1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ đề đã sửa

Chủ đề trong 'Dancing' bởi ice_lips, 30/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bullfrog

    bullfrog Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    1.432
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, welcome ông anh qua nghe nhạc bất cứ lúc nào, nhưng cuối tuần này em đi Nha Trang đến T6 tuần sau mới về.
    ...Ý tưởng trong đầu thì vẫn còn nhiều lắm, nhưng em hết hứng tranh luận rồi! Quả thật là dạo này chỉ thích hưởng thụ thôi, đảm bảo hôm nào qua nghe nhạc, ông anh sẽ cảm thấy căn phòng của em rất đẹp và dễ chịu!
    Thôi em làm việc tiếp đây, cố làm nốt tý việc tuần sau nghỉ phép cả tuần đi chơi roài!
  2. ice_lips

    ice_lips Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2004
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Ôi, mình có lý lẽ của mình thì họ cũng có lý lẽ của họ. Tóm lại là chẳng ai chịu ai. Nói qua nói lại thì cũng chỉ đến thế mà thôi... Nhưng công nhận, dạo này lên mấy sàn nhảy cổ điển bớt thấy chướng tai gai mắt rồi, bầu không khí trong lành đã quay lại, hè. Anh Maseo nên phân tích nốt những nỗ lực của dân HN nhằm làm giảm hiệu ứng của basame trên nền disco đi.
    Thứ 7 vừa rồi cũng lóc cóc, nghiến răng lên Nutz 1 phát để cảm nhận cái basame. Lúc đầu chỉ dám đứng từ xa mà nhòm, với ánh mắt cố tình dửng dưng vì đã trót ý kiến nhiều... Nhưng càng lúc càng thấy người ngợm bứt rứt, đành phải nhảy vào giữa... phá đám. Vui, sướng. Mỗi tội gặp phải con vẹo mình vốn ghét cay ghét đắng, đã thế nhảy merenge còn níu rõ chặt, ôm sát sạt, hực, ko chịu nổi. Ước gì đó là anh iu nhỉ...
    À, nhân dịp đó cũng được diện kiến vài người: Maseo, ngoclan, pillory... Tàm tạm, khà!
  3. ngoclan14102001

    ngoclan14102001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2005
    Bài viết:
    1.122
    Đã được thích:
    0
    Úi giời. Hôm t7 cũng đc diện kiến aMaseo và Ice, dưng mà bạn Ice thì đứng xa vả lại mặt bạn í cũng lạnh như cái nick í, chẳng dám đến gần hỏi han. Sợ nhắm, hehe. Còn aMaseo thì vui vẻ hồn nhiên nhắm, dưng mà cứng đầu cứng cổ và thù dai
    To Ice: Nè, con vẹo nào đấy, bật mí đê để tớ còn biết đường tránh xa. keke
  4. khongthe

    khongthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2003
    Bài viết:
    4.417
    Đã được thích:
    0
    Vẹo này! Nuốt không nổi. Chưa gặp ai mà e thấy ghê ghê rợn rợn lạnh tóc gáy đến thế....
  5. ma_nho_ht

    ma_nho_ht Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    @ ice .......
    minh thấy vẹo gi` đó nhẩy với ice dê thương đấy chứ .....
    ko bít co ice này la` ai tò mo` quá ..
    phải làm sao bi h`.
    alo ấy là thế .........
    Được ma_nho_ht sửa chữa / chuyển vào 19:39 ngày 14/08/2006
  6. bullfrog

    bullfrog Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    1.432
    Đã được thích:
    0
    Phù đây rồi, tìm mãi mới lấy lại được cái bài này. Quả thật em cũng giống anh, rất gét mấy chú mở miệng là rao giảng kiến thức nọ kia về nhạc cổ điển mà thật ra thì cóc cảm nhận được cái hay của nó. Đây là bài viết em phê bình 1 bác hồi đó đã tốt nghiệp Nhạc Viện Hà Nội, khoa Guitare nhé. Mời ông anh tham khảo:
    Âm nhạc, nghệ thuật của 3 lần sáng tạo!
    Hiếm có môn nghệ thuật nào lại giàu tính sáng tạo như âm nhạc. Người nhạc sĩ sáng tác ra bản nhạc, đó là lần sáng tạo thứ nhất. Người nghệ sĩ biểu diễn bản nhạc theo cảm nhận của riêng mình, đó là lần sáng tạo thứ hai. Và đến lượt mình, người nghe lại tiếp nhận bản nhạc theo cảm nhận của riêng mình, đó là lần sáng tạo thứ 3.
    Tạm thời bỏ qua lần sáng tạo thứ nhất và thứ ba trong chu trình mà đi vào phân tích ?olần sáng tạo thứ hai?: Để có thể ?osáng tạo?, người nghệ sĩ cần phải hội tụ đủ 2 yếu tố không thể tách rời, tạm gọi là ?onghệ thuật? và ?okỹ thuật?. Không có kỹ thuật thì dù người nghệ sỹ có phẩm chất nghệ thuật tốt đến mấy cũng không thể đưa nó đến với người nghe. Còn nếu thiếu phần nghệ thuật thì kỹ thuật có tốt đến mấy cũng chỉ là một cái ?omáy chơi nhạc? mà không phải là người nghệ sỹ.
    Bản thân ?onghệ thuật? lại có hai phần: ?ocảm thụ? và ?osáng tạo?. Nói một cách đơn giản thì ?osáng tạo? tức là mang sắc thái cảm nhận của riêng mình vào bản nhạc, còn ?ocảm thụ? là cảm nhận được cái ?ohồn? mà người nhạc sỹ đã gửi gắm vào bản nhạc và tái hiện lại nó,.. và đây chính là điểm yếu ?ochết người? của anh Tuấn Khang.
    Phải thừa nhận rằng với sự miệt mài và say mê của mình, anh Tuấn Khang có một trình độ kỹ thuật thật đáng nể so với độ tuổi. Độ ?otrong?, độ ?ongân?, độ ?ođanh?, độ ?oêm?... trong tiếng đàn của anh khiến rất nhiều người ham thích guitare phải mê mẩn. Khả năng sáng tạo, chơi theo lối ?ophóng túng? (improvisation) của anh cũng không có gì để phải bàn, ngoại trừ một điểm là dường như anh quá lạm dụng nó. Người nghe có cảm tưởng rằng vì quá chú trọng vào ?osáng tạo? mà anh đã bỏ qua/ xem nhẹ phần ?ocảm thụ?. Mà ?ocảm thụ? lại chính là phần tạo nên ?oxương sống? của bản nhạc. Người nghệ sỹ guitare classic có thể dựa trên cái khung này và khoác lên nó sự biến tấu theo cảm nhận cá nhân với một tỷ lệ vừa phải để đem lại một bài biểu diễn hay, tinh tế nhưng không thể vứt bỏ nó đi mà chỉ chú trọng đến việc vun vén những tiểu tiết bên ngoài.
    Nghe anh Tuấn Khang biểu diễn, một thính giả khá am hiểu và khắt khe có thể sẽ cảm nhận rằng tiếng đàn của anh cũng giống như một tác phẩm điêu khắc một cô gái với đôi mắt đẹp, mái tóc đẹp, ngón tay đẹp,... nhưng lại bị gù. Và điều đó tạo nên phản cảm đôi khi có thể khiến người ngồi nghe bực mình không kiềm chế nổi mà phải làu bàu vài câu. Sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu đây là một tác phẩm điêu khắc theo trường phái ?oấn tượng? hay ?osiêu thực?. Nhưng sẽ là không thể chấp nhận được nếu nó lại được coi là một tác phẩm thời Phục hưng! Và guitare classic thì không phải là nhạc Jazz!!

    (Part 2)
    Chopin và bản nhạc ?oNỗi buồn?,
    Bullfrog xin phép kể câu chuyện có thật sau đây để giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc cảm nhận được đúng cái hồn của bản nhạc.
    Chuyện kể rằng cùng thời với Sô panh, có một nghệ sỹ biểu diễn piano nổi tiếng châu Âu cũng rất được công chúng mến mộ (xin lỗi vì Bullfrog quên mất tên nghệ sỹ này). Một ngày nọ, trong một buổi biểu diễn lớn, nghệ sỹ nọ xin phép Sô panh ?" cũng đang có mặt trong buổi biểu diễn đó - để được chơi bản nhạc ?oNỗi buồn? nổi tiếng của ngài. Không hổ danh là một nghệ sỹ lớn của châu Âu, người nghệ sỹ nọ đã chơi bản nhạc rất thành công và khi kết thúc, khán giả vỗ tay không ngớt. Rất lấy làm tâm đắc, nghệ sỹ nọ tới chỗ Sô panh ngồi và hỏi xem ngài rằng nghệ sỹ chơi như vậy có đúng không. Sô panh mỉm cười và xin phép được lên biểu diễn lại bản nhạc, ông yêu cầu tắt hết đèn, nến trong nhà hát mà chỉ để lại vừa đủ ánh sáng trên bục biểu diễn. Và Sô panh chơi bản nhạc do chính ông viết nên, 5 giây, rồi 10 giây đã trôi qua sau khi ông chơi nốt nhạc cuối cùng của bản nhạc mà người ta vẫn không nghe thấy một tiếng vỗ tay nào hết. Nhưng khi đèn, nến được thắp trở lại,.. tất cả mọi người đều đang khóc!
    ...Cũng có những trường hợp ngược lại khi người nghệ sĩ chơi bản nhạc ?otrên cả mức mong muốn? của người nhạc sỹ, trong lịch sử Guitare classic là F. Tarega và gần đây nhất là cố đại danh cầm A. Segovia. Những nhạc sỹ piano cũng rất nổi tiếng cùng thời với F. Tarega và A. Segovia đã phải ngả mũ mà thừa nhận rằng họ thích những bản chuyển soạn cho Guitare được hai ông viết và biểu diễn hơn hẳn bản gốc họ viết cho Piano. Nhưng đó là F. Tarega và A. Segovia. Còn với đại đa số nghệ sỹ guitare classic thì cố gắng để cảm thụ được đúng, đủ phần hồn mà người nhạc sỹ đã gửi gắm vào những tác phẩm kinh điển của mình để tái hiện lại khi biểu diễn là điều không phải bàn cãi.
    Được bullfrog sửa chữa / chuyển vào 20:18 ngày 14/08/2006
  7. dog_without_tail

    dog_without_tail Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2005
    Bài viết:
    5.153
    Đã được thích:
    0
    Oài, hồi xưa e rất thích nghe a.Tuấn Khang đánh ghita. Nghe a ý đánh, rất ngẫu hứng và cảm xúc. K cứng nhắc và nhạt nhẽo như 1 vài người khác. Hôm nay đọc 2 bài này thấy lăn tăn nhỉ, chắc là do mình k hiểu gì về nhạc cổ điển cũng như lịch sử các bản nhạc. Miễn ý kiến.
    Nói chung, nếu các bác muốn chuyển đề tài tranh luận sang bàn về 2 trường fái dance như thế, thì nên lập topic mới. Topic này h đúng là món lẩu như bác maseo nói rồi (Mà bác maseo ơi, theo em được biết là lẩu rất nhiều người thích ăn nhé, lẩu mà biết cách chế biến thì..chẹp chẹp. Thế mà xem ra bác lại k có cảm tình với khái niệm: lẩu. Đừng nói với em là bác k thích ăn lẩu nhé ).
    Dạo này cực lười tranh luận, type mỏi tay. Mặc dù cực kì hứng thú với cái vụ bàn về bản chất và đặc thù của 2 trường fái. Thôi, e giữ sức đi nhảy cho sướng. Khi nào có hứng ta lại post bài tiếp.
    Được dog_without_tail sửa chữa / chuyển vào 21:30 ngày 14/08/2006
  8. pillory

    pillory Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Hinh` như mình có nhảy với bé này...hêhh, hơn có 2 tuổi thì vẫn là bé thôi
  9. Benkai

    Benkai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2002
    Bài viết:
    1.175
    Đã được thích:
    0
    @ Bull & DF: Hay nhỉ, có kẻ nghe nhạc hay mà không rủ mình nhỉ. Thôi thì viết đơn xin đi ké DF đến nhà Bull nghe vậy. BK sẽ cố gắng kiếm cái đĩa "thuốc" đến thử cho chủ lẫn khách đều thoả dạ, Bull nghĩ thế nào?
    @ Ice-lips: Anh chưa gặp em bao giờ thì phải, nhưng anh nhận thấy rằng em đang gồng mình lên và cố ý để giọng văn của mình gai góc và bất cần. Đâu cần phải vậy em, một phần ý kiến của em mọi người đã đồng ý rồi mà
    @ Maseo: Nhờ có Maseo mà diễn đàn và topic này xôm hẳn, và điều thú vị là ông phải lọ mọ "gú gồ" để mò ra khái niệm Merengue trên Wikipedia, cũng như tìm cho ra cụm từ khóa "Merengue shines are much more suggestive or silly (than Salsa)".
    "SHINE tra từ điển tiếng Anh là "Sự tỏa sáng". Còn trong BaSaMe, là những biểu hiện của từng cá nhân trong đôi nhảy, hay thường gọi là Solo. Solo có thể hiểu là những bước nhảy "không nằm trong giáo trình" được Dancer biểu diễn một cách ngẫu hứng và tạo nên điểm nhấn cho 1 bài nhảy, hoặc làm sinh động hơn các Routines hay đơn giản là "lấy lại nhịp điệu" bị ngắt quãng giữa chừng. Thông thường trong 1 bản nhạc thường có những đoạn dồn trống, chỉ chơi bộ gõ, hoặc chỉ có 1 loại nhạc cụ độc tấu (1 Shine), tùy theo cảm xúc và cảm hứng mà người nhảy thể hiện bước Solo như thế nào. Mỗi người một tâm tính khác nhau, một nền tảng kiến thức về khiêu vũ khác nhau cũng như văn hóa khác nhau nên bước Solo cũng thể hiện được nét riêng biệt đó."
    Nếu Maseo để ý và hiểu từ "shines" và hiểu thêm chút nữa về Merengue thì cách dịch của Maseo sẽ khác. Ví dụ như: "Khêu gợi và mộc mạc hơn Salsa"
    Riêng quan điểm so sánh với điệu Lambada, Benkai hoàn toàn đồng ý với Maseo, và (nhưng) một lần nữa khẳng định: BaSaMe luôn dần dần biến đổi để thích nghi với môi trường văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Điều này thì tất cả những người đã được chứng kiến, được nhìn tận mắt BaSaMe ở nhiều nơi trên thế giới đều hiểu.
  10. ice_lips

    ice_lips Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2004
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Mỗi tội gặp phải con vẹo mình vốn ghét cay ghét đắng, đã thế nhảy merenge còn níu rõ chặt, ôm sát sạt, hực, ko chịu nổi

    Hinh` như mình có nhảy với bé này...hêhh, hơn có 2 tuổi thì vẫn là bé thôi
    [/quote]
    Ặc ặc, đang nói vẹo zai cơ, vẹo gái thì ôm thế chứ ôm nữa cũng chả xi nhê gì
    To ngoclan: Thôi chả nói đâu, nhỡ vẹo đấy cũng vào đây thì chít!
    To benkai: Xin tiếp thu ý kiến và...phục thù vào topic sau, hehe

Chia sẻ trang này