1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chống tên lửa đạn đạo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi KhoaiXaMe, 20/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Hình như trên Box đã có một số topic về tên lửa đạn đạo và chống nó. Tuất tóm tắt lại chút.
    Tên lửa đạn đạo được định nghĩa là loại tên lửa có thời gian làm việc của động cơ ngắn, chiếm một phần nhỏ quãng đường. Sau đó, tên lửa đi theo quá tính. Tên lửa hành trình là loại tên lửa có động cơ làm việc suốt quãng đường, khác với tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình thường bay trong khí quyển, tạo lực nâng bằng cánh, nên còn gọi là tên lửa có cánh. Thuỷ tổ của hai loại tên lửa này là V-2 và V-1 của Đức hồi thế chiến 2. Tuy nhiên, ngày nay tên lửa đạn đạo vẫn thường có động cơ làm việc đến khi đầu đạn đến đích, để hiệu chỉnh đường bay, loại động cơ này yếu. Riêng tên lửa xuyên lục địa mang đầu đạn chiến lượng mang tên Bặc Dương thì không hiểu là đạn đạo hay hành trình. Cấu tạo của nó là tên lửa đạn đạo phóng đi các đầu đạn là tên lửa hành trình, đến gần mục tiêu thì cơ chế hành trình làm việc thay cho cơ chế đạn đạo.
    Tên lửa đạn đạo V-2 có cấu tạo một tầng, nhiên liệu hai thành phần là Karosen (dầu lửa nặng) và oxid niter N2O4. Một máy bơm turbine chạy bằng buồng đốt riêng bớm nhiên liệu vào buồng đốt chính, máy bơm này khởi động bằng bình nhiên liệu nén nhỏ. Tên lửa được lái bằng các cánh lái khí thải than chì. Hệ thống dẫn đường của V-2 gồm 2 tích phan quán tính LV-3 và 2 con quay hồi chuyển (hệ thống dẫn đường quán tính).
    Sau chiến tranh thế giới, cấu tạo cơ bản này được mở rộng, sử dụng nhiều tầng. Đến những năm 1970, hệ thống tăng lực nhiên liệu rắn hoàn thiện. Đến nay, rất nhiều tên lửa có tầng đẩy chính nhiên liệu rắn như tên lửa Quả Chuỳ. Nhiên liệu rắn gồm hỗn hợp polyme, bột nhôm và chất oxy hoá, đúc thành trụ có lỗ rỗng hình sao.
    Chống tên lửa đạn đạo có từ những năm 1960. Hệ thống chống tên lửa đạn đạo hoàn thiện đầu tiên được Liên Xô cũ xây dựng vào những năm 1970, gồm các vệ tính, phát hiện theo dõi hồng ngoại, phát hiẹn theo dõi radar. Nhưng cơ chế đánh chặn không hiệu quả, ngày đó, đánh chặn bằng tên lửa phòng không mang đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ. SAM-2 có phiên bản như vậy, đầu đạn 5kt nặng 300kg. Sau này, các tên lửa phòng không tầm xa đánh chặn bằng đầu đạn thông thường tầm 50km.
    Mỹ là nước đầu tiên phát triển đánh chặn đối đầu, cho phép phá huỷ đầu đạn chiến lược từ tầm vài trăm km,cuối giai đoạn 2, khi đầu đạn sắp vào tầng không khí đặc. Tuy nhiên, đến nay chưa có kết quả thử nghiệm chắc chắn. Phương án đến nay về lỹ thuyết chắc chắn hơn cả là đánh chặn bằng laser. Nhưng hình như phương án này không thể thực hiện được, không thể chế tạo máy phát bền, to và chính xác.
    Ngoài hệ thống theo dõi radar tầm xa hiện tại, Mỹ có kế hoạch xây dựng hệ thống phát hiện theo dõi hồng ngoại toàn cầu. Hệ thống này làm việc theo nguyên lý phát hiện mục tiêu hồng ngoại chuyển động với tốc độ cao, đánh giá nguy hiểm và theo dõi, báo động. Nhưng dó thiếu tiền, hệ thống này bị dừng, chưa bắt đầu nghiên cứu, tức là ít ra hàng chục năm nữa mới có thể triển khai.
    Do kết quả thử nghiệm đánh chặn đạt thấp, Nhật lựa chọn phương án cổ điển, là dùng các tên lửa phòng không tầm cao bắn đuổi đầu đạn. Họ phóng các tên lửa phòng không từ tầu ngoài xa, đuổi theo đầu đạn và phá huỷ nó trước khi đến Nhật. Thuận lợi vì nước Nhật là hòn đảo xa các nước khác.
    Như vậy, việc Mỹ tuyên bố đánh chặn tên lửa North Korea là điều nhảm nhí, nước Mỹ hoàn toàn không có gì đánh chặn các tên lửa tầm xa Bắc Hàn. Các tên lửa này thậm chí ngoài tầm theo dõi của hệ thống đánh chặn, chỉ có thể theo dõi rất sơ lược bằng vệ tinh.
    Tên lửa Bắc Hàn cũng không đáng sợ gì. Nó có đầu đạn nhỏ và đặc biệt độ chính xác thấp. Một đặc điểm nữa là thời gian chuẩn bị phóng lâu (hàng tháng trời). Còn rất xa vời để tên lửa Bắc Hàn ngang tầm các nước trung bình có tên lửa tầm xa. Và tất nhiên, hoàn toàn không thể so sánh tên lửa Bắc Hàn với tên lửa của các nước tiên tiến. Ví dụ, đầu năm nay, Putin ra lệnh giải giáp hệ thống tên lửa di chuyển trên đường sắt. Nguyên nhân chẳng phải ông này yêu hoà bình, mà là Nga thử nghiệm thành công tên lửa Quả Chuỳ, gọn nhỏ, không cần chuẩn bị nhiên liệu trong vòng 10 năm, phóng được từ các bệ phóng di động trên bộ, trên biển và có phiên bản từ trong lòng biển. Do đó, hệ thống Bạch Dương di động trên đường sắt không cần nữa, ngày nay Bạch Dương nằm trong các giếng phóng cố định.
    Tuy nhiên, Tuất tìm được nguồn ảnh vệ tính độ phân giải cao, có thể thấy hiện Bắc Hàn chuẩn bị một bệ phóng cố định, giống như bệ phóng vệ tinh hơn là bệ phóng đầu đạn. (vùng này trên google độ phân giải thấp). Như vậy, có thể North Korea nói đúng, họ đang chuẩn bị thử nghiệm tên lửa đẩy vệ tinh. Cũng có thể đồ chơi của họ phò phạch nen mới cồng kềnh đến thế. Dù gì thì còn hàng chục năm nữa tên lửa North Korea mới gây được nguy hiểm cho Mỹ.
  2. cuoisonghong

    cuoisonghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2004
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Úi, bác hiểu sai ý em rùi. Ý em hổng phải ngồi đợi sung rụng đâu, hổng phải đợi nó oánh mình mới nghĩ cách đâu.
    Thế bác ko nhớ trận Yên Phụ năm 1972 hả, đó đó, cái khôn nó "ló" ra đó, còn nhiều nhiều nữa....Ý em là thế cơ mà...
    Xin lỗi cả nhà vì lại nói lạc đề, hihì
  3. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Hình như diến biến mới đúng như dự đoán.
    http://ttvnol.com/quansu/703414/trang-1.ttvn
    Nếu xét theo đơn vị thời gian là năm. Thí trước đây Tuất đã nhận xét rằng, North Korea cùng với Sirya sẽ hành động tiếp sau, khi những chuyện gây rối của Iran đã bị chán.
    Còn xét theo thời gian đơn vị ngắn hơn. Còn chuyện hôm nay.
    Mỹ tuyên bố nhảm nhí.
    http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/06/3B9EB0BE/
    Biết Mỹ nói nhảm, nên Bắc Hàn cười nhạt.
    http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/06/3B9EB0C7/
    Rồi Mỹ hành động như thật.
    http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/06/3B9EB0E7/
    Và phải đính chính.
    http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/06/3B9EB229/
    Tuất cũng nhầm, và có vẻ như các hệ thống tìn báo Mỹ cũng nhầm chút. Nhật hiện có hai vệ tinh theo dõi Bắc Hàn, ngoài ra có tầu biển, máy bay và radar tầm xa theo dõi liên tục trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, hình như cả Nhật, Mỹ và Tuất đều nhầm về kích thước của tên lửa sắp được phóng.
    Điều khó khăn là, người ta rất dễ nhầm lẫn độ cao trong ảnh vệ tinh, mà những tên lửa Bắc Hàn đều thuộc loại cao hơn cả cái sào, tỷ lệ chiều cao/chiều rộng rất lớn. Do đó, số 40 thùng được chở đến quanh tên lửa hoá ra chỉ là một thành phần nhiên liệu. Một thành phần nữa sẽ nạp lúc sắp phóng, hiện chưa thấy đâu. Có nghĩa là thời điểm phóng tên lửa của Bắc Hàn sẽ lùi lại. Cũng đồng nghĩa một điều nữa là người ta đã tính sai tầm của tên lửa này. (hiện nay, người ta cho rằng tên lửa sắp phóng có tầm 2000km, báo chí thổi lên đến.....6000km).
    Một điểm nữa, là hành động hoàn toàn thiếu chuyên nghiệp của Mỹ. Sau tuyên bố nhảm nhí sẽ bắn hạ tên lửa Bắc Hàn, người Mỹ đã đính chính. Hành động tuyên bố thiếu chuyên nghiệp này buộc Mỹ phải xuống nước trong cuộc đấu khẩu, dồn Nhật vào chỗ cô độc, một mình hàng tôm hàng cá với hàng xóm, khi các đồng minh lảng xa. Nam Hàn thì rõ ràng đã chuyển sang mềm mỏng.
    Do Mỹ, Nam Hàn xuống nước và Nhật bị dồn, nên Nhật chẳng dại gì thiệt thân, tự làm giảm uy tín bằng những cãi cọ vô ích. Vậy nên Nhật sẽ tìm cơ hội để tẩu thoát khỏi cuộc đấu khẩu. Việc các hệ thống vệ tinh nhầm lẫn về thời điểm phóng tên lửa của Bắc Hàn sẽ là một cơ hội cho Nhật. Mỹ và Nhật sẽ gào toáng lên là có vẻ Bắc Hàn nghe ngóng, lo ngại chi đây nên chậm lại. Những nước khoẻ cãi này ầm ỹ thu thắng lợi tinh thần AQ rồi im lặng rút lẹ. Trong khi đó, tiến trình nạp nhiên liệu vẫn diễn ra đúng lịch và tên lửa vẫn phóng.
    Thế là, nếu như Bắc Hàn có ý định đem chuyện này ra mặc cả thì tự nhiên họ mất sạch giá trị. Còn nếu họ định mở chiến dịch quấy rối như Iran mấy tháng trước thì họ đúng là vô duyên, pha trò nhạt xèo.
    Chung quy tại mấy cái vệ tinh nhầm lẫn chiều cao và thể tích khoang nhiên liệu của tên lửa. Mấy cái vệ tinh này ngu thật.
  4. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Hệ thống chống tên lửa đạn đạo NMD tuy hiện đang dẫn đầu. Nhưng một là nó chưa sẵn sàng làm việc, hai là nó không được to lớn lắm. Người Nga đổ cho nó là hành động vi phạm hiệp ước chống phổ biến vũ khí chiến lược. Còn Mỹ thì luôn luôn thanh minh không phải như thế, NMD không phi phạm hiệp định, vì nó rất còi, chỉ đủ để chống tên lửa của bọn khủng bố, như Iraq, Iran, North Korea...., không hề ảnh hưởng tới tên lửa Nga.
    Dù sao thì sự xuất hiện của NMD cũng là một cái cớ để hai bên hiện đại hoá vũ khí, vốn bị hạn chế bởi hiệp ước. Người Nga nhân cơ hội này đưa vào sử dụng các tên lửa dòng Bạch Dương. Gồm, Topol cố định trong giếng phóng, di động trên đường bộ, di động trên đường sắt và tầu ngầm. Phiên bản di động trên đường sắt thực chất là giải pháp tạm thời, sau được Quả Chuỳ Bulava thay thế. Các tên lửa này có đặc điểm chung là tầm rất xa, thay đổi quỹ đạo đường đạn chống bắn chặn trong giai đoạn 2, nhiều đầu đạn, các đầu đạn né tránh đánh chặn tầm ngắn trong giai đoạn 3, ít phải bảo dưỡng, thời gian chuẩn bị phóng không đáng kể.
    Lực lượng tên lửa chiến lược Nga.
    Người ta nhầm lẫn cho rằng, lực lượng tên lửa chiến lược Nga được thiết kế để thực hiện đòn tấn công tổng lực phủ đầu. Thực chất, lực lượng này được xây dựng với kế hoạch tác chiến hơi khác. Chúng được thiết kế với nhiệm vụ lớn nhất là tồn tại qua đòn tấn công tổng lực phủ đầu của đối phương và trở thành người chiến thắng cuối cùng. (tuy rằng, kẻ chiến thắng này có khi chả còn ông chủ nào, chết tiệt rồi).
    Vì mục tiêu đó, các tên lửa Nga được bảo vệ chu đáo. Người ta hy vọng nhiều nhất vào các tên lửa di động, đối phương khó mà theo dõi chúng chặt chẽ (các vệ tinh thì hàng ngày hoặc trong thơì gian khẩn cấp cũng vài giờ mới cập nhật thông tin). Do đó, khi đòn phủ đầu xảy ra, đối phương không thể đánh trúng những bệ phóng di động. Sau đòn này, khi tình hình chiến tranh đã rõ ràng, thì những bệ phóng sống sót sẽ thể hiện uy lực của nó một cách rõ ràng, chứ không hú hoạ như đòn phủ đầu.
    Các bệ phóng di động di chuyển trên tầu ngầm, các con đường bộ và đường sắt bí mật, như các tấm ảnh dưới đây. Nếu như các tên lửa này mà nạp nhiên liệu như Bắc Hàn, thì cả đời chúng chỉ đi nạp nhiên liệu.
    Một căn cứ cố định.
    Đây là căn cứ Kozelsk, chỉ riêng nó cũng đã có gần 30 quả tên lửa SS-19 STILLETO. Có những giếng phóng không có đường vào, tên lửa di chuyển bằng đường hầm. Ngược lại, có những giếng phóng có đường hoặc đường được rừng cây che kín. Người Nga không chú trọng giữ kín vị trí giếng phóng cố định, mà chú trọng giữ kín các hoạt động trên đường vận chuyển. Vì nếu theo dõi được điều này, có thể phóng đoán một vài tính năng kỹ thuật hệ thống và chọn thời diểm tấn công hiệu quả.
    Căn cứ có vị trí quan trọng, nằm gần tung tâm lục địa Á Âu, nó kiểm soát toàn bộ Tây Âu, Ấn Độ và Trung Quốc. Nó cũng không chừa Mỹ và Nhật vì tầm rất xa.
    Tuy nhiên, dây là hình ảnh được chụp từ vệ tinh. Trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ chụp ảnh khá thoải mái bằng các máy bay trinh sát U-2 và F-12, SR-71. Thực tế sau chiến tranh cho thấy, phần lớn các vị trí tên lửa SAM-2 mà họ chụp được là giả, các vị trí thật thì lại không chụp được. Còn các vị trí pháo cao xạ thì nhiều ảnh đồng bằng sông Hồng chụp được chính xác, nhưng ảnh ở miền núi thì rất thiếu thông tin, không cho thấy đầy đủ những vị trí pháo. Như vậy, không loại trừ khả năng có những hầm phóng (silo) bí mật và những silo giả. Đấy chỉ là phỏng đoán, vì bố trí như thế này thì việc chế tạo những hầm phóng bí mật không cần thiết lắm.
    Căn cứ trải trên một hình chữ nhật 50x30km. Như vậy, để tiêu diệt nó, cần 30 đầu đạn hạt nhân đánh chính xác trong đòn phủ đầu. Với thiết kế như vậy, một nước muốn gây chiến với Nga cần hàng ngàn đầu đạn chiến lược đến được mục tiêu một cách rất chính xác trong thời gia rất ngắn, chỉ để vô hiệu hoá các giếng phóng cố định đặt trong nước Nga. Còn nếu không thắng lợi tuyệt đối trong đòn này, thì ai cũng biết là điều gì sẽ xảy ra, thậm chí chỉ cần vài giếng phóng còn sót. Một đòn đánh thắng tuyệt dối như vậy là điều không thể có được.
    Ảnh thứ 3 là hầm phóng tận cùng phía Tây.
    Vị trí của Kozelsk trên bản đồ âu á:
    [​IMG]
    Vị trí của các hầm phóng và một hầm phóng:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 21:38 ngày 23/06/2006
  5. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Trong Hiệp Ước Nga và Mỹ cùng ký, có một điểm không đúng. Đó là việc ngăn trở hiện đại hoá vũ khí, trong khi đó chỉ cần ngăn trở việc tăng số lượng và sức công phá đầu đạn.
    Việc cản trở hiện đại hoá tên lửa, hệ thống đánh chặn là điều không thể, vì kỹ thuật tiến bộ không ngưng và các tên lửa sau thời gian trực chiến phải huỷ. Bất hợp lý này dẫn đến việc Nga đưa Topol (Bạch Dương) vào sử dụng còn Mỹ xây dựng NMD. Cả hai nước dều vi phạm hiệp định, hiện đại hoá vũ khí.
    Trước đây, hiệp định đã dẫn đến một kết quả rất giá trị, đó là thoả thuận phi vũ trang quỹ dạo. Nga đã rút kế hoạt bố trí mìn vũ trụ (các vệ tinh sát thủ bay gần vệ tinh đối phương, khi có lệnh hành động tức khắc. Kiểu mìn này hết sức lợi, vì giá rẻ, nhỏ rất nhiều so với vệ tinh nạn nhân, đã thế lại chi tiền với tốc độ nhỏ, vì thời gian bố trí hệ thống kéo dài. Các mìn này rất khó diệt, bay cách nạn nhân vài trăm km, để phát hiện ra chúng, thì cần bổ sung cho vệ tinh những thiết bị khá lớn, cỡ hàng tấn. Trong khi đó, khi có lệnh hành động, mìn chỉ cần vài phút với một đầu đạn vài gam là hoàn thành nhiệm vụ). Sau này, Bush nhảm nhí nhiều lần hô hào vũ trang quỹ đạo, nhưng chỉ dừng ở hô hào thôi.
    Đây là một căn cứ của các bệ phóng Topol di động trên đường bộ. Căn cứ số 45, đơn vị 39 bộ đội tên lửa chiến lược, Novosibirsk. Căn cứ nằm trong hình chữ nhật 20x10km. Khác với căn cứ giếng phóng cố định, để diệt được một bệ phóng di động rất khó. Vì các vệ tinh, ngay cả trong thời điểm gay cấn nhất cũng chỉ vài giờ quan sát khu vực được một lần.
    Các bệ phóng di động đường bộ và đường sắt dễ chế tạo tên lửa hơn bệ phong trên tầu ngầm, do không cần hạn chế chiều cao tên lửa. Vì lí do này, bản Quả Chuỳ, phiên bản dùng nhiên liệu rắn của Topol, có thể phóng trên tầu ngầm được thử nghiệm sau cùng (năm 2001).
    [​IMG]
    [​IMG]
    Khu vực hậu cần, một số trực thăng cỡ lớn.
    [​IMG]
    Nhóm tận cùng phía Bắc, ba giàn phóng di động đứng trước ba vị trí phóng. Riêng điểm phía bắc có hơn chụ vị trí kiểu này. Điẻm phía bắc cũng có một khu vực có các vị trí phóng bỏ hoang, có thể trước đây dùng cho kiểu tên lửa khác. Khác với căn cứ giếng phóng cố định, căn cứ bệ phóng di động có mạng đường chằng chịt, rất nhiều con đường có cây che kín hoạt động.
    [​IMG]
    Con đường đi ngang đông tây được che kín, nằm chính giữa ảnh.
    [​IMG]
  6. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Bác Tuất ạ,
    Bác chưa nói đến hoạt động của đội tàu ngầm nguyên tử mang đầu đạn hạt nhân! Nga mà cho toàn bộ đội tàu ra khơi thì làm sao trong một đòn đánh, Mỹ có thể diệt được toàn bộ các tàu ngầm đang hoạt động!
    Tóm lại tôi nghĩ rằng, Mỹ phát triển lá chắn tên lửa đúng là chỉ định đề phòng các nước lìu tìu thôi, chứ khả năng hạt nhân của Nga ở mức này rồi thì chẳng có cách gì ngăn được (cả Mỹ cũng thế)
  7. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Bác nói đúng. Nhiều người vẫn nghĩ rằng NMD có tác dụng mạnh hơn. Ít người nghĩ rằng, thường xuyên trong các cuộc cãi vã, Mỹ phải thanh minh rằng NMD rất còi, không vi phạm hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược.
    Khác với Nga, người Mỹ bố trí tên lửa tập trung hơn. Họ có một căn vài cứ rất lớn bố trí dầy đặc chứ không rải ra như Nga, trong đó rất hiều điểm phóng của nhiều đời tên lửa. Ngoài các căn cứ chính này ra, còn nhiều căn cứ khác đặt rải rác trên thế giới. Mật độ các căn cứ Mỹ dầy đặc hơn Nga nhiều. Tuy nhiên, phần lớn các vị trí phóng đã cổ. Đây là khu lực 220x220km, nằm chính giữa nước Mỹ.
    [​IMG]
  8. daivuonganmay

    daivuonganmay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    teapodong1 đã có tầm bắn 2000km rồi mà , chắc là teapodong2 phải băn đc xa hơn nữa . Có thể là bắn đc đến tận Mỹ . teapodong1 có thể bắn đến bất cứ chỗ nào trên lãnh thổ Nhật và HQ ( hình như tên của cái tên lửa ko đc chính xác lắm , mong bỏ qua) Ngoài ra Bắc Hàn còn có 1 đống Nodong với Scud nữa mà .Những cái này chắc để đó chơi thôi chứ chỉ đủ kiểm soát Nam Hàn mà anh em chắc ko có chuyện oánh nhau đc đâu .
  9. axe105

    axe105 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Cái NMD hoặc THAAD chỉ chống được các đầu đạn có quí đạo cố định thôi còn loại có cánh với quĩ đạo thay đổi được thì chỉ làm cảnh. Mỹ thiết kế ra NMD chỉ doạ các nước nhỏ như Bắc Triều hay Iran co ít tên lửa và kỹ thuật lạc hậu. Việc giành thắng lợi hạt nhân phụ thuộc rất nhiều vào đòn đánh phủ đầu. Trong vụ tàu Kursk, ngư lôi của Nga đã quá chậm trễ khi phóng ra, để ngư lôi Mỹ ra tay trước tuy rằng sự kiện đó xuất phát từ việc hiểu nhàm của 2 bên. Mỹ hiểu nhầm trước nen ra tay sơm, Nga đến khi thấy ngư lôi Mỹ phóng ra mới tỉnh ngộ thì đã muộn.
    Việc đầu tư hệ thống chống tên lửa đạn đạo rất tốn kém. Với VN thì chỉ nên phát triển tên lửa đạn đạo là đủ doạ ông anh bẩn tính rồi.
  10. BTT

    BTT Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    495

Chia sẻ trang này