1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chống sét cho máy bay.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi 200tuoi, 06/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Chống sét cho máy bay.

    chống sét cho máy bay.

    chắc cái này cũng thú vị. Mong bác nào chuyên gia giải thích cho em hiểu với!

    Cảm ơn nhiều nhiều!
  2. mademoiselle

    mademoiselle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2003
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Sử dụng hiệu ứng ***g Faraday, máy bay là 1 hộp kín, khi sét đánh các điện tử trượt trên bề mặt của ***g mà không ảnh hưởng đến người bên trong.
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Thân máy bay thì không có vấn đề gì lớn, nhưng với các đầu mút thì vấn đề khác hoàn toàn và cách giải quyết cũng cực kỳ phức tạp. Mặt khác, cũng cần lưu ý là trên MB có rất nhiều thiết bị điện tử rất nhậy cảm với sung điện nên hàng năm thiệt hại do sét gây ra đối với ngành HK là một con số cực kỳ lớn.
    Còn một vần đề nữa là khi hạ cánh luôn có chênh lệch điện áp giữa MB và đường băng nên nốp máy bay và bề mặt đường băng phải làm nhiệm vụ triệt tiêu được điện áp này ngay khi MB tiếp đất. Vụ nhân viên mặt đất bị phóng điện khi tiếp xúc với MB mới hạ cánh cũng khá thường xuyên, tuy chưa mấy ai chết nhưng cũng phải giật mình...Nghe họ kể lại: nhằng một phát như chó cắn mà mặt cứ ngơ ngơ... chả hiểu chuyện gì xảy ra.
  4. chienhuu

    chienhuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    1
    Chào ov10
    Theo mình được biết, khi đối tượng nào đó bị sét đánh (tức là tích tụ năng lượng cực lớn) muốn toàn thây thì phải giải phóng năng lượng đó ?(thông thường thì tiếp đất). Nhưng ở trên máy bay thì làm sao giải phóng năng lượng đó nhỉ? Ngoài ra thời gian giải phóng năng lượng (tốc độ thoát sét) là bao nhiêu để không ảnh hưởng hệ thống điện tử trên máy bay nhỉ.
    Hỏng hệ thống dẫn đường, liệu có hạ cánh được không nhỉ?
  5. Airpressure

    Airpressure Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Áp dụng định luật Gauss, điện tích chỉ nằm ở vỏ ngoài của vật tích điện! Sét đánh thì bên trong máy bay ko ảnh hưởng gì! Tất nhiên là người ta đã chế tạo máy bay sao cho ko để khe nứt nào! Nếu ko thì :)
  6. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bác nhiều, biếu các bác 5*. Mong các bác tiếp tục nhé. Cụ thể hơn nữa nhé
  7. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Sét không tự nhiên đánh được vào máy bay, vì vỏ máy bay kim loại là mặt đẳng thế. Nhưng sét sẽ đánh khi máy bay bay trong khoảng cách của các đám mây tích điện trái dấu, vì khi đó nó là vật dẫn và các mút nhọn của máy bay là nơi cường độ điện trường cực lớn sẽ phát sinh tia tiền đạo (hiểu máy bay như là 1 kim thu lôi vậy). Khi cường độ điện trường đủ lớn, sét sẽ hình thành và đánh vào đúng cái mũi nhọn.
    Để giải quyết vấn đề bảo vệ các phần dễ bị sét đánh như mũi máy bay, mút cánh... người ta thường gắn vào đó những mũi nhọn hoắt (nhìn đầu các máy bay chiến đấu đều thấy) để cho sét đánh vào đó, tan cái đầu nhọn rẻ hơn tan cái chóp mũi máy bay.
    Còn để chống tĩnh điện, người ta cũng dùng các mũi nhọn hoắt khác, mục đích khi máy bay bị tích điện, cường độ điện trường ở đây đạt mức tới hạn và phóng điện (hiện tượng lửa thánh paloma). Cái này cũng thường được dùng trong các hệ thống tiêu sét dân dụng.
    Có 1 cách để bảo vệ máy bay nữa là tạo kênh dẫn điện cực tốt giữa các điểm mút, dòng điện do sét sẽ qua kênh này là chính và giảm thiệt hại cho bản thân máy bay!
    Được kien0989 sửa chữa / chuyển vào 20:45 ngày 07/07/2006
  8. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Có cách giải thích nào nữa không các bác
  9. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Bác Kien có thể giải thích thêm về chống sét cho máy bay đầu không nhọn. Có thể so sánh giữa máy bay dân dụng và máy bay quân sự chẳng hạn. (nguyên lý chung thì thế, nhưng trong từng trường hợp cụ thể chắc cũng có những cách áp dụng khác nhau)
  10. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Hiện tượng phá hoại do sét chủ yếu do 2 hiệu ứng: hiệu ứng nhiệt (dòng điện cực lớn do sét gây xung nhiệt) và hiệu ứng điện từ (xung điện từ mạnh cảm ứng vào các chi tiết nhạy cảm)
    Hiệu ứng nhiệt, phụ thuộc lớn vào điện trở của vỏ-khung máy bay, do vậy chỉ quan trọng với các máy bay nhỏ do thân vào khung nhỏ, điện trở lớn hơn -> nhiệt lượng tiêu tán trên thân máy bay lớn hơn -> dễ chết hơn.
    Hiệu ứng điện từ thì cách bảo vệ tốt nhất là bọc kim các bộ phận nhạy cảm -> quá dễ.
    Việc chống sét chỉ quan trọng khi máy bay hoạt động trong tầng đối lưu (tầng không khí có khả năng có mây) như các máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu. Các máy bay thương mại thường bay trên tầng mây nên không lo lắm về sét, chủ yếu lo trong giai đoạn cất/hạ cánh. Vì thế việc chống sét cho máy bay chủ yếu sử dụng cho máy bay chiến đấu (tầng cao hoạt động linh hoạt). Các máy bay thương mại hoặc vận tải, thứ nhất là thân máy bay to, điện trở nhỏ và diện tiêu tán nhiệt rộng, sẽ bị thiệt hại không đáng kể nếu bị sét đánh, mặt khác sẽ dừng hoạt động khi cất/hạ cánh nếu phát hiện mây tích điện, và lại hoạt động trên tầng mây trong phần lớn hành trình.
    Trực thăng lại thường hoạt động dưới tầng mây, nên việc chống sét cũng không phải vấn đề lớn.
    Thực ra các máy bay "đầu không nhọn" không phải là không có đầu nhọn, các đầu nhọn do quá nhỏ bé nên không ai để ý đó thôi. Trên mút cánh và cánh đuôi các máy bay thương mại vẫn thường có các mút nhọn, tác dụng chống sét là phụ (như phân tích ở trên), tác dụng tiêu tán điện tích tĩnh điện là chính.

Chia sẻ trang này