1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

?-" Chủ đề trong tuần [3]: Bạn học ngoại ngữ như thế nào ? ?-" Discussion de la semaine (bêta) : Par

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi PKaN, 17/03/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. taminh

    taminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    10.017
    Đã được thích:
    0
    Phim oánh nhau với hoạt hình thì em vẫn xem tốt
    PS: dạo này em hô quyết tâm để học TA mà lười ko chịu nôi buồn sế
  2. Xubu

    Xubu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện kể thêm một chuyện. Hôm trước em có bon chen tham gia vào một conference nho nhỏ, toàn người Việt cả thôi. Phần lớn mọi người đều trình bày bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Duy có một chị đưa tài liệu bằng tiếng Đức, chiều slide bằng tiếng Đức --> làm cho mình cứ có cảm giác như bị chơi đểu í, chả hiểu cái gì cả, nửa chữ cũng chả hiểu, tức thế ko biết
    Nay mai đến lượt mình được lên báo cáo, mình sẽ trả thù
  3. lippip

    lippip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2007
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    bạn định dùng tiếng Lào để trả thu hở
  4. Xubu

    Xubu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Ko, ấy là em cứ gióng thế thôi, chứ nửa chữ tiếng Lào em cũng ko biết
  5. PKaN

    PKaN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    Hôm cuối tuần trước vừa nói chuyện với đứa bạn ở trường về việc học và thực hành ngoại ngữ. Nó là người gốc Liban, thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Ả-rập. Nó tuyên bố hùng hồn rằng người Pháp nói tiếng nước ngoài không giỏi là vì...truyền hình Pháp chiếu phim toàn ***g tiếng chứ không để phụ đề. Ở Liban phim nước ngoài chiếu trên truyền hình toàn để phụ đề, ngày xưa nó còn bé chưa biết chữ nên xem phim toàn vừa nghe vừa đoán tình huống, lâu dần nền tiếng Anh...ngấm vào lúc nào không hay, còn đâu tiếng Pháp thì là tiếng của mẹ nó, tiếng Ả-rập là tiếng của bố nó nên nó nói tất cả những tiếng đấy. Thực sự là lập luận của nó vô cùng viển vông nhưng lúc đấy nó hùng hồn quá nên mình cũng thôi chả nỡ cắt cơn
    Bản thân em học ngoại ngữ thì trước giờ vẫn rất chú tâm vào ngữ pháp, của đáng tội là vì ngay từ đầu đã được đào tạo ở VN nên lúc nào cũng chú trọng vào ngữ pháp, toàn chia động từ với điền từ vào chỗ trống... Nhưng cũng được cái mình được đào tạo cơ bản nên cho đến giờ ngữ pháp và chính tả đều tương đối chuẩn, và thậm chí còn chắc hơn so với nhiều đứa người Pháp (những lỗi nhưhợp giống hợp số, viết sai từ đồng âm chúng nó mắc nhiều vô kể). Chỉ có phần nghe và nói thì đúng là phải sang đến nơi thì mới cảm giác tiến bộ hơn hẳn, và cũng phải cần một thời gian tương đối dài (mất một hai năm đầu mới có thể hiểu hết những conversations courantes của chúng nó). Tuy nhiên, nếu như nghe và nói là những kĩ năng thường xuyên phải sử dụng trong giao tiếp hàng ngày thì đọc và viết lại rất cần thiết nếu muốn đạt được kết quả tốt. Em biết nhiều đứa xổ tiếngnước ngoài như khướu nhưng đến lúc bảo viết một câu văn cho ra hồn, vừa đúng chính tả ngữ pháp lại vừa có ý tưởng, lập luận thì chỉ có nước...tịt, đừng nói đến chuyện viết thế nào cho văn vẻ, hoa lá cành. Vì thế, theo cá nhân em để có thể coi là "đọc thông viết thạo" hai ba ngoại ngữ cùng một lúc thì vô cùng khó, gần như là không thể, ít ra là với những người học theo kiểu "cơ bản", từ dưới học lên như em, vì điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và nhất là thời gian.
    Với những người đa nguồn gốc, đa quốc tịch thì nói một lúc hai ba thứ tiếng là chuyện thường tình, thế nhưng để học được thì có lẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như kiểu "xem phim có phụ đề" chẳng hạn Theo em thì học ngoại ngữ vẫn cần nhất là có tố chất, em vốn học chuyên ngữ từ trước đến giờ nên biết: cùng một chương trình, cùng một giáo viên nhưng cuối cùng trình độ ngoại ngữ của học sinh trong cùng một lớp vẫn chênh nhau rất nhiều. Học ngoại ngữ còn cần cả môi trường, nếu không được thường xuyên luyện tập thì rất khó để đạt được trình độ nghe-nói thông thạo. Mà cách luyện tập tốt nhất thì chắc là...đi đến nước đấy nếu có thể
    Được pkan sửa chữa / chuyển vào 02:59 ngày 24/03/2008
  6. airbus380

    airbus380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    em kém nhất khoản nghe hiểu (listening), xem TV nghe đài hầu như mù tịt, ngoài đường người ta nói 3-4 câu may ra hiểu được 1, mà tiếng Anh của em hồi ở nhà ko phải là kém nhớ
  7. matthias

    matthias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    1.071
    Đã được thích:
    0
    hì hì mình chính ra cũng thích bon chen kiểu này. Một lần đi tham gia sinh hoạt khoa học nhóm mình chuẩn bị slide bằng tiếng Pháp, nói bằng tiếng Việt và chú thích các tiêu đề, thuật ngữ lên bảng bằng tiếng Anh. Thế là dân tình có vẻ rất là trầm trồ. Mục tiêu phấn đấu là sau này sẽ có thêm tiếng Đức vào đâu đó trong phần trình bày. Đúng là sính chữ thật đấy, nhưng mà chính ra cũng có cái hay của nó.
    Mình ngưỡng mộ chị bạn của bạn, nói chung là rất hâm mộ những ai biết tiếng Đức.
  8. johanl

    johanl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2007
    Bài viết:
    976
    Đã được thích:
    0
    Hồi đầu học ngoại ngữ (tiếng Nga cấp 2, giờ thì quên sạch ; tiếng Anh cấp 3 và tiếng Pháp cấp 4, quên, ĐH) em cũng chỉ cắm đầu cắm cổ vào làm bài tập, chia động từ, tìm từ điền vào chỗ trống ; còn thì hổng nặng khâu phát âm, giao tiếp, nghe nói (CO). Về sau nghĩ lại thì thấy cũng ko thiệt thòi lắm, vì khoản nghe nói, nếu đã có cái base tốt thì khi ở trong môi trường nghe nói tiếng Pháp một thời gian cũng sẽ quen (cứ bật radio hay TV khi ở nhà nghe vào nhanh lắm, kể cả ko chú tâm vào nghe nhưng rồi nó cứ tự vào đầu mình thôi, nghe cho quen accent, các expressions courantes, cách đối đáp, bốp chát lịch sự nữa). Cái mà bi h em cực kỳ apprécier thời kỳ học tiếng Pháp ở nhà (trường ĐH) là các cours về viết luận (disserte) và thư tín (correspondance). Hồi đấy cứ nghĩ sao cứ hành hạ con nhà người ta thế, giờ sang bên này học mới thấy sao mà hữu ích thế, nhất là khi thấy các bạn Pháp chả bạn nào viết nổi 1 cái thư ra hồn, thậm chí có đứa còn chả biết cách trình bày nữa. À quên, cả các cours dictée nữa, tạo cho mình thói quen viết cẩn thận. Chứng tỏ tuỳ thầy, tuỳ chỗ, chứ em thấy học ngoại ngữ ở nhà cũng có chất lượng đấy chứ.
    Nhưng mà nói gì thì nói, tiếng Anh của em thì dở tệ và đó là điều em áy náy nhất, vì giờ có cảm giác không thể học được thêm tiếng nào ở mức thành thạo như tiếng Pháp nữa. Em cũng muốn học tiếng Đức nữa, nhưng để có được niveau như tiếng Pháp bây giờ, đúng là chả biết làm thế nào. Em có cảm tưởng mình khó có thể học tốt nhiều ngoại ngữ được (chưa kể còn thêm vấn đề pratique thường xuyên nữa).
    Học ngoại ngữ trong trường ĐH ở bên Pháp này thì cũng không khác gì ở VN đâu ạ, có khác chăng là phương tiện đầy đủ hơn, cơ hội (môi trường) giao tiếp cũng rộng mở hơn, nhưng em thấy ngoài 1 số có năng khiếu và có mục đích, phần đông bọn Pháp chỗ em lười và kém ngoại ngữ lắm.
    Hình như sư phụ có nói ở trên về "tố chất", em nghĩ nó là "năng khiếu " thì chuẩn hơn.
  9. narcisseno1

    narcisseno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Nói về việc dạy tiếng pháp á Em thì chỉ biết phần học của em và ở thành phố em thôi ạ
    1. giáo viên
    Em thì được học t.pháp từ những năm phổ thông, trường chuyên lớp chọn đàng hoàng nên trường cũng đầu tư lắm Mọi người cứ kêu này kêu nọ, nhưng em thấy khoản dạy của trường em phải nói là tuyệt vời Thầy cô còn trẻ, rất tận tình. Gì chứ mỗi tuần, cô ở lại 1 buổi chiều để kèm cặp 1 vài đứa nát nát, trong đó có em (hoàn toàn free nhé, vì lòng yêu trẻ + muốn bồi duỡng tài năng đất nước thôi ạ ) là em đã đỡ ghét tiếng pháp. và từ ghét --> đỡ ghét --> hơi thik --> thik --> mê hóa ra cũng ko phải vấn đề j to tát lắm. Hồi xưa cô dạy chỉ biết học, bi h mới thấy cô vĩ đại, tuyệt vời thế. Iu cô lắm lắm
    Từ đây em nghiệm ra 1 điều là muốn giỏi ngoại ngữ, trước hết phải đánh vào niềm đam mê. thik học thì mới khá lên đc, chứ nhều đứa bạn em, học suốt ngày mà cũng chỉ tầm tầm ... ngang em mặc dù em học ít hơn chúng nó nhiều Mà muốn gợi niềm đam mê thì thầy cô là những người đầu tiên đưa các em đến với sự đam mê í. Em, từ 1 đứa dốt gần nhất lớp năm lớp 6, đã có sự chuyển biến rõ rệt trong mí năm tiếp theo. và tèn tén ten, em ra trường, cũng gọi là tạm ổn
    2. cơ sở vật chất
    cái nì em thấy quyết định cũng ko nhiều. Đơn cử vẫn những năm cấp 2, lớp bọn em được trang bị 1 cái bibliothèke to vật, toàn sách xịn; bìa bóng loáng, màu tưng bừng, giấy thơm phức cơ mà em thì chả đụng đến bao giờ, toàn đứng ngoài liếc liếc Dĩ nhiên được sở hữu 1 vài quyển sách để ngâm cứu là 1 điều tốt nhưng mà thời đại bây giờ, in tơ lét ầm ầm ra đấy, lên search ra cả đống, nên những j thuộc về phạm trù tài liệu có thể coi là ít ảnh hưởng Nhưng vấn đề vẫn là phương pháp: tìm cái j, tìm ở đâu. mạng mẽo thì mông lung lắm Nói tóm lại, thì nãy giờ em vẫn quay về cái đầu: thầy cô là người dìu dắt
    ôi mệt quá, em post lên rồi nghỉ nghĩ tí đã
  10. girafe

    girafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Em thề với bác là nhà em có Cartoon Network nhưng có những phim nó nói lắm em xem mà chỉ thấy buồn ngủ chứ chả hiểu gì
    Trở về vấn đề chính. Em có cảm giác học tiếng Pháp ở nhà bây giờ không rầm rộ như hồi xưa, chả hiểu thực tế là như vậy hay là em tưởng tượng ra. Cách đây mấy năm còn thấy nhiều người đi học Alliance (ex-ESPACE), ở trường phổ thông thì có chương trình song ngữ lộ trình A lộ trình B, bây giờ không thấy nói đến nhiều nữa. Cả một dạo ở nhà rầm rộ quảng cáo Du học Pháp, liên tục có triển lãm hội nghị nọ kia, giờ cũng thấy xịt dần. Cũng có thể tại em già dần, không còn ở trong môi trường giáo dục nên có ít thông tin
    Dạy ngoại ngữ ở VN thì rõ là vừa yếu lại vừa thiếu. Ở các TP ai có điều kiện thì tranh thủ đi học thêm chứ về đến nông thôn thì cơ hội học ngoại ngữ một cách tử tế giảm dần về không. Xu hướng đa ngữ thì cũng có thấy rộ lên gần đây, nhưng cảm giác là theo phong trào nhiều hơn. Có những em 9x ti toe đi học tiếng Hàn Quốc vì...thích xem phim Hàn. Tiếng Nhật, tiếng Trung đang có vẻ lấy lại phong độ, tiếng Nhật thì là vì có nhiều cty Nhật đàu tư vào VN, tiếng Trung thì là do thiên hạ đi học với tâm lí "đi trước đón đầu", cái này thì tương đối giống ở các nước phương Tây. Trong số các ngoại ngữ phương Tây thì tiếng Anh ngày càng củng cố vị trí hàng đầu, bỏ mặc các thứ tiếng khác tụt hậu dần. Tiếng Pháp thì, như đã nói ở trên, nổi lên dạo năm 95 hội nghị Pháp ngữ ở HN, sau đó 10 năm thì xịt dần. Tiếng Đức, cách đây mấy năm có ông gì thủ tướng Đức sang thăm VN cũng thử khoắng lên bằng quan hệ kinh tế Việt Đức (em còn nhớ ông í tuyên bố là "bất ngờ về số người nói tiếng Đức ở VN") nhưng có vẻ cũng không ăn thua. Tiếng Ý, tiếng TBN thì khỏi nói, bói ra chắc cũng chỉ được vài người, đếm trên đầu ngón tay.
    Tóm lại, học ngoại ngữ ở VN vẫn kiểu "mạnh ai nấy học" và học vì mục đích thực dụng (học để đi nước ngoài, học để làm cho nước ngoài...) chứ không có kiểu hoa lá cành "học để khá phá văn hoá các nước"

Chia sẻ trang này