham hái nên chàng càng lúc càng đi sâu vào núi. Chiều xuống gùi đầy ắp chà là, Kim Hùng quay trở ra, song đã bị lạc hướng, lạc đường, cứ loay loay mãi trong rừng chà là. Bóng chiều xuống rất nhanh trong rừng rậm. Kêu hú vẫn không có tiếng người vọng lại. Kim Hùng đã bắt đầu hoảng sợ. Chợt một bà lão chống gậy trúc không biết từ đâu hiện ra. Rồi đưa chàng về một nhà riêng trên sườn núi cheo leo tiếp với hoàn thổ sơn Chà Rang. Lều lợp tranh vách nứa, không một vật dụng tiện nghi. Ngoài những tảng đá bằng phẳng dùng để nằm, ngồi, không còn một đồ dùng gì cho người chế tạo. Bà lão bảo Kim Hùng lấy chà là ra mà ăn rồi nằm ngủ trên đá nơi một góc nhà. Chính giữa nhà là một bếp lửa cháy leo lét chỉ đủ sưởi ấm cho gian nhà.
    Sáng hôm sau, bà lão hỏi Kim Hùng:
    - Bây giờ con muốn trở về cùng cha mẹ hay ở lại học võ nghệ cùng bà?
    Đã từ lâu Kim Hùng có ý muốn tìm thầy học võ, nhưng chưa tìm ra được người chỉ điểm. Nghe bà lão nói đến chuyện "luyện võ", chàng mừng quá sụp lạy bà lão. Từ đó Kim Hùng ở luôn trên núi trong túp lều tranh. Bà lão ban ngày xuất hiện dạy các môn võ, bày cách tập luyện rồi chiều xuống chống gậy vào núi sâu. Kim Hùng ngoài việc hằng ngày đi hái chà là về làm lương thực còn dồn tất cả thời gian cho việc học tập võ công. Tâm trí dồn vào việc chăm rèn luyện võ nghệ nên quên cả thời gian trôi qua. Lâu lâu bà lão trở lại lều tranh chỉ cho Kim Hùng một vài môn võ mới rồi lại chống gậy đi vào rừng sâu. Thấm thoát thế mà đã được mười năm. Một hôm bà lão bảo Kim Hùng:
    - Võ môn vô lượng, học được chừng nào mừng chừng ấy. Nay căn bản của con cũng đã vững vàng, con có thể trở về nhà ra công tự luyện.
    Đoạn đưa Kim Hùng xuống núi, chỉ đường về nhà. Bà lão không hề cho Kim Hùng biết danh hiệu và gia thế của mình. Kim Hùng cũng không hề được biết ngọn múi mình ở lâu nay tên gì và thuộc địa phận huyện nào, thôn nào?
    Kim Hùng về nhà lại tiếp tục việc nông trang giúp cha mẹ. Những lúc rỗi rảnh, tìm chỗ thanh vắng luyện võ hoặc ngồi dưỡng khí định thần.
    Lúc bấy giờ Trường Định vẫn còn các rừng rậm bao quanh, người dân vào rừng đốn củi thường bị một con trăn to lớn quấn cuốn nuốt sống. Tai nạn xảy ra ở nhiều nơi không biết đâu mà tránh. Kim Hùng quyết chí trừ nạn cho dân trong thôn. Chàng đi rèn một con dao găm rất sắc bén rồi vào rừng tìm trăn sau nhiều ngày lặn lội, Kim Hùng mới phát hiện nơi trăn hay nằm, nơi vùng lá mục trong rừng sâu. Dấn thân đi vào chỗ trăn nằm, Kim Hùng để cho trăn quấn chặt. Dùng nội công không cho trăn riết để giết mồi, Kim Hùng đâm dao vào nơi cổ họng trăn là nơi yếu điểm của con trăn, chỗ không có vảy cứng da dày rồi rạch một đường dài dọc theo bụng trăn.
    Chịu không thấu vết thương quá trầm trọng, trăn trăn vụt thả mồi, quăng mình vọt thẳng vào rừng thẳm. Hai hôm sau Kim Hùng cùng người trong thôn đi vào rừng lục tìm thì gặp xác trăn nằm chết dưới một gốc cây đại thọ, ruột lòi khỏi bụng, bị các thú rừng lôi kéo phanh phui. Từ ấy nạn đi rừng bị trăn ăn chấm dứt, nhưng tiếp đến là nạn cướp bóc.
    Nguyên Trường Định là một thôn trù phú, ruộng đất màu mỡ, người dân trong thôn sống trong vòng sung túc. Có nhiều nhà trực tiếp canh tác ruộng vườn mà trở nên giàu có. Bọn cướp thường hay đến cướp của đốt nhà. Khi Kim Hùng về nhà được ít lâu thì một bọn cướp lại kéo đến, đông đến hàng hai chục tên, chúng kéo đến vây nhà họ Trần. Trước cướp của sau thử tài Kim Hùng. Tuần đinh trong thôn kéo đến giải vây bị chúng đánh tan rồi phá cửa ngõ xông vào sân. Kim Hùng trấn tĩnh người trong gia đình rồi xách một cây chày giã gạo bước ra sân. Bọn cướp ùa vào đánh hội đồng. Ung dung, tả xung hữu đột, Kim Hùng dùng chày đánh văng tất cả binh khí nơi tay của bọn cướp, nhưng không hề đả thương một người nào. Chày giã gạo vừa lớn vừa nặng như một côn đồng, nên không có một binh khí nào chịu nổi khi đụng vào. Binh khí văng mà đôi tay cũng bị tét hổ khẩu máu ra dầm dề. Bọn cướp hè nhau rút lui. Tên đầu đảng cầm roi đứng cản hậu. Đó là một nguyên tắc thường được bọn cướp trù bị khi đi cướp một nơi nào có thể xảy ra việc chống cự. Người cầm roi phản hậu phải có hai đặc tính: giỏi võ và can đảm. Một mình ở lại đi sau đánh chận cho đồng bọn rút lui. Nếu gặp đông người đuổi đánh phải đánh thật hung tợn để làm nhục vía kẻ đuổi theo. Cản hậu thế nào để đồng bọn tẩu thoát và cả mình cũng an toàn rút lui sau cùng.
    Tên đầu đảng cầm roi cản hậu chờ Kim Hùng vừa ra khỏi thì vụt đến đánh phủ đầu một roi. Nghiêng mình né tránh, Kim Hùng hoành ngang cây chày giã gạo chuẩn bị giao tranh. Quả như tiên đoán, tên đầu đảng đánh trận một thế roi bèn dồn hết thần lực ra tiếp một thế roi khác. Lần này đánh thế tạt ngang chợt chuyển sang thế chênh chết và đụng ngay thân roi vừa vụt đến. Rắc, cây roi liền gãy đôi, tên cướp mất thăng bằng và té ngửa vì sức dội ngược của đường roi gặp cây chày. Kim Hùng lẹ làng buông chày, khóa chân đối phương lên cổ và xách thẳng vào sân.
    Trong sân, lý hương và tuần đinh đã tề tựu đông đủ, Kim Hùng ném tên đầu đảng ở giữa sân. Viên lý trưởng ra lệnh đóng gông tên cướp để sáng mai dẫn lên trình quan huyện. Kim Hùng can:
    - Pháp luật trừng trị chỉ được bọn trộm cắp. Đối với bọn cướp, nếu chúng có tinh thần thượng võ, nghĩa là biết tự trọng danh dự thì chỉ có lượng bao dung, nghĩa hào hiệp mới mong cải thiện được mà thôi.
    Nói rồi mở khóa chân cho tên cướp. Tên cướp đứng dậy bước đến cúi đầu chào Kim Hùng rồi ung dung ra về trước vẻ ngạc nhiên của những người hiện diện. Từ đó thôn Trường Định không bao giờ xảy ra một vụ cướp của đốt nhà nào nữa.
    Thanh danh Kim Hùng bay xa đến các huyện trong tỉnh. Nhiều thanh niên xa gần đến xin thọ giáo, song Kim Hùng thường từ chối, vì xét thấy kẻ đến xin làm đồ môn đệ thiếu đức tính khiêm nhường nhân ái mà chỉ nghĩ đến học võ để đua sức khoe tài với đời. Nhiều người muốn xin được học võ để trả thù những chuyện xích mích xóm làng, chưa gặp được một người nào có chí lớn.
    Lúc bấy giờ ông anh là Trần Kim Khánh cũng đã có vợ con, nên ông Kim Hùng cũng vâng theo lệnh của song thân lập gia đình, sanh được một trai là Trần Kim Báu. Khi lớn lên, Kim Báu được cha truyền thụ võ công thành một võ sĩ tài nghệ tuyệt luân. Nhưng Kim Báu tánh tình giống cha, chỉ vui với đời sống canh tác ruộng nương.
    Lập gia đình, Kim Báu sanh được hai gái là Trần Thị Huệ và Trần Thị Lan, hơn kém nhau 5 tuổi: Trần Thị Lan lên 5 thì mẹ mất. Buồn thương cực độ, Trần Kim Báu gởi hai con cho cha, một thân một kiếm đi vân du đây đó. Hai cháu gái ở cùng ông nội, mỗi người theo mỗi chí hướng. Trần Thị Huệ thì theo bà nội học nữ công thuê thùa may vá. Trần Thị Lan thì theo ông nội luyện tập võ công, có tài về kiếm thuật và khinh công.
    Năm năm sau khi ra đi, Kim Báu trở về cho biết rằng trên đường vào Nam, ông có ghé vào thôn Hiền Lương, huyện Quảng Phước, dinh Bình Khang (tức thôn Hiền Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa bây giờ). Thấy tại đây non nước hữu tình, có sông núi gần biển khơi, vườn dừa xanh mát, dân làng hiền hòa, đời sống sung túc nên ông quyết định ở lại mở trường dạy võ, đồng thời có gặp một người thục nữ địa phương xứng ý nên về xin cha mẹ được phép tục huyền. Ông bà Trần Kim Hùng chấp thuận. Trần Kim Báu trở vào Hiền Lương và thành lập gia đình, sinh được một con trai tên Trần Kim Sư. Kim Sư vừa giáp thôi nôi thì Trần Kim Báu từ trần.
    Được hung tin, Trần Kim Hùng đem hai cháu gái Trần Thị Huệ và Trần Thị Lan vào Hiền Lương chịu tang cha. Làm tuần chung thất xong, Trần công để Kim Sư ở lại với mẹ đặng sau này lo việc hương khói cho cha, rồi đưa hai cháu gái trở về Bình Định. Về đến An Nhơn (Bình Định) Trần công thâu nhận được môn đệ là Nguyễn Văn Tuyết. Tuy Tuyết sanh sống trong đám lục lâm, nhưng bản chất tốt, có năng khiếu về võ thuật, nếu có giáo dục thì sẽ trở thành một nhân vật nổi tiếng trong võ lâm.
    Để hai cháu ở lại Trường Định, Trần Kim Hùng dẫn đồ đệ ra đi, không có lần nào về thăm về hương.
    Ở nhà, đến tuổi trưởng thành, Trần Thị Huệ kết duyên cùng Nguyễn Nhạc, ngụ tại thôn Kiên Mỹ (Tây Sơn). Trần Thị Lan lên Kiên Mỹ thăm chị gặp Bùi Thị Xuân, kết làm chị em và sau làm trợ tướng cho họ Bùi.
    Năm năm sau, Nguyễn Văn Tuyết một thân đơn độc trở về thăm gia đình họ Trần ở Trường Định và kể lại những năm tháng theo thầy học tập võ nghệ.
    - Hôm ấy, Trần ân sư đưa tôi lên núi rồi theo đường núi đi lần vào Nam. Tôi lẳng lặng theo ân sư, lòng không hề phân vân, thắc mắc. Tôi đã hoàn toàn tin tưởng vào ân sư, nên dù ân sư không hề giải thích, nói năng về mục đích của chuyến đi, tôi vẫn nguyện một lòng theo ân sư đi đến chân trời góc biển. Ngày đi đêm nghỉ, đói ăn trái cây rừng, khát uống nước suối trong. Dọc đường gặp nhiều bước gian lao, gặp nhiều cảnh hiểm trở. Nhưng may mắn thay, cứ mỗi lần gặp gian lao, khó khăn lại một lần ân sư dạy bảo cho tôi một thế võ, một kinh nghiệm đối phó và những bài khổ luyện bồi dưỡng thể chất lẫn tinh thần. Càng đi theo sư phụ tôi càng nhận ra tâm hồn ân sư rất khoáng đãng không hề câu chấp, không bận bịu đến những cảnh tầm thường của thế nhân. Trong muôn vạn trường hợp học tập trong thực tiễn, tôi không bao giờ quên hai trường hợp đặc biệt đã in sâu vào tâm khảm tôi: Đó là trường hợp xô đá xuống hố và trường hợp đấu võ với cọp.
  9. Nguyen_Son

    Nguyen_Son Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/06/2002
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Một hôm, trên đường đi, một bên là vách đá dựng đứng, một bên hố vực sâu, có một tảng đá lớn chặn đường. Ân sư lấy tay xô thử thấy đá lay động bèn bảo tôi đẩy xuống hố. Tôi tuân lệnh, ra sức bình sinh xê dịch lần tảng đá. Mỗi ngày xích được một ít. Vì dùng sức quá nhiều nên mình mẩy tôi đều ê ẩm. Đêm không ngủ được. Bên ánh lửa hồng, ân sư thường xoa bóp cho tôi. Sau một giấc ngủ sâu, sáng hôm sau tôi thấy khỏe hơn và tiếp tục xô đá. Đây là phương pháp luyện công mà ân sư tập cho tôi. Cho nên mãi đến mười hôm, tảng đá mới xê đến cạnh mép hố. Ân sư bảo tôi ngồi tĩnh dưỡng, rồi dùng tận lực xô cho tảng đá rơi. Tôi vận khí rồi xuống tấn kê vai dùng hết sức đẩy tảng đá. Ban đầu không nhúc nhích sau rung rinh rồi thình lình rơi ào xuống vực. Bị mất đà tôi cũng chới với chực rơi theo. Ân sư vụt nhảy đến kẹp tôi vào nách, chân đạp mạnh vào tảng đá đang rơi để lấy đà nhảy lên mặt đường. Mọi động tác xảy ra quá nhanh, hành động của ân sư như chớp nhoáng, sự chết như cách chúng tôi đường tơ kẻ tóc. Khi chúng tôi chạm mặt đường thì viên đá rơi đến đáy vực. Âm thanh ầm ầm vang dội.
    Sau khi cho tôi uống nước và ngồi dưỡng thần, ân sư mới dạy: con dùng hết sức lực để xô đá mà quên đi thể phòng bị lỡ đà. Thiên về công, quên đi thủ, ta sẽ lâm vào sơ xuất. Khi con xô hay kéo địch thủ thì cũng là lúc phải đề phòng địch thủ của con dùng thế nửa lạng đẩy nghìn cân, nương vào sức đẩy của con địch thủ chỉ kéo nhẹ một cái sẽ làm cho con lỡ đà và sẽ lâm vào vòng nguy hiểm. Hòn đá kia khi nằm trên mặt đường rất nặng, nhưng khi đã nghiêng về phía vực sẽ nhẹ đi nhiều. Con chưa biết cách dùng lực đẩy, nên khi đá nghiêng, lúc đẩy của con không còn sức cản nữa, nên con sẽ lỡ đà rơi xuống vực.
    Và ân sư dạy tôi môn thủ thế. Thủ thế phải dồn sức xuống đôi chân, gọi là trụ ngựa hay đứng trụ. Đứng trụ vững vàng có thể hai người xô mà không xê dịch. Tuy nhiên, không phải đứng mãi một chỗ mà phải xê dịch. Xê dịch phải nhanh và biến hóa. Đôi chân giữ cho thân đứng vững mà cũng giúp cho thân tới lui tránh né lẹ làng. Ân sư cũng tập cho tôi phép thu nạp khí công để khi công thì ồ ạt khi dừng thì tức khắc. Cho nên nếu dùng trong việc xô đá thì khi đá đã rơi, ta có thể thu hồi khí để ngưng lại sức đẩy và tránh được sự lỡ đà rơi theo đá.
    Nửa tháng sau, chúng tôi lại tiếp tục lên đường. Lần này chúng tôi đi sâu vào rừng rậm và tôi được truyền dạy cách đánh nhau với cọp. Một hôm, chúng tôi đi ngang qua một đồi cỏ tranh thì bị cọp chận đường. Ân sư bảo tôi cự địch còn người đứng lược trận. Tôi đánh với cọp từ sáng đến trưa. Cọp vừa mạnh vừa lanh. Tôi đánh mười đòn cọp tránh hết chín. Tôi đánh trúng vào thân thì thấy mềm như đánh vào thúng bông gòn, nếu đánh trúng vào đầu thì chẳng khác nào đánh vào đá. Còn cọp chụp vào tôi thì tôi chẳng khác nào đánh vào đá. Còn cọp chụp vào tôi thì tôi chỉ tránh được một hai cho nên mình mẩy máu chảy dầm dề. May tôi có sức lực, nên chịu trận nổi một buổi rồi mới ngã ra hôn mê. Cọp nhảy vào định vồ thì ân sư đã nhanh như chớp luồn qua bụng cọp, nhấc bổng cọp lên, ném xuống sườn bãi tranh. Cọp lăn long lóc và cắm đầu chạy thẳng. Ân sư dùng thuốc lá băng đắp cho tôi. Thuốc trong uống ngoài thoa thì ba ngày tôi bình phục, khi ấy ân sư mới chỉ dạy:
    - Chiến đấu với địch thủ dũng mãnh hơn mình thì phải dùng trí hơn dùng lực. Gặp cọp, nếu mình có sức mạnh và giỏi như Võ Tòng thì hổ Cảnh Dương có mấy con cũng không sợ. Còn mình khi đánh với cọp thì phải dùng trí. Phải hiểu rõ nhược điểm của cọp mà đánh. Hổ mạnh ở thế vồ. Hai chân trước sử dụng mạnh và nhanh. Nhược điểm của cọp là hạ bộ. Khi đánh mạnh vào bộ phận sinh dục của cọp thì thì cọp chịu không thấu phải bỏ chạy ngay. Còn nếu lên được lưng cọp thì phải dùng thế chân kẹp bụng, tay ôm cổ thật chạy để cọp không thể nào bấu xé được và sẽ bị nghẹt thở và chết. Đánh với cọp thì phải tránh né cho thật lẹ làng. Đòn của cọp có sức mạnh vô cùng, nếu ra sức đỡ thì chẳng khác nào đưa thân ra nhận đòn, một lạng chống trăm cân.
    Ân sư bảo tôi diễn lại những món đòn của cọp thì phân tích lợi hại và chỉ rõ cách tránh né để phản công. Sau khi học thế tránh né để phản công, tôi rất tin tưởng vào cách đánh cọp của ân sư, nên từ đó tôi không bao giờ sợ cọp chận đường nữa. Chúng tôi lại tiếp tục lên đường, ngày đi đêm nghỉ. Ân sư im lặng. Tôi vừa đi vừa nhẩm ôn những điều đã học, tay vùng vẫy tập cho nhuần các thế võ, chân vừa đi vừa nhảy nhịp nhàng. Nhờ vậy mà dặm đường xa qua mau, thời gian không còn bận bịu trong lòng. Nhờ hoa rừng nở xuân, lá vàng rụng thu, đàn ve gọi hè, mùa đông chặn nẻo mà tôi biết được đã trèo non vượt suối gần ba năm tròn.
    Một hôm đi đến dưới chân một ngọn núi cao chót vót, ân sư tìm đường lên núi, con tôi lặng lẽ theo sau. Trên đỉnh có một ngôi cổ tự, rộng lớn, sạch sẽ, bên trong không có bàn thờ, tượng Phật mà chỉ có năm ba tảng đá bằng phẳng nằm rải rác trên nền chùa. Một vị lão tăng thân vóc gầy gò đang ngồi thiền định. Đứng hầu bên cạnh có một vị sư trẻ gầy gò ốm yếu.
    Trần ân sư bảo tôi đứng ngoài sân đợi còn ngài vào đại sảnh bái kiến lão tăng. Một lát sau ân sư ra đưa tôi đến trú ngụ tại cửa tam quan chùa. Ân sư bảo tôi quét dọn tam quan để nghỉ ngơi và dẹp dọn một khoảnh đất gần tam quan để làm nơi luyện tập võ nghệ.
    Chúng tôi ở chùa được gần hai năm. Đói ăn trái rừng, khát uống nước suối. Sống cách biệt hẳn với chùa. Thỉnh thoảng một vài hôm sư chú trong chùa đem ra một hai vắt cơm với vài hạt muối rồi lặng lẽ vào chùa. Chưa bao giờ tôi bắt gặp ân sư chuyện vãn với sư ông trong chùa.
    Đối với tôi ân sư ngoài những lời giáo huấn ít khi trò chuyện, tâm tình. Khi tôi luyện tập thì ân sư hoặc ngồi thiền định hoặc đi dạo cảnh chung quanh chùa. Năm đầu ân sư bảo tôi ôn luyện lại những gì đã học được ở dọc đường. Điểm nào còn sai sót, ân sư sửa, điểm nào thiếu ân sư bồi. Qua năm thứ hai, tôi được dạy phép luyện nội công. Ân sư dạy:
    - Luyện nội công cần phải nhiều thời gian. Luyện thành công có thể dùng tay không hoặc vật dụng thô sơ như nhánh cây, que củi mà vẫn chống lại được với đao, kiếm. Võ nghệ con đã có với căn bản chỉ cần con tập luyện nội công trong một năm, cốt để hỗ trợ cho nội lực được vững bền. Con cần phải gầy dựng sự nghiệp. Khi nhớ đến thầy chỉ cần tự xét hành động của con là được. Con đã có thể xuống núi.
    Đoạn, một mình đi thẳng vào chùa. Một lúc sau, ân sư cùng sư chú ra gặp tôi. Nhà sư đến gần nhẹ nhàng đặt hai tay lên vai tôi. Một sức mạnh cuồn cuộn đè nặng trên đôi vai và chạy rần rần vào các kinh mạch của tôi. Nhà sư ân cần nói:
    - Công nghiệp nặng nề, ra đời tráng sĩ luôn luôn nhớ đến bốn chữ "Từ bi hỷ xả".
    Đoạn chắp tay tiễn tôi ra khỏi cửa tam quan. Bái biệt nhà sư, tôi theo ân sư xuống núi. Tới chân núi, ân sư bảo tôi:
    - Nhà sư đã truyền cho con khá nhiều công lực. Bây giờ thầy trò ta chia biệt. Con hãy trở về một mình để gây sự nghiệp. Thầy phải ở lại tu luyện cho tròn quả phú. Nơi này là vùng giáp ranh giữa nước ra các nước Chân Lạp. Con cứ theo hướng Bắc mà đi, không bao lâu sẽ gặp xốm làng. Hỏi thăm đường mà về cố hương. Chỉ ghé Trường Định báo tin cho gia đình thầy biết rồi nhất thiết phải lên ấp Tây Sơn, chung sức cùng anh hùng hào kiệt lo toan việc trị loạn an dân.
    Tôi cảm động muốn khóc, nhưng không dám, đành nuốt buồn thương quỳ lạy ân sư rồi đứng dậy lên đường... và khi quay đầu nhìn lại thì bóng ân sư đã khuất trong rặng lá bên chùa.
    Khi đi thì băng rừng núi, khi về lại đi nẻo đồng bằng, nên cũng nhanh chóng. Thăm xong gia đình ân sư, Nguyễn Văn Tuyết trở về Gò Chàm thăm lại người xưa cảnh cũ rồi đoạt ngựa thần của chúa Nguyễn Phúc Khoát lên nhập với anh em nhà Tây Sơn.
    Họ Trần từ ông tổ sáng lập đến con cháu ở Trường Định luôn luôn tuân theo truyền thống "tùy ngộ nhi an" cho nên vẫn thản nhiên trước những biến cố dù lớn dù nhỏ. Biết được Trần Kim Hùng đã ngộ đạo, con cháu an tâm. Họ Trần sau này không có anh tài xuất sắc, song con cháu làm ăn sung túc và con trai trong gia đình đều siêng năng rèn luyện võ nghệ để phòng thân và giữ gìn xóm làng. Thôn Trường Định nổi danh trong huyện Bình Khê (Tây Sơn) về các tay chức sắc trong làng đều giỏi võ nghệ. Tục lệ này vẫn duy trì cho đến bây giờ.
    . Theo Võ nhân Bình Định
  10. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
    Mà tóm lại xin hỏi bà chị, thế còn phương án của chị để chống thú dữ thế nào ?Chúng E đang mỏi mắt đợi học kinh nghiệm của chị đây. Chị đâu rồi, chị ơi [​IMG]

Chia sẻ trang này