1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chủ đề trong tuần [2]: Bạn muốn làm nghề gì ? ?T? Discussion de la semaine (bêta) : Quels sont les m

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi PKaN, 03/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PKaN

    PKaN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề trong tuần [2]: Bạn muốn làm nghề gì ? T Discussion de la semaine (bêta) : Quels sont les métiers qui paient ? [03/03/08]

    Trong chủ đề tuần trước chúng ta đã đề cập tới những khó khăn trong quá trình tìm kiếm chỗ ở của các bạn du học sinh tại Pháp. Nếu như "an cư" là vấn đề trước mắt thì "lạc nghiệp" lại là một câu hỏi dài hơi hơn rất nhiều, đòi hỏi một sự chuẩn bị kĩ càng về kiến thức, tinh thần cũng như kinh nghiệm?


    1. Tạp chí Le Nouvel Observateur số ra tuần trước đã dành hẳn 24 trang chuyên đề để nói về những nghề được cho là hấp dẫn và mang lại nhiều cơ hội nhất hiện nay tại Pháp, kèm theo đó là những khóa đào tạo phù hợp nhất để có thể theo đuổi những nghề "đắt giá" này. Danh sách 17 ngành-nghề mà Nouvel Obs đưa ra tham khảo tương đối rộng, bao gồm những lĩnh vực chủ yếu sau :

    - Tài chính - ngân hàng - kiểm toán (banque - finance - au***)
    - Luật (droit)
    - Thương mại, quảng cáo, marketing (commerce, vente, publicité)
    - Y - dược (médecine, pharmacie)
    - Tin học - viễn thông - nghe nhìn (informatique - télécommunication - audiovisuel)
    - Năng lượng (énergie)
    - Du lịch (tourisme)
    - Giảng dạy - nghiên cứu (enseignement, recherche)
    - Thư kí, kiểm toán (secrétariat, comptabilité)
    - Xây dựng (bâtiment)
    - Các lĩnh vực khác : cơ quan nhà nước (fonction publique), nghề thủ công (artisanat), thể thao (management sportif, gestion d?Téquipements), báo chí - xuất bản (journalisme, é***ion)


    Với một danh sách như vậy ta có cảm giác rằng nghề nào cũng "ngon ăn" cả, nhưng thực tế không hẳn như vậy. Thứ nhất, những nghề được nêu ra chủ yếu nằm trong lĩnh vực dịch vụ - đây là đặc điểm của một nền kinh tế đã phát triển như nước Pháp - nông nghiệp và công nghiệp gần như không còn chỗ đứng. Thứ hai, đây là những nghề đang cần lao động và đang thu hút lao động - nghĩa là mức độ cạnh tranh tương đối cao và muốn tìm được chỗ đứng trong những nghề này thì đòi hỏi phải có bằng cấp và chuyên môn nhất định. Với mỗi nghề được nói đến, Nouvel Obs đều đưa ra những bằng cấp được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Nhìn chung, bằng của các trường lớn (Grandes Ecoles) vẫn luôn được trọng dụng nhất, kế đến là bằng của những khóa đào tạo chuyên biệt (magistère, master) hoặc nếu không thì những bằng chuyên nghiệp kiểu như BTS, DUT cũng rất được tìm kiếm.

    [​IMG]
    "Những tấm bằng có giá trị nhất" - Le Nouvel Observateur số ra ngày 21/02/08 với 24 trang đặc biệt nói về việc làm

    Một điểm nữa cần ghi nhận là để có được những mức lương lên tới hàng chục nghìn euro mỗi năm thì không chỉ cần có một tấm bằng tử tế mà còn phải có khả năng làm việc thực sự - "tout se mérite". Gần đây báo chí nói nhiều đến nghề trader (tạm dịch là "giao dịch viên tài chính") với mức lương và thưởng lên tới hàng trăm nghìn euro mỗi năm, nhưng đổi lại là một môi trường làm việc vô cùng khắc nghiệt, căng thẳng, không ngừng nghỉ và chỉ ngoài ba mươi tuổi là phải "về hưu". Tương tự, các bác sĩ, luật sư, kĩ sư cũng phải giải quyết một khối lượng công việc khổng lồ, thường xuyên phải làm quá giờ, làm thêm giờ, làm lệch giờ, làm việc cuối tuần và thậm chí ban đêm.


    2. Một bài viết đăng ngày 31/12/07 trên trang web của BKTIT nói về xu hướng việc làm của du học sinh :

    Không phải du học sinh nào cũng có chỗ công tác tốt, một công việc tương xứng với thời gian và tiền bạc mà bản thân, gia đình đã đầu tư khi học tại nước ngoài. Có lẽ cũng vì vậy, việc về nước hay ở lại luôn là vấn đề mà du học sinh trăn trở.

    Đi vì tương lai

    Bước chân vào bậc học phổ thông, không ít con em những gia đình có điều kiện về tài chính được hướng chọn một trường đại học, cao đẳng hay trường nghề ở nước ngoài thay vì chọn một trường tại Việt Nam.

    Tâm lý chung, môi trường học tập cũng như chất lượng đào tạo của những trường nước ngoài trội hẳn so với trong nước. Nhưng có lẽ, lý do lớn hơn cả là được tiếp xúc với nền văn hóa mới, có những trải nghiệm trong một môi trường mới.

    Như Hồng Thanh (cựu SV trường Webster - Thái Lan) đi du học chỉ vì tò mò muốn biết du học như thế nào, nước ngoài trông ra sao dù ban đầu không hề có dự định đi du học.

    Ngoài ra, còn có những bạn nằn nì xin gia đình cho đi du học bằng được chỉ đơn giản vì không "muốn thua chị kém em" với bạn bè trong lớp, muốn lấy "le" với mọi người.

    Với một số người khác thì đi du học vì ở đó có điều kiện học tập tốt, môi trường năng động đòi hỏi bản thân phải nỗ lực nhiều nếu không muốn bị "lạc" và bỏ rơi.

    Không chỉ có HS, SV mới nghĩ đến việc du học, ngay cả một số bạn đã đi làm cũng chọn con đường du học. Ngọc Hân đang làm cho công ty chứng khoán thì xin nghỉ với lý do đi du học ở Australia.
    Lý do quan trọng nhất trong việc quyết định đi du học của Hân là do thấy bạn bè sau khi du học trở về đều thành đạt, có việc làm tương đối tốt. "Bỏ ba năm để làm cho một công ty, dĩ nhiên là tùy thuộc vào năng lực bản thân, nhưng tốc độ thăng tiến và mức lương sẽ không cao.

    Nếu đi du học, khi trở về có ngoại ngữ tốt hơn, phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn, tự tin hơn, sẽ có thể đạt được nhiều thứ hơn. Hơn nữa, khi sống một thân một mình ở nước ngoài, sẽ hoàn toàn phải tự lực cánh sinh trong cuộc sống. Do đó, sau này dễ dàng thích nghi với môi trường mới, công việc mới dù lắm khắt khe" - Hân tâm sự.

    Tuấn Kiên cũng cho rằng: "Cùng một vị trí đảm nhiệm thì người có mác du học sẽ nhiều cơ hội hơn", thế nên anh chọn con đường học tiếp bằng Thạc sỹ ở Bỉ để khi trở về có giá hơn.

    Ngày trở về...

    Ở lại hay quay về là quyết định của mỗi cá nhân, tùy thuộc vào trình độ, khả năng, hoàn cảnh và mục đích của từng người. Một số du học sinh chọn ở lại vì "đã quen với lối sống cũng như tác phong làm việc ở đây".

    Quỳnh Thi (du học sinh tại Malaysia) cho biết "không nghĩ sẽ đầu quân cho một công ty nội địa vì muốn làm việc trong môi trường đa văn hóa".

    Vì vậy, sau khi tốt nghiệp ĐH Kinh tế tại Malaysia, Thi nhận làm bán thời gian cho văn phòng đại diện của 1 công ty đa quốc gia đặt tại nước này. Thi chia sẻ thêm "làm việc trong môi trường đa quốc gia là làm hết sức, chơi hết mình".

    Một phần nữa, lý do để du học sinh chọn đầu quân vào những công ty liên doanh hay 100% vốn đầu tư của nước ngoài bởi vì quy mô lớn và chuyên nghiệp hơn, có cơ hội thăng tiến và mức lương cao hơn các công ty nội địa.

    Chưa kể trường hợp, có bạn được điều chuyển về Việt Nam làm việc tại chính công ty đa quốc gia đó.

    Cũng có ý kiến ngược lại như Trần Thịnh, đang du học tại Nhật Bản, thì cho rằng: "Học xong thì làm ở đâu cũng được, quan trọng là chế độ đãi ngộ tốt và đương nhiên phải áp dụng được những gì mình đã học".

    Mặt khác, không ít du học sinh khi trở về nước đều nghĩ nếu không làm giám đốc, trưởng phòng cho công ty Việt Nam nào đấy thì ít nhất cũng phải là nhân viên trong 1 công ty nước ngoài.

    Một phần vì đã trót mang tiếng đi du học về, một phần vì không quen cách làm việc rề rà, ăn bớt thời gian hành chính để làm việc riêng của một số đơn vị quốc doanh.

    Không những thế, có trường hợp khi đưa ra ý tưởng quá mới mẻ thì bị từ chối vì "Tây" quá, không phù hợp.

    Từ đó, họ cảm thấy thất vọng, chán và mất cả khí thế làm việc. Cũng có người tâm sự rằng muốn xin vào làm cho cơ quan nhà nước nhưng "có xin mà không có cửa" nên công ty nước ngoài hóa ra lại dễ dàng "xâm nhập" hơn.

    Không ít bạn đã chọn cách làm trong cơ quan nhà nước vài năm để lấy kinh nghiệm rồi nhảy ra lập công ty riêng.

    Một du học sinh trở về từ Canada đã thẳng thắn "muốn được tự mình làm chủ, tự mình thực hiện những dự định ấp ủ từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, hay thậm chí để thực hiện những đề án không được chấp thuận trước đây".

    Theo T.Tâm, H. Bình (Lao Dong)

    [​IMG]
    Bài viết trên Le Nouvel Observateur nói về những tiềm năng của ngành tài chính - ngân hàng tại Pháp. Nhấn vào đây để xem bản rõ hơn.​

    3. Tóm lại, chúng ta đã rõ: ngay chính các nước phát triển cũng rất cần lực lượng lao động có trình độ, nếu có thể làm được trong những ngành mũi nhọn thì mức lương nhận được là rất hấp dẫn, tuy nhiên môi trường làm việc lại vô cùng cạnh tranh và khắc nghiệt, chưa kể những yếu tố văn hóa-xã hội có thể gây bất lợi cho người nước ngoài. Làm việc trong nước thì điều kiện và lương bổng có thể không bằng nhưng thị trường lại rộng mở, dễ tìm được công việc phù hợp, môi trường văn hóa gần gũi. Câu hỏi đặt ra: du học sinh sau khi tốt nghiệp nên ở lại hay nên về nước làm việc ? Tất nhiên câu trả lời không đơn giản: có luồng ý kiến cho rằng đã mất công đi học, bỏ tiền ra đầu tư thì phải ở lại nước ngoài để cho khỏi ?ophí?, về nước sẽ không ổn định và không phát huy được khả năng; luồng ý kiến khác lại cho rằng học xong nên về ngay, về càng sớm càng tốt bởi càng ngày sẽ càng có nhiều du học sinh quay trở về, lúc đó cạnh tranh sẽ gắt gao hơn, tìm việc sẽ khó khăn hơn, ngoài ra cũng nên về vì yếu tố môi trường, xã hội, gia đình sẽ giúp đỡ nhiều trong cuộc sống lao động; chưa kể đến rất nhiều bạn sinh viên ở nước ngoài khi được hỏi đến thì chỉ ấp úng trả lời ?ochưa biết? hoặc chơi nước đôi ?ohọc ra đi làm một thời gian, hợp thì làm tiếp, không thì về?. Vậy bạn, ý kiến của bạn về vấn đề này ra sao ?


    Bạn đang học ngành nào ? Vì sao bạn chọn ngành đó ? Bạn có dự định tìm việc làm trong lĩnh vực mình đang học ? Theo bạn, thế nào là một việc làm tốt ? Hiện nay những nghề nào có sức thu hút lớn nhất tại Pháp ? tại Việt Nam ? Những nghề nào nên tránh ? Bạn có cho rằng bằng cấp là yếu tố quyết định để tìm được một công việc có lợi ? Ngoài những bằng ?ocao hẳn? như kiểu Grande Ecole hoặc ?okhác hẳn? như kiểu BTS thì liệu những bằng ?olưng chừng? kiểu như Licence hoặc ?ocao quá? như Doctorat có đem lại gì không ? Bạn có sẵn sàng làm việc 18 giờ một ngày để được nhận lương cao ? Nếu bạn là du học sinh, bạn có dự định ở lại Pháp làm việc hay muốn về Việt Nam hay cũng ?ochưa biết? hoặc muốn ?othử xem? ? Vì sao ? Nếu bạn ở Việt Nam, bạn có cảm thấy bị sức ép hay thua thiệt so với các du học sinh ? Bạn muốn làm nhân viên hay muốn mở công ty riêng của mình ? Nếu bạn đã bắt đầu đi làm, bạn có hài lòng về công việc của mình không ? Tại sao ? Theo bạn, mô hình ?olàm việc ngoài nước, ăn tiêu trong nước? có phải là lý tưởng ? Bạn đánh giá thế nào về môi trường làm việc tại Việt Nam ? Rộng hơn nữa, bạn cho rằng chính sách đãi ngộ của chính phủ Việt Nam / các công ty Việt Nam / các công ty nước ngoài tại Việt Nam liệu đã thỏa đáng ? Là người nước ngoài liệu có dễ dàng tìm được một công việc ổn định, hợp lý tại Pháp ? Theo bạn có tồn tại cái gọi là ?otinh thần yêu nước?, học xong về nước để đóng góp xây dựng đất nước

    Tất nhiên ngoài những câu hỏi trên các bạn có thể bày tỏ ý kiến về mọi vấn đề, suy nghĩ của mình liên quan đến việc làm, bằng cấp, tương lai sau khi ra trường. Rất mong nhận được sự tham gia của các bạn.

    Ghi chú: Chủ đề này nói tới việc làm sau này chứ không phải việc làm thêm, tạm thời. Việc làm thêm của sinh viên sẽ được bàn tới trong một chủ đề tiếp theo.
  2. kkieu

    kkieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    welcome bác đã trở lại
    Để em mở bát lấy may cho
  3. bigctocxu

    bigctocxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0

    Theo bạn, thế nào là một việc làm tốt ?
    ------------- làm đúng ngành nghề, lương bổng cao, thăng tiến tốt Có thể hơi bị bóc lột tí cũng được vì đời còn dài, tương lai còn rạng; với cả, tuổi trẻ thì sợ j vắt chanh, chanh còn mọng, cứ vắt đi
    Hiện nay những nghề nào có sức thu hút lớn nhất tại Pháp ?
    ------------ Theo em là những ngành liên quan đến tài chính, tài chính ngân hàng, vì em nghe dân họ đồn thế
    tại Việt Nam ?
    ----------- Câu trả lời như trên vì VN vào WTO rồi, yêu cầu phải mở cửa sâu rộng với kinh tế trong nước và TG nên những ngành dịch vụ rất phát trển. Nông nghiệp thì phải chịu hy sinh thôi, còn CN tạo ít giá trị thặng dư, suy ra chỉ còn lại DV để kéo đầu tầu VN lên Có thể citer ra là: tài chính, ngân hàng, market, bảo hiểm ... Đặc biệt, quản trị rủi ro ở VN hiện đang rất thiếu (lại dân đồn) Những ngành này trong tương lai theo phỏng đoán sẽ còn rất hot, thế hệ mình ko sợ ko có đất dung thân
    Đặc biệt, trong 2 năm trở lại đây, các ngân hàng VN tuyển dụng phải nói vô cùng nhiều. Các NH mọc lên như nấm, thiếu nhân viên trầm trọng, và đặc biệt là nguồn nhân lực CLC. Tình trạng chảy máu chất xám (trong 1 cty), săn đầu người rất gay gắt. Lương nhân viên được đẩy tới cao ngất trời
    Những nghề nào nên tránh ?
    ----------- Hỏi khó quá, tránh thì NN mình còn đào tạo làm j. Đây rõ ràng là khâu yếu kém về GD của VN. Nói về chuyên ngành ngoại ngữ thì em thấy, đứa nào cũng kêu than rầm trời. Hội nhập rồi nên học Ngngữ chỉ là đk cần, ko phải là đk đủ để kiếm đc cviệc ngon ăn Bạn em học 4 năm NN, cuối cùng tếch sang Pháp học licence về ktế.
    Bạn có cho rằng bằng cấp là yếu tố quyết định để tìm được một công việc có lợi ?
    ----------------- Ko phải là quyết định nhưng là ytố đầu tiên. Giả sử nộp đơn xin vào DN nào đó, cái đầu tiên ngta nhìn là tốt nghiệp trường j, loại j. đối với nhiều DN, = TB trở xuống là loại luôn rồi, bất kể kiến thức XH, rồi kinh no thực tế của anh ra sao
    kết 1 câu là: kiến thức ra đi còn tấm = ở lại, thế nên cố mà chăm chút cho nó đi
    Ngoài những bằng ?ocao hẳn? như kiểu Grande Ecole hoặc ?okhác hẳn? như kiểu BTS thì liệu những bằng ?olưng chừng? kiểu như Licence hoặc ?ocao quá? như Doctorat có đem lại gì không?
    -------------- câu nãy em miễn nhá
    Bạn có sẵn sàng làm việc 18 giờ một ngày để được nhận lương cao ?
    --------------- Có dở hơi ko, ngủ còn ko có lấy đâu ra sức mà làm. Nói tóm lại, lương cao nhưng ko phải = mọi giá là phương châm của em. Nói thì nói thế, nhưng em sắp ra trường, đâu có việc là em đi, đâu cần là em làm. K nổi trội về kí j nên cũng ko dám đòi hỏi
    Nếu bạn là du học sinh, bạn có dự định ở lại Pháp làm việc hay muốn về Việt Nam hay cũng ?ochưa biết? hoặc muốn ?othử xem? ?Vì sao?
    ---------------- Dĩ nhiên là về VN, học ở NN cốt để tiếp thu ''tinh hoa nhân loại'' mà nước mình chưa có, còn nước họ thì thiếu j. về VN sẽ đc coi trọng hơn. Tuy nhiên, người giỏi mà được NN công nhận, mời vào tới tấp thì tội j ko ở lại cơ chứ. ấy là em giả sử thôi nhá
    Nếu bạn ở Việt Nam, bạn có cảm thấy bị sức ép hay thua thiệt so với các du học sinh?
    ----------------- có hơi hơi
    Bạn muốn làm nhân viên hay muốn mở công ty riêng của mình?
    ----------------- chả tài cán j, làm nhân viên trước đã
    Theo bạn, mô hình ?olàm việc ngoài nước, ăn tiêu trong nước? có phải là lý tưởng?
    ---------------- thế là thế nào ạ??? làm việc ở Tây rồi về VN nghỉ hè í ạ
    Bạn đánh giá thế nào về môi trường làm việc tại Việt Nam?
    ---------------- quan liêu, bao cấp, nặng về hành chính, đặc biệt ở miền bắc. Miền Nam có vẻ dễ thở hơn, làm nhiều, ăn nhiều, tiêu nhiều.... Em rất muốn vào SG sống thử
    Rộng hơn nữa, bạn cho rằng chính sách đãi ngộ của chính phủ Việt Nam / các công ty Việt Nam / các công ty nước ngoài tại Việt Nam liệu đã thỏa đáng?
    ---- CPVN: hoàn toàn ko thoả đáng. corruption nhan nhản nên nhiều người tài thì bị chèn ép, bị ''đì''. Giỏi ngoại giao, ''cơ'' to mới có cơ hội thăng tiến. Còn lương bổng thì bèo bọt, lạm phát vù vù nên lương chạy theo giá cứ gọi là hụt hơi.
    ---- còn lại em ko biết
    Theo bạn có tồn tại cái gọi là ?otinh thần yêu nước?, học xong về nước để đóng góp xây dựng đất nước

    ---------------- Lạc quan lên chứ, còn
    khai xong đói quá, quá đói
  4. heiner

    heiner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2005
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    0
    Bạn đang học ngành nào ?
    Kinh tế, quản lí (Economie & Gestion)
    Vì sao bạn chọn ngành đó ?
    Vì trước đấy đã học thế rồi. Còn tại sao trước đấy học thế thì là vì kém toán nên ko đăng ký học trường kỹ thuật ạ.
    Bạn có dự định tìm việc làm trong lĩnh vực mình đang học ?
    ít nhiều có liên quan đến cái mình học thì tốt ạ
    Theo bạn, thế nào là một việc làm tốt ?
    câu hỏi ngắn nhưng mà trả lời thì dài và khó phết đấy ạ. Em nghĩ là mọi critères chỉ là tương đối thôi ạ, mà lại còn tuỳ người nữa. Theo em thì một việc làm tốt có thể bao gồm một hoặc nhiều yếu tố dưới đây (các chỉ tiêu đánh giá được xếp ngẫu nhiên, ko theo thứ tự mức độ quan trọng) :
    - chế độ đãi ngộ tốt (lương cao, thưởng đều)
    - giờ giấc làm việc phù hợp, có thời giờ nghỉ ngơi
    - môi trường làm việc tốt, đồng nghiệp tử tế, mình được tôn trọng, việc đánh giá kết quả được thực hiện một cách công bằng
    ...
    Hiện nay những nghề nào có sức thu hút lớn nhất tại Pháp ?
    Chịu, tại tình hình thất nghiệp bên này be bét quá nên cũng khó đánh giá chính xác được ạ.
    tại Việt Nam ?
    Chịu vì em mù văn hoá, đói thông tin quê nhà.
    Những nghề nào nên tránh ?
    Nên tránh là tránh cho mọi người hay là tránh cho mình (vì sở thích cá nhân) hở bác
    Bạn có cho rằng bằng cấp là yếu tố quyết định để tìm được một công việc có lợi ?
    Là điều kiện cần thôi ạ. Yếu tố kinh nghiệm nhiều khi mới là quyết định.
    Ngoài những bằng ?ocao hẳn? như kiểu Grande Ecole hoặc ?okhác hẳn? như kiểu BTS thì liệu những bằng ?olưng chừng? kiểu như Licence hoặc ?ocao quá? như Doctorat có đem lại gì không ?
    nói chung em thấy cũng tuỳ ạ
    Bạn có sẵn sàng làm việc 18 giờ một ngày để được nhận lương cao ?
    chịu, lương cao mấy thì cao chứ sức em ko táng nổi ạ. Em chỉ max là 10h/ngày thôi ạ.
    Nếu bạn là du học sinh, bạn có dự định ở lại Pháp làm việc hay muốn về Việt Nam hay cũng ?ochưa biết? hoặc muốn ?othử xem? ?
    Em về VN ạ.
    Vì sao ?
    Vì gia đình em ở hết VN ạ.
    Bạn muốn làm nhân viên hay muốn mở công ty riêng của mình ?
    Em muốn làm nhân viên ạ, em ko có tố chất làm lãnh đạo.
    Nếu bạn đã bắt đầu đi làm, bạn có hài lòng về công việc của mình không ?
    Có ạ.
    Tại sao ?
    Vì môi trường làm việc em thấy cũng ổn.
    Theo bạn, mô hình ?olàm việc ngoài nước, ăn tiêu trong nước? có phải là lý tưởng ?
    Cái này em không có ý kiến ạ.
    Bạn đánh giá thế nào về môi trường làm việc tại Việt Nam ? Rộng hơn nữa, bạn cho rằng chính sách đãi ngộ của chính phủ Việt Nam / các công ty Việt Nam / các công ty nước ngoài tại Việt Nam liệu đã thỏa đáng ?
    Hix, bác ơi, cái này thì phải mấy phóng sự điều tra, khảo sát, nghiên cứu mới có thể trả lời được ạ.
    Là người nước ngoài liệu có dễ dàng tìm được một công việc ổn định, hợp lý tại Pháp ?
    em thấy tuỳ ngành đào tạo (quy luật cung cầu trên thị trường lao động mà)
    Theo bạn có tồn tại cái gọi là ?otinh thần yêu nước?, học xong về nước để đóng góp xây dựng đất nước
    Đóng góp xây dựng đất nước thì cũng có nhiều cách ạ. Cái này tuỳ hoàn cảnh và dự định của mỗi người, ko nhất thiết cứ phải về nước mới là yêu nước ạ.
    Ngoài lề tí : em phục bác chủ topic thật, chịu khó vãi.
  5. chouette

    chouette Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Bạn đang học ngành nào ?
    vật lý (physique et modélisation)
    Vì sao bạn chọn ngành đó ?
    Vì trước đấy đã học thế rồi (quả này giống bác heiner nha). còn trc đấy học thế vì hồi thi ĐH chả nghĩ ra ngành quái nào mình có khả năng đỗ thôi học ngành này cho khỏi mang tiếng trượt ĐH
    Bạn có dự định tìm việc làm trong lĩnh vực mình đang học ?
    không đời nào (em ghét lý lắm ạ). nhưng làm ngành khác mà có cần tý tẹo cái bằng của mình cũng đc
    Theo bạn, thế nào là một việc làm tốt ?
    bác hỏi ngắn em giả nhời ngắn: việc làm tốt là việc mà khi làm nó em thấy hài lòng (tức em cũng phải thích nó, và nó cũng phải trả công em xứng đáng, ít ra là thế phỏng ạ). nhưng điều này cũng có nghĩa khái niệm việc làm tốt sẽ thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. tỷ như trc khi có aon em thích làm phóng viên chiến trường. có con rồi em lại thích làm cô bán bánh chẳng hạn
    Hiện nay những nghề nào có sức thu hút lớn nhất tại Pháp ?
    ồi thì bác chả vừa nghe các bạn nouvel obs các bạn ý nói là gì
    tại Việt Nam ?
    em chịu, dù em đang ở VN
    Những nghề nào nên tránh ?
    mẹ em dậy thế này: công an bác sĩ luật sư là nhất quyết nên tránh, vì những nghề đấy động chạm trực tiếp đến tính mạng con ng ta. em thấy kể cũng phải. mà từ bé em đã ghét những nghề đấy, hehe, chắc đc mẹ dạy từ trong bụng
    Bạn có cho rằng bằng cấp là yếu tố quyết định để tìm được một công việc có lợi ?
    cũng tuỳ cái công việc đấy nằm ở đâu. làm nhà nước ở VN thì bằng cấp đúng là 1 yếu tố "gần như là" quyết định
    Ngoài những bằng ?ocao hẳn? như kiểu Grande Ecole hoặc ?okhác hẳn? như kiểu BTS thì liệu những bằng ?olưng chừng? kiểu như Licence hoặc ?ocao quá? như Doctorat có đem lại gì không ?
    em thấy licence thì nhiều như lợn con còn doctorat đôi khi lại khó xin việc hơn master
    Bạn có sẵn sàng làm việc 18 giờ một ngày để được nhận lương cao ?
    làm việc là thế nào ạ? ngồi bureau hay làm việc kiểu "tự do"? và lương cao là cao đến đâu?
    ví dụ nhá, các bạn làm nghề kinh doanh cá thể (tại gia) lại chả làm việc 18h/ngày ý ạ, dù thu nhập chưa chắc đã cao
    Nếu bạn là du học sinh, bạn có dự định ở lại Pháp làm việc hay muốn về Việt Nam hay cũng ?ochưa biết? hoặc muốn ?othử xem? ?
    ồi em bằng passable chả về VN thì Pháp nào nó nhận hở bác?
    Vì sao ?
    đới, lý do em đã trình bày
    Bạn muốn làm nhân viên hay muốn mở công ty riêng của mình ?
    em muốn làm nhân viên trc, đủ cánh rồi thì sẽ đi vặt lông thằng nào đấy rồi tự mở công ty của mình
    Nếu bạn đã bắt đầu đi làm, bạn có hài lòng về công việc của mình không ?
    em giờ làm nghề tự do, gửi BHXH, hài lòng một nửa
    Tại sao ?
    vì em thấy thế, chả bit giải thích thế nào
    Theo bạn, mô hình ?olàm việc ngoài nước, ăn tiêu trong nước? có phải là lý tưởng ?
    em thích thế
    Bạn đánh giá thế nào về môi trường làm việc tại Việt Nam ? Rộng hơn nữa, bạn cho rằng chính sách đãi ngộ của chính phủ Việt Nam / các công ty Việt Nam / các công ty nước ngoài tại Việt Nam liệu đã thỏa đáng ?
    em xin đọc báo rồi sẽ giả nhời bác
    Là người nước ngoài liệu có dễ dàng tìm được một công việc ổn định, hợp lý tại Pháp ?
    em thấy tuỳ ngành đào tạo
    Theo bạn có tồn tại cái gọi là ?otinh thần yêu nước?, học xong về nước để đóng góp xây dựng đất nước
    em thấy nhiều cụ ở ngoài nc còn góp tốt bằng mấy trong nc ý chứ (về nc chưa chắc các cụ đã phát triển nổi mà đóng góp ạ)
  6. squirol

    squirol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2008
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Sujet très intéressant. Bravo !
    N''étant pas encore très sûr de mon choix quant au métier dans lequel j''exercerai, je ne peux pas répondre à toutes les questions posées. Faisons-en le tour !
    Bạn đang học ngành nào ?
    commerce
    Vì sao bạn chọn ngành đó ?
    c''était très à la mode
    Bạn có dự định tìm việc làm trong lĩnh vực mình đang học ?
    si c''est possible
    Theo bạn, thế nào là một việc làm tốt ?
    un bon boulot, c''est pour moi celui qui à la fois corresponde à mon domaine de compétences (pour que je me sente à l''aise), propose une bonne rémunération (pour me motiver) et offre une bonne ambiance (pour que le travail soit le plus efficace possible avec le moins de stress possible), pour le reste, on peut négocier.
    Hiện nay những nghề nào có sức thu hút lớn nhất tại Pháp ?
    aucune idée (peut-être contrôleur de gestion, ingénieur, chercheur de haut niveau, médecin...).
    tại Việt Nam ?
    banque, finance, bourse
    Những nghề nào nên tránh ?
    avocat, finance (c''est mon point de vue personnel)
    Bạn có cho rằng bằng cấp là yếu tố quyết định để tìm được một công việc có lợi ?
    ce n''est pas forcément toujours le cas
    Ngoài những bằng ?ocao hẳn? như kiểu Grande Ecole hoặc ?okhác hẳn? như kiểu BTS thì liệu những bằng ?olưng chừng? kiểu như Licence hoặc ?ocao quá? như Doctorat có đem lại gì không ?
    ça dépend du travail recherché
    Bạn có sẵn sàng làm việc 18 giờ một ngày để được nhận lương cao ?
    non, c''est trop pour un être humain (il y a aussi une vie après le boulot)
    Nếu bạn là du học sinh, bạn có dự định ở lại Pháp làm việc hay muốn về Việt Nam hay cũng ?ochưa biết? hoặc muốn ?othử xem? ? Vì sao ?
    je ne me sens pas concerné
    Nếu bạn ở Việt Nam, bạn có cảm thấy bị sức ép hay thua thiệt so với các du học sinh ?
    oui, mais il y a aussi des avantages
    Bạn muốn làm nhân viên hay muốn mở công ty riêng của mình ?
    je suis salarié pour l''instant mais si un jour l''occasion se présente j''aimerais bien tenter l''aventure (pour faire quelque chose qui me tient vraiment à coeur)
    Nếu bạn đã bắt đầu đi làm, bạn có hài lòng về công việc của mình không ? Tại sao ?
    oui car je ne suis pas trop exigeant
    Theo bạn, mô hình ?olàm việc ngoài nước, ăn tiêu trong nước? có phải là lý tưởng ?
    oui c''est bien de dépenser au Vietnam l''argent qu''on gagne à l''étranger (ça donne un pouvoir d''achat bien plus important)
    Bạn đánh giá thế nào về môi trường làm việc tại Việt Nam ?
    ça va, c''est selon
    Rộng hơn nữa, bạn cho rằng chính sách đãi ngộ của chính phủ Việt Nam / các công ty Việt Nam / các công ty nước ngoài tại Việt Nam liệu đã thỏa đáng ?
    pour les administrations publiques : non ; les entreprises vietnamiennes : ça dépend ; les entreprises étrangères : oui à 50%
    Là người nước ngoài liệu có dễ dàng tìm được một công việc ổn định, hợp lý tại Pháp ?
    c''est possible car je pense que la france manque cruellement de la main d''oeuvre hautement qualifiée (elle a aussi besoin d''une main d''oeuvre très peu qualifiée)
    Theo bạn có tồn tại cái gọi là ?otinh thần yêu nước?, học xong về nước để đóng góp xây dựng đất nước
    c''est un gros mot, car aimer son pays c''est d''abord penser à se débrouiller de par soi-même pour ne pas être un problème (à défaut d''être une solution)
  7. hayhonhi

    hayhonhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0

    Bạn đang học ngành nào ?
    Nói thế nào nhỉ, thì cũng vật lý (physique et modélisation) như bạn chou-toét nhá nhưng rồi năm nay lại có cả math appliqué. Nhân tiện hỏi có ai như tớ ko (M1 cái này,M2 cái nọ) mà nếu như thế thì các ấy làm về cái gì?
    Vì sao bạn chọn ngành đó ?
    Sự thực là chả vì sao, hoàn cảnh đưa đẩy. Nhớ hồi L1,L2 bọn học cùng đều chuyển hết sang hoc eco, mình nhát chả dám gì nên vẫn học thế này đến tận bây giờ.
    Bạn có dự định tìm việc làm trong lĩnh vực mình đang học ?
    Có, nếu được (thế này lại quay lại câu hỏi 1, phần nhân thể tớ hỏi các ấy). Lý do chính là cái sự lười, tớ ko muốn phải làm quen với một ngành mới một lần nữa (ví dụ như Chimmie chẳng hạn, ôi phủi phui cái mồm)
    Theo bạn, thế nào là một việc làm tốt ?
    Cái đầu tiên phải nhắc đến chắc là thu nhập tốt. (Nhiều tiền ai chả dấn nhỉ?) Nói vậy, môi trường cũng quan trọng. Nếu phải chọn một trong hai, tớ chọn môi trường thoải mái, mọi ng vui vẻ thân thiện, giúp đỡ lấn nhau.
    Hiện nay những nghề nào có sức thu hút lớn nhất tại Pháp ?
    Chịu.
    Tớ chỉ có thể nói trong phạm vi tớ biết. Ví dụ như Lý thì ko bằng Toán này. Trong toán thì anh nào học math pure thì ko bằng mấy anh học stat hay kiểu biết nhiều programmation này...Nói chung là tuỳ, ko nói một ngành chung chung này hot hơn ngành chung chung khác được.
    tại Việt Nam ?
    Càng chịu.
    Những nghề nào nên tránh ?
    Giống bạn choét, tớ thấy ngành nên tránh đầu tiên là công an bộ đội. Tại sao thì chắc ai cũng biết. Còn lại thì tuy vào hoàn cảnh gia đình, các mối quen biết (nếu ở vn) hay khả năng bản thân (nếu nói chung chung).
    Bạn có cho rằng bằng cấp là yếu tố quyết định để tìm được một công việc có lợi ?
    Giống ý kiến cua(r tất cả mọi người, ko quyết định nhưng là cần thiết. Ví dụ như ở đây chẳng hạn, một số nơi khi tuyển ng họ có hẳn một kiểu filtre, grande écoles thì ở lại, các loại khác thì ra đi đã. Nói chung là loại từ vòng xin vé xe.
    Ngoài những bằng ?ocao hẳn? như kiểu Grande Ecole hoặc ?okhác hẳn? như kiểu BTS thì liệu những bằng ?olưng chừng? kiểu như Licence hoặc ?ocao quá? như Doctorat có đem lại gì không ?
    Chả nói được, tuỳ ngành, tuỳ kiểu. Như kiểu anh học licence professionel hay bạn làm master specialisé chẳng hạn. Ai bảo ko đem lại cai gì?
    Bạn có sẵn sàng làm việc 18 giờ một ngày để được nhận lương cao ?
    không, không và không.
    Mà tớ ko hiểu ng thế nào mới làm được thế. với tớ, 10h là kịch kim.
    Nếu bạn là du học sinh, bạn có dự định ở lại Pháp làm việc hay muốn về Việt Nam hay cũng ?ochưa biết? hoặc muốn ?othử xem? ?
    Chả biết. Đợt này tớ đánh nốt quả cuối, được thi được chả được thì thôi.
    Vì sao ?
    Bạn muốn làm nhân viên hay muốn mở công ty riêng của mình ?
    Ai chả muốn làm chủ. Nhưng tớ tự thấy mình ko hợp. (nghe nói các bạn chủ làm việc khiếp lắm, tớ thì...chưa kể các loại nguy cơ phá sản, thất bại nọ kia...thôi, ăn chắc mặc bền cho khoẻ.)
    Nếu bạn đã bắt đầu đi làm, bạn có hài lòng về công việc của mình không ?
    Chưa hẳn là đi làm, nhưng thôi cứ gọi là. Nói chung tớ hài lòng.
    Tại sao ?
    Cái tớ hài lòng nhất là mọi ng ở chỗ làm hết sức thoải mái.Công việc ko có nhiều sức ép.
    Theo bạn, mô hình ?olàm việc ngoài nước, ăn tiêu trong nước? có phải là lý tưởng ?
    Được thế thì còn gì bằng. Vấn đề là sao để được như vậy????
    Bạn đánh giá thế nào về môi trường làm việc tại Việt Nam ? Rộng hơn nữa, bạn cho rằng chính sách đãi ngộ của chính phủ Việt Nam / các công ty Việt Nam / các công ty nước ngoài tại Việt Nam liệu đã thỏa đáng ?
    Chả biết. Nhưng theo nhiều loại tin vịt thì là ko được hay ho cho lắm. Nhưng cũng có nhiều tin gà bảo "không đến nỗi nào đâu"
    Là người nước ngoài liệu có dễ dàng tìm được một công việc ổn định, hợp lý tại Pháp ?
    Tuỳ người.
    Theo bạn có tồn tại cái gọi là ?otinh thần yêu nước?, học xong về nước để đóng góp xây dựng đất nước
    Không. Ai rồi cũng nghĩ về bản thân thôi. (hoặc đầu tiên..rồi mới đến những thứ khác)
  8. niklas

    niklas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    1.229
    Đã được thích:
    0
    Em xin có ý kiến về chủ đề này của bác. Mời bác quá bộ sang :
    http://www9.ttvnol.com/forum/cft/939382/trang-88.ttvn
    để biết chi tiết ạ. (em ko post ở đây vì sợ làm loãng mạch thảo luận)
  9. PKaN

    PKaN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    Cũng tại ngay từ chủ đề đầu tiên em đã đặt một loạt câu hỏi ở cuối rồi nên đâm ra bây giờ thành "truyền thống", nhà mình cứ vào trả lời câu hỏi như kiểu khai báo lí lịch ấy Kể ra làm vậy thì cũng có cái tiện, vạch ra một hướng tư duy mà người tham gia chỉ cần tập trung trả lời các câu hỏi cũng đã là bao trùm một góc lớn của vấn đề rồi. Tuy nhiên, mặt hạn chế của phương pháp này là không khuyến khích các thành viên trao đổi, mở rộng vấn đề theo cảm nhận của từng cá nhân.
    Thật ra những câu hỏi đặt ra chỉ là những câu hỏi cơ bản nhất thôi, nếu muốn phân tích kĩ vấn đề thì ta có thể đi xa hơn thế rất nhiều.
    Những ngành "ăn khách" hiện nay thì rõ là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, abc... cái này ai mà chả nghe đầy lỗ tai rồi, cái quan trọng là ở chỗ khả năng thực sự của những ngành này là ra sao ? Rõ ràng cấu trúc xã hội giữa VN và Pháp khác xa nhau, thế nhưng ở cả 2 nước ngành ngân hàng-bảo hiểm đều rất cần người và là những ngành trả lương cao. Điểm khác nhau là ở chỗ, ở Pháp dù làm finance lương cao thật nhưng không phải ai cũng muốn làm và ai cũng làm được, vì ngành đó đòi hỏi rất nhiều thực lực, chất xám và cả thời gian, công sức nữa; trong khi đó ở VN em có cảm giác "nhà nhà làm tài chính, người người làm ngân hàng", mấy đứa bạn em trước học Toán Lý giờ cũng nhảy sang đào tạo vào tháng xong ra làm ngân hàng, có cảm giác "ngân hàng" ở VN khác xa "ngân hàng" ở Pháp, ai cũng làm được, làm kiểu gì cũng OK. Đây là cảm giác cá nhân của em, nếu các bác không đồng ý xin mời vào thảo luận.
    Một điểm độc đáo nữa trong bài viết đăng trên Nouvel Observateur, không biết các bác có để ý không, là lĩnh vực công chức nhà nước cũng được liệt vào những ngành "có tiềm năng phát triển". Cách đây khoảng 2 năm có một cuộc thăm dò dư luận cho kết quả hơn 70% thanh niêm Pháp có nguyện vọng làm việc trong khối cơ quan Nhà nước. Trong khi ở VN chính phủ đang vắt óc suy nghĩ tìm giải pháp tăng lương, thay đổi chế độ đãi ngộ sao cho người có tài ở lại làm cho Nhà nước thì ở châu Âu làm công chức Nhà nước được coi như một vị trí rất hợp lí, không đến nỗi ngồi mát ăn bát vàng nhưng ổn định, chắc chắn. Tất nhiên so sánh VN và Pháp là rất khập khiễng nhưng sự khác biệt như vậy có thể giải thích bằng khoảng cách về phát triển. Đáng để suy ngẫm.
  10. Xubu

    Xubu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Bạn đang học ngành nào ?
    Vi sinh vật thực phẩm (food microorganism)
    Vì sao bạn chọn ngành đó ?
    Ban đầu là vì em suýt trượt đại học còn bây giờ là vì sở thích
    Bạn có dự định tìm việc làm trong lĩnh vực mình đang học ?
    Trước mắt là em đang ạ
    Theo bạn, thế nào là một việc làm tốt ?
    Một việc mình thích, ở đó mình được tôn trọng, tiền thì cũng cần ạ nhưng không phải là tất cả
    Hiện nay những nghề nào có sức thu hút lớn nhất tại Việt Nam ?
    Theo em thấy là tài chính ngân hàng đang thu hút nhiều người học lắm ạ, điểm đầu vào mấy trường này giờ cao vút, chả như ngày xưa
    Những nghề nào nên tránh ?
    Bố em bảo chỉ có nghề ăn trộm là ko nên làm thôi ạ
    Bạn có cho rằng bằng cấp là yếu tố quyết định để tìm được một công việc có lợi ?
    Ko mà cũng còn tuỳ
    Ngoài những bằng ?ocao hẳn? như kiểu Grande Ecole hoặc ?okhác hẳn? như kiểu BTS thì liệu những bằng ?olưng chừng? kiểu như Licence hoặc ?ocao quá? như Doctorat có đem lại gì không ?
    Cái này khó mà nhận xét lắm ạ
    Bạn có sẵn sàng làm việc 18 giờ một ngày để được nhận lương cao ?
    Làm việc 18h/ngày thì làm gì có thời gian mà đi tiêu tiền nữa ạ, thế thì lương cao cũng chả để làm giề
    ở Việt Nam, bạn có cảm thấy bị sức ép hay thua thiệt so với các du học sinh ?
    đôi khi ạ, ngành của em có một số việc mà điều kiện ở VN thì rất khó thực hiện, còn ở nước ngoài thì vô tư, kể ra hơi tức
    Nếu bạn đã bắt đầu đi làm, bạn có hài lòng về công việc của mình không ?
    Tuy salaire hơi thấp nhưng được cái công việc khá thú vị, môi trường làm việc thân thiện và vui vẻ - nói chung là cũng thấy khá hài lòng
    Bạn đánh giá thế nào về môi trường làm việc tại Việt Nam ?
    Ừm... cũng tuỳ ngành ạ, riêng ngành nghiên cứu thì khoai lắm ạ, nghe nói nay mai sẽ có quy định về việc nghiên cứu phải kiếm ra tiền, híc, thế chả hiểu khoa học cơ bản có sống nổi ko nữa
    Theo bạn có tồn tại cái gọi là ?otinh thần yêu nước?, học xong về nước để đóng góp xây dựng đất nước
    Với một số người em biết thì tinh thần đấy có tồn tại đấy
    Híc, chưa bao giờ em viết một cái enquête dài như thế này

Chia sẻ trang này