1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ đề ăn uống cho người tập Dưỡng Sinh, Yoga, KC, NĐ,..

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi hoangtube_BG, 15/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Đây là một phương pháp chữa bệnh bằng cách nhịn ăn thanh lọc cơ thể, chỉ ăn gạo lứt với muối mè :
    http://www.thuvienhoasen.org/ac-nhinanvaangaolucmuoime.htm
    Tẩy trừ sạn gan, sạn mật bằng nước bưởi và dầu Olive
    http://www.thuvienhoasen.org/ac-taytrusanganvasanmat.htm
    Sữa chua và đậu nành chữa bệnh đường ruột.
    http://www.thuvienhoasen.org/ac-suachuadaunanh.htm
    Đậu nành là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời.
    http://www.thuvienhoasen.org/01Soymucluc.htm
    Hì ! Còn nhiều lắm, các bác cứ lên đó thưởng thức từ từ nhé, em thấy cái nào hay thì lấy cái link xuống cho dễ tham khảo.
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Kinh nghiệm ăn chay của bản thân em.
    Học NLSH ở thầy Phư thì có thầy Châu dạy 3 ngày, thầy Phư dạy 3 ngày. Thầy Châu thì gần như ăn chay trường, nên rất ủng hộ ăn chay giữ sức khoẻ ( thầy Châu ko phải giử giới gì hết, thỉnh thoảng củng ăn mặn, ý là ít ăn thịt, chứ ko phải như nhà chùa ).
    Còn thầy Phư thì nói, những người cần sức khoẻ nhiều khi phải ăn nhiều thịt mới chịu đựng nổi áp lực công việc. Bản thân thầy thì ko ăn chay, nhưng trong thịt vẫn tồn tại những thông tin xấu như sân hận, đau khổ,... nên thỉnh thoảng phải dùng các phương pháp thanh lọc cơ thể nếu bắt buộc phải ăn thịt.
    Còn khi em tập SY, thì tới một lúc nào đó, cơ thể bắt buộc ko thể ăn thịt, vì ăn vào cảm giác rất khó chịu, có khi đau thắt ruột như lên cơn đau bao tử. Có khi phải ói nữa. Ăn chay thì ko sao, mà ăn ít vẫn mập như thường !
    Một tuần nên ăn rau thật nhiều, ăn 9 phần rau, 1 phần thịt thôi, có thể một ngày trong tuần ăn mặn cũng ko sao, nhưng cũng có nhiều rau và trái cây chứ ko nên thuần mặn.
    Người ăn nhiều thịt, tới gần cảm giác là có mùi hôi rất nồng. Sắc mặt và cấu tạo cơ thể rất khác người ăn rau. Sắc da và thần khí cũng tố cáo là người thích thịt cá.
    Nói chung, người ta vốn có ruột rất dài, chứ ko phải ruột ngắn như mèo, sư tử, chúng ta vốn sinh ra để ăn rau, trái. Tổ tiên cũng chỉ ăn trái cây mà. Ăn rau quả là hợp lý cho dinh dưỡng Đông Phương.
  3. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0

    Nhà cháu vào 5nam nhưng không tìm thấy mấy bài nhà cháu đã viết. Mà không có nó thì khó viết tiếp lắm. Thôi thì lúc nào có thời gian nhà cháu lại từ từ post vậy.
    Nói về ăn uống, đúng là không có một chuẩn mực nào. Cũng không có một cái gì bắt buộc cả. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: gia đình xã hội phong tục tập quán tín ngưỡng sở thích và cả sự hiểu biết...
    Cách ăn uống thế này thì phù hợp với người này nhưng không chắc đã phù hợp với người khác. Do đó đi tìm một chuẩn mực một công thức chung là điều dại dột.
    Theo kinh nghiệm cá nhân và cũng theo sự hiểu biết của cá nhân nhà cháu, thì tự chúng ta nếu bình tĩnh có thể biết chúng ta ăn uống những gì phù hợp với ta nhất. Khi sinh ra chúng ta đã có sẵn một hệ thống cảm nhận. Chính vì hệ thống cảm nhận đó mà cuộc sống này thật phong phú.
    Nếu bạn đứng trước một món ăn, hãy bình tĩnh cảm nhận. Cảm nhận sự mong muốn của cơ thể mình, xem nó có thích món ăn đó không. Nếu có là phù hợp nếu không là không phù hợp.
    Mặn hay chay cũng thế. Có ngưòi cơ thể không muốn ăn chay thì làm sao lại cứ bắt nó làm gì. Có người không muốn ăn mặn thì sao lại bắt nó. Vì thế nếu bình tĩnh ta sẽ biét ăn như thế nào là phù hợp với mình nhất. Và chắc chắn là ăn uống khoa học nhất phải là ăn sao cho phù hợp với mình nhất. Chỉ cần như vậy ta có thể cảm nhận được mình ăn cái gì, ăn bao nhiêu, ăn lúc nào....
    Ăn uống chỉ là phương tiện, chẳng thế mà người ta nói ĂN ĐỂ SỐNG CHỨ KHÔNG NÓI SỐNG ĐỂ ĂN. Nó là phương tiện rồi thì phù hợp là làm. Không cứng nhắc, bởi nếu cứng nhắc thì sẽ ức chế mà ức chế thì rất khó làm việc
  4. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    lúc off nhà cháu đã giải thích với nhà bác rồi mà? Có lẽ hôm nào phải post lại để trao đổi với nhà các bác về vấn đề này.
  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Hì hi. Thì bác có nói với N chứ đâu có nói với chung. Bác cứ post lại đi, cho tất cả cùng xem. Dù gì thì đó cũng là KN cá nhân em thôi.
    Thực ra em vẫn hiểu ăn mặn cũng ko sao, nhưng nếu bác khuyên một vị tăng ăn mặn là tốt thì khó lắm.
  6. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Rồi ta cứ nói từ từ đúng không
    Đầu tiên là cơ chế thường thấy trong sinh hoạt hàng ngày của con người (và cả các con khác)
    Cơ thể chúng ta không là một hệ kín mà là một hệ mở. Hàng ngày hệ mở đó tiếp nhận từ bên ngoài vào trong nó nhiều thứ bao gồm: không khí, nước, ánh sáng, thức ăn, xúc cảm... và ....
    Nói chung những cái đó được một bộ máy phân loại trong cơ thể ta chọn lựa. Cái nào dùng được thì dùng, cái nào không dùng được thì lưu lại và thải ra ngoài dần dần. Những bộ phận lưu lại đó về cơ bản có thể xem như: gan, bọng đái, phổi...Nó qua nhiều con đường như: tiểu tiện, đại tiện, mồ hôi, nôn oẹ, thở... để cho ra ngoài. Tuỳ thuộc vào từng điều kiện mà thời gian lưu giữ những chất đó trong cơ thể của chúng ta là rất khau.
    Rất may là thông thường trong cơ thể chúng ta những chất đó được bảo quản rất kỹ trước khi thải ra ngoài. Do đó thường thì trong người chúng ta có một túi độc nhưng vẫn không sao.
    Những người mà không có khả năng thải các chất đó ra ngoài không sớm thì muộn cũng sẽ dẫn tời bệnh tật mà thường là các bệnh rất nặng.
  7. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0

    Khi ở trạng thái KHÔNG LÀM CHỦ ĐƯỢC MÌNH những hệ thống lưu giữ các chất độc đó tự động MỞ CỬA. Các chất độc đó hoà vào máu chạy khắp cơ thể ta. Và tất cả các bộ phận của cơ thể lúc đó đều có nguy cơ nhiễm độc. Chúng ta càng bị sì tret càng tức giận càng cau có thì chất độc càng thoát ra nhanh rồi hoà vào máu đi khắp cơ thể.
    Lúc đó các bộ phận thường không làm việc được như bình thường và có xu hướng loạn. Đấy cũng là một trong những nguyên nhân khiến những người bình thường rất hiền lành nhưng khi bực bội cau có cũng có thể cầm dao giết người. Cái mà ngay cả bản thân họ thông thường cũng không giải thích được.
    Do đó càng bực bội bao nhiêu càng làm cho các chất độc trong cơ thể hoà vào trong mình bấy nhiêu
  8. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0

    Khi ta giết thịt một con vật. Thường là chúng ta không giết ngay. Tôi lấy thí dụ chúng ta làm thịt một con lợn. Trước khi giết nó chúng ta trói nó lại. Nó tức là tât nhiên rồi. Cứ nhìn vào bọt mép nó là biết nó tức như thế nào. Nó kêu gào chán chê. Sau đó chúng ta mới giết nó. Sự tức giận của con vật lúc đó được đẩy lên cực độ và tất cả chất độc đều theo sự tức giận đó hoà vào trong máu của nó. Và tất nhiên đi đến khắp cơ thể hoà vào từng thớ thịt và lúc đó bất cứ bộ phận nào của nó cũng bị nhiễm độc mạnh. Một ví dụ khác là con cá chẳng hạn. Trước khi bị giết nó thường bị chui vào lưới, hoặc bị câu...Lúc đó nó vùng vẫy tìm cách thoát ra nhưng càng cố gắng càng vô ích. Nó chẳng biết làm gì ngoài tức giận cho đến khi chết.
    Chính vì thế có một kiểu giết thịt của người dân tộc (tôi không nhớ chính xác tên). Trước khi giết thịt nó họ đến bên vuốt ve và yêu thương nó. Con vật đang thoải mái trong tình yêu thương tha thiết của chủ nhân thì bỗng BỐP HỰ. Một người bất ngờ dùng chày đập vào một TUYỆT HUYỆT của nó (thông thường là ở đầu). Sau đó những người thợ cao tay nhanh chóng mổ bụng và lấy ra những túi độc như mật, gan... Nếu có dịp thưởng thức món này các bạn sẽ thấy nó thơm ngon hẳn hơn so với cách làm thịt thông thường.
    Không chỉ là các con vật mà cả các rau cây quả cũng thế. Nhưng rõ ràng thực vật thấp hơn động vật (nói chung là thế) nên khi bị GIẾT sự phản ứng của động vật cao hơn. Vì thế những chất độc trong thịt bao giờ cũng lớn hơn rau quả, người lại chất đạm ở động vật thường cao hơn rau quả.
  9. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0

    Không tính đến các quy định hay phong tục tập quán của các môn phái giáo phái, ta chỉ xét đến một khía cạnh thông thường và tự nhiên của những người tu tập. (Chẳng hạn Phật giáo đại thừa thường cấm ăn mặn-ta không xét trường hợp này)
    Rất nhiều người sau một thời gian tu tập (có thể chỉ sau 2,3 ngày, có thể sau 1 năm) tự nhiên thấy chế độ ăn uống thay đổi. Thường là họ ít ăn mặn thậm chí không muốn ăn mặn. Một khía cạnh nào đó họ ăn ít đi một chút so với trước khi tập. Ở đây ta xét đến yếu tố tự nhiên mà hoàn toàn không có yếu tố quy định của các môn phái bắt buộc môn sinh phải ăn thế này thế khác.
    Chúng ta cùng tìm hiểu về điều này một chút. Thông thường khi tập luyện bất cứ một môn nào (không phải là tà đạo), cơ thể chúng ta thường có những cảm ứng tốt hơn người thường rất nhiều. Càng tập luyện nhiều khả năng cảm ứng của chúng ta càng lớn. Khi cảm ứng tăng lên chúng ta có thể cảm thấy cái không an toàn với cơ thể mình.
    Chẳng hạn ngồi trong một mân cơm có thịt lợn và rau. Tự bản thân ta sẽ cảm thấy trong thịt lợn nó có cả một khối U UẤT. Trong rau cũng có nhưng ít hơn trong thịt. Và cơ chế tự nhiên đó làm ta gắp rau nhiều hơn thịt. Và dần dần có thể chuyển sang không ăn thịt mà ăn rau.
    Một số người có căn cơ đặc biệt, khi mà họ cảm nhận tín hiệu xấu từ rau quả vẫn còn quá lớn. Khi cơ thể họ có thể nạp được năng lượng sạch từ ngoài tự nhiên không qua thức ăn. Lúc đó họ có thể tuyệt thực một vài năm. Thậm chí nhiều người còn tuyệt thực cả đời. Đấy là những câu chuyện huyền bí ta thường nghe về các vị lạt ma Tây Tạng hay các ẩn sĩ Trung Ấn...
    Nói tóm lại, khi tập luyện mà giảm ăn và không muốn ăn thịt là cơ chế thông thường. Nếu có dịp phỏng vấn những người tập yoga (hathayoga) các bạn sẽ hiểu rõ hơn về điều này.
  10. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0

    Nói đi thì cũng nói lại.
    Khi chúng ta cảm thấy ức chế bực bội. Chúng ta ngồi đùa nghịch với một đứa bé 1,2 tuổi. Cái sự hồn nhiên ngây thơ của nó làm cho ta tiêu tan mệt mỏi bực bội và ức chế. Sự trong sáng của một đứa bé thường có sức mạnh rất lớn.
    Khi cảm thấy street vì chuyện riêng. Chúng ta rủ bạn đi chơi. Đôi khi không chia sẻ gì nhưng tự sự ức chế sẽ hết. ...
    Có những lúc bạn bực bội muốn trả thù ai đó. Bạn ngầm định một kế hoạch sắn sàng. Những vô tình bạn gặp một vị, có thể là một vị cao tăng, có thể chỉ là một chú tiểu, có thể chỉ là một vị tu tập thông thường...nói chuyện dăm ba câu thậm chí chỉ yên lặng nhưng sau đó cái sự ức chế có thể hết, cái ý muốn trả thù có thể hết.
    Nếu gặp Đức Phật chắc điều này còn rõ ràng hơn
    Có điều kiện bạn có thể gặp người đứng đầu các môn phái thì cũng có thể cảm nhận thấy điều này rất rõ nét. Ngồi nói chuyện với các Thầy, các chưởng môn các môn phái ngoài cơ hội học hỏi ra bạn còn thấy tâm và trí trở lên BÌNH rất nhiều so với thông thường
    Vòng vòng vo vo ở đây chỉ để tôi nói là, những năng lượng tình thương thật sự có thể không bị ảnh hưởng bởi các năng lượng xấu mà xa hơn nữa nó có thể hoá giải năng lượng xấu đó đi.
    Quay trở lại việc ăn uống. Khi ngồi trong mân cơm, cơ thể chúng ta có thể cảm nhận được năng lượng xâu từ thức ăn. Nếu không có khả năng chúng ta có thể không ăn. Nếu có khả năng chúng ta có thể hoá giải cái năng lượng xấu đó đi và ăn uống thông thường
    -------------------------------------------------------------------------------------
    Hôm nay nhà cháu nhiều nhời quá. Post dài mong các bác đừng chởi. Hôm khác post tiếp

Chia sẻ trang này