1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chống gián điệp biệt kích thâm nhập miền bắc trong KCCM

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi quydede, 15/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Chống gián điệp biệt kích thâm nhập miền bắc trong KCCM

    (theo báo nhân dân)

    Tóm tắt lịch sử cuộc chiến tranh GĐBK ở nước ta:


    Từ năm 1951, thực dân Pháp từng ráo riết triển khai hoạt động biệt kích ở nước ta khi quân đội viễn chinh lâm vào thế bị động trên chiến trường. Lực lượng biệt kích có tên gọi là ?oBiệt kích hỗn hợp nhảy dù - GCMA?.

    Tổ chức này hoạt động ráo riết ở chiến trường Bắc Bộ, tập trung ở vùng núi phía Bắc và gây nhiều khó khăn cho kháng chiến. Khi Pháp thất bại, phải rút quân theo Hiệp định Geneva, họ vẫn tiếp tục cài lại hàng nghìn tên ở vùng núi phía Bắc, nhằm biến lực lượng này làm nòng cốt xây dựng các hang ổ phỉ để thực hiện mục đích quay lại.

    Khi thế chân Pháp xâm lược nước ta, từ năm 1956, Mỹ đã thực hiện việc xây dựng đội quân gián điệp, biệt kích để tung ra miền Bắc, nhằm làm suy yếu miền Bắc, ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Hơn thế, Mỹ có tham vọng ?olấp sông Bến Hải tiến ra Bắc?.

    Theo từng bước thang chiến tranh, Mỹ càng đầu tư cho cuộc ?ochiến tranh ngầm?. Năm 1956, Mỹ thành lập ?oSở quan sát?, sau đổi tên là ?oSở kỹ thuật? chuyên trách huấn luyện, tung GĐBK ra vùng giải phóng và khu vực giới tuyến. Năm 1964, Mỹ tiếp tục thành lập ?oSở liên lạc mới? chuyên huấn luyện, tung GĐBK ra vùng giải phóng và khu vực giới tuyến.

    Năm 1967, Mỹ tiếp tục thành lập ?oTrung tâm Khăm Khao? tại Long Chẹng (thủ đô của vùng phỉ Vàng Pao - Lào) chuyên huấn luyện, tung GĐBK ra vùng giải phóng Lào và khu vực biên giới Việt - Lào theo phương thức ?othậm thụt qua biên giới?.

    Mỹ đã kỳ vọng và tập trung đầu tư cho cuộc chiến tranh GĐBK trong suốt quá trình duy trì cuộc chiến tranh xâm lược nước ta cũng như ba nước Đông Dương.
  2. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    CHUYÊN ÁN PY 27
    Mở đầu chuyên án bí mật
    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tây Bắc và vùng phụ cận giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc đấu tranh chống gián điệp, biệt kích (GĐBK). Hầu hết các toán GĐBK ra miền Bắc bằng đường không đều vào từ các tỉnh ở khu vực này.
    Bấy giờ, đây không chỉ là tuyến đường chiến lược huyết mạch nối liền nước ta với Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Mà khu vực Tây Bắc còn là nơi có hệ thống kho tàng phục vụ yêu cầu dự trữ của cuộc chiến tranh giải phóng, và là tuyến đường chủ yếu để miền Bắc chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền nam.
    Trong khi đó, theo các cán bộ an ninh từng chiến đấu ở đây, hầu hết số GĐBK được Mỹ nguỵ tuyển bộ, huấn luyện và tung ra vùng Tây Bắc đều là người địa phương.
    Điều đó cho thấy âm mưu vô cùng xảo quyệt của cơ quan tình báo địch, vì số đối tượng này không chỉ thông thạo địa hình, mà còn có quan hệ gia đình, thân tộc, rất thuận lợi cho việc ẩn náu và xây dựng cơ sở. Đây được xem là khó khăn lớn cho lực lượng công an.
    Quán triệt đường lối của Trung ương Đảng và lãnh đạo Bộ Công an, Khu uỷ khu Tây Bắc, đến đầu năm 1961, quân và dân vùng Tây Bắc đã chủ động tổ chức lực lượng phòng chống GĐBK. Công tác này đã được triển khai tích cực trong lực lượng vũ trang, trong các cơ quan, đơn vị và lan toả đến từng bản, làng.
    Theo tư liệu ghi lại, lúc đó, tại trạm cảnh giới thuộc bản Hỳ, xã Phiêng Ban (tỉnh Sơn La) phát hiện tiếng máy bay lạ, lập tức dân quân đánh kẻng báo động. Nghe hiệu lệnh, bà con khẩn trương tập hợp và phát hiện máy bay địch thả biệt kích xuống điểm cao 828. Ngay trong đêm, điểm cao đã bị lực lượng truy lùng vây chặt.
    Toán biệt kích đầu tiên có tên Castor xâm nhập bằng đường không nhảy dù xuống bản Hỳ nhanh chóng bị bắt gọn khi chưa kịp liên lạc về trung tâm chỉ huy ở Sài Gòn.
    Kết quả công tác chuẩn bị chiến trường đó cho ra đời chuyên án PY 27, và thắng lợi đã được chứng minh ngay khi Mỹ, nguỵ thực hiện phi vụ xâm nhập đầu tiên vào tỉnh Sơn La lúc nửa đêm 27- 5- 1961.
    Chuyên án ?omở nguồn?

    Một toán GĐBK bị lực lượng công an vũ trang bắt tại trận ngay khi vừa chạm đất để xâm nhập tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng.

    Trung tướng, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh (Bộ Công an) Trịnh Lương Hy cho rằng việc bắt gọn toán Castor không chỉ khẳng định tinh thần cảnh giác phòng ngừa cao, tổ chức truy lùng mau lẹ của ta, mà còn mở đường hướng đấu tranh mới.
    Ngay sau khi bắt được toán GĐBK Castor, lực lượng an ninh của Bộ Công an và Khu Tây Bắc có mặt kịp thời, khẩn trương khai thác các đối tượng; trong đó đặc biệt lưu tâm hai tên toán trưởng và hiệu thính viên, để từ đó sử dụng chiến thuật ?odùng người của địch, phương tiện của địch để đánh lại địch?.
    Lãnh đạo Cục Bảo vệ chính trị báo cáo diễn biến vụ Castor lên Bộ trưởng Công an lúc bấy giờ là ông Trần Quốc Hoàn, và được Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo: ?oLập chuyên án đấu tranh nhằm đi sâu tìm hiểu âm mưu địch từ cơ quan đầu não của chúng; nắm cho được số biệt kích chúng đang huấn luyện; dụ chúng đưa hết số biệt kích đã huấn luyện ra miền Bắc để bắt?.
    Cũng từ đây, Bộ trưởng Công an quyết định lựa chọn những cán bộ dày dạn kinh nghiệm để thành lập Đội chống GĐBK do Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị trực tiếp chỉ đạo.
    Bên cạnh đó, Bộ thành lập Trạm thông tin liên lạc, đặt bí số là A10, bảo đảm cho công tác chỉ huy, chỉ đạo bằng thông tin vô tuyến điện được nhanh chóng, chính xác và bí mật giữa Bộ Công an với các địa phương, các ban chuyên án và ngay cả với Trung tâm chỉ huy của địch ở Sài Gòn.
    Thiếu tướng an ninh Nguyễn Trọng Tháp kể lại việc số biệt kích bị bắt đã thành khẩn khai báo và nhanh chóng tình nguyện cộng tác với cơ quan an ninh để lập công chuộc tội là điều kiện thuận lợi để ta tiến hành kế hoạch câu nhử.
    Mắc mưu ta, Trung tâm địch sử dụng máy bay C47 để tiếp tế hàng hoá thiết yếu cho toán Castor.
    Tuy nhiên, một tình huống ngoài dự kiến xảy ra khi chiếc C47 bị bắn rơi tại Ninh Bình. Lúc đó, Trung tâm địch nghi ngờ toán Castor đã bị khống chế và tiến hành nhiều biện pháp kiểm tra an ninh trong tám tháng liền.
    Cách thức địch kiểm tra liên quan an ninh của toán GĐBK, an ninh từng thành viên; toán gián điệp biệt kích phải di chuyển liên tục theo lộ trình quy định sẵn trong rừng rậm, núi cao trong vòng bán kính khoảng 80km; yêu cầu cung cấp tin tức tình báo; yêu cầu cắt dây điện thoại và phá cầu Tà Vài nằm trên Quốc lộ 6.
    Những nhiệm vụ giao cho Castor, địch đều sử dụng máy móc tối tân để kiểm tra, có trường hợp sử dụng gián điệp mặt đất để thẩm tra một cách cụ thể.
    Dù vậy, ban chuyên án PY 27 khéo léo thoả mãn mọi yêu cầu của địch, buộc chúng tin rằng Castor vẫn an toàn. Và địch bắt đầu thực hiện các chuyến tiếp tế và tăng cường các toán biệt kích khác bổ sung cho Castor.
    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Tháp cho rằng, kể từ đây, mọi hoạt động của Trung tâm địch tại Sài Gòn đều nằm trong sự kiểm soát và điều khiển của cơ quan an ninh Việt Nam.
    Castor là toán đầu tiên và giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vì từ toán này, an ninh Việt Nam đã dụ địch thực hiện hàng chục chuyến tiếp tế hàng hoá và tăng cường biệt kích. Theo báo cáo kết quả sau này, Ban chuyên án sau đó đã mở tiếp ba chuyên án khác đấu tranh song song với Castor.
    Khai thác thông tin số biệt kích bị bắt, ta đã có những thông tin tình báo không chỉ có giá trị trên mặt trận Tây Bắc, mà còn có giá trị trên địa bàn toàn miền Bắc.
    Theo Trung tướng Trịnh Lương Hy, trong lịch sử hoạt động phản gián, những loại thông tin thu thập được trong chuyên án PY 27 không phải cơ quan phản gián nào cùng có thể thu được của đối phương và càng khó khăn mới có thể duy trì bí mật trong suốt cuộc đấu trí kéo dài hơn 10 năm liên tục!
    Từ chuyên án mở đầu PY 27, đến năm 1973, lực lượng an ninh toàn miền Bắc đã tổ chức đấu tranh thắng lợi 27 chuyên án BKGĐ bằng chiến thuật ?odùng người của địch, phương tiện của địch để đánh lại địch?.
    Trong số này, 2/3 số chuyên án được tổ chức đấu tranh trên địa bàn Tây Bắc và vùng phụ cận.
    Theo tổng kết của Tổng cục An ninh, hơn 40 năm đã trôi qua, chuyên án PY 27 vẫn là một minh chứng sống động cho thấy chiến công to lớn của lực lượng an ninh Việt Nam đã đấu mưu, đấu trí, đấu pháp giành thắng lợi trước liên minh các cơ quan tình báo địch dày dạn kinh nghiệm nhất, được trang bị những thiết bị hiện đại nhất trong thế kỷ XX.
    Có thể nói, một chiến thắng mà cho đến ngày hôm nay, phía đối phương cũng chưa tìm được lời giải đáp đầy đủ, họ thực sự vẫn còn ngỡ ngàng!
    Ông Sedg Wick Tourison, một cựu điệp viên CIA làm việc tại Sài Gòn từng thú nhận trong cuốn sách có nhan đề ?oĐội quân bí mật, cuộc chiến bí mật?.
    Xin trích lại tư liệu dịch của Bộ Công an ghi lời của ông này: ?oHình như những điệp viên của chúng ta đã bị đón lõng trước khi họ được tung vào miền Bắc. Bất cứ bằng đường không, đường biển, đường bộ, ở nơi hẻo lánh hoặc khu vực dân cư, dù vào ban đêm hay ban ngày...Họ luôn được những người trên đất liền chờ sẵn. Nếu có điệp viên nào đó vào ra may mắn trót lọt, thì có thể đặt câu hỏi là: Liệu đó có phải là họ thả lỏng do không cần làm gì nữa vì họ đã biết tất cả mọi điều rồi...?.
    Sedg Wick Tourison thú nhận: ?oHà Nội còn trên tài cả CIA vì họ đã biết trước kế hoạch của CIA?!
  3. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Kết quả đánh GĐBK từ năm 1961 đến năm 1973:
    - Lực lượng vũ trang và nhân dân miền Bắc đã đánh đuổi 75 toán biệt kích xâm nhập bằng đường biển
    - Truy quét 175 toán xâm nhập qua biên giới Việt- Lào
    - Bắt và diệt gọn 103 toán, gồm 885 tên xâm nhập bằng đường không
    - Thu hàng trăm tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại nhất lúc bấy giờ
  4. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Chuyên án C30 : Khoảnh khắc lịch sử không thể nào quên của các chiến sĩ An ninh
    Có hơn 200 cán bộ, chiến sĩ thế hệ đầu tiên của Lực lượng An ninh nhân dân, Cơ quan Bộ Công an, Công an Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và nhiều tỉnh khác từ Khu III vào tới Vĩnh Linh đã trực tiếp tham gia đấu tranh chuyên án C30.

    Năm 1954, sau khi miền Bắc được giải phóng đế quốc Mỹ đã cài lại hàng trăm tổ chức, ổ nhóm gián điệp, chôn giấu hàng chục kho vũ khí bí mật nhằm trang bị cho các tổ chức ********* nội địa. Bọn gián điệp tìm mọi cách câu móc với bọn ********* để tìm chỗ dựa và phục vụ âm mưu xây dựng đội quân ngầm.
    Trong khi ấy, bọn ********* - tàn quân của ngụy quyền - cùng bọn ngụy quân không chịu cải tạo đã co cụm thành hàng trăm ổ nhóm vũ trang và tổ chức ********* manh động chống chính quyền. Chúng tìm mọi cách câu móc với các tổ chức gián điệp để được tài trợ và chỉ đạo, tạo thành những liên minh phản cách mạng cực kỳ nguy hiểm.
    Với tinh thần kiên quyết và bền bỉ, sau 10 năm miền Bắc được giải phóng Lực lượng An ninh nhân dân đã bóc gỡ toàn bộ mạng lưới gián điệp cài cắm, trấn áp hoàn toàn các tổ chức ********* manh động chống chính quyền.
    Thắng lợi trên lĩnh vực đấu tranh này là những đòn đánh đúng, đánh trúng, không chỉ làm thất bại âm mưu của kẻ thù mà đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ giữ vững, giữ ổn định an ninh chính trị, giúp Đảng và Nhà nước tiến hành thắng lợi công cuộc cải tạo xã hội và phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Chuyên án C30 là một chiến công tiêu biểu của Lực lượng An ninh nhân dân trong thời kỳ này.
    Tháng 8 năm 1954, Cơ quan tình báo Mỹ tuyển chọn 16 tên, chủ yếu là những tên trong đảng Đại Việt, đưa sang đảo Guam huấn luyện gián điệp. Sau khóa huấn luyện 3 tháng, chúng chọn 7 tên là Trần Minh Châu, Phạm Đăng Hào, Vũ Văn Đích, Nguyễn Đình Long, Phạm Rật Đức, Nguyễn Kim Điển, Bùi Văn Tiềm cho xâm nhập trở lại miền Bắc và chia làm 3 tổ, đặt bí số là Hải An, An Trạch, Đồng Văn, hoạt động ở ba địa bàn chính là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định với nhiệm vụ: ?oThu thập tin tức về tình hình chính trị, quân sự, kinh tế ở miền Bắc, quản lý và sử dụng các kho vũ khí chôn giấu bí mật để phá hoại và nổi dậy khi có thời cơ, phát triển lực lượng, chuẩn bị địa bàn sẵn sàng đón quân Mỹ Bắc tiến?. Trần Minh Châu (tức Cập) vừa phụ trách tổ hoạt động ở Hà Nội vừa phụ trách cả toán gián điệp.
    Để đảm bảo cho toán gián điệp hoạt động, trung tâm chỉ huy ở Sài Gòn đã sử dụng một số đảng viên Đại Việt sinh sống ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định lập sẵn 4 hộp thư làm địa điểm liên lạc, bí mật chôn giấu vũ khí, điện đài ở 8 địa điểm trên địa bàn Hà Nội và Hải Phòng. Đồng thời chúng còn lập trạm đón tiếp ở nam sông Bến Hải trực tiếp truyền lệnh cho bọn Cập, đưa đón điệp viên vượt tuyến và lập trung tâm chỉ huy tại Sài Gòn. Trung tâm địch cũng cho phép toán gián điệp được quyền sử dụng liên lạc bằng cả vô tuyến điện, bưu thiếp, hộp thư và giao thông viên.
    Ngoài thu thập tin tình báo, tổ chức gián điệp này còn âm mưu tiến hành nhiều vụ phá hoại, trong đó đã tổ chức 2 vụ đặt chất nổ nhằm phá hoại công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải và ga xe lửa Hải Phòng. Nghiêm trọng hơn, chúng còn chuẩn bị đón tàu ngầm của Mỹ bắc tiến, xâm nhập vào vùng biển Quảng Ninh. Cập và đồng bọn đã tổ chức 5 lần vượt tuyến vào Nam báo cáo, nhận chỉ thị và tài chính. Chúng đã móc nối với 25 đầu mối ở địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Ninh nhằm phát triển lực lượng ngầm.
    Ngày 3/6/1955 chuyên án đấu tranh với tổ chức gián điệp này được xác lập, lấy bí số là C30 trong đó Hà Nội là địa bàn đấu tranh chính. Mục tiêu của chuyên án là: Mở rộng điều tra, phát hiện bằng hết số đầu mối của chúng, ngăn chặn âm mưu phát triển lực lượng ngầm và đưa người trốn vào Nam, nắm chắc từng đối tượng, quản lý chặt các kho vũ khí và hạn chế giao thông liên lạc của chúng với trung tâm chỉ huy.
    Bằng tinh thần mưu trí, sáng tạo và hiệp đồng chặt chẽ, Lực lượng An ninh nhân dân đã vô hiệu hóa toàn bộ hoạt động của từng nhóm và cả tổ chức gián điệp này, đánh bại hoàn toàn âm mưu và kỳ vọng của Cơ quan tình báo Mỹ. Hơn thế nữa, tương kế tựu kế, ta đã khéo léo áp dụng chiến thuật sử dụng người của địch, phương tiện của địch để đánh lại chúng. Ngày 11/11/1958, ta đồng loạt phá án, bắt 12 đối tượng chính là Trần Minh Châu, Vũ Đình Đích, Bùi Mạnh Tiềm, Nguyễn Sĩ Hoàng, Phạm Văn Lan, Nguyễn Thị Nghĩa, Bùi Công Ký, Bùi Văn Lưu, Lê Văn Hồng, Trần Ngọc Giao, Nguyễn Đình Long, Việt Hổ, khai quật 8 kho vũ khí bí mật.
    Ngày 4/4/1959, Tòa án nhân dân tại Hà Nội đưa 10 tên ra công khai xét xử, tuyên phạt tử hình Trần Minh Châu, tên Tiềm tù chung thân, tên Đích, tên Hoằng 20 năm tù, số còn lại đều phải chịu các hình phạt khác nhau. Lúc này bọn chỉ huy ở Sài Gòn mới biết tổ chức gián điệp đã bị xóa sổ.
    Chuyên án này không chỉ là mốc son vẻ vang mà còn góp phần đúc rút kinh nghiệm trong lãnh đạo chỉ huy, tổ chức lực lượng đánh địch và triển khai các biện pháp nghiệp vụ thành hệ thống lý luận để thế hệ sau học tập và phát huy. Hơn 200 cán bộ, chiến sĩ thế hệ đầu tiên của Lực lượng An ninh nhân dân, Cơ quan Bộ Công an, Công an Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và nhiều tỉnh khác từ Khu III vào tới Vĩnh Linh đã trực tiếp tham gia đấu tranh chuyên án này.
    Trong Chuyên án C30, Lực lượng An ninh nhân dân đã chủ động nắm tình hình, sớm phát hiện âm mưu và hành động của cơ quan tình báo đối phương nên đã dự báo đúng âm mưu của địch và chủ động điều cơ sở đến những địa bàn nhạy cảm để ?ođón lõng?. Do đó, khi cơ quan tình báo của địch vừa tuyển dụng điệp viên để huấn luyện thì Lực lượng An ninh nhân dân đã kịp thời triển khai các biện pháp trinh sát và xây dựng cơ sở đánh vào tổ chức địch.
    Có cơ sở như trinh sát Đỗ Văn Kha, ông Phạm Đăng Hào khi vào Nam đấu trí trực diện với bọn cầm đầu tại hang ổ của chúng không những đã vượt qua mọi thử thách mà còn khéo léo đặt vấn đề, yêu cầu chúng cung cấp kinh tài, bộc lộ âm mưu, mưu trí thực hiện chỉ đạo của Ban chuyên án điều chỉnh hoạt động của Cập và đồng bọn, vô hiệu hóa âm mưu móc nối, xây dựng lực lượng ngầm. Đặc biệt khi biết âm mưu của chúng đặt mìn phá hoại, lực lượng an ninh đã kịp thời báo cáo để vô hiệu hóa các khối thuốc nổ?
    Ngày 18/7/2005, tại Hải Phòng, Bộ Công an đã tổ chức gặp mặt truyền thống 50 năm đấu tranh Chuyên án C30. Hội nghị đã thống nhất khẳng định: ?oChuyên án C30 là trận đọ sức, là mốc son vẻ vang đầu tiên của Lực lượng An ninh Việt Nam với Cơ quan tình báo Mỹ một khoảnh khắc không thể nào quên của các chiến sĩ an ninh. Việc vô hiệu hóa hoạt động của chúng, tổ chức phá án thành công chỉ có thể được thực hiện bởi một chiến dịch phản gián hoàn hảo?

    (theo cand)
  5. JICKLE

    JICKLE Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    18
    Để hiểu thêm về vấn đề này, đề nghị các bạn tham khảo thêm các cuốn sách:
    -Đội quân bí mật, Cuộc chiến bí mật. của Serwig - một cựu sĩ quan tìn báo Mỹ - của NXB Công an Nhân dân ấn hành năm 1995
    -Cuộc chiến bí mật chống Hà nội - The Secret war against Hà Nội - của NXB ... ấn hành năm 1999
    Đây là các sách phổ thông.
  6. 450nm

    450nm Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
    bị Mĩ hất cẳng nên Pháp đã trả đũa bằng cách xoá hết các cơ sở đã gây dựng ở miền Bắc
  7. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Lại chuẩn bị có một đám sa mù nữa chăng ???
  8. meofmaths

    meofmaths Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2007
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0
    Em muốn tìm hiểu cái chỗ vàng vàng đó, các bác ai có nguồn thì post lên cho em xem ké với!
  9. chanvn

    chanvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2007
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Bác nào biết chỗ dowload quyển sách này ko vậy ? cho tôi xin links, google ko ra.
    Được chanvn sửa chữa / chuyển vào 01:08 ngày 11/09/2007
  10. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Google ở mấy điểm bán sách cũ ấy, may ra

Chia sẻ trang này