1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ đề tháng : Câu hỏi thảo luận ngày 15/5/2005 !Thông báo về việc quản lí và gửi tài liệu của CLB (

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi RAGNAROK, 29/03/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Chủ đề tháng : Câu hỏi thảo luận ngày 15/5/2005 !Thông báo về việc quản lí và gửi tài liệu của CLB (hướng dẫn chi ti

    Hôm nay xin mở thêm topic này là nơi post nội dung của các chủ đề được thảo luận trong các cuộc họp hàng tháng. Mỗi tháng như chúng ta đã biêt sẽ có một chủ đề để thảo luận do một người phụ trách chính. Người này sẽ tập hợp và đánh toàn bộ dữ liệu về chủ đề mình làm rồi mang đến cuộc họp cùng thảo luận để cho những người chưa biết có thể học hỏi hoặc những người biết rồi có thể góp ý bổ sung, đi đến thống nhất. Topic này sẽ dành riêng để post các chủ đề như thế, chỉ post nội dung thảo luận (chính là toàn bộ văn bản mà người làm chính mang tới cuộc họp) chứ không post các nội dung khác và cũng không có bình luận gì ráo nên sẽ được khoá ngay sau mỗi khi post bài. các bài thắc mắc xin các bạn gửi vào chủ đề "Hỏi đáp về thiên văn"


    Các chủ đề đã được thực hiện trong năm 2004:

    Tháng 4: Các ngôi sao, sự hình thành và phát triển (RAGNAROK)

    Tháng 5: Sự khám phá và đặt tên các chòm sao, vài nét về các toạ độ trên thiên cầu (Hero_Zeratul)

    Tháng 6: Con người và vũ trụ : tóm tắt các quan điểm cơ bản trong quá trình khám phá vũ trụ của loài người. Một số vấn đè về các công nghệ mới khi nghiên cứu vũ trụ (NoHellandHeaven)

    Tháng 7: Thiên văn học cổ Trung Quốc, nhị thập bát tú và quan niệm của người Trung Quốc cổ (Hero_Zeratul)

    Tháng 8: Truyền thyết các chòm sao ở bầu trời Bắc (theo thần thoại Hy Lạp) (Hero_Zeratul)

    Tháng 9: Vũ trụ và cơ học: Lược sử thiên văn học, những nét chíh trong quá trình hoàn tất cơ học cổ điển Newton (RAGNAROK)

    Tháng 10: Bàn về vũ trụ học hiện đại : vài khái niệm về qui mô lớn của vũ trụ, thảo luận về các vấn đề của các lí thuyết vũ trụ hiện đại (RAGNAROK)

    Tháng 10, 11 và 12: Hệ Mặt Trời và các thành tựu khám phá không gian (Vtt)

    Các chủ đề đã được thực hiện trong năm 2005:
    Tháng 5/2005: Vài nét về Mặt Trời (RAGNAROK)

    Các chủ đề trên các bạn đều có thể tham khảo trực tiếp trong topic này ở những bài tiếp theo bài viết này. Ngoài ra các bạn có thể đăng kínhận tài liệu của CLB để nhạn file văn bản đầy đủ của các tài liệu này (đầy đủ và dễ sử dụng hơn) theo hướng dẫn ở bài viết phía dưới (vẫn là trang 1 của topic này)



    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 14:34 ngày 18/04/2005
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Dưới đây là chủ đề bàn tới trong cuộc họp vừa rồi (tuy là tháng ba nhưng đã cuối tháng nên coi như tháng tư)
    Chủ đề về khái niệm, sự hình thánh và tiến hoá của ngôi sao:
    Vài khái niệm về các đại lượng cơ bản của thiên văn học
    A- Khoảng cách:
    Trong môn thiên văn học, khoảng cách giữa các thiên thể trong vũ trụ thường được đo bằng một trong các đơn vị sau
    1- Đơn vị thiên văn: Lấy khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trời làm 1 đơn vị. Đơn vị thiên văn có giá trị khoảng 149,6 triệu km.
    Kí hiệu: UA (Unité Astronomique)
    2- Năm ánh sáng: Quãng đường ánh sáng truyền đi theo đường thẳng trong thời gian 1 năm, tức là khoảng 9460 tỷ km
    Kí hiệu thường dùng: LY (Light Year)
    3- Parsec: Kí hiệu pc
    Là khoảng cách tương ứng với thị sai năm bằng 1 giây.
    1pc = 3,26 năm ánh sáng
    Ngoài ra còn có 1kpc = 1000pc và 1Mpc = 1000 kpc
    B- Thị sai:
    Là sự thay đổi vị trí biểu kiến của một ngôi sao trên một nền rất xa (coi như nề cố định) khi nhìn từ 2 vị trí khác nhau (người quan sát chuyển động)
    Thị sai năm của một ngôi sao là góc nhìn cực đại bán kính Trái Đất từ ngôi sao đó.
    Thị sai năm cho phép xác định khoảng cách đến các ngôi sao.
    C- Chỉ số quang học của một ngôi sao:
    1- Độ sáng: Biểu thị mức độ sáng tương đối của các ngôi sao mà mắt người cảm nhận được từ Trái Đất.
    2- Cấp sao: dùng để đo độ sáng của các thiên thể. Cấp sao càng nhỏ thì sao càng sáng. Qui ước 2 sao có độ sáng chênh lệch nhau 100 lần thì cấp sao chênh nhau 5 lần. Như vậy sao cấp 1 sáng hơn sao cấp hai 2,512 lần; sao cấp 2 sáng hơn sao cấp 3 cũng 2,512 lần.
    Cấp sao biểu kiến phụ thuộc vào cả độ trưng của sao và khoảng cách đến Trái Đất.
    Cấp sao tuyệt đối thì không phụ thuộc vào khoảng cách. Người ta qui các sao về cùng 1 khoảng cách 10 pc để so sánh độ sáng của chúng.
    Nói cách khác, cấp sao tuyệt đối biểu diễn độ sáng thật của một ngôi sao, còn cấp sao biểu kiến chỉ là độ sáng tương đối quan sát được bằng mắt thường.
    *Công thức liên hệ so sánh độ sáng của hai ngôi sao dựa vào cấp sao
    E2/E1 = 2,512m1-m2
    Với E1 và E2 là độ sáng tương ứng của 2 ngôi sao 2 và 1 với cấp sao tương ứng là m1 và m2
    *Công thức liên hệ giữa cấp sao biển kiến m, cấp sao tuyệt đối M và khoảng cách d đến Trái Đất của ngôi sao:
    M = m - 5 +5lgd +A
    Với A là hàm chỉ sự hấp thụ ánh sáng của môi trường giữa các sao.
    3- Độ trưng: đặc trưng cho công suất bức xạ của ngôi sao, tức là toàn bộ năng lượng mà ngôi sao bức xạ trong 1 đơn vị thời gian.

    Thế nào là một ngôi sao?
    *Sao là một cầu khí khổng lồ (chủ yếu là Hidro và Heli) được liên kết lại nhờ lực hấp dẫn của bản thân nó.
    Để trở thành một ngôi sao, khối cầu khsi pahỉ đạt khối lượng tới thiểu là 8% khối lượng Mặt Trời của chúng ta, tức là 80 lần khối lượng của Mộc tinh Jupiter. Khối lượng này đủ lớn để tạo ra một lực hướng tâm vào tâm khối cầu làm cho áp suất ở đây lên đến hàng triệu atm và nhiệt độ là hàng chục triệu độ. Đây là điều kiện thích hợp gây ra phản ứng nhiệt hạch giữa các hạt nhân hidro để tạo thàh hạt nân Heli. Chính hản ứng này đã giải phóng năng lượng làm cho khối khí có khả năng tự phát sáng và phát nhiệt, khi đó ta gọi nó là một ngôi sao.
    * Thành phần trung bình của một ngôi sao: 70%hydro, 28%heli, 1,5 % cacbon, nito, oxi... và khaỏng 0,5% sắt và các kim loại.
    * Nhiệt độ bề mặt của 1 ngôi sao thường trong khoảng 3000 đến 50000K còn nhiệt độ ở tâm là khoảng vài triệu cho đến vài chục triệu K. Thậm chí có thể lên tới 100 triệu K đối với các sao khổng lồ đỏ và vài tỷ K với các sao siêu khổng lồ đỏ.
    Các loại sao:
    * Sao siêu khổng lồ (super giant) có độ trưng gấp 10.000 đến 1000.000 lần Mặt Trời, cấp sao tuyệt đối từ -5 đến -10, bán kính gấp 100 - 1000 lần Mặt Trời và khối lượng lớn hơn Mặt Trời khoảng 20 - 30 lần nhưng khối lượng riêng rất nhỏ.
    Các sao này có đời sống ngắn (vài triệu đến 1 tỷ năm), kết thúc là một sao siêu khổng lồ đỏ.
    * Sao khổng lồ (giant): có độ trưng gấp khoảng 100 lần Mặt Trời, cấp sao tuyệt đối -1 đến 1. Khối lượng riêng nhỏ, bán kính gấp 10- 100 lần Mặt Trời.
    Khi hết nhiên liệu. cuối đời sao khổg lồ trở thành sao khổng lồ đỏ có kích thước rất lớn nhưng nhiệt độ bề mặt chỉ có 2000 - 3000K.
    * Sao lùn (Dwarf) là các sao có độ trưng yếu (xấp xỉ cỡ Mặt Trời hoặc yếu hơn). Các sao này có khối lượng riêng trung bình hoặc lớn. Mặt Trời của chúng ta cũng là một sao lùn.
    *Sao lùn đỏ (Red Dwarf): Cấp sao tuyệt đối nhỏ hơn 1. Nhiệt độ bề mặt 2500 - 3000K. Khối lượng khoảng 1/10 Mặt trời. Tuổi thọ của các sao thuộc loại này là khoảng 10 tỷ năm.
    * Sao lùn trắng (White Dwarf): là những sao nhỏ, bán kính khoảng 500km, đặc và có độ trưng rất yếu. Sao lùn trắng là giai đoạn cuối đời của sao có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 1,4 khối lượng Mặt Trời (giới hạn Chandrasekhar). Sao này phát ra ánh sáng trắng do chuyển động của các electron. Nhiệt độ bề mặt khoảng 10.000K
    *Sao lùn nâu (Brown Dwarf): là các sao có khối lượng nhỏ hơn 8% khối lượng của Mặt Trời. Các sao này không thể phát sáng do không đủ khối lượng để gây ra phản ứng nổ hạt nhân. Đây là loại thiên thể ranh giới giữa sao và hành tinh. Nhiệt độ bề mặt không quá 1800K. Nó chỉ phát ra tia hồng ngoại nên còn được gọi là sao hồng ngoại.
    * Sao lùn đen (Black Dwarf): là giai đoạn cuối của sao lùn trắng. Sau khi sao lùn trắng phát tán hết động năng của các electron, nó nguôi dần đi và co lại thành một khối cầu đen không thể thấy bằng mắt thường.
    * Sao mới (nova): là các sao có độ sáng yếu, đột ngột tăng độ sáng lên hàng ngàn lần trong một khoảng thời gian ngắn sau đó lại từ từ giảm về độ sáng ban đầu hoặc yếu hơn. Người ta cho rằng sao mới là hiện tượng xảy ra trong các hệ sao đôi. Vật chất từ sao lớn hơn chảy sang sao lùn trắng làm cho lớp ngoài của sao lùn trắng nổ tung, vật chất bắn ra với vận tốc hàng ngàn km/s. Vụ nổ tạo ra các quả cầu khí bao quanh ngôi sao, gọi là tinh vân hành tinh.
    * Sao siêu mới (super nova): là vụ nổ kết thúc cuộc đời của một ngôi sao sau khi nó dã cạn kiệt nhiên liệu, làm nó bùng sáng đến 10 - 100 triệu lâng Mặt Trời trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.
    * Sao nơtron (neutron star): thiên thể nhỏ (bán kính khoảng 10.000km) nhưng có mật độ vật chất rất lớn do được cấu tạo hầu hết từ các nơtron. Khối lượng riêng của sao này khoảng 108tấn/cm3.
    Sao nơtron là kết quả co lại của lõi một ngôi sao có khối lượng ban đầu bằng 1,4 đến 4 lần Mặt Trời. Vụ co lại này dẫn đến một vụ nôt sao siêu mới và kết thúc là sao nơtron.
    Lần đầu tiên sao nơtron được phát hiện là vào ngày 28/11/1967 dưới dạng phát xạ xung điện từ nên còn có một tên khác là Pulsar.
    * Lỗ đen (Black Hole): Kết quả co lại của các ngôi sao có khối lượng lớn hơn 4 lần khối lượng Mặt Trời. Lực hấp dẫn làm ngôi sao co lại thành một điểm có mật độ vô hạn, hấp dẫn lúc đó mạnh đến nỗi làm cho không một vật thể nào có thể thoát ra ngoài, kể cả ánh sáng.
    * Sao biến quang (variable star): là các sao có độ sáng thay đổi, đều đặn hoặc không đều đặn. Chu kì biến đổi của độ sáng có thể là vài giờ hoặc vài năm. Biên độ dao động có thể từ 15 đến 17 cấp sao.
    Có 3 nhóm sao biến quang chủ yếu:
    - Sao biến quang co giãn
    - Sao biến quang bộc phát
    - Sao biến quang che khuất
    * Sao đôi (double star): 2 sao gần nhau hoặc dính liền nhau trên bầu trời khi nhìn bằng mắt thường.
    Nếu sự gần nhau chỉ là biểu kiến thì ta gọi đó là sao đôi quang học. Nếu thật sự là 2 sao gần nhau tạo thành cặp trong không gian thì ta gọi là sao đôi vật lí hay sao kép.
    * Sao kép (binary star): thuộc nhóm sao đôi vật lí, gồm hai sao chuyển động quanh khối tâm chung do hấp dẫn.
    * Sao chùm (multiple star): hệ nhiều sao liền nhau, liên hệ với nhau bằng hấp dẫn. Sao kép chính là trường hợp riêng của sao chùm.

    Tiến hoá của một ngôi sao
    1- Sao hình thành từ các đám mây khí, bụi (tinh vân). Dưới tác dụng của hấp dẫn, chúng co dần lại vào một tâm chung. Các phân tử khí tăng dần vận tốc, cọ xát làm khối khí nóng lên (tiền sao - protostar). Thời kì này kéo dài vài trăm ngàn đến 50 triệu năm.
    2- Khi nhiệt độ ở tâm khối khí đủ lớn và lực nén vào tâm tạo ra áp suất đủ lớn, các hạt nhân hidro kết hợp với nhau tạo ra hạt nhân Heli (phản ứng nhiệt hạch). Phản ứng này giải phóng năng lượng làm cho khối khí phát sáng. Áp suất do năng lương giải phóng ra cân bằng với lực hấp dẫn làm ngừng quá trình tự co lại của khối khí. Cuộc đời của một ngôi sao bắt đầu.
    3- Tuy` theo khối lượng sao. Các sao càng nặng càng cần nhiều năng lượng để chống lại hấp dẫn nên nhiên liệu nhanh bị đốt cháy hết. Do đó tuổi họ của sao càng nặng thì càng ngắn ngủi.
    Các sao như Mặt Trời có tuổi thọ khoảng 10 tỷ năm. Các sao siêu khổng lồ chỉ thọ vài triệu năm, các sao khổng lồ 10- 15 triệu năm còn các sao lùn đỏ là 20 triệu năm.
    4- Sau khi hêt nhiên liệu. Ngôi sao không thể tiếp tục chống lại hấp dẫn bản thân. Phần trong co lại về phía lõi còn vỏ ngoài phồng to và phát ra ánh sáng đỏ. Ngôi sao trỏ thành sao khổng lồ đỏ trong khoảng 100 triệu năm (với sao cỡ Mặt Trời) hoặc sao siêu khổng lồ đỏ trong vài triệu năm. Lõi trong co lại và tiếp tục nóng lên. Đây là lúc phản ứng xảy ra kết hợp hạt nhân Heli thành hạt nhân Cacbon. Khi áp suất giải phóng ra cân bằng với hấp dẫn, lõi ngôi sao ngừng co lại.
    5- Đối với các sao nhỏ cỡ Mặt Trời, sau quá tình trên, lõi sao có lịa thành sao lùn trắng còn lớp ngoài phóng ra tạo thành tinh vân hành tinh.
    Với các sao có khối lượng lớn, nhiệt độ ở lõi sẽ tăng đủ lớn dể xảy ra các quá trình tổng hợp hạt nhân tạo ra các nguyên tố năng như C, O, Mg, Al, P, S,....Fe. Ngôi sao có lõi sắt trong cùng và các nguyên tố nhẹ dần ra phía ngoài.
    6- Giai đoạn kết thúc: khi nhiên liệu hoàn toàn cạn kiệt, ngôi sao bước vào thời kì suy sập do hấp dẫn.
    _ Các sao có khối lượng < 1,4 lần khối lượng Mặt Trời (giới hạn Chandrasekhar) co laị thành sao lùn trắng và cuối cùng là một sao lùn đen mất hút trong vũ trụ.
    _ Các sao khối lượng 1,4 - 1,5 khối lượng Mặt Trời co lại mạnh hơn, vượt qua kích thước sao lùn trắng xuống mức đường kính 20km gây ra một vụ nổ sa siêu mới. Cuối cùng, khi lực đây tĩnh điện giữa các neutron và proton chống lại được lực hấp dẫn, sao ngừng co và trở thành sao neutron.
    _ Các sao có khối lượng lớn hơn Mặt Trời 4-5 lần co lại hêt sức manh mẽ, cũng tạo ra một vụ nổ sao siêu mới. Tuy nhiên do khối lượng lớn, hấp dẫn lớn đến mức làm triệt tiêu lực đây giữa các neutron, tạo thành lỗ đen.

    25 ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm
    Dưới đây là 25 ngôi sao sáng nhất khi ta nhìn lên bầu trời đêm
    1-Sirius
    Thuộc chòm sao:Canis Major (Đại khuyển)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 8,64
    2-Canopus
    Thuộc chòm sao:Carina (Sống thuyền)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 190
    3-Rigil Kentarus
    Thuộc chòm sao:Centaurus (Bán nhân mã)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 4,37
    4-Arcturus
    Thuộc chòm sao:Bootes (Mục phu)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 36
    5-Vega
    Thuộc chòm sao:Lyra(Thiên cầm)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 36,5
    6-Capella
    Thuộc chòm sao:Auriga(Ngự phu)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 45
    7-Rigel
    Thuộc chòm sao:orion (Lạp hộ)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 660
    8-Procyon
    Thuộc chòm sao:CanisMinor (Tiểu khuyển)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 11,41
    9-Acherna
    Thuộc chòm sao:Eridanus (Sông cái)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 130
    10-Agena
    Thuộc chòm sao:Centaurus (Bán nhân mã)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 390
    11-Altair
    Thuộc chòm sao: Aquila (thiên ưng)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 16,1
    12-Beltelgeuse
    Thuộc chòm sao:orion (Lạp Hộ)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 650
    13-Aldebaran
    Thuộc chòm sao:Taurus (kim ngưu)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 68
    14-Acrux
    Thuộc chòm sao:Crux (Nam thập tự)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 260
    15-Spica
    Thuộc chòm sao:Virgo (thất nữ)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 260
    16-Antares
    Thuộc chòm sao:Scorpius (Bọ cạp)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 425
    17-Pollux
    Thuộc chòm sao:Gemini (song tử)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 36
    18-Fomalhaut
    Thuộc chòm sao:PiscisAustrinus (Nam ngư)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 23
    19-Deneb
    Thuộc chòm sao:Cygnus (thiên nga)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 1600
    20-Mimosa
    Thuộc chòm sao:Crux (Nam thập tự)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 490
    21-Regulux
    Thuộc chòm sao:Leo (Sư tử)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 85
    22-Adhara
    Thuộc chòm sao:CanisMajor (Đại khuyển)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 680
    23-Castor
    Thuộc chòm sao:Gemini (Song tử)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 45
    24-Saula
    Thuộc chòm sao:Scorpius (Bọ cạp)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 310
    25-Bellatrix
    Thuộc chòm sao:orion (Lạp Hộ)
    Khoảng cách đến hệ Mặt Trời (năm ánh sáng): 140
    Đây chỉ là bản tóm tắt sơ lược nhất. Ai còn thắc mắc gì xin gửi vào chủ đề "Hỏi và đấp về thiên văn học"
    http://www.ttvnol.com/thienvanhoc/184093.ttvn

    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 12:05 ngày 29/03/2004
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Cùng với việc xem chủ đề hàng tháng trên topic tương ứng tại diễn đàn, những bạn có nhu cầu sẽ có thể nhận tài liệu trình bày chủ đề các tháng qua email với các file có dạng *.doc hoặc *.pdf.
    Bạn nào có nhu cầu nhận tài liệu chủ đề các tháng thì xin gửi mail đến địa chỉ mail yahoo
    clbthienvan_tailieu@yahoo.com
    dưới dạng sau :
    Subject : Tai lieu thien van hoc
    Nội dung : (chỉ đơn giản là ba dòng sau)
    {danh sách các chủ đề}
    doc (hoặc pdf)
    c (hoặc k)
    trong đó
    + dòng thứ nhất là chỉ những tài liệu cần gửi : hiện nay mới chỉ có chủ đề tháng 4, trong thời gian tới sẽ có chủ đề tháng 5, tháng 6 ?, vì vậy nội dung dòng này sẽ là những số tương ứng với chủ đề (chủ đề tháng tư sẽ là số 4) hoặc ký tự ?ot? nếu yêu cầu tất cả các chủ đề
    + dòng thứ hai là chỉ dạng file tài liệu :
    - doc là file dạng Word Document
    - pdf là file dạng Portable Document Format
    + dòng thứ ba là đăng ký xem có nhận chủ đề các tháng sau hay không. Nếu bạn đăng ký tiếp tục (ký tự "c") thì hàng tháng sẽ nhận được tài liệu tương ứng mà không cần phải gửi thư yêu cầu, quá trình này sẽ ngừng khi bạn gửi email có trường tương ứng là ký tự "k"
    Hiện giờ bạn đã có thể yêu cầu chủ đề tháng 4 dưới các dạng file sau :
    Chu_de_thang_tu.doc : 83.0 KB
    Chu_de_thang_tu.pdf : 190 KB
    Ví dụ bạn muốn nhận được tài liệu tháng tư dưới dạng file *.doc và muốn tiếp tục nhận tài liệu vào các tháng sau thì gửi đến địa chỉ
    clbthienvan_tailieu@yahoo.com
    email như sau :
    Subject : Tai lieu thien van hoc
    4
    doc
    c
    (Để thuận tiện cho việc quản lý tài liệu, đề nghị những ai có nhu cầu nhận tài liệu chỉ gửi mail có nội dung đơn giản như trên, mọi vấn đề cần bàn luận xin post lên diễn đàn)
    Nếu bạn có gì thắc mắc hoặc nhận xét, bổ xung, chỉnh sửa nội dung của tài liệu thì xin gửi bài lên diễn đàn tại topic ?oHỏi và đáp về thiên văn học? :
    http://www.ttvnol.com/thienvanhoc/184093.ttvn
    Trong trường hợp bạn gửi mail rồi mà không nhận được tài liệu thì cũng xin thông báo tại topic trên (Hỏi và đáp về thiên văn học), cuối mỗi tháng sẽ có danh sách những địa chỉ email đã được gửi tài liệu để tiện tra cứu
    --------------------------------------------------------------------------
    I'm a poor lone some Ragnarok , and a long way from home.....
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Bài bổ sung của anh Nohellandheaven:
    Anh xin được trình bày tóm tắt những thắc mắc hôm trước như sau :
    1.Cách tính thị sai :
    (Ở đây có hình nhưng em không chuyển lên được vì ở dạng Word)
    Đây là cách tính theo anh nghĩ : góc ? ta đo được bằng công cụ đo góc chính xác. Với trường hợp anh vẽ Thì tam giác tạo bởi sao ?" và 2 vị trí của trái đất là cân, các trường hợp khác cũng tương tự. Tất nhiên là trong thực tế thì góc > rất nhỏ chứ không lớn như vậy.

    Dễ dàng tính được > = 180o ?" 2* ?.
    Góc >/2 gọi là thị sai năm. Khoảng cách ứng với góc >/2 = 1?~?T gọi là 1 pc.
    2.Công thức xác định độ trưng và cấp sao tuyệt đối :
    Độ trưng : L = Tỷ số giữa công suất bức xạ của sao trên công suất bức xạ của mặt trời.
    L = 2.512 Mmt ?" Ms
    Với Mmt, và Ms là cấp sao tuyệt đối của mặt trời và ngôi sao.
    M = m + 5 + 5*lg> với .... (những cái này đã được trình bày trong phần cấp sao).
    3.Sao lùn đen :
    Sao lùn đen là giai đoạn cuối của sao lùn trắng, nó là một xác sao không còn bức xạ năng lượng nhưng vẫn có thể phản xạ ánh sáng. Nó giống như một hành tinh toàn là sắt.
    4Lỗ đen :
    Lỗ đen có đặc trưng cơ bản nhất là trường hấp dẫn cực lớn, ngay cả ánh sáng cũng không thoát khỏi sức hấp dẫn của nó. Nó có bán kính và mật độ không phải là vô hạn. Ví dụ : một lỗ đen có khối lượng gấp 1 tỷ lần khối lượng mặt trời thì kích thước của nó là 3 tỷ km, mật độ trung bình của nó chỉ cỡ mật độ không khí của chúng ta.
    5.Sao siêu mới và sao đỏ khổng lồ :
    Tất cả các sao đều trải qua giai đoạn tiến hoá là sao đỏ khổng lồ. Khi đã đốt hết Hiđrô, các sao sẽ xài đến Heli, việc đốt Heli tạo ra một nguồn năng lượng khổng lồ làm cho sao nở phồng ra và toả ra một nhiệt lượng rất lớn, sao lúc này có màu đỏ rực.
    Với những sao có khối lượng >1.4 lần khối lượng mặt trời, sau giai đoạn sao đỏ khổng lồ nó sẽ bị hấp dẫn làm cho suy sụp rất nhanh và thắng được cả sự chống cự của các electron (và cả notron nếu khối lượng > 5 lần mặt trời). Việc phá vỡ đột ngột những bức tường vững chắc này gây ra một chấn động cực mạnh làm nổ tung mọi thứ ở lớp ngoài của sao tạo thành một vụ nổ sao siêu mới, độ sáng phát ra từ vụ nổ tương đương cỡ 100 triệu mặt trời.
    --------------------------------------------------------------------------
    I'm a poor lone some Ragnarok , and a long way from home.....
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Chủ đề tháng năm
    Toàn bộ phần dưới đây là tác phẩm của anh Hero_Zeratul
    Đây là tài liệu của box Thiên Văn Học thuộc mạng Trái Tim Việt Nam Online (www.ttvnol.com/forum/f_230) được sử dụng khi bàn luận theo chủ đề ?oCác chòm sao? vào cuối tháng 4 năm 2004. Nội dung của tài liệu gồm 3 phần chính sau : Sự hình thành ý thức về các chòm sao, các hệ tọa độ thiên văn, khái niệm về cung hoàng đạo và các chòm sao Hoàng Đạo
    Khi đăng ký trình bày chủ đề này với box, tôi (Hero_Zeratul) đã đăng ký thêm một phần nữa là ?oMột số chòm sao đặc biệt?, trong phần này tôi định trình bày về kinh nghiệm quan sát một số chòm sao tiêu biểu tại Hà Nội nhưng rất tiếc do việc thu thập những tài liệu ghi chép về vị trí các chòm sao còn khá sơ sài cho nên tôi chưa trình bày được trong chủ đề lần này. Tôi sẽ cố gắng trình bày một số kinh nghiệm của bản thân đối với việc quan sát và xác định các chòm sao vào một dịp khác sau khi đã bổ xung thêm vị trí các chòm sao trong các tháng tới
    Một hạn chế nữa của tài liệu này là hầu như không có hình vẽ. Lý do này xuất phát từ thực tế là nếu đưa nhiều hình vẽ vào sẽ khiến cho dung lượng của tài liệu rất lớn và gây khó khăn cho việc quản lý tài liệu trực tuyến. Hạn chế này sẽ được giải quyết như sau :
    Các tài liệu về danh sách và bản đồ sao sẽ được đưa vào dưới dạng đường link tới một số trang web trên mạng
    Các hình vẽ minh họa trong phần 2 và phần 3 các bạn có tham khảo trong topic ?oBạn có biết (bí ẩn các vì sao)? do anh kho_khan lập theo địa chỉ sau
    http://ttvnol.com/thienvanhoc/273027/trang-1.ttvn
    Trong trang 1 và 2 của topic có rất nhiều ảnh minh họa các khái niệm về tọa độ trời và Hoàng Đạo
    Nếu bạn có ý kiến bổ xung, chỉnh sửa nội dung tài liệu thì xin gửi bài vào topic
    Hỏi và đáp về thiên văn học
    http://www.ttvnol.com/thienvanhoc/184093.ttvn
    Mục lục các phần sẽ trình bày
    1. Sự hình thành ý thức về các chòm sao
    1.1 Ptolemy tổng hợp 48 chòm sao có tên theo truyền thuyết Hy Lạp
    1.2 Sự phân chia các chòm sao mới ở bầu trời phương Nam
    1.3 Sự phân chia các chòm sao mờ ở bầu trời phương Bắc
    1.4 Sự phân chia các chòm sao mờ ở bầu trời phương Nam
    1.5 Việc công bố danh sách chính thức của Tổ Chức Thiên Văn Quốc Tế
    2. Các hệ toạ độ thiên văn
    2.1 Một số khái niệm về toạ độ trời
    2.2 Equatorial Coordinate System : Hệ toạ độ tuyệt đối
    3. Các chòm sao Hoàng Đạo
    3.1 Sự hình thành khái niệm về các cung Hoàng Đạo
    3.2 Ảnh hưởng của hiện tượng tuế sai đến các cung Hoàng Đạo
    3.3 Sự tương ứng giữa các cung Hoàng Đạo và các chòm sao Hoàng Đạo

    1. Sự hình thành ý thức về các chòm sao
    Hàng đêm, những câu truyện trong thần thoại Hy Lạp cứ tái hiện trên bầu trời phương Bắc. Perseus cứu Andromeda, Orion đối đầu với con bò mộng Taurus, Chiếc tàu Argos chở Jason và những người bạn đi lấy lại bộ lông cừu vàng ? Những truyền thuyết trên được diễn tả bằng các ngôi sao với những đường nối tưởng tượng ?" các chòm sao (constellation).
    Các chòm sao, các đường nối giữa các vì sao đều xuất phát từ trí tưởng tượng của con người. Tên gọi các chòm sao, các ngôi sao cùng với những truyền thuyết thần thoại được hình thành trong một thời gian dài và là khác nhau giữa các khu vực địa lý. Khái niệm và tên gọi của các chòm sao bắt nguồn từ những nhà hàng hải giữa biển khơi xa thẳm, từ những người lữ hành trên hoang mạc mênh mông với mục đích có được những tín hiệu chỉ đường; từ những người nông dân với mong muốn xác định thời vụ, từ những người mục đồng đêm đêm làm bạn với bầu trời sao ?
    Ngày nay, khoa học đã chỉ ra rằng những đốm sáng nhỏ bé, lung linh kia chính là những quả cầu khí khổng lồ có khả năng tự phát sáng tương tự như Mặt Trời của chúng ta và khoảng cách giữa chúng thì phải được biểu diễn thông qua tốc độ của ánh sáng. Tuy nhiên những điều trên chưa có trong quan niệm của nhân loại cách đây hàng ngàn năm. Sự gần nhau về mặt biểu kiến của các ngôi sao đã hình thành nên những khái niệm như : hình chữ W (hay chữ M) của chòm Thiên Hậu - Cassiopea, hình vuông của chòm Phi Mã ?" Pegasus, hình lưỡi liềm của chòm sao Sư Tử - Leo ?
    Danh sách 88 chòm sao chính thức được sử dụng trong thiên văn học hiện đại được phát triển từ 48 chòm sao được đề cập đến trong tác phẩm Almagest của nhà thiên văn Hy Lạp cổ đại Ptolemy. Cùng với sự phát triển của tri thức nhân loại, trong thời gian dài từ những năm đầu công nguyên đến cuối thế kỷ 18, danh sách trên dần dần được bổ xung thêm 40 chòm sao nữa. Đến năm 1922, Tổ Chức Thiên Văn Quốc Tế đã thống nhất về tên gọi và vùng trời của 88 chòm sao chính thức được sử dụng rộng rãi trong thiên văn học hiện đại
    Sự hình thành nhận thức về các chòm sao đối với những miền địa lý, những nền văn hoá khác nhau là không giống nhau. Thiên văn học phương Đông có khái niệm về Nhị Thập Bát Tú, thiên văn học phương Tây có 12 chòm sao Hoàng Đạo ? vì vậy trong khuôn khổ của tài liệu này chỉ xin trình bày về sự hình thành và hoàn thiện bản đồ bầu trời với 88 chòm sao chính thức được sử dụng rộng rãi ngày nay. Sự hình thành và phát triển này có thể chia thành những giai đoạn chính :
    - Ptolemy tổng hợp 48 chòm sao có tên theo truyền thuyết Hy Lạp
    - Sự phân chia các chòm sao mới ở bầu trời phương Nam
    - Sự phân chia các chòm sao mờ ở bầu trời phương Bắc
    - Sự phân chia các chòm sao mờ ở bầu trời phương Nam
    - Việc công bố danh sách chính thức của Tổ Chức Thiên Văn Quốc Tế
    Mỗi giai đoạn trên đều gắn liền với những danh mục sao nổi tiếng của những nhà thiên văn học tiêu biểu, đó là tác phẩm Almages của Ptolemy, Uranometria của Johann Bayer, Prodromus Astronomiae của Johannes Hevelius, danh mục sao của Abbe Nicolas Lacaille, tác phẩm Délimitation Scientifique des Constellations của Eugène Delporte ?
    1.1 Ptolemy tổng hợp 48 chòm sao có tên theo truyền thuyết Hy Lạp
    Văn tự cổ nhất có đề cập đến các chòm sao được đặt theo các truyền thuyết Hy Lạp là bài thơ có tên là Phaenomena của Aratus vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Tác phẩm này đã đề cập đến 43 chòm sao và nhiều ngôi sao trong chòm được đặt tên theo các nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Đến thế kỷ 2 sau công nguyên, Ptolemy đã xuất bản tác phẩm Almagest, trong đó có liệt kê 48 chòm sao, các chòm sao này đa số đều thuộc bầu trời phương Bắc

    48 chòm sao được Ptolemy đề cập trong tác phẩm Almages
    Andromeda : Công Chúa Andromeda
    Aquarius : Người Vác Bình Nước
    Aquila : Chim Ưng
    Ara : Đàn Tế Thần
    Aries : Con Cừu
    Argo Navis : Con Tàu Argos
    Auriga : Người Đánh Xe
    Bootes : Người Mục Đồng
    Cancer : Con Cua
    Canis Major : Con Chó Lớn
    Canis Minor : Con Chó Nhỏ
    Capriconus : Dê Đuôi Cá
    Cassiopeia: Hoàng Hậu Cassiopeia
    Centaurus : Nhân Mã
    Cepheus : Vua Cepheus
    Cetus : Cá Voi
    Corona Austrina : Vương Miện Phương Nam
    Corona Borealis : Vương Miện Phương Bắc
    Corvus : Con Quạ
    Crater : Cái Cốc
    Cygnus : Chim Thiên Nga
    Delphinus : Cá Heo
    Draco : Con Rồng
    Equuleus : Con Ngựa Nhỏ
    Eridanus : Sông Eridanus
    Gemini : Anh Em Sinh Đôi
    Hercules : Dũng Sĩ Hercules
    Hydra : Rắn Nhiều Đầu
    Leo : Sư Tử
    Lepus : Con Thỏ
    Libra : Cái Cân
    Lupus : Con Chó Sói
    Lyra : Đàn Lia
    Ophiuchus : Người Giữ Rắn
    Orion : Dũng Sĩ Orion
    Pegasus : Ngựa Có Cánh
    Perseus : Dũng Sĩ Perseus
    Pisces : Hai Con Cá
    Piscis Austrinus : Con Cá Phương Nam
    Sagitta : Mũi Tên
    Sagittarius : Nhân Mã Bắn Cung
    Scorpius : Con Bọ Cạp
    Serpens : Con Rắn
    Taurus : Con Bò
    Triangulum : Hình Tam Giác
    Ursa Major : Con Gấu Lớn
    Ursa Minor : Con Gấu Nhỏ
    Virgo : Thiếu Nữ
    Sau Ptolemy khoảng 1500 năm, các bản đồ của các nhà thiên văn Châu Âu và Ả Rập đều dựa trên các chòm sao trong Almages. Phải đến năm 1551, nhà thiên văn Hà Lan Gerardus Mercator đã tách một phần của chòm sao Aquila thành chòm Antinous và một phần của chòm sao Leo thành chòm Coma Berenices. Vào năm 1602, hai chòm sao trên đã được nhà thiên văn Đan Mạch Tycho Brahe đề cập đến trong danh mục sao của ông. Tuy nhiên sau này, chòm Antinous đã bị ghép lại với chòm Aquila còn chòm Coma Berenices (mái tóc của hoàng hậu Berenices) trở thành một trong 88 chòm sao chính thức ngày nay
    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 14:51 ngày 02/05/2004
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    b]1.2 Sự phân chia các chòm sao mới ở bầu trời phương Nam
    Vào thế kỷ 16, các nhà hàng hải châu Âu đã tiến hành những cuộc thám hiểm đến những vùng đất Nam Bán Cầu. Những chuyến đi của hạm đội Hà Lan cùng với sự đóng góp của Petrus Plancius, Pieter Dirkszoon Keyser, Frederick de Houtman đã lập nên danh mục những vì sao thuộc bầu trời phương Nam chưa được những nhà thiên văn cổ Hy Lạp biết đến. Những chuyến thám hiểm của Pieter Dirkszoon Keyser và Frederick de Houtman đã đóng góp cho Thiên Văn Học thế giới thêm 12 chòm sao phương Nam :
    Apus : Chim Thiên Đường
    Chamaleon : Con Tắc Kè
    Dorado : Cá Kiếm
    Grus : Con Sếu
    Hydrus: Rắn Nước
    Indus : Người Indian
    Musca : Con ruồi
    Pavo : Con Công
    Phoenix : Chim Phượng Hoàng
    Triangulum Australe : Tam Giác Phương Nam
    Tucana : Chim Tu-căng
    Volan : Cá Chuồn
    Những chòm sao trên được mọi người thời bấy giờ biết đến rộng rãi sau khi được nhà thiên văn người Đức Johann Bayer liệt kê trong tác phẩm Uranometria xuất bản năm 1603.
    Trong thời gian này, Petrus Plancius, nhà thiên văn Hà Lan cũng đã phân định và đặt tên cho 3 chòm sao mới :
    Columba : Chim Bồ Câu
    Monoceros : Con Kỳ Lân (ngựa có sừng)
    Camelopardalis : Hươu Cao Cổ
    Cả 3 chòm sao này đều thuộc vào vùng trời đã được quan sát bởi các nhà thiên văn Hy Lạp cổ. Đây là tập hợp các ngôi sao mờ mà chưa được Ptolemy đề cập đến hoặc được tách ra từ những chòm sao cũ. Hai chòm sao Columba và Monoceros nằm ở bầu trời phương Nam còn chòm Camelopardalis nằm khá gần thiên cực Bắc
    Chòm Crux (Chữ Thập Phương Nam) trước đây được coi là một phần của chòm Centaurus, với những nhà thiên văn Hy Lạp cổ, các sao thuộc vùng trời này luôn nằm gần đường chân trời. Tuy nhiên, đối với những nhà thám hiểm thế kỷ 16, các sao thuộc chòm này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thời gian và phương hướng. Vào năm 1679, Augustine Royer đã tách riêng và đặt tên cho chòm sao này. Đây là chòm nhỏ nhất trong số 88 chòm sao
    1.4 Sự phân chia các chòm sao mờ ở bầu trời phương Bắc
    Bầu trời phương Bắc trong một thời gian dài tưởng như đã được bao phủ đầy đủ bởi các chòm sao có tên trong thần thoại Hy Lạp thì đến cuối thế kỷ 17 đã được bổ xung bởi những quan sát của nhà thiên văn Ba Lan Johannes Hevelius (1611 ?" 1687). Với các quan trắc được thực hiện vô cùng tỷ mỷ tại Danzig, Ba Lan, Hevelius đã công bố một bản đồ sao có thể được coi là chính xác nhất đối với những quan trắc tiến hành bằng mắt thường. Tác phẩm Prodromus Astronomiae của Hevelius đã được xuất bản vào năm 1690 (sau khi ông mất). Tác phẩm này đã liệt kê tất cả 1564 ngôi sao. Trong tác phẩm này Johannes Hevelius đã phân định và đặt tên cho 7 chòm sao mới :
    Canes Venatici : Chó Săn
    Lacerta : Con Thằn Lằn
    Leo Minor : Sư Tử Nhỏ
    Lynx : Mèo Rừng
    Scutum : Cái Khiên
    ***tans : Kính ***tans
    Vulpecula : Con Cáo
    Các chòm sao này đều nằm ở bán cầu bắc và đều rất mờ
    1.4 Sự phân chia các chòm sao mờ ở bầu trời phương Nam
    Việc đặt tên các chòm sao cuối cùng trong danh sách 88 chòm sao chính thức là công lao của nhà thiên văn học người Pháp Abbe Nicolas Lacaille. Năm 1750, de Lacaille tiến hành những quan sát thiên văn tại dãy núi Table, Nam Phi. Trong khoản một năm, với chiếc kính thiên văn đường kính 1,5 inch, ông đã đo đạc vị trí của khoảng 10000 ngôi sao. Năm 1754, de Lacaille trở về Pháp và năm 1756, ông xuất bản danh mục sao của bầu trời phương Nam. Trong danh mục sao này, Abbe Nicolas Lacaille đã phân định và đặt tên 14 chòm sao mới thuộc bầu trời phương Nam. Các chòm sao này đều rất mờ. Trong số 14 chòm sao này thì 3 chòm tôn vinh các hoạt động nghệ thuật, 10 chòm còn lại được đặt tên theo các dụng cụ khoa học còn một chòm được đặt tên theo địa danh, cụ thể như sau :
    3 chòm sao tôn vinh các hoạt động nghệ thuật :
    Caelum : cái đục
    Pictor : giá vẽ
    Sculptor : nhà điêu khắc
    10 chòm sao đặt tên theo các dụng cụ khoa học :
    Antlia : máy hơi nước (the air pump)
    Circinus : cái compa
    Fornax : cái lò, dùng trong thí nghiệm hoá học
    Horologium : đồng hồ quả lắc, một phát minh của nhà thiên văn người Hà Lan Christian Huygens
    Microscopium : kính hiển vi
    Normal : cái êke
    Octans : tên một dụng cụ dùng trong thiên văn và hàng hải, được John Hadley phát minh
    Pyxis : cái la bàn
    Reticulum : tên một dụng cụ trong thiên văn
    Telescopium : kính viễn vọng
    1 chòm sao được đặt tên theo địa danh :
    Mensa : núi Table (Table Mountain) tên ngọn núi nơi làm việc của Abbe Nicolas Lacaille
    Bên cạnh việc đặt tên mới cho 14 chòm sao, de Lacaille còn chia nhỏ chòm sao Argo Navis thành 3 chòm sao sau :
    Carina : Sống tàu Argo
    Puppis : Đuôi tàu Argo
    Vela : Cánh buồm
    Theo một số tài liệu thì Argo Navis được chia thành 4 phần bao gồm 3 chòm sao trên và chòm Pyxis. Tuy nhiên nói một cách tổng quát, những chòm sao trên đều được de Lacaille đặt tên và phân định
    1.5 Việc công bố danh sách chính thức của Tổ Chức Thiên Văn Quốc Tế
    Năm 1922, Tổ Chức Thiên Văn Quốc Tế (International Astronomy United) đã tổ chức cuộc họp trong đó thống nhất về danh sách 88 chòm sao chính thức được sử dụng trong thiên văn học hiện đại cũng như chỉ rõ cách gọi tên các chòm sao, cách gọi tên các sao trong chòm và ranh giới của các chòm sao. Vào năm 1930, Eugène Delporte nhà thiên văn học người Bỉ đã xuất bản tác phẩm Délimitation Scientifique des Constellations trong đó có nói đến bản đồ sao hiện đại và vạch ra ranh giới phân định vùng trời giữa các chòm sao.
    Trong một thời gian dài, khái niệm chòm sao được biết đến như những ?ohình ảnh tưởng tượng? những sinh vật hoặc đồ vật từ những ngôi sao và đường nối tưởng tượng giữa chúng. Tuy nhiên trong Thiên Văn Học hiện đại thì các chòm sao được hiểu là ?onhững vùng trời?. Những vùng này được phân định ranh giới rõ ràng tương tự như những Quốc Gia trên Thế Giới
    Tên của 88 chòm sao chính thức đã được đề cập đến trong các phần trên, trong khuôn khổ tài liệu này không liệt kê chi tiết về tên viết tắt, cách gọi tên các sao trong 1 chòm, các bạn có thể tìm những thông tin này ở rất nhiều trang web, dưới đây là một số địa chỉ
    http://www.cosmobrain.com/cosmobrain/res/constellations.html
    http://webs.byu.edu/christensen/Physics%20127/Figures/Knowing%20the%20Heavens/Constellation%20List.htm
    Trong tài liệu này cũng không có bản đồ sao, trên internet, các trang web cung cấp bản đồ sao là rất nhiều, các bạn có thể tìm bản đồ sao ở một số trang web với các từ khóa như ?ostar chart?, ?osky map?. Dưới đây là đường link để download file pdf trình bày một bản đồ sao khá rõ ràng và đầy đủ :
    www.astro.uiuc.edu/~uias/documents/equatorial.pdf
    file có dạng pdf, dung lượng khoảng 600KB
    Nội dung của phần 1 được viết dựa trên nội dung của tài liệu tại hai địa chỉ link sau :
    http://users.macunlimited.net/ianrid/startales/startales1a
    http://astroinfo.ro/carti/LoreofStars.pdf
    file có dạng pdf khoảng 92 KB
    2. Các hệ tọa độ thiên văn
    Nội dung phần này sẽ trình bày về cách xác định một điểm trên bầu trời (cũng tương tự như việc xác định một địa điểm trên trái đất dựa vào kinh tuyến và vĩ tuyến). Vì phải dùng đến một số khái niệm như Thiên Cầu, Hoàng Đạo cho nên tôi sẽ giành phần đầu của chương để giải thích những khái niệm này. Nội dung của phần này là trích dẫn một số đoạn từ trang 22 đến trang 27 tác phẩm ?oLịch hai thế kỷ và các Lịch Vĩnh Cửu? của tác giả Lê Thành Lân[/b] xuất bản năm 1995. Như đã trình bày ở trên, trong tài liệu này tôi rất hạn chế post ảnh trực tiếp, các bạn có thể tham khảo thêm các hình vẽ minh họa các khái niệm trên trong topic ?oBan có biết ? (bí ẩn các vì sao)? box thienvanhoc theo đường link sau :
    http://ttvnol.com/thienvanhoc/273027/trang-1.ttvn
    Các hình vẽ minh họa các khái niệm như thiên cầu, thiên đỉnh nằm ngay tại trang đầu của topic. Trong phần hai của chương này tôi sẽ trình bày về hệ tọa độ được sử dụng chính thức để xác định vị trí các vật thể thiên văn : Equatorial Coordinate System (tôi tạm gọi là hệ tọa độ tuyệt đối). Rất tiếc là tôi chưa trình bày kỹ trong tài liệu lần này về hệ tọa độ tương đối với các khái niệm như : đường chân trời (horizon), thiên đỉnh (zenith). Sự thiếu sót này sẽ được bổ xung sau
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1

    2.1 Một số khái niệm về tọa độ trời
    Vào ban đêm, quan sát thật lâu ta thấy hàng nghìn ngôi sao lấp lánh, dường như gắn bó chặt chẽ với nhau làm thành một vòng trời - Thiên Cầu, cùng quay xung quanh sao Bắc Cực (Thiên Cực Bắc), sao ở gần thì quay thành một vòng tròn, sao ở xa thì mọc ở phương Đông rồi lặn ở phương Tây. Ấy là do Trái Đất tự quay quanh mình nó, một ngày một đêm thì được một vòng; chúng ta đứng yên trên Trái Đất cứ tưởng Trái Đất đứng yên, còn thiên cầu thì quay tròn. Ảo giác đó cho ta nhận biết chuyển động tương đối của Thiên Cầu đối với Trái Đất. Đó là nhật động (chuyển động trong ngày). Trục quay của Thiên Cầu đi qua thiên cực Bắc gọi là trục vũ trụ
    Quan sát nhiều ngày liên tiếp vào lúc Mặt Trời lặn hoặc lúc Mặt Trời mọc, ta sẽ thấy vào những ngày khác nhau Mặt Trời mọc hoặc lặn gần các sao khác nhau, tức là nó dịch chuyển chậm trên Thiên Cầu, từ tây sang đông, ngược chiều nhật động, như con cá bơi ngược dòng sông. Đó là do Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Một cách tương đối, ta coi là Trái Đất đứng yên, còn Mặt Trời thì chuyển động; hàng ngày Mặt Trời mọc ở phương đông và lặn ở phương tây. Hướng về Bắc Cực, ta thấy Mặt Trời quay từ phải sang trái, ngược chiều kim đồng hồ. Chuyển động này tạo nên chu kỳ sáng tối, chu kỳ ngày đêm : hình thành một đơn vị thời gian rất quan trọng là ngày. Chu kỳ này được gọi là ngày sao, có độ dài là 23 giờ 56 phút 4 giây. Nói một cách chính xác : ngày sao là thời gian Trái Đất tự quay tròn một vòng so với các sao, hoặc là thời gian một ngôi sao trở lại kinh tuyến địa phương
    Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình elip trên mặt phẳng hoàng đạo với tốc độ không đều và với chu kỳ là 365,256361 ngày (365 ngày 6 giờ 9 phút 9,5 giây). Chu kỳ này được gọi là năm vũ trụ. Nói một cách chính xác, năm vũ trụ là thời gian cần thiết để từ một điểm cố định, Mặt Trời quay được 360o
    Quỹ đạo của Mặt Trời trong một năm trên Thiên Cầu được gọi là Hoàng Đạo. Vùng phụ cận của hoàng đạo về cả hai phía, mỗi phía 8o vĩ được gọi là Hoàng Đới
    Mặt phẳng vuông góc với Trục Vũ Trụ cắt Thiên Cầu theo một vòng tròn lớn, vòng tròn này được gọi là xích đạo trời.
    Điểm mốc quan trọng là một trong hai điểm cắt của hoàng đạo với xích đạo trời. Khi Mặt Trời từ Nam lên Bắc đi tới điểm cắt đó là thời điểm Xuân Phân, hôm đó là ngày giữa xuân, ngày đêm dài ngắn bằng nhau, khí hậu mát mẻ, không nóng, không lạnh, ta gọi điểm đó là 0o

    2.2 Equatorial Coordinate System : Hệ tọa độ tuyệt đối
    Hệ tọa độ tuyệt đối sử dụng hai mốc để xác định tọa độ là xích đạo trời và điểm xuân phân. Một vị trí trên thiên cầu sẽ được xác định qua hai tham số sau :
    + DEC (Declination) : chỉ góc lệch so với xích đạo trời. Những điểm nằm trên Bắc Bán Cầu có giá trị DEC dương, những điểm nằm trên Nam Bán Cầu có giá trị DEC âm. DEC tương tự như vĩ độ trên Trái Đất.
    Đơn vị của DEC là độ. Điểm nằm trên xích đạo trời có DEC = 0o, thiên cực Bắc có DEC = 90o, thiên cực Nam có DEC = -90o
    + RA (Right Ascension) : chỉ góc lệch so với điểm xuân phân. Đơn vị của RA là giờ (từ 0 ?" 24) hoặc độ (từ 0 ?" 360)

    RA được ký hiệu là ký tự alpha, DEC được ký hiệu là ký tự delta
    Ngoài hệ tọa độ trên còn hệ tọa độ tương đối phụ thuộc vào thời điểm và vị trí quan sát. Tuy nhiên tôi không trình bày về hệ tọa độ tương đối trong khuôn khổ tài liệu này. Các bạn có thể tham khảo tại địa chỉ link sau :
    http://www.astro.virginia.edu/~teacha/130_manual/node9.html
    3 Các chòm sao Hoàng Đạo
    Nội dung của phần này sẽ trình bày các khái niệm về Cung Hoàng Đạo, các chòm sao Hoàng Đạo và sự sai khác của những khái niệm trên từ lúc hình thành cho đến thời điểm hiện tại. Trong nội dung tiếp theo, cần phải phân biệt rõ hai khái niệm : Thiên Văn Học và Chiêm Tinh Học
  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    3.1 Sự hình thành khái niệm về các cung Hoàng Đạo
    Như ở trên đã nói, quỹ đạo của Mặt Trời trong một năm trên Thiên Cầu được gọi là Hoàng Đạo. Vùng phụ cận Hoàng Đạo về cả hai phía, mỗi phía 8o vĩ (DEC) được gọi là Hoàng Đới. Hoàng Đới được những nhà Thiên Văn phương Tây cổ chia thành 12 phần bằng nhau gọi là 12 cung hoàng đạo
    Trong nội dung tài liệu này không có hình minh họa chi tiết cho những điều trên, các bạn có thể tham khảo hình minh họa về Hoàng Đạo, Hoàng Đới trong topic ?oBạn có biết ? (bí ẩn các vì sao)? tại trang 1 và 2 theo địa chỉ link sau :
    http://ttvnol.com/thienvanhoc/273027/trang-1.ttvn
    Điểm xuân phân được chọn là điểm đầu tiên của 12 cung Hoàng Đạo, điểm này ứng với đầu cung Aries (Bạch Dương), từ đó thuận theo thiên độ thì lần lượt đến các cung Taurus, Gemini, Cancer, Leo, Virgo, Libra, Scorpius, Sagittarius, Aquarius và Pisces. Mỗi cung có chiều rộng bằng nhau và bằng 30o. Tên mỗi cung được đặt theo tên một chòm sao nằm trong vùng trời có cung đó vào thời điểm cách đây 2000 năm
    Khái niệm 12 cung hoàng đạo ngày nay chủ yếu được nhắc tới trong chiêm tinh học - Astrology. Theo chiêm tinh học, tử vi một người sẽ tương ứng với cung Hoàng Đạo chứa Mặt Trời vào ngày sinh của người đó, cụ thể như sau :
    01. 21/03 ?" 19/04 : Aries (Bạch Dương)
    02. 20/04 - 20/05 : Taurus (Kim Ngưu)
    03. 21/05 ?" 21/06 : Gemini (Song Tử, Song Nam)
    04. 22/06 ?" 22/07 : Cancer (Cự Giải)
    05. 23/08 ?" 22/09 : Leo (Sư Tử)
    06. 23/07 ?" 22/08 : Virgo (Xử Nữ)
    07. 23/09 ?" 23/10 : Libra (Thiên Bình)
    08. 24/10 ?" 21/11 : Scorpius (Thiên Yết, Bọ Cạp)
    09. 22/11 ?" 21/12 : Sagittarius (Nhân Mã)
    10. 22/12 ?" 19/01 : Capriconus (Ma Kết)
    11. 20/01 ?" 18/02 : Aquarius (Bảo Bình)
    12. 19/02 ?" 20/03 : Pisces (Song Ngư)
    3.2 Ảnh hưởng của hiện tượng tuế sai đến các cung hoàng đạo
    Trục Vũ Trụ (trục đi qua Thiên Cực Nam và Thiên Cực Bắc) cũng chuyển động và vạch nên một hình nón tưởng tượng với chu kỳ là 25800 năm, hiện tượng này gọi là hiện tượng Tuế Sai ?" Precession.
    Hiện tượng Tuế Sai khiến cho điểm xuân phân cũng dịch chuyển mỗi năm khoảng 50,256 giây (RA). Do khái niệm các cung Hoàng Đạo ra đời cách đây khoảng 2000 năm cho nên đến nay, điểm xuân phân đã lệch đi khoảng 30o, điều này có nghĩa là cung Aries sẽ tương ứng với vùng trời có chòm sao Pisces, cung Taurus sẽ tương ứng với vùng trời có chòm sao Aries ? Nếu nhìn vào bản đồ sao, ta thấy điểm xuân phân (DEC =0o, RA = 0o) sẽ nằm trong vùng trời có chòm sao Pisces. Điều này có nghĩa là vào ngày 21/03, Mặt Trời sẽ không nằm trong vùng trời chứa các ngôi sao của chòm Aries mà nằm trước các ngôi sao của chòm Pisces. Tuy nhiên Chiêm Tinh Học không để ý đến điều này, những người sinh trong thời gian từ 21/03 ?" 19/04 vẫn thuộc cung Aries ?" Bạch Dương trong khi thực tế thì vào ngày 21/03 Mặt Trời nằm trong vùng trời thuộc chòm sao Pisces, ta có thể dùng các phần mềm giả lập để kiểm tra điều này
    3.3 Sự tương ứng giữa các cung Hoàng Đạo và các chòm sao Hoàng Đạo
    Cách đây 2000 năm (khi điểm xuân phân còn nằm trước các ngôi sao của chòm Aries), các nhà thiên văn cổ đại chia Hoàng Đới thành 12 phần bằng nhau, mỗi phần được đặt tên theo một chòm sao nằm trong vùng trời đó. Tuy nhiên, nhìn vào bản đồ sao ta cũng thấy có sự khác về kích thước, số các ngôi sao trong 1 chòm. Có những chòm sao rất nhỏ như Aries, Cancer nhưng cũng có những chòm rất to như Pisces, Scorpius ? Điều này có nghĩa là kích thước của các chòm sao không hề tương ứng với độ lớn của cung Hoàng Đạo. Năm 1922, ranh giới giữa các chòm sao đã được chính thức phân định bởi Tổ Chức Thiên Văn Quốc Tế (xem phần 1.5). Lúc này khái niệm về các chòm sao ?" constellation không còn là tập các ngôi sao với những hình nối tưởng tượng mà đã trở thành các vùng trời được phân định với nhau bằng các đường biên rõ ràng. Điều này dẫn đến việc đường Hoàng Đạo sẽ đi qua vùng trời của chòm sao Ophiuchus. Xét theo quan điểm thiên văn học ?" astronomy (phân biệt với quan điểm của chiêm tinh học - astronogy), vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, khoảng thời gian mà Mặt Trời nằm trong vùng trời của các chòm sao cụ thể như sau :
    Capricornus 19/01 ?" 15/02
    Aquarius 16/02 ?" 11/03
    Pisces 12/03 ?" 18/04
    Aries 19/04 - 13/05
    Taurus 14/05 - 19/06
    Gemini 20/06 - 20/07
    Cancer 21/07 - 09/08
    Leo 10/08 - 15/09
    Virgo 16/09 - 30/10
    Libra 31/10 - 22/11
    Scorpius 23/11 - 29/11
    Ophiuchus 30/11 - 17/12
    Sagittarius 18/12 - 18/01
    (Bảng trên được trích dẫn từ trang web có địa chỉ link
    http://www.griffithobs.org/SkyOphiuchus.html)
    Qua bảng trên ta thấy sự khác nhau về Hoàng Đạo giữa astronomy - Thiên Văn Học và astronogy ?" Chiêm Tinh Học. Sự sai khác này bắt nguồn từ yếu tố khách quan là hiện tượng tuế sai và yếu tố chủ quan là sự phân định rõ ràng danh giới giữa các chòm sao (Vào thời điểm cách đây 2000 năm thì không có sự sai khác này). Tóm lại, kết thúc phần trình bày này, tôi xin nhấn mạnh sự khác nhau giữa khái niệm ?oCung Hoàng Đạo? (zodiac sign) và khái niệm ?ocác chòm sao Hoàng Đạo? giữa Thiên Văn Học (Astronomy) và Chiêm Tinh Học (Astronogy)
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Hiện nay tài liệu tháng 5 đã được biên soạn dưới dạng *.doc và *.pdf, các bạn có thể yêu cầu tài liệu tháng 5 (và cả tài liệu tháng 4) bằng cách gửi mail tới địa chỉ sau :
    clbthienvan_tailieu@yahoo.com
    Về chi tiết xin xem hướng dẫn ở bài viết phía trên.
    Tài liệu chủ đề tháng 5 có dung lượng cụ thể như sau :
    Chu_de_thang_nam.doc : 156 KB
    Chu_de_thang_nam.pdf : 235KB
    Dưới đây là danh sách những địa chỉ email đã được gửi tài liệu trong tháng 4 :
    whitedeath117@yahoo.com *.pdf
    fairydream81@yahoo.com *.pdf
    antichrixt@cybervn.net *.doc
    Chủ đề tháng 5 cũng đã được gửi đến các địa chỉ email trên theo những định dạng tương ứng vào ngày 27/04/2004
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Chủ đề tháng 6
    Tác giả: Nohellandheaven
    Con người và Vũ trụ​
    Chúng ta đang cùng nhau chu du trong vũ trụ trên 1 hành tinh bé nhỏ, 1 thiên thể của hệ mặt trời nằm ở gần rìa một thiên hà xoắn ốc trong vô vàn các thiên hà của vũ trụ. Tất cả đều đang tham gia vào một vũ điệu quay cuồng, các hành tinh, các ngôi sao và ngay cả các thiên hà không ngừng chuyển động theo những quy luật mà chúng ta đã biết hoặc chưa biết. Thời cổ xưa, bằng những hiểu biết rất hạn chế của mình con người đã từng cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ, luôn được hưởng các đặc ân từ thượng đế nhưng cho đến nay như chúng ta đã biết vũ trụ là vô hạn, không có tâm, mọi vị trí trong vũ trụ bình đẳng như nhau vì vậy câu hỏi chúng ta đang nằm ở vị trí nào trong vũ trụ trở nên vô nghĩa.
    Con người luôn bị thách thức và lôi cuốn bởi những cái vô hạn khi nhìn lên bầu trời hay đi sâu vào bên trong các nguyên tử nhưng trí tuệ của chúng ta chưa bao giờ bị khuất phục, chúng ta vẫn nhẫn nại từng bước tiến trên con đường đi tới những chân trời mới rộng mở và sáng sủa hơn đến chừng nào chúng ta còn tồn tại...
    I. Các nấc thang vũ trụ quan :
    Mặt trời, mặt trăng, các vì sao cùng bầu trời bao la đã luôn tồn tại cùng với con người kể từ khi họ có ý thức về mọi sự vật xung quanh mình. Theo thời gian, sự nhận thức của con người không ngừng thay đổi và ngày cang phát triển. Từ vai trò thụ động tiếp nhận tự nhiên như nó vốn có, chúng ta đã biết đặt ra những câu hỏi và tự đi tìm câu trả lời về những sự vật, hiện tượng vẫn diễn ra hàng ngày mà mình quan sát thấy. Cho đến ngày nay, loài người đã trải qua rất nhiều chặng đường và đã để lại một kho tàng tri thức hết sức phong phú, kho tàng tri thức này giống như một chiếc thang có vô số bậc mà ở đó loài người đã từng bước đi lên, nấc trước nằm ở dưới làm điểm tựa để chúng ta bước lên những nấc trên một cách vững chắc...
    I.1. Vũ trụ thần linh
    Xuất hiện cách đây vài trăm ngàn năm cùng với sự ra đời của ngôn ngữ. Con người chỉ đơn thuần nhận thức vạn vật xung quanh như những thực thể độc lập, có đời sống riêng, có tuy duy riêng. Con người sống hết sức tự nhiên từ lúc sinh ra đến khi qua đời. Các hiện tượng như nắng, mưa, ngày, đêm, gió bão... được gắn với các vị thần. Mỗi vị thần có chức năng riêng của mình, họ cũng cư xử và hành động như con người bởi vậy con người có thể giao tiếp với thần linh, cầu xin mưa thuận gió hoà bằng các hình thức tế lễ, cầu khấn...
    Với tri thức hạn chế của mình, họ không nắm bắt được những quy luật vận động của thế giới nên đã hình dung ra vô số các vị thần : thần đất, thần cây, thần sông, thần biển, thần núi, trăng, sao...
    I.2. Vũ trụ thần thoại : Ra đời khoảng 10.000 năm trước.
    Theo thời gian, nhờ tích luỹ những kinh nghiệm do quan sát và tổng hợp bằng tư duy, con người đã cảm nhận được rằng các vị thần không thể ?~tuỳ hứng?T quyết định các hành vi của mình mà thực tế là có những ?~thế lực?T ngầm nào đó quy định và chi phối những hành vi đó, dần dần họ đã thiết lập nên một sợi dây liên hệ giữa những hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và bởi vậy đã khiến thế giới các vị thần trở nên phức tạp đồng thời họ cũng có thêm nhiều quyền năng mới.
    Lúc này các vị thần không còn đứng độc lập thực hiện những công việc riêng rẽ nữa, họ đã được sắp xếp tham gia vào các bộ máy, xã hội, tổ chức phức tạp để cai quản và vận hành thế giới.
    Mỗi nền văn hoá lại thiết lập cho mình một hệ thống xã hội thần thoại riêng nhưng tất cả đều hàm chứa trong nó hình ảnh về xã hội của con người với những mối quan hệ phức tạp. Các vị thần cũng mang trong mình những ham muốn, tình yêu, lòng hận thù, căm ghét. Cùng với những vũ trụ thần thoại là sự ra đời của tôn giáo, tín ngưỡng với những niềm tin vào những quyền lực thần thánh.
    Thần thoại Babilon
    Vị thần khởi thuỷ Tianat
    Thần mặt trời Anu
    Thần vực thẳm Apsu
    Thần đất Ea...
    Sau những mối quan hệ hỗn loạn giữa các vị thần đã cho ra đời một xã hôi gồm khoảng 600 vi thần. Giữa họ luôn diễn ra tranh chấp, cãi cọ, chiến tranh để giành lấy lãnh địa cai quản cho mình.
    Thần thoại Ai cập
    Thần khởi thuỷ Atoum
    Thần mặt trời Rã
    Thần đất Geb
    Thần không khí Shu
    Nữ thần Nout có cơ thể tạo thnàh vòm trời...
    Xã hội này gồm khoản 800 vị thần được tổ chức và phân chia công việc cụ thể, điều hành mọi vận động của trời đất.
    Xã hội thiên đình của Trung Hoa
    Mô phỏng theo triều đình phong kiến Trung Quốc, xã hội thần thoại là một bộ máy được tổ chức thành nhiều cấp, đứng đầu là Ngọc Hoàng, bên dưới là vô số các quan chức của bộ máy hành chính có nhiệm vụ chăm lo mọi công việc dưới trần gian.
    Vũ trụ thần thoại ra đời đã cho thấy một bước tiến mới trong nhận thức của nhân loại về vũ trụ. Từ vai trò thụ động trước tự nhiên, con người phần nào đã biết quan sát và tổng hợp các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Trong thời kỳ này đã xuất hiện những thành tựu đáng kể như việc xây dựng kim tự tháp của người Ai cập, sự thiết lập các bản đồ sao, cho ra đời lịch và tiên đoán thời gian diễn ra nguyệt thực của người Babilon... Mặc dù những thành tựu này vào thời kỳ đó chỉ được nhìn nhận dưới con mắt tín ngưỡng ?" tôn giáo, không mang nhiều ý nghĩa khoa học nhưng đã cho thấy một bước nhảy trong nhận thức của con người.
    I.2. Vũ trụ học duy lý
    Khoảng thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, một nền văn minh phát triển rực rỡ với các thành tựu khoa học vĩ đại đã ra đời, đó là nền văn minh Hy Lạp. Các môn khoa học không ngừng ra đời và phát triển mạnh mẽ, những nghiên cứu về các hiện tượng sinh học, khí tượng - địa chất, cấu trúc của vật chất, các hình học trong không gian... đã thu được nhiều thành công và là nền tảng cho những phát triển của xã hội loài người tới tận ngày hôm nay. Tư tưởng về phần tử nhỏ nhất cấu thành nên vật chất của Leucippe và Democrite, những định lý và tiên đề toán học của Pythagore và Euclide, rồi đến những học thuyết vũ trụ hình học lần lượt ra đời.
    I.2.1 Mô hình vũ trụ toán học của Pythagore
    Với đặc trưng toán học đơn thuần. Pythagore đã đưa ra mô hình vũ trụ toán học với những hình học và con số hoàn hảo.
    Theo ông vũ trụ được chi phối bởi các con số và hình học hài hoà, chúng phản ánh sự hoàn thiện của chúa trời.
    Với những lý luận như vậy ông cho rằng trái đất phải có hình cầu, một hình học chuẩn mực. Nằm ở trung tâm vũ trụ là một ngọn lửa lớn không thể nhìn thấy, quay xung quanh nó là 10 vật thể theo 10 đường tròn tuyệt đẹp đó là những vật thể sau :
    Đối trái đất - Trái đất - Mặt trăng - Mặt trời - Sao Thuỷ - Sao Kim - Sao Hoả - Sao Mộc - Sao Thổ - Mặt cầu sao ngoài cùng.
    I.2.2. Vũ trụ địa tâm Platon
    Chúng ta được biết đến Platon như một nhà triết học duy tâm điển hình, có lẽ bởi vậy mà vũ trụ ông đưa ra cũng không nằm ngoài lối mòn đó. Với tư tưởng rằng con người chính là đứa con cưng của thượng đế và được thượng đế ưu ái cho vị trí trung tâm của vũ trụ, cùng với sự tiếp nhận những hình học hoàn hảo của Pythagore, ông cho rằng trái đất có dạng cầu và nằm tại trung tâm vũ trụ, các vì sao và các hành tinh nằm trên một mặt cầu duy nhất và mặt cầu này quay đều quanh trái đất.
    Đây là mô hình xuất phát từ lý trí thuần tuý của con người, nó không gắn liền với các quan sát thực tế bởi vậy không thể mô tả tốt cũng như tiên đoán được các hiện tượng tự nhiên.
    I.3. Vũ trụ khoa học
    Chỉ bằng lý trí, con người đã đưa ra những mô hình vũ trụ tuyệt vời, chúng được ca tụng bởi tư duy trong những hình học hoàn hảo, những con số ?~đặc ân?T, nhưng sự hoàn hảo của bầu trời do con người nghĩ ra cuối cùng đã bị bác bỏ vì vô số sai lệch so với quan sát sau này. Chúng ta lại phải tiếp tục con đường xây dựng các lý thuyết, mô hình mới mô tả tốt hơn. Dù sao thì các vũ trụ duy lý đã làm rạng danh trí tuệ của con người.
    Các vũ trụ khoa học ra đời biết gắn các mô hình vũ trụ với các quan sát thiên văn, họ đã biết kiểm chứng những mô hình vũ trụ để chứng minh tính đúng đắn của nó. Đến chừng nào chúng còn đúng trong chừng mực quan sát thì mô hình đó sẽ còn là vũ trụ đúng đắn.
    I.3.1. Mô hình địa tâm Ptoleme
    Người đầu tiên đưa ra ý tưởng gắn liền mô hình lý thuyết với quan sát thực tế là Eudoxe. Theo ông thì dù gì đi chăng nữa lý trí thuần tuý là không đủ. Với những quan sát sự chuyển động của các hành tinh ông đã đưa vào mô hình nhật tâm Platon những yếu tố mới để giải thích một cách hợp lý hơn vũ trụ nhìn thấy, đó là ông đưa thêm vào những mặt cầu mới cho các hành tinh, không còn chỉ đơn giản là 2 mặt cầu nữa. Với những quan sát của Eudoxe, vũ trụ đã có tới 30 mặt cầu. Tiếp nối bước chân của Eudoxe là Aristote, số mặt cầu ông đưa ra là 55. Cuối cùng vũ trụ đia tâm phát triển tới đỉnh điểm nhờ Ptoleme vào năm 140 trước công nguyên. Không chỉ có các mặt cầu của các hành tinh quay quanh trái đất, Ptoleme đã đưa thêm vào rất nhiều mặt cầu riêng mà trên đó các hành tinh cũng chuyển động quay gọi là ngoại luân. Điều này đã phần nào giải quyết tốt hiện tượng chuyển động lùi dị thường của các hành tinh. Vũ trụ địa tâm đã ra đời, tồn tại và thống trị tư tưởng nhân loại trong suốt hơn 15 thế kỷ.
    I.3.2. Mô hình nhật tâm Copecnic
    Người đầu tiên đề xuất ý tưởng vũ trụ nhật tâm là Aristarque vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên nhưng đã không có được sự ủng hộ khi đứng trước vũ trụ địa tâm. Mãi tới năm 1543, tức gần 2000 năm sau mới xuất hiện những tiếng nói hùng hồn đưa vũ trụ nhật tâm lên một bậc thang mới. Trong khi đó những kết quả quan sát mới đã làm mô hình địa tâm trở nên quá phức tạp với vô số ngoại luân.
    Và sau quãng thời gian quá dài chờ đợi, vũ trụ nhật tâm cuối cùng cũng ra đời và bước vào kho tàng trí tuệ của con người như một đứa con ưu tú. Người đã dày công nghiên cứu và xuất bản cuốn sách ?~Về sự quay của các thiên cầu?T là một linh mục phụ tá người Ba Lan, Nicolas Copernic.
    Trong mô hình nhật tâm :
    - Mặt trời nằm ở trung tâm vũ trụ.
    - Các hành tinh chuyển động đều quanh mặt trời theo các quỹ đạo tròn trên các mặt cầu, càng ở xa mặt trời thì chu kỳ chuyển động của các hành tinh càng lớn.
    - Trái đất là một trong số các hành tinh đó, nó chuyển động quanh mặt trời và tự quay quanh mình, mặt trăng chuyển động quanh trái đất.
    - Các ngôi sao đính trên mặt cầu ngoài cùng nằm bất động và rất xa mặt trời.
    Lần đầu tiên sự ưu tiên vị trí trung tâm của vũ trụ cho con người đã bị loại bỏ, nó mở đầu cho một loạt những sự kiện nối gót trong tương lai mà người ta gọi là ?~bóng ma Copernic?T.
    Vũ trụ vẫn chỉ vẻn vẹn trong một hệ mặt trời và được bao quanh bởi một thiên cầu pha lê bên trên có gắn các ngôi sao, các ngoại luân vẫn còn tồn tại bởi quỹ đạo tròn của các hành tinh không giải thích được chuyển động quan sát được. Các quan niệm về sự vận động của các guồng máy được chỉ huy bởi hệ thống các thiên thần vẫn còn nguyên giá trị, rồi với sự ra đời của những quan sát mới thì toà lâu đài tráng lệ, những hình học tuyệt đẹp của vũ trụ, sự vận hành trơn tru này sẽ không còn tồn tai bao lâu nữa. Ngay cả vị trí trung tâm của con người đã ngự trị hàng ngàn năm còn bị tước bỏ thì điều gì cũng có thể xảy ra...
    I.3.3. Vũ trụ là vô hạn
    Cho đến vũ trụ nhật tâm của Copernic vào thế kỷ 16 thì mặt cầu pha lê có đính các vì sao vẫn là giới hạn ngoài cùng của vũ trụ. Nhưng một con sóng ngầm đã xuất hiện chính từ ý tưởng rằng mặt cầu các vì sao quay với một tốc độ không đổi. Không ai khác là Copernic đã dẫn dắt chúng ta tới chân lý về một vũ trụ vô hạn, với suy luận rằng nếu mặt cầu ngoài cùng này quay thì vận tốc của nó phải là vô cùng lớn. Cho dù nó chỉ nằm xa hơn mặt cầu của sao thổ chút ít đi nữa thì như vậy cũng đủ xa để tốc độ quay là cực lớn. Mâu thuẫn này đã được giải quyết một cách rất đơn giản đó là cho trái đất quay quanh mình nó với một tốc độ không đổi còn mặt cầu sao kia hãy nằm yên. Với cách đó Copernic đã tạo một quan niệm hoàn toàn mới mẻ và không chỉ có vậy, ông còn đẩy mặt cầu sao ra rất xa so với mặt trời và trái đất. Vũ trụ lúc này đã rộng lớn hơn rất nhiều và hệ mặt trời bé nhỏ nằm lọt thỏm trong một không gian trống rỗng. Kết luận của Copernic xuất phát từ việc quan sát sự dịch chuyển tương đối giữa các ngôi sao, sử dụng phương pháp thị sai cho thấy góc thị sai của chúng là rất nhỏ bởi vậy chúng phải ở rất xa. Tiếp đến, vào năm 1576, nhà thiên văn người Anh Thomas Digges đã đề nghị vứt bỏ mặt cầu của các vì sao. Và một người khác là tu sĩ Giordano Bruno cũng đề xuất ý tưởng về một vũ trị vô hạn có vô số hệ mặt trời và các hành tinh tồn tại sự sống, kết quả là ông đã bị nhà thờ đưa lên giàn hoả thiêu năm 1600.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này