1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chù? ?'Ă??? dà?nh cho mò?i ngươ??i Tà?n gĂ??fu, Hò?i ?'à?p, và? th?f́c m?f́c tà?p loà?i ( nơi xà? St

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi motdikhongtrolai, 15/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    sao chữ ký rời rạc thế nhỉ?
  2. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    bó tay!
  3. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    ồ cũng khá hơn 1 chút òi!
  4. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    gần được òi!
  5. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    cố lên 1 chút nữa!
  6. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    đc òi cảm ơn mọi người
  7. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    ặc ặc.....rảnh được tí chút...xả stress...chiều cày tiếp...
  8. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Sao dạo này thích thơ thẩn trong chỗ này thế nhỉ!
    +http://www.youtube.com/watch?v=kpDe-lGjIL8

  9. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Còn bài nữa, gửi cho trọn bộ! HÍC!
    +http://www.youtube.com/watch?v=rP3ooEXdaVs&feature=related

  10. vatlyCN

    vatlyCN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Cyber-bullying ?" Nạn côn đồ internet
    Đinh Công Bằng -- 23 tháng 11, 2007 -- Bản để in Bản để in
    Cyber-bullying ?" Nạn côn đồ internet
    1. Giới thiệu
    Bạn đã từng bao giờ là nạn nhân của hành vi côn đồ trên internet chưa? Nếu bạn may mắn chưa từng phải hứng chịu tệ nạn này thì chắc hẳn bạn đã từng chứng kiến hoặc nghe nói về nó từ các nguồn trên internet hoặc qua những người thân. Những hành vi côn đồ internet bao gồm việc sử dụng các phương tiện điện tử trực tuyến (thư điện tử, tin nhắn, blog, website, vân vân?) để chuyển tải ngôn ngữ, hình ảnh, và âm thanh khiếm nhã hay xúc phạm, với mục đích tấn công hoặc quấy rối cá nhân và tổ chức.
    Nạn nhân của côn đồ internet thường phải hứng chịu tổn thương tâm lý, gián đoạn cuộc sống và công việc hàng ngày, tổn hại danh dự và uy tín, thậm chí dẫn đến tự tử. Sự kiện gần đây xảy ra với diễn viên chính trong bộ phim ?oNhật ký Vàng anh? của Việt nam là một ví dụ về sức tàn phá nghiêm trọng của côn đồ internet không những đến một cá nhân mà còn một chương trình truyền hình quốc gia và những người liên quan (1). Trong những ngày gần đây, thế giới đã bàng hoàng trước cái chết thương tâm của cô Megan Meier, 13 tuổi, sinh mạng đầu tiên của nạn côn đồ internet. Megan, sau một thời gian bị trầm cảm và rối loạn tâm lý do hứng chịu những đòn tấn công vô lương tâm từ internet, đã tự kết liễu đời mình (2).
    Những hành vi xấu trên môi trường trực tuyến đã bắt đầu xảy ra từ trước khi hình thành mạng World Wide Web. Lịch sử của nó bắt đầu từ cuối những năm 1980s trên mạng USENET (3), mạng xã hội (social network) lớn nhất trước thời internet hiện đại (4). Vũ khí tấn công duy nhất của những tay côn đồ internet lúc đó chỉ có duy nhất là tin nhắn trên các nhóm tin. Ngày nay, với công cụ trực tuyến đa phương tiện (multimedia), sự bùng nổ của blog và các trang web xã hội (social web) và sự thâm nhập của internet vào mọi mặt của cuộc sống, những tay anh chị bất hảo này đã có trong tay những vũ khí nguy hiểm hơn nhiều. Danh sách nạn nhân và tổn hại gây ra do côn đồ internet ngày càng gia tăng. Do đó, cá nhân và xã hội cần có nhận thức thấu đáo hơn về tệ nạn côn đồ internet.
    2. Các hình thức côn đồ internet
    Do đặc tính xã hội cũng như công nghệ của nó côn đồ internet đã được chú ý và nghiên cứu bởi các chuyên gia từ nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau. Theo giáo sư Gary Burnett(5) từ trường Khoa học Thông tin Đại học Tiểu bang Florida(6), có bốn loại hành vi thù nghịch khác nhau trên môi trường internet, bao gồm flaming, trolling, spamming, và cyber-rape (7).
    Hành vi flaming - ?onổi lửa?, bắt đầu khi có bất đồng ký kiến từ những trao đổi trên internet. Trong trường hợp này, thay vì tập trung vào đưa ra những lập luận có lý trí và xây dựng để phân tích sự khác biệt thì các bên lại dùng những ý kiến rất chủ quan và sau đó chuyển hướng đến tấn công cá nhân người đối thoại thay vì những quan điểm của họ. Sự việc cứ tiếp tục leo thang và ngày càng trở nên tồi tệ hơn, trở thành một cuộc chiến (flamewar) thay vì trao đổi ý kiến như ban đầu.
    Trolling, hay ?othả mồi?, là hành vi cố ý đưa lên internet những ý kiến chướng tai gai mắt với mục đích thu hút người tham gia để từ đó biến học thành nạn nhân của tấn công cá nhân. Thông tin dùng trong trolling thường không chính xác, chủ quan, thiếu cơ sở, và dễ gây tranh cãi. Tuy nhiên mục đích của người có hành vi trolling mới là điều đáng bàn vì họ không hề hoặc không chủ định tham gia bàn luận một cách xây dựng mà là tìm kiếm nạn nhân để hành hạ.
    Spamming, còn gọi là ?ogửi thư rác?, là hành vi gửi những tin nhắn đến người không muốn nhận. Tin nhắn có thể được gửi đến một nhóm tin, website, thư điện tử cá nhân, hoặc các phương tiên liên lạc di động. Không phải hành vi spamming nào cũng mang tính côn đồ. Tính chất và mức độ côn đồ của nó nằm trong nội dung của spam, tần xuất của tin nhắn, và mức độ quấy rối gây ra cho nạn nhân.
    Cyber-rape, tạm gọi là ?ohiếp đáp trên internet?, bao gồm nhiều hình thức khác nhau, nhưng tựu chung tất cả các hành vi này đều vượt xa giới hạn của những chuẩn mực giao tiếp tối thiểu, bằng cách gửi đi hoặc đăng lên internet ngôn ngữ, hình ảnh, hoặc âm thanh xúc phạm và bẩn thỉu có mục đích rõ ràng nhằm gây tổn thương tâm lý và danh dự của nạn nhân.
    3. Danh tính của côn đồ internet
    Internet cho phép những tay anh chị dấu danh tính thật và tạo nhiều danh tính ảo khác nhau một lúc. Đây là điểm cơ bản để nạn côn đồ này xảy ra thường xuyên hơn và những kẻ bất hảo kia ít khi bị phát hiện và trừng trị so với đồng bọn ở nhưng khung cảnh thông thường ngoài xã hội. Trong thường hợp của cô Megan, thiệt mạng đầu tiên của côn đồ internet, kẻ thủ ác là không phải là một nam thiếu niên 16 tuổi như cô nghĩ mà là mẹ của một cô bạn cùng lớp. Vì một lý do ghen ghét hay hằn thù cá nhân nào đó, kẻ ác tâm này đã giả dạng thành một cậu bé điển trai để tấn công không thương tiếc Megan.
    Thêm nữa, nhiều khi những tay bất hảo internet lại có học vấn khá cao, thậm chí một só kẻ có cả bằng tiến sỹ tin học. Tuy nhiên học vấn trong trường hợp này lại được dùng như một vũ khí lợi hại của kẻ có ác tâm để ức hiếp nạn nhân. Trong sự kiện ? Nhật ký Vàng anh?, tất cả những kẻ tham gia phát tán video riêng tư của diễn viên Thùy Linh đều là sinh viên đại học, một trong những kẻ liên quan hiện là sinh viên du học tại Hoa kỳ.
    Đôi khi côn đồ internet hoạt động thành nhóm hay tổ chức giống như những băng đảng xã hội đen thông thường. Trong trường hợp này nạn nhân sẽ phải hứng chịu nhiều đòn tấn côn liên tục từ nhiều hướng khác nhau tại nhiều thời điểm khác nhau với qui mô lớn hơn nhiều. Ngoài tấn công vì những hằn thù cá nhân, những băng đảng này có thể có những mục đích kinh tế hay chính trị. Ví dụ một nhóm côn đồ có thể tấn công một doanh nghiệp để hạ uy tín và gây phương hại đến hoạt động và doanh số của cơ sở này ; Hay một nhóm có động cơ chính trị dùng internet để tấn công một chính khách, đảng phái, hay thậm chí một chính phủ một cách bất công.
    4. Môi trường của côn đồ internet
    Côn đồ internet thường lộng hành trong những môi trường mà sự kiểm soát không tồn tại, hoặc quá lỏng lẻo. Do tính chất toàn cầu và tôn trọng tự do thông tin, internet là một môi trường có rất ít kiểm soát và thiếu những qui ước tối thiểu của giao tiếp. Trong từng khu vực cụ thể, ví dụ như những nhóm tin hoặc trang web xã hội, công việc quản trị thường xuyên của những người có trách nhiệm là đòi hỏi cần thiết để hạn chế lạm dụng.
    Một trong những khó khăn của công tác chống côn đồ internet là rất khó định được ranh giới giữa tự do ngôn luận và tự do thông tin với những hành vi có ác tâm. Thêm nữa, một số hành vi có thể gây tổn thương đến cá nhân này nhưng lại hoàn toàn vô hại đối với những cá nhân khác, trong khi đó nhà quản trị không thể biết rõ được chủ tâm của những người tham gia là gì.
    Một yếu tố tâm lý quan trọng để những hành vi côn đồ nảy nở và phát triển trên internet là do sự thiếu giao tiếp trực diện giữa các bên đối thoại. Ngoài những dòng chữ mà các phía gửi và nhận, trong trao đổi trên internet các phía không có khả năng gửi và nhận những tín hiệu khác như ngôn ngữ cử chỉ, giọng điệu, hay sắc diện của phía bên kia. Trong giao tiếp thông thường những tín hiệu phụ trợ này khá quan trọng trong truyền đạt ý nghĩa và chủ đích của các bên. Hơn nữa, bản thân khung cảnh giao tiếp thông thường đã qui đặt những chuẩn mực giao tiếp nhất định cho các phía đối ngẫu.
    Đa số các hành vi của con người là do thói quen tạo ra (8). Do hành vi côn đồ internet rất dễ nảy sinh, danh tính của tay anh chị lại ít bị phát giác, và hầu như họ không bao giờ bị trừng trị, cho nên thói xấu này có thể bắt rễ khá nhanh trong từng cá nhân. Lượng thời gian mà con người hiện đại dành cho các giao dịch trên internet ngày càng nhiều cũng là một yếu tố làm cho hành vi côn đồ internet có thể bắt rễ và phát triển rất nhanh chóng với một số cá nhân.
    5. Làm thể nào để bảo vệ mình khỏi nạn côn đồ internet.
    Những cá thể yếu ớt nhất trên internet cũng như ngoài xã hội chính là trẻ em. Trẻ em là những đối tượng mà tổn thương tâm lý có thể dễ xảy ra nhất và kéo dài lâu nhất so với người đã trưởng thành. Trường hợp tự vẫn thương tâm của Megan, mới 13 tuổi, là minh chứng cho quan điểm này. Vì thế cho nên cần phải quan tâm đến trẻ em trước tiên và nhiều nhất khi đề ra các biện pháp chống côn đồ internet.
    Những người có thể bảo vệ trẻ em tốt nhất chính là bố mẹ và những người thân trong gia đình. Ngoài việc tạo điều kiện và khuyến khích trẻ em sử dụng internet trong học tập và cuộc sống, người lớn cần giáo dục trẻ em về những mối nguy hại đến từ internet. Cũng cần phải đặt ra cho các em những qui ước tối thiểu về sử dụng internet, ví dụ như phải được sự đồng ý của người lớn khi đến một trang web mới hay khi bắt đầu tiếp xúc với một mối quen biết mới ; không cung cấp thông tin cá nhân và địa chỉ cho những quan hệ từ internet ; cần phải hỏi người lớn khi thấy những hiện tượng bất thường hay khó giải thích đến từ internet, vân vân. Đối thoại thường xuyên giữa người lớn và trẻ em về những thông tin từ internet mà trẻ em nhận được là một điều rất quan trọng.
    Một vấn đề đặc trưng của những nước đang phát triển như Việt nam là có một khoảng cách về kỹ năng sử dụng internet giữa bố mẹ và trẻ em. Nghĩa là bố mẹ thường biết ít về internet hơn là con cái của chính họ. Thêm nữa, đôi khi bố mẹ cũng ít có kiến thức ngoại ngữ hơn trẻ em. Từ thực tế này dẫn đến bố mẹ bị hạn chế khả năng đề phòng và bảo vệ con cái của họ từ những hiểm họa internet. Thêm vào đó, tại Việt nam hiện nay chưa có những tổ chức chuyên môn và phi chính phủ về bảo vệ trẻ em và người sử dụng khỏi nạn lạm dụng internet nói chung và nạn côn đồ internet nói riêng. Do đó cha mẹ hầu như không có điều kiện tham vấn những cá nhân có chuyên môn về vấn đề này.
    Côn đồ internet không trừ một ai. Vì thế, ngoài trẻ em bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của nó. Cũng như trẻ em, người lớn rất cần được bảo vệ và tự vệ khỏi nạn côn đồ internet. Điều đầu tiên cần làm là phải bảo vệ thông tin cá nhân của mình không để thất thoát ra ngoài phạm vi kiểm soát của bản thân. Điện thoại di động, thanh nhớ di động (flash disk), máy tính xách tay cũng như tất cả các thiết bị di động là những điểm yếu nhất về bảo vệ thông tin cá nhân.
    Do hoạt động tham gia blogging và các trang web xã hội ngày càng gia tăng, mỗi người cần tự xác định một chuẩn mực giao tiếp cho bản thân mình trên internet. Điều này vừa ngăn chặn hành vi côn đồ từ các cá nhân khác, vừa ngăn ngừa chính bản thân mình lạm dụng internet. Ở mức độ cộng đồng, các quản trị viên ở các nhóm tin hay các website cần xác định rõ chuẩn mực giao tiếp của nhóm tin đối với các thành viên, và bản thân mình phải là tấm gương của chuẩn mực đó.
    6. Tham khảo
    (1) Tran, K. & Tran, A. Minhbien.org. Hiện tượng Vàng anh? Available at http://www.minhbien.org/?p=92
    (2). Girl, 13, commits suicide after online bullying. Available at http://www.telegraph.co.uk/news/main.jhtml?xml=/news/2007/11/20/wbully120.xml
    (3) Internet trolling. Available at http://en.wikipedia.org/wiki/Internet_troll
    (4) USENET. Available at http://www.answers.com/USENET?cat=technology&gwp=13.
    (5). Dr. Gary Burnett. http://ci.fsu.edu/faculty_staff/directory/gary_burnett.htm
    (6). College of Information, Florida State University. http://ci.fsu.edu
    (7). Burnett, G. (2000). Information exchange in virtual communities: a typology. Information Research, 5(4). Available at http://informationr.net/ir/5-4/paper82.html
    (8) Behavior. Avaiable at http://www.answers.com/behavior?cat=health
    Đinh Công Bằng
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này