1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ Đề Chào Mừng Tuần Lễ Vũ Trụ "World Space Week"

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi The_Dark_Ranger, 26/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Chủ Đề Chào Mừng Tuần Lễ Vũ Trụ "World Space Week"

    Cái Topic này tuy không mới nhưng tôi cứ lập thứ nhất là để chào mừng cho World Space Week và hơn nữa tôi muốn viết cho thật là đầy đủ để cho bác nào chưa biết hết và ngành này được biết rõ hơn cho đỡ mang tiếng là World Space Week không biết về cái gì.Hơn nữa nếu trong bài có gì sai mong các bác thong cảm và chỉnh sửa nhiệt tình.Các thông số kĩ thuật từ các con tàu tôi lấy tại cuốn sách Thiên Văn và Vũ Trụ.

    Lục địa,hải dương và tầng khí quyển là ba môi trường tồn tại cảu con người và hầu như tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất.Những nơi này hầu như chỗ nào cũng tồn tại sự sống.Lục địa được coi là môi trường đầu tiên vì thứ nhất mọi sinh hoạt cũng như đời sống của con người chủ yếu trên lục địa,thứ hai đây là môi trường con người biết khai phá và xây dựng đầu tiên.Môi trường thứ hai là biển và đại dương chiếm tới 75% diện tích của Trái Đất.Thứ ba là lớp không khí khá dày mà ta hay gọi là tầng khí quyển, đây là nơi cung cấp cho chúng ta dưỡng khí để thở mà còn là tần bảo vệ chúng ta khỏi các tia Vũ Trụ có hại và các thiên thạch tấn công.Ba môi trường này được xếp sắp theo thứ tự mà con người khai hoá và phát triển.Vậy ngoài ba môi trường trên đây còn có môi trường nào mà đối với chúng ta nó là niềm khao khát vô tận và luôn luôn được ưu tiên phát triển và khám phá.Câu trả lời đó là môi trường Không gian Vũ Trụ.Vào trước những năm 50 của thế kỉ XX không ai có thể nghĩ rằng con người có thể chinh phục được không gian bao la kia,chỉ khi năm 50 ngành Du Hành Vũ Trụ mới được phát triển mạnh mẽ mà đi đầu đó là Liên Xô cũ thì khao khát của con người chinh phục không gian lúc đó mới mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
    I)Ngành Du Hành Vũ Trụ:
    Ngành Du Hành Vũ Trụ theo quan điểm của tôi là ngành khoa học công nghệ cao chuyên chế tạo các loại thiết bị vũ trụ để nghiên cứu,khám phá Trái Đất cũng như những nơi khác ngoài không gian để phục vụ cho lợi ích của con người cũng như phục vụ cho các nghiên cứu trong các lĩnh vự khao học khác
    1)Các vận tốc Vũ Trụ:
    Qua đó tôi đã trình bày một cách sơ qua về định nghĩa về Ngành Du Hành Vũ Trụ.Nhưng khi muốn chinh phục được Vũ Trụ thì các loại thiết bị Vũ Trụ phải được đưa ra ngoài khoảng không ngoài Trái Đất.Nhưng ta không thế quên được một điều quan trọng đó là Trái Đất có một lực hút rất lớn mà ta hay gọi đó là lực hấp dẫn. Trên mặt đất nếu ta ném 1 vật gì đó lên thì vật đó chắc chắn sẽ rơi trở lại mặt đất dù lực ném có mạnh tới đâu.Giả sử như ta bắn một viên đạn lên trời thì viên đạn chỉ bay được 1 hình vòng cung rồi sẽ rơi xuống.Vậy thì làm sao có thể đưa các thiết bị ra ngoài Trái Đất được ?.Trước hết chúng ta nên bàn một chút về lực li tâm.Tại sao Mặt Trăng của chúng ta lại chịu lực hấp dẫn của Trái Đất mà không rơi vào nó.Câu trả lời đó là khi chuyển động thì Mặt Trăng đã tạo ra một lực đó là lực li tâm mà chính nó đã chống lai lực hấp dẫn của Trái Đất nên Mặt Trăng không rơi vào Trái Đất.Tương tự như vậy ta muốn 1 vật có khối lượng là m trở thành vệ tinh cảu Trái Đất ở độ cao h so với quỹ đạo thì vận tốc của con tàu phải có giá trị sao cho lực ly tâm bằng với lực hút của Trái Đất.Ta có hệ thức sau đây:
    (m.v²)/(R+h)=(G.M.m)/(R+h)²
    Trong đó:
    v là vận tốc của thiết bị
    R là bán kính của Trái Đất(khoảng 6371km)
    M là khối lượng cảu Trái Đất(khoảng 59,8x10²³ tấn)
    G là hằng số hấp dẫn(khoảng 6,67x10?¹¹)
    Vậy từ đó ta có hệ thức sau:
    v1= ^s???(G.m)/(R+h)=7,91(km/s)
    Ta có v1 là vận tốc vuc trụ cấp I(hay còn là vận tốc để 1 vật trở thành vệ tinh của Trái Đất).Nó chính là vận tốc ban đầu để 1 vật phóng theo phương nằm ngang không rơi trở lại Trái Đất mà bay quanh Trái Đất theo hình elip theo định luật Kepler.
    Khi vận tốc càng tăng thì hình elip trên sẽ càng dẹt do có tâm sai lớn và càng dẹt thêm cho đến khí dứt ra thành hình parabôn.Lúc này vận tốc cảu vật đó không còn là vận tốc vũ trụ cấp I nữa mà đã là vận tốc vũ trụ cấp II:
    v2=^s???? (2.G.M)/(R+h)
    Đây là vận tốc tối thiểu để thoát khỏi lực hút của Trái Đất để du hành tới những thiên thể khác trong hệ Mặt Trời hay còn gọi là vận tốc thoát ly.
    Vận tốc vũ trụ cấp 3 là giá trị tối thiểu để vật phóng từ Trái Đất thoát ra khỏi trường hấp dẫn của Mặt Trời. Nếu dùng cách tính như đã dùng để tính vận tốc vũ trụ cấp 2 thì vận tốc tối thiểu sẽ là 42,1 km/s. Tuy nhiên vì Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với vận tốc dài khoảng 29,8 km/s, ta chỉ cần cung cấp một vận tốc có độ lớn 12,3 km/s có phương cùng với phương của véc tơ vận tốc dài của Trái Đất quanh quĩ đạo. Do đó vận tốc thực cần phóng để vật thoát khỏi trường hấp dẫn của Mặt Trời là:

    Hay nói cách khác vận tốc vũ trụ cấp 3 đối với vật trên mặt đất là 16,6 km/s.

    Và nếu chúng ta muốn thoát khỏi hệ Ngân Hà thì vận tốc phải đạt 110-120km/s nó còn được gọi là vận tốc vũ trụ cấp IV.Nó sẽ là mục tiêu phấn đấu của chúng ta nếu muốn du hành trong vũ trụ.
    2)Các loại tên lửa và các cách phóng tàu vũ trụ:
    Nhưng đó chỉ là lý thuyết,muốn phóng các thiết bị vũ trụ vào khoảng không thì ta phải dùng tên lửa vì chỉ có tên lửa mới có thể thự hiện được nhiệm vụ này.Trước hết ta phải hiểu được tên lửa là một loại thiết bị dùng để đưa các thiết bị vũ trụ lên không gian dựa vào lựa đẩy mà chủ yếu nó dùng lực đẩy của khí được phụt ra khi đốt cháy nhiên liệu lỏng mà chủ yếu là hidro và oxi lỏng(hoặc cũng có thể là metan lỏng và oxi). Đây là phương tiện chủ yếu mà các con tàu hay sử dụng hiện nay.
    Từ đầu thế kỉ XX nhà khao học Sioncovki đã chỉ ra cách nâng cao tốc độ tên lửa thì phái làm như sau:
    a)Nâng cao tốc độ phụt khí của động cơ tên lửa
    b)Nâng cao tỉ số khối lượng tên lửa(tí số giữa khối lượng tên lửa trước khi cất cánh và sau khi nhiên liệu đã cháy hết)
    tức là muốn tên lửa bay nhanh hơn thì phái đẩy cao tốc độ phụt khí để tên lửa bay nhanh hơn và tỉ số khối lượng tên lửa phải cao tức là tên lửa phái nhẹ và to để đựng được nhiều nhiên liệu hơn.Tuy nhiên khi áp dụng tối đa kĩ thuật này thì tên lửa chỉ có tốc độ tối đa là 6km/s.Vậy thì phái làm sao để tên lửa có tốc độ 7,91 km/s ???
    Câu trả lời là đó là áp dụng ?oTên lửa tàu hoả?,tức là ghép nối tiếp các tên lửa lại khiến cho khối lượng từng cấp giảm dần mà vận tốc giữ nguyên nên tốc độ sẽ tăng dần cho đến khi đạt và vượt vận tốc vụ trụ cấp I, đó là dạng tên lửa nhiều cấp. Đầu tiên ta có 1 dàn tên lửa nối tiếp nhau theo 1 đường thẳng.Khi phóng lên nếu 1 cấp đốt cháy hết nhiên liệu cảu nó thì nó sẽ tự động tách khỏi tên lửa và cấp tiếp theo khởi động và tiếp tục như cấp đầu và cấp tiếp theo hết sẽ đến các cấp còn lại cho đến khi đạt tới vận tốc vũ trụ cấp I.Và cách dùng này hiện nay là phổ biến nhất để phóng 1 thiết bị vũ trụ lên không gian vì sự phân ly cảu dạng tên lửa này rất dễ thực hiên vì nó thuộc dang phân ly thẳng nên là sự lựa chon đầu tiên khi muốn cân nhắc phóng 1 thiết bị vũ trụ.Người ta còn gọi đây là dạng tên lửa nối tiếp.
    Còn dạng tên lửa thứ hai là dạng tên lửa lõi. Điển hình dạng tên lửa này là dang tên lửa mà Mỹ vẫn hay sử dụng để phóng các thiết bị vũ trụ lên không gian.Có thể goi dang tên lửa này là dạng tên lửa cấp nối song song vì nó dung một số tên lửa phụ hay là tên lửa con lắp song song xung quanh một tên lửa gọi là tên lửa lõi hay là tên lửa mẹ.Nó có ưu điểm là không chiếm độ dài của tên lửa nên khi chế tạo thì nó tránh sự cồng kềnh trong khi chế tạo và khi hoàn thành nhiệm vụ thì nó sẽ rời khỏi tên lửa mẹ,tên lửa này người ta còn gọi là tên lửa bán cấp.Tuy nhiên có khó khăn nhất định vì khi bay sự phân ly giữa chúng và tên lửa mẹ phái tuyệt đối an toàn và đáng tin cậy.Vì vậy sự phân ly giữa chúng và tên lửa mẹ là phân ly theo hướng xiên so với phân ly dọc của tên lửa nối tiếp như vậy thì kĩ thuật sẽ khó khăn hơn đòi hỏi kĩ thuật phải rất cao.Nhưng sức đẩy thì nó mạnh gấp 3 lần so với loại tên lửa kia.
    Ngoài ra phải chú ý đến một số cách phóng tên lửa tuy không quá khó khăn trong thực hiên nhưng nó ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của việc phóng.
    _Thứ nhất : Đó là nên phóng tên lửa ở gần phía đường xích đạo vì đó trọng lực của Trái Đất là yếu nhất vào khoảng 9,78 N/cm²
    _Thứ hai :Theo nguyên lý quán tính thì ta nên phóng tàu theo hướng Trái Đất tự quay vì lúc đó tên lửa sẽ có vận tốc ban đầu là 465m/s bằng với tốc độ Trái Đất tự quay
    _Thứ ba :Chú ý đến thời điểm phóng tàu cho thích hợp khi phóng tàu đến quỹ đạo một vật thể cần phóng vì nếu chỉ cần phóng chậm hoặc nhanh hơn thời gian tính toán thì quỹ đạo con tàu có thể bị thay đối và khác đi so với tính toán ban đầu.
    Người đầu tiên thực hiện thành công các yếu tố trên là tổng công trình sư Klalev nổi tiếng của Liên Xô cũ. Đó là ngày 4/10/1957 ông đã dung 1 tên lửa vượt đại dương làm tên lửa lõi và 4 tên lửa con phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất là Sputnik-1 mở đầu cho kỉ nguyên vũ trụ và đặt nền móng cho Ngành Du Hành Vũ Trụ hiện đại
  2. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    II)Các thiết bị Vũ Trụ:
    Từ năm 50 của thế kỉ XX cho đến nay ngày càng có nhiều các thiết bị vũ trụ được con người phóng lên ngoài khoảng không vũ trụ nhằm mục đích khác nhau Các thiệt bị vũ trụ hiện nay được chia làm 2 loại chính bao gồm: thiết bị vũ trụ chở người và không chở người.
    1)Các thiết bị vũ trụ không chở người:
    Các thiết bị vũ trụ không chở người gồm 2 loại chính gồm: Vệ tinh nhân tạo và Tàu thăm dò
    a)Vệ tinh nhân tạo:
    Vệ tinh nhân tạo là thiết bị vũ trụ cồng kềnh nhất.Khối lượng của nó chiếm 90% tổng số các thiết bị vũ trụ.
    Nhiều vệ tinh được dung vào mục đích thăm dò khoa học và thí nghiệm khoa học,cho nên gọi là vệ tinh khoa học.Vệ tinh khoa học thường được dung quan sát thiên văn và các hiện tượng vũ trụ khác đối với các tinh cầu,cũng như trinh sát môi trường vật lý vũ trụ.Vì trong vũ trụ không có sự cản trở của không khí nên co thể quan sát rất tốt ánh sáng từ các vật thể đó mà còn có thể quan trắc được sóng điện từ do các vật đó bức xạ.Vệ tinh khoa học thường được phân theo dải sóng quan trắc như : vệ tinh thu tia hồng ngoại,vệ tinh thu tia tử ngoại,vệ tinh thu tia X và tia γ.Vệ tinh khoa học còn được dùng để làm thí nghiệm khoa học về vật liệu mới,vật lý,sinh học,và Y dược học.Vì môi trường vũ trụ là môi trường hoàn hoản:trong sạch,không trọng lượng mà khi ở trên mặt đất không thể có được.
    Hơn nữa nhiều phát minh mới cũng phải được thử nghiệm trên vệ tinh gọi là loại vệ tinh kỹ thuật.Như máy truyền dải tần song vô tuyến,máy đối tiếp,.v.v?
    Vệ tinh ứng dụng là thành viên chủ yếu trong vệ tinh nhân tạo.Nó có liên quan chặt chẽ với cuộc sống con người.Vệ tinh ứng dụng có hơn 10 loại chiếm 75% vệ tinh bao gồm vệ tinh khí tượng, thong tin(Irr),dẫn đường(GPS),trinh sát và thăm dò Trái Đất.
    b)Tàu thăm dò:
    Các tàu thăm dò vũ trụ hay còn gọi là các trạm tự động lien hành tinh không chở người,có chức năng thăm dò thu thập dữ liệu và các hành tinh trong hệ Mặt Trời Muốn thế chúng phải đạt hoặc hơn vận tốc vũ trụ cấp II để bay theo quỹ đạo prabôn rồi chuyển sang quỹ đạo bay quanh Mặt Trời.Một số trở thành hành tinh nhân tạo số khác trở thành vệ tinh của thiên thể cần thăm dò.Số khác đổ bộ thăm dò thiên thể đó.Còn một số ít đạt vận tốc vũ trụ cấp III và bứt khỏi hệ Mặt Trời
    _Tàu thăm dò vũ trụ đầu tiên là Luna-1 nặng 361kg nghiên cứu Mặt Trăng,phóng ngày 2/1/1959
    _Các trạm thăm dò Kim Tinh là Venera,Zond-1,Vega(Liên Xô) và Pioneer Venus,Pioneer, Mariner(Mỹ)
    _Nghiêm cứu Hoả tinh có các trạm Mars,Zond-2(Liên Xô) và Mariner-3f7 Viking,Mars Observer,Mars Pathfinder(Mỹ)
    2)Các thiết bị vũ trụ chở người:
    Các thiết bị vuc trụ bao gồm tàu vũ trụ,tàu con thoi,Trạm không gian,thiết bị bay giữa trạm không gian và mặt đất.
    a)Tàu vũ trụ là thiết bị vũ trụ mang người được phát minh sớm nhất trên thế giới,nó thuộc loại thiết bị sử dụng 1 lần.Tàu vũ trụ có thể bay quanh mặt đất hoặc đổ bộ xuống 1 thiên thể nào đó(Mặt Trăng)
    Các chuyến bay vũ trụ của Liên Xô trước đây đã trải qua 3 thế hệ
    _Thế hệ 1: 6 tàu Vostok(1961/1963)là tàu có 1 chỗ ngồi bay ngắn và trở về Trái Đất theo kiểu đạn đạo(nhà du hành nhảy dù).Tàu hình cầu nặng 2460kg
    _Thế hệ 2 : 2 tàu Voskhod(1964/1965)chở 2-3 người mỗi chuyến cho phép nhà du hành ra khỏi tàu.
    _Thế hệ 3 : Các tàu Soyuz nặng 6800kg dài tối đa 7,5m đường kính tối đa 2,72m cho phép ở quỹ đạo dài ngày được sử dụng từ năm 1967.Tàu có 2 chỗ ngồi và có thiết bị cứu trợ.Các cải tiến Soyuz-T và TM được sử dung từ năm 1980 và 1987
    Các chuyến bay vũ trụ của Mỹ trước đây đã trải qua 3 thế hệ:
    _Thế hệ 1: 6 tàu Mercury(1961/1963) đã chở tổng cộng 6 nhà du hành.Cabin 1 chỗ ngồi nặng 1350kg,cao 2,7m
    _Thế hệ 2 : 12 tàu Gemini(1964/1966)nặng 3200kg có 2 modun,trong đó có 1 modun sử dụng lại(nặng 2750kg,chở 2 người)cho phép nhà du hành ra ngoài tàu lắp rắp thiết bị vũ trụ.
    _Thế hệ 3: Dự án tàu Apollo thám hiểm Mặt Trăng.Loạt tùa này nặng 18,6 tấn gồm 5 phần:modun chỉ huy,modun phục vụ,modun Mặt Trăng,bộ phận phóng,bộ nối giữa modun Mặt Trăng và tàu.
    Các tàu chở hang Progress được chế tạo dựa trên tàu Soyuxzcó tổng khối lượng là 7000kg có thể chở lên không gian 2300 tấn hàng hoá trong đó có 1999 tấn nhiên liệu
    b)Tàu con thoi:
    Tàu con thoi con fgoin STS là loại tàu có thể thu hồi để sử dụng nhiều lần,kể cả 2 tên lửa phóng.Phần duy nhất bỏ đi khi phóng tàu là thùng nhiên liệu ngoài.Nó được phóng lên giống như tên lửa và hạ cánh như máy bay.Trọng lượng tàu khi xuất phát là khoảng 2030-2940 tấn.Khi phóng lên 2 tên lửa con sẽ tách khỏi tên lửa lõi ở độ cao 45km.Tàu tiếp tục bay đến độ cao 115-130km,thì sẽ tách bỏ thùng nhiên liệu rỗng.Hai động cơ nhỏ sẽ giúp tàu vào đúng quỹ đạo và ở đó khoảng 5-30 ngày rồi trở về Trái Đất.Tàu có thể chở được 8 người.
    Mỹ đã chế tao thành công năm tàu con thoi là:Columbia,Challenger, Discovery,Atlantis và Endeavour.Còn Nga chế tạo được tàu Energiya,tuy nhiên tàu này không còn được sử dụng
    c)Trạm không gian:
    _Trạm quỹ đạo đầu tiên được phóng ngày 19/4/1971 là Salyut-1 của Liên Xô.Kể từ đó đã có 7 trạm Salyut được phóng lên.Các trạm này nặng 32,5 tấn dài 29 m.Các trạm nay không sử dung từ ngày 7/2/1991.
    _Sau khi các trạm Salyut không sử dụng thì Nga đã cho phóng lên các tàu lắp ghép trạm Mir. Moodun của tram bao gồm Kvant-1,2,3 và Spektr,Priroda
    Các trạm nay kết nối với nhau tạo thành hình chữ T,có kích thước bao gồm
    25,8.28,8.29,7m.Các trạm này ngưng hoạt động ngày 23/3/2001
    _Trạm không gian đầu tiên của Mỹ là Skylab phóng ngày 14/5/1973.Rơi ngày 11/7/1979.Nặng 75-90 tấn trên quỹ đạo 500km.
    _Trạm Spacelab của châu Âu dài 7m đường kính 4,1m.Nặng 7,6-8,5 tấn gồm 1 modun phụ áp và nhiều sàn.Các bộ phận của tàu được dùng nhiều lần.
    _Trạm Vũ trụ Quốc tế (tiếng Anh: International Space Station, viết tắt là ISS) là trạm quỹ đạo quốc tế, được sử dụng như phòng thí nghiệm vũ trụ đa chức năng. Đề nghị đầu tiên đặt tên trạm là "Аlpha" bị Nga bác bỏ vì ký tự Hi Lạp α thường được dành cho những cái đầu tiên, trong khi Trạm Vũ trụ Quốc tế đầu tiên lại có tên là Hòa bình. Khi Roskosmos (Роскосмос, Cơ quan Vũ trụ Liên bang, Nga) đề nghị tên "Аtlant" thì lại bị Hoa Kỳ bác bỏ vì sự nhầm lẫn với tàu con thoi Аtlantis.
    Tham số quỹ đạo
    ? Độ nghiêng: 51,646° (với Xích Đạo của Trái Đất)
    ? Viễn điểm: 355 km
    ? Cận điểm: 349 km
    ? Chu kỳ quỹ đạo: 91,57 phút
    Lịch sử

    Năm 1984 Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan thông báo về việc bắt đầu các công việc xây dựng trạm quỹ đạo của Hoa Kỳ. Một trạm điều khiển khổng lồ đã được quy hoạch, các môđun của nó sẽ lần lượt được đưa lên quỹ đạo bằng tàu con thoi. Nhưng đến đầu những năm 1990 mới phát hiện rằng trị giá của dự án quá lớn và chỉ có sự hợp tác quốc tế mới cho phép xây dựng trạm.
    Vì đã xây dựng và đưa lên vũ trụ trạm quỹ đạo đầu tiên trên thế giới (trạm Chào mừng), nên Liên Xô có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và khai thác các trạm vũ trụ quỹ đạo thấp, đã có kế hoạch từ đầu những năm 1990 về việc xây dựng trạm "Hòa bình-2", nhưng do những khó khăn kinh tế nên dự án đã tạm ngưng.
    Ngày 17 tháng 6 năm 1992, Nga và Mỹ ký kết thỏa thuận về hợp tác trong nghiên cứu vũ trụ. Theo đó Cơ quan Vũ trụ Nga (RKA, Российское косми?еское аген,с,во-РsА) và NASA chuẩn bị chương trình hợp tác "Hòa bình-Tàu con thoi". Kết quả của chương trình này, ý tưởng hợp nhất các chương trình quốc gia của việc xây dựng các trạm quỹ đạo đã nảy sinh.
    Tháng 3 năm 1993 - Tổng giám đốc RKA Yuri sоptev và Tổng công trình sư Tổ hợp khoa học-sản xuất Năng lượng (NPO Energia, НYz Эне?гия) Yuri Sеmеnоv đề nghị với Giám đốc NASA Daniel Goldin xây dựng Trạm Vũ trụ Quốc tế.
    Ngày 1 tháng 11, 1993 - RKA và NASA ký "Kế hoạch chi tiết các công việc cho Trạm Vũ trụ Quốc tế".
    Tháng 11, 1994 - tại Moskva các buổi góp ý kiến đầu tiên của các cơ quan vũ trụ của Nga và Hoa Kỳ được tổ chức. Hợp đồng với các công ty tham gia dự án, Boeing, Mc Donnell-Douglas, General Electric, Rockwell và Công ty tên lửa-vũ trụ Năng lượng mang tên sоrоlyov (RKK Energia, Рss Эне?гия им. С. Y. sо?олева), được ký kết.
    Tháng 3, 1995 - tại Trung tâm Không gian Lyndon B. Johnson ởHouston, mô hình phác thảo của trạm được phê chuẩn.
    1996 - cấu hình của trạm được phê chuẩn. Nó gồm 2 phần: Nga (phương án hiện đại hóa của "Hòa bình-2") và Hoa Kỳ (với sự tham gia của Canada, Nhật, Italy, Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Brasil).
    Ngày 20 tháng 11, 1998 - Nga phóng thành phần đầu tiên của trạm: khối chức năng-hàng hóa "Bình minh"(Zarya, -а?я).
    Ngày 7 tháng 12, 1998 - tàu con thoi Endeavour đưa lên và gắn vào trạm môđun NODE-1 (Đồng nhất, Unity) của Hoa Kỳ.
    Ngày 26 tháng 7, 2000 - môđun phụ "Ngôi sao" (Zvezda, -везда)được gắn vào khối chức năng-hàng hóa "Bình minh".
    Ngày 2 tháng 11, 2000 - tàu vận tải "Liên hợp Тo-31" đưa lên trạm phi hành đoàn đầu tiên.
    Ngày 18 tháng 04, 2005 ?" Giám đốc NASA oichael Griffin trong khi điều trần trước Ủy ban Thượng viện về Không gian và Khoa học, đã tuyên bố về sự cần thiết của việc cắt giảm tạm thời các nghiên cứu khoa học ở phần trạm của Hoa Kỳ. Điều này cần thiết để giải phóng các nguồn lực để đẩy mạnh việc xây dựng CEV (bảo đảm việc xây dựng đến năm 2010, và không muộn hơn 2014). CEV cần để việc đến trạm của Mỹ không phụ thuộc (bị ngưng sau tai nạn tàu Columbia năm 2003). Suy ra đến năm 2010 có kế hoạch kết thúc việc sử dụng những chiếc tàu của loạt "Tàu con thoi không gian".
    Thiết bị của trạm
    Khối lượng 178 tấn, đến khi kết thúc xây dựng - gần 470 tấn.
    Xа nhất (từ bề mặt Trái Đất) 403 km, gần nhất ?" 380,4 km.
    Cấu tạo của Trạm gồm các khối: «Bình minh», «Đồng nhất», «Vận mệnh», môđun phụ «Ngôi sao», môđun kết nối «Yи?с», tàu có người lái «Liên hợp ТoА-6», môđun các tấm pin mặt trời và nút nối «Quest». Theo thời gian cấu tạo của các môđun được thay đổi.
    Những người châu Âu chế tạo phòng thí nghiệm «Cоlumbus» và tàu vận tải tự động ATV.
    Hoạt động của trạm
    Đến cuối năm 2004 trên trạm đã có 10 đoàn thám hiểm dài ngày, trong đó có 13 phi hành gia Nga và 13 phi hành gia NASA. Ngoài ra còn 8 phi hành gia Nga và 30 NASA từng ở đây. Từ 30 người này, 5 ?" phi hành gia châu Âu và 2 ?" khách du lịch vũ trụ.
    Theo thỏa thuận, phi hành đoàn Nga 3 người cần làm việc ở phần của mình, 4 phi hành gia ở phần Hoa Kỳ chia thời gian tỉ lệ với đóng góp trong việc xây dựng trạm: Mỹ ?" gần 76 %, Nhật ?" 13 %, .sА ?" 8 % và Canađa ?" 3 %.
    Trên trạm thực hiện các nghiên cứu khoa học vũ trụ, khí quyển và bề mặt Trái Đất, nghiên cứu sự biến đổi của cơ thể người trong các chuyến bay vũ trụ dài ngày, chế tạo các công nghệ nhận và phân tích các vật liệu mới và các chế phẩm sinh học, cũng như hoàn thiện các con đường và các phương pháp khám phá không gian vũ trụ trong tương lai.
    III)Các tai nạn vũ trụ:
    _Người đầu tiên hi sinh trong chuyến bay vũ trụ là Vladimir Komrov trên tàu Soyuz-1 khi hạ cánh xuống Trái Đất ngày 24/4/1967 do dù hãm tàu không hoạt động nên tàu đâm xuống đất nổ tung
    _Vào 30/6/1971,trên tàu Soyuz-11, G.T. Dobrovolsky và V.I.Patsaiev và V.N.Volkov đã chết ngạt vì tàu bị hở khí(giảm áp đột ngột).
    _Tai nạn khủng khiếp nhất diễn ra ngày 28/1/1986,tàu Challenger 51L bị nổ tung sau khi phóng 73 giây làm 7 người chết.Nguyên nhân xác định là do nổ thùng nhiên liệu.Người đã hi sinh là Francis Scobee,Michael Smith,Gregory Jarvis,
    Ronald Mcnair,Ellison Onizuka(nam) và Ju***h Resnik,Sharon Christil(nữ)
    _Ngày 1/2/2003 tàu Columbia bị nổ tung trong khi trở về Trái Đất làm 7 người chết(có 2 nữ).Nguyên nhân xác đinh là khi tàu được phóng lên quỹ đạo đã có tấm xốp từ thùng nguyên liệu va vào cánh tàu làm hỏng lớp cánh bảo vệ làm cho khi tàu về Trái Đất lớp khí nóng tràn vào huỷ thân tàu và tăng áp xuất khiến tàu phát nổ.
  3. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    tôi xin được bổ xung công thức vận tôc vũ trụ cấp III như sau:
    v3=^s (11,2km/s)+(12,3km/s)=16,6km/s
    Vào đầu tháng sau tôi xin được đưa bản dich tài liệu Spacetime lên diễn dàn mong các bạn chú ý mà góp ý cho tôi
  4. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  5. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Trong các bài trong topic trên thì tôi đã giới thiệu khá chi tiết về các Lịch Sử ngành Du Hành Vũ Trụ và các thiết bị Vũ Trụ một cách khá đầy đủ.Nhưng điều chính mà tôi huớng là về World Space Week đó là gì.
    Đây là lễ kỷ niệm quốc tế đối với sự phát triển Khoa học và công nghệ, cũng như những đóng góp của khoa học phục vụ cho nâng cao điều kịên sống của con người. Ban cao uỷ của Liên Hiệp Quốc đã ra tuyên bố vào năm 1999 về việc tiến hành Tuần lễ thế giới với vũ trụ, lễ kỷ nịêm diễn ra từ ngày 4 đến 10 tháng 10 hàng năm; tuần lễ kỷ niệm này đánh dấu bởi 2 sự kiện quan trọng:
    Ngày 4 Tháng 10 năm 1957 - Thời điểm phóng vệ tinh trái đất đầu tiên do con người chế tạo, Vệ tinh Sputnik 1, đây chính là cánh cửa mở ra con đường khám phá không gian vũ trụ.
    Ngày 10 Tháng 10 năm 1967 - Ngày ký kết hiệp ước thoả thuận về nguyên tắc chung của chính phủ các nước trong các hoạt động thuộc lĩnh vực thăm dò và sử dụng không gian vũ trụ vào mục đích hoà bình, kể cả mặt trăng và các yếu tố trong không gian vũ trụ.
    Chủ đề năm nay đó là Space For Our Lives tạm dịch là nghiên cứu Vũ Trụ vì cuộc sống con người.Vì vậy hôm nay tôi sẽ đề cập tới các thiết bị Vũ Trụ có ứng dung trong đời sống con người.Đó chính là các vệ tinh nhân tạo chúng có nhiều loại và mỗi loại có công dụng gì cho con người hôm nay tôi sẽ trình bầy đầy đủ qua topic này:
    I)Vệ tinh khí tượng:
    Hằng ngày trên Tivi đều có bản tin thời tiết với những bản đồ khí tượng thể hiện được các hiện tượng thời tiết của Trái Đất khiến mọi người rất thích thú cho thấy vệ tinh khí tượng đã đi vào đời sống của chúng ta.Vệ tinh khí tượng chuyển động theo quỹ đạo nên có thể chia làm hai loại lớn:Vệ tinh quỹ đạo cực và vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh.
    1)Vệ tinh quỹ đạo cực:
    Vệ tinh quỹ đạo cực là vệ tinh có quỹ đạo chuyển động trên quỹ đạo bay vòng quanh Trái Đất theo quỹ đạo tròn trên độ cao 700-1000km.Loại vệ tinh này mỗi lần quay quanh Trái Đất thoe 1 vòng có thể quan trắc được 1 phạm vi theo chiều rộng đông tây 2800km, quay 14 vòng thì lặp lại lặp lại bề mặt Trái Đất lần.Nhưng đối với 1 khu vực nào đó,một ngày nó chỉ quan trắc khí tượng được 1 lần mỗi lần cách nhau 12 giờ. Ưu điểm của nó là nhận được các số liệu về khí tượng toàn khí tượng tòan cầu nhưng vì Trái Đất tự quay nên bản đồ mây của nó không lien tục.
    2)Vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh:
    Vệ tinh khí tượng địa tĩnh nằm trong mặt phẳng xính đạo cách mặt đất khoảng 360.000km,vì tốc độ quay của nó bằng với tốc độ quay của Trái Đất nên so với Trái Đất nó là đứng yên.Cứ nửa giờ thì nó có thể cho 1 bản đồ khí tượng có diện tích khoảng 100 triệu km².Ưu điểm của nó là tư liệu truyền về mặt đất vào những lúc thích hợp có thể liên tục quan trắc 1 khu vực.Nhược điểm cảu nó là chỉ quan trắc tối đa được 1/3 diện tích toàn cầu. Sự quan trắc ở vùng vĩ độ cao trên 55º tương đối kém.
    Hai loại vệ tinh khí tượng có công dụng cũng như chức năng khác nhau và mỗi loại có một mặt mạnh riêng, không thể thay thế cho nhau,nhưng lại có thể bổ xung cho nhau.Nếu có thể kết hợp hai loại vệ tinh lại thì có thể cấu tạo nên hệ vệ tinh lý tưởng.
    Trên vệ tinh khí tượng người ta lắp các thiết bị cảm nhận từ xa, nhận các loại bức xạ từ hệ thống ?oTrái Đất-Bầu khí quyển? và chuyển các số liệu nhận được thành tiến hiệu hiện điện, thông qua máy phát truyền về trạm tiếp nhận ở mặt đất, sau khi được máy tính sử lý ta nhận được các thông số về sự phân bố theo chiều thẳng đứng của nhiệt độ và độ ẩm không khí, sự phân bố hơi nước trên tầng cao của bầu khí quyển, sự phân bố và hàm lượng khí O3 v.v... đồng thời còn nhận được các số liệu về bản đồ mây, về ánh sang thấy được, bản đồ mây hồng ngoại và bản đồ mây hơi nước.Những số liệu này chính là bản đồ mây vệ tinh mà ta nhìn thấy trên ti-vi trong bản tin thời tiết.Bổ xung bản đồ mây vệ tinh vào những thông tin các điểm quan trắc ở các khu vực trên biển, núi cao, sa mạc, hơn nữa còn có thể giám sát trực tiếp sự biến đổi của hệ thống khí tượng, hiểu được các quá trình thời tiết thiên tai đang phát sinh, như mưa dầm, gió lốc, mưa bão, và các đợt gió lạnh tràn về.Vệ tinh khí tượng đi tiên phong trong việc phát hiện thiên tai. Mọi người đều biết, muốn giảm nhẹ thiên tai thì trước hết phải ra nguyên nhân và giám sát sự phát triển của nó thì mới biết được diễn biến xấu để phòng tránh cũng có thể nói là phải nắm vững tình hình thiên tai thì mới có thể đưa biện pháp phòng tránh được.Quan sát môi trường như biến hoá của các thiên tai, còn phải có sự quan sát lặp đi lặp lại trên mặt đất trong khoảng thời gian rất ngắn tức là phái có tần số phân biệt tương đối cao. Trong số các vệ tinh cảm nhận từ xa hiện có thì vệ tinh khí tượng, đặc biệt là vệ tinh khí tượng địa tĩnh có thể quan trắc liên tục, nó có túc dụng mở đường rất to lớn cho việc gần đây xuất hiện và phòng ngừa thiên tai.
    Mấy năm gần đây xuất hiện loại vệ tinh rada có thể bay xuyên qua mây mưa, chủ động phát ra sóng điện từ có tần số nhất định và tiếp thu sóng phản hồi từ các đối tượng phản xạ và tán xạ ra, hình thành nên những bức tranh khí tượng.Hơn nữa các sóng của vệ tinh có thể xuyên sâu xuống vỏ Trái Đất đến độ sâu nhất định mà còn có khả năng phân biệt rất cao do đó vệ tinh rada là 1 biện pháp có khả năng giám sát và dự báo những tình hình thời tiết như mưa bão hoặc bão lụt hoặc động đất và sóng thần.
    Khả năng đề phòng thiên tai lớn nhất của vệ tinh là giám sát lục địa, hải dương và các tầng khí quyển trên Trái Đất để tạo ra môi trường sinh thái tốt hơn khiến cho mọi người tránh được các loại thiên tai.Do đó chúng có 1 y?T nghĩa lớn trong đời sống chúng ta.
    II) Vệ tinh thông tin:
    Trong số lượng vệ tinh ứng dung thì vệ tinh thông tin là nhiều nhất, nó là vệ tinh chuyên dụng để chuyển tín hiệu sóng vô tuyến. Vệ tinh thông tin liên hợp với trạm mặt đất có thể nói chuyện bằng điện thoại và truyền sóng vô tuyến truyền hình.
    Vệ tinh thông tin trên thực tế là một ?oTrạm trung chuyển vũ trụ?, nó giống như ?ocái gương? treo trên không trung.Nó chuyển các tín hiệu vô tuyến từ trạm mặt đất một cách có thứ tụ và không bị nhiễu loạn, khiến cho giữa các trạm trên mặt đất có thể nói chuyện điện thoại, truyền số liệu, truyền Fax, truyền thông tin vô tuyến một cách tốt hơn hiệu quả hơn mà không ảnh hưởng tới chất lượng đường thông tin. Ví dụ như khi ta gọi điện thoại cho người thân ở bên nước ngoài như New York cách ta nửa bán cầu thì trước hết trạm đất ở bên nước ta phải chuyển đổi tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện, thiết bị vô tuyến tiến hành xử lý và khuếch đại công suất, sau đó máy sẽ phát tín hiệu lên vệ tinh, sau đó vệ tinh thu được các tín hiệu điện ở trạm nước ta sau đó nó xử lý thông tin và khuếch đại rồi định hướng truyền tín hiệu đến trạm New York. Trạm này khuếch đại công suất và xử lý được chuyển đến người nhận. Như vậy là đã hoàn thành một quá trình thông tin giữa hai trạm. Dùng vệ tinh thông tin để thực hiện liên lạc có nhiều ưu điểm như truyền tín hiệu đi được 1 cự ly xa, dung lượng nhiều, chất lượng tốt, độ tin cậy cao và linh hoạt, cơ động. Từ năm 1962 kể từ khi vệ tinh thông tin đầu tiên ra đời tại Mỹ cho đến nay, toàn thế giới đã phóng gần 700 vệ tinh thông tin, trong đó phần lớn là vệ tinh thông tin địa tĩnh đã đảm nhận việc truyền thông tin liên lạc và vô tuyến truyền hình.Mấy năm gần đây vệ tinh truyền thanh phát triển nhanh chóng, là một loại vệ tinh thông tin chuyển động thông tin thông dụng. Trước đây khi chưa có vệ tinh, việc truyền thông tin phải trải qua 1 trạm trung gian ở mặt đất để chuyển tiếp, còn ngày nay khi ứng dụng vệ tinh phát triển thì người ta bỏ qua khâu trung gian, người dung chỉ cần ăngten chảo cũng có thể trực tiếp nhận tín hiệu các mục vô tuyến từ vệ tinh phát thanh truyền xuống - đó là các mà truyền hình kĩ thuật số VTC sử dụng để phục vụ khán giả.
    Dạng điển hình của hệ vệ tinh thông tin là hệ thống vệ tinh Ir của công ti viễn thông Motolala do Mỹ thiết kế.Phần tren không của nó là các vệ tinh bay trên 7 quỹ đạo, trên mỗi quỹ đạo phân bố đồng đều trên 7 quỹ đạo, trên mỗi quỹ đạo phân bố đồng đều 11 vệ tinh tổ chức thành một mạng lưới vệ tinh hoàn chỉnh hoàn chỉnh.Chúng giống như 77 điện tử của nguyên tử Ir nên gọi là mạng lưới vệ tinh Ir.Về sau người ta thấy chỉ cần 66 cái là đủ nên đã rút bớt 1 quỹ đạo nên số vệ tinh chỉ còn có 66 cái nhưng vì thói quen nên người ta vẫn gọi là mạng Ir.
    Mạng lưới vệ tinh Ir bay quanh trên các quỹ đạo có độ cao 780km qua hai cực Nam và Bắc.Mỗi quỹ đạo phân bố 11 vệ tinh ngoài ra còn có 1 đến 2 vệ tinh dự phòng trên quỹ đạo đó.Những vệ tinh này có thể phủ sóng toàn cầu nên người sử dụng máy di động cầm tay là có thể liên lạc với vệ tinh như việc thu trực tiếp sóng bên trên tôi đã trình bầy để có thể liên lạc toàn cầu.
    III) Vệ tinh dẫn đường:
    Trên Trái Đất dù bạn ở chỗ nào, chỉ cần bạn thọc tay vào túi lấy ra 1 máy nhỏ là có thể biết được chính địa điểm bạn đang ở vào chính thời điểm đó. Điều đó không phải là truyện cổ tích mà là hệ thống định vị toàn cầu GPS.
    Năm 1973, bộ Quốc Phòng Mỹ căn cứ vào nhu cầu quân sự bắt đầu bố trí 1 hệ thống gồm vệ tinh định vị,dẫn đường và báo giờ bằng vô tuyến điện, tức là hệ thống GPS. GPS bao gồm 3 bộ phận là vệ tinh dẫn đường, trạm mặt đất, và máy định vị mà người sử dụng tạo thành.Vệ tinh dẫn đường bao gồm 21 vệ tinh làm việc, 3 vệ tinh dự bị, chúng được phân bố đồng đều trên 6 quỹ đạo, độ cao quỹ đạo ước khoảng 2 vạn Km, góc nghiêng 55º, chu kì quay là 12 giờ.Phương thức phân bố này giúp người sử dụng có thể xác định được chỗ đứng của mình bất cứ lúc nào kể cả chính xác theo 3 toạ độ.
    Thiết bị dung tay của người sử dụng là máy thu GPS có ăngten, máy thu, máy sử lý tín hiệu và màn hình hiểu thị cấu tạo thành.Nó đồng thời tiếp nhận tín hiệu dẫn đường cảu 4 vệ tinh phát ra, qua đo lường thời gian tín hiệu đến, xử lý các số liệu và tính toán sẽ nhận được toạ độ vị trí và tốc độ chuyển động người sử dụng đang ở đâu, đô chính xác có thể đạt tới 15m tốc độ chính xác là 0,1m/s
    độ chính xác của thời gian là 107 giây.Công dụng ban đầu là dung cho quân sự nhưng về sau khi dự án được mở rộng thì nó được dung cho dân dụng.
  6. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay ngày 10/7/2006 là ngày cuối cùng của Tuần lễ Vũ Trụ năm nay.Hôm 8/10/2006 vừa rồi tại Viện Vật Lý đã tổ chức thành công tuần lễ Vũ Trụ.Nhân đây tôi rất cám ơn anh Hero_Zeratul quản trị diễn dàn đã tạo cho tôi điều kiện lập topic này, trong khi thực hiện topic này tôi xin được cám ơn anh RAGNAROK đã góp ý giúp cho topic được tốt hơn và nguồn tư liệu từ chị meteor_pnt đã hỗ trợ về mặt tài liệu.Hi vọng anh Hero_Zeratul giữ lại link cho anh em sử dung trong năm sau

Chia sẻ trang này